Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Làm thế nào để bạn được bảo vệ trước thực phẩm có nguồn gốc biến đổi gen (GMO)?

Filled under:

Làm thế nào để bạn được bảo vệ trước thực phẩm có nguồn gốc biến đổi gen (GMO)?
 (Shutterstock*)

Hiện ngày càng có nhiều người quan tâm hơn đến việc bảo vệ hoặc phục hồi sức khỏe bằng các liệu pháp thiên nhiên, người tiêu dùng luôn tìm cách tránh dùng các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật biến đổi gen (GMO). Không phải ai cũng tìm thấy những thứ mà họ muốn qua những thứ được dán mác “sản phẩm hữu cơ”, nhiều thí nghiệm đã cho thấy ngay cả thực phẩm được dán nhãn hữu cơ cũng bị ô nhiễm từ những loài có nguồn gốc biến đổi gen.

Tôi cho rằng trong tương lai không xa người tiêu dùng chúng ta sẽ có quyền được bảo vệ trước các sản phẩm biến đổi gen thông qua luật dán nhãn sản phẩm nhưng với sự lấn át của “ông lớn” là tập đoàn Monsanto lên chính phủ thì luật đó chưa thể có trong một sớm một chiều. 

Vậy thì cách tốt nhất để tránh thực phẩm biến đổi gen là chúng ta phải am hiểu đâu là thực phẩm biến đổi gen và đâu không phải là thực phẩm biến đổi gen. Muốn thế chúng ta phải hiểu được sự khác nhau giữa các sinh vật di truyền tự nhiên, hay lai tạo giống, hay GMO; tuy nhiên chúng rất dễ bị nhầm lẫn. 

Với những sinh vật di truyền tự nhiên, bạn giữ lại những hạt giống của trái cây hay rau củ có chứa những ưu điểm mà chúng ta mong muốn. Không chỉ cần phải lựa ra những hạt giống nào để giữ lại, các hạt giống còn phải không chịu sự tác động của con người, cây trồng phải thụ phấn và ra hoa kết trái theo cách tự nhiên. 

Người ta thường quy cây trồng lai tạo và GMO là giống nhau khi tranh luận bênh vực cho GMO. Mặc dù ở một mức độ nào đó lai tạo cây trồng có tạo nên sự biến đổi gen, nhưng nó không phải cùng một phương thức như khi chúng ta nói đến GMO. Sự lai giống là thao tác thụ phấn chéo giữa hai cây trồng, mỗi cây có một đặc tính nổi trội nào đó nên trái của cây lai sẽ mang đặc điểm trội của cả hai giống cây đó. 

Dưa hấu không hạt là một ví dụ. Tôi đã nghe rất nhiều người phàn nàn rằng họ tránh ăn loại dưa hấu không hạt để tránh GMO, nhưng những trái dưa không hạt này không phải là GMO. Lý do hợp lý nhất để từ chối dưa hấu không hạt là vì mùi vị của nó không phải là loại ngon nhất và chứa ít chất dinh dưỡng hơn những loại dưa hấu họ hàng của nó được trồng bằng hạt tự nhiên. 

Một ví dụ gây bối rối khác là khoai tây. Rất nhiều người tiêu dùng bắt đầu nhận ra khoai tây họ mua không mọc mầm nữa. Lúc trước nếu bạn không sử dụng hết nhanh thì thường là những mắt trên củ khoai tây để trong bếp sẽ nảy mầm. Giờ đây khoai tây thông thường mua ở cửa hàng không còn nảy mầm được nữa, không phải vì nó bị biến đổi gen mà vì người ta dùng quá nhiều hóa chất để nuôi trồng. Như thế làm cho những củ khoai tây không còn sức sống kia trông thật bắt mắt với những người tiêu dùng kém thông thái, hơn nữa còn có thể bày được lâu hơn trên giá, bởi vì trên thực tế chúng đã không còn “sống”. 

 

Thực phẩm biến đổi gen


Củ cải, bắp ngô, bông, đu đủ Hawai, đậu nành, gạo, hạt cải, cây linh thảo, men (để làm rượu) và sữa (có chất kích thích tăng trưởng RGBH) là những loại thực phẩm biến đổi gen mà người ta cho rằng “để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người” đang được sản xuất và bán cho người tiêu dùng chúng ta. 

Hơn một nửa sản lượng bông gòn trên thế giới có nguồn gốc biến đổi gen. Bông gòn đó không chỉ được dùng cho sản xuất quần áo mà dầu hạt cây bông còn thường xuyên được sử dụng trong ngành sản xuất thực phẩm. 

Gạo biến đổi gen đã được phê chuẩn nhưng vẫn chưa được sử dụng rộng rãi. 

GMO gần đây đã bị cấm ở Hawaii nhưng đu đủ thì là ngoại lệ.

Người ta đã phát triển loại lúa mì biến đổi gen nhưng chưa được phê chuẩn đưa vào tiêu dùng. Không may là nhiều cánh đồng lúa mì thương mại đã bị ô nhiễm bởi các hạt giống có nguồn gốc biến đổi gen nên rất có khả năng từ trước đến giờ chúng ta toàn ăn phải những sản phẩm lúa mì biến đổi gen. 

Những thực phẩm khác được xem là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người nhưng chưa được bán rộng rãi (hoặc rất khó để tìm thấy sản phẩm được bán) cho đến thời điểm hiện tại (do nhu cầu của người tiêu dùng và của người nông dân) gồm có bí, bí ngồi, cà chua và khoai tây.

Những thực phẩm trên đang chờ được thông qua để cung cấp cho người tiêu dùng; gạo, cá hồi, chuối, táo không thâm và cà chua tím đang sắp có mặt trên thị trường, và có lẽ sắp tới bạn phải trở thành siêu thị tự cung tự cấp rồi đó.
 
Làm thế nào để bạn được bảo vệ trước thực phẩm có nguồn gốc biến đổi gen (GMO)?
(Shutterstock*)

 

Những thực phẩm biến đổi gen đang được bày bán 


Đầu tiên và trước hết, cách đơn giản nhất để tránh thực phẩm biến đổi gen là chúng ta nên ăn những thực phẩm nguyên dạng và chưa qua chế biến, được dán nhãn thực phẩm hữu cơ. Khi không có sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ thì bạn nên biết những loại nào thường có nguồn gốc thực phẩm biến đổi gen, bao gồm đậu nành, bắp ngô ngọt, cỏ linh lăng và đu đủ Hawai. 

Khi mua thức ăn trong bao gói như đồ ăn nhanh thì bạn cần biết thành phần sản xuất có GMO hay không. Nếu trên bao bì không có đảm bảo không chứa thành phần GMO thì chúng ta nên tránh mua bắp ngô, sản phẩm từ sữa, đậu nành, dầu hạt cải, đường (đường từ củ cải) và bất cứ loại thịt từ nguồn nuôi công nghiệp. Gia súc nuôi theo kiểu công nghiệp thường được cho ăn cám và thức ăn có nguồn gốc biến đổi gen không được tin cậy. 

Nhắc đến bắp ngô chúng ta cần lưu ý bắp ngô rang được làm từ loại bắp ngô không bị biến đổi gen và bắp ngô ngọt đa số cũng không bị biến đổi gen (mặc dù cũng như các loại thực phẩm biến đổi gen khác, rồi loại bắp ngô GMO sẽ trở nên nhanh chóng phổ biến). 

Ngoài ra khi bạn mua thực phẩm nguồn gốc hữu cơ thì để tuyệt đối tránh thực phẩm có nguồn gốc biến đổi gen bắt buộc bạn phải biết và tin tưởng công ty cung cấp sản phẩm đó nếu đó là sản phẩm từ đậu nành, cỏ linh lăng, lúa mì, đường (từ củ cải đường). Một công ty thực phẩm đáng tin cậy, quan tâm đến sức khỏe và quyền tự do lựa chọn sản phẩm của khách hàng, sẽ thường xuyên kiểm tra sản phẩm của họ (ví dụ như công ty Eden Foods và công ty Bob’s Red Mill). Ô nhiễm bởi sinh vật biến đổi gen đang là một vấn đề rất hệ trọng, càng ngày người ta càng khó nuôi trồng thực phẩm mà không bị hạt giống biến đổi gen lẫn vào và nhanh chóng lây lan.

*Hình ảnh minh họa “cô gái” và “a-ti-sô” qua trang Shutterstock.
Tác giả: Michael Edwards, www.organiclifestylemagazine.com | Dịch giả: ĐKN
 
https://vietdaikynguyen.com

Cây và quả mận Hà Nội chữa được nhiều bệnh


Dược sĩ chuyên khoa 1 Phạm Hinh cho biết mận là loại cây rất thông dụng. Đông y gọi quả mận là lý tử, vị ngọt, chua, tính bình, quy vào hai kinh can, thận. Tác dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Quả mận dùng ăn trực tiếp hoặc giã lấy nước uống. Người tỳ vị hư yếu không nên dùng. Ngoài ra, các bộ phận cây mận đều được dùng làm thuốc.

 

 
- Nhân hạt mận (lý tử nhân) từ 8 đến 12 g đem sắc lấy nước uống. Thuốc có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, nhuận tràng thông tiện. Dùng trong các trường hợp vấp ngã bầm tím, sưng đau, các chứng ho đàm, thủy khí ủng trệ, đại tiện bí táo hoặc dùng ngoài đem nghiền thành bột rắc hoặc đắp lên vết thương.

- Trường hợp mặt bị sạm đen: bột nhân hạt mận nghiền mịn trộn với lòng trắng trứng đắp từ một đến 2 lần mỗi ngày, duy trì từ 5 đến 7 ngày. Lưu ý người tỳ vị yếu, đi ngoài lỏng, thận hư, di tinh, phụ nữ có thai không nên dùng.

- Lá mận (lý thụ diệp) khô từ 8 đến 12 g sắc uống. Công dụng chữa các bệnh sốt cao, kinh giật ở trẻ em, giảm ho, điều trị vết thương. Dùng ngoài nấu lấy nước, bỏ bã tắm cho trẻ hoặc giã lấy nước cốt lá mận tươi thấm vào chỗ sưng đau.

- Nhựa mận (lý thụ giao) từ 8 đến 16 g sắc uống. Thường dùng nhựa khô ở thân cây mận, chủ trị mắt có màng, tác dụng giảm đau, tiêu sưng, thúc sởi mọc.

- Rễ mận (lý căn) từ 8 đến 12 g, sắc uống. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, dùng trong các chứng đái buốt, đái dắt do thấp nhiệt, các trường hợp đi lỵ ra máu, bệnh tiêu khát. Trẻ em sốt nóng, mụn nhọt. Dùng ngoài sao tồn tính, nghiền thành bột, đắp hoặc rắc lên vết đau.

- Vỏ rễ mận (lý căn bì) từ 8 đến 12g sắc uống. Tác dụng thanh nhiệt, giải trừ uất nhiệt, chữa tiêu khát, tâm phiền, các trường hợp khí hư, đau răng, lở loét. Có thể sắc đặc ngậm rồi nuốt hoặc lấy nước thấm đắp bên ngoài nơi sang lở.


 
Theo Sức khỏe và đời sốn
g