Ngày 3 tháng Bảy
hằng năm là ngày mừng kính Thánh Thomas, vị Tông đồ “nổi tiếng” là có lòng cứng
như sáp nguội. Thánh Thomas có biệt danh là “Thomas Đa Nghi”, và còn được gọi
là Điđymô (nghĩa là “sinh đôi”), phiên âm theo Việt ngữ là Thọ-mai.
Có lần Chúa Giêsu
nói: “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào
Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy
đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho
anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng
ở đó. Và Thầy đi đâu thì anh em biết đường rồi” (Ga 14:1-4). Thánh Thomas
hồn nhiên hỏi: “Thưa Thầy, chúng con
không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường?” (Ga 14:5-6). Và
rồi Chúa Giêsu nói câu nổi tiếng: “Chính
Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không
qua Thầy” (Ga 14:6).
Khi nghe các Tông đồ
khác kể lại việc họ đã tận mắt gặp Chúa Giêsu phục sinh, Thánh Thomas đã không
tin. Khi Chúa Giêsu hiện ra lần nữa, cũng có mặt Thánh Thomas ở đó, Chúa Giêsu bảo
ông: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn
xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng
hãy tin” (Ga 20:27). Chắc chắn Thánh Thomas không dám sờ vào, mà chỉ còn
biết cúi đầu, sụp lạy và tuyên xưng: “Lạy
Chúa của con! Lạy Thiên Chúa của con!” (Ga 20:28). Câu này trở thành câu tuyên
tín minh nhiên trong Tân ước.
Tội nghiệp Thánh Thomas!
Ngài bị “chết tên” với cái nickname “Thomas Đa Nghi”. Nhưng nếu ngài không nghi
ngờ thì ngài cũng tin. Câu tuyên xưng đức tin của Thánh Thomas đã cho các Kitô
hữu một lời cầu nguyện mãi mãi đến tận thế. Thánh Thomas cũng gợi ra một lời
khen của Chúa Giêsu dành cho các tín hữu: “Phúc
thay những người không thấy mà tin!” (Ga 20:29). Có thể coi đó là mối phúc
thứ chín.
Truyền thống nói
rằng Thánh Thomas đã ra khỏi biên giới Đế quốc Rôma để rao giảng Tin Mừng, đi
xa tới tận Ấn Độ. Ngài tới Muziris (Ấn Độ) năm 52 và rửa tội một số người mà
ngày nay vẫn gọi là “Kitô hữu của Thomas” (Saint Thomas Christians, tiếng Ấn Độ
là “Mar Thoma Nasrani” hoặc gọi tắt là “Nasrani”). Sau đó, Thánh Thomas bị đâm
chết bằng cây thương dài ở Ấn Độ, thi hài ngài được đưa tới Mesopotamia hồi thế
kỷ III, và rồi lại được chuyển tới nhiều nơi khác. Năm 1258, người ta đưa hài
cốt ngài tới Abruzzo, thuộc Ortona (Ý), trong một nhà thờ, và người ta gọi là
Nhà thờ Thánh Thomas Tông đồ. Thánh Thomas được tôn vinh là Thánh bổn mạng của
Ấn Độ, và tên ngài vẫn “nổiTội nghiệp Thánh Thomas! Ngài bị “chết tên” với cái nickname
“Thomas Đa Nghi”. Nhưng nếu ngài không nghi ngờ thì ngài cũng tin. Câu tuyên
xưng đức tin của Thánh Thomas đã cho các Kitô hữu một lời cầu nguyện mãi mãi
đến tận thế. Thánh Thomas cũng gợi ra một lời khen của Chúa Giêsu dành cho các
tín hữu: “Phúc thay những người không
thấy mà tin!” (Ga 20:29). Có thể coi đó là mối phúc thứ chín.
tiếng” trong số các
“Kitô hữu của Thomas” ở Ấn Độ.
Truyền thống cho
biết rằng Thánh Thomas bị đâm chết tại Mylapore, gần Chennai, lúc 72 tuổi.
Thánh Tiến sĩ Ephrem nói rằng Thánh Thomas bị giết ở Ấn Độ, thi hài ngài được
thương nhân Khabin đem đi an táng tại Urhai (Edessa).
Cơ hội là khi Chúa
Giêsu đề nghị đi tới Bêtania sau khi Ladarô đã chết, các Tông đồ không trở lại
Giuđê, vì người Do-thái tìm cách ném đá Chúa Giêsu. Bêtania gần Giêrusalem,
nghĩa là phải đi bộ ngay giữa lòng quân thù và hầu như là chết chắc! Nhận ra
điều này, Thánh Thomas đã nói với các bạn: “Cả
chúng ta nữa, chúng ta cũng đi để cùng chết với Thầy!” (Ga 11:16). Thánh Thomas
can đảm lắm nên mới động viên các bạn như vậy! Tuy bản tính đa nghi, nhưng một
khi đã tỏ tường thì Thánh Thomas tin thật, không gì lay chuyển. Cứng lòng tin
có thể mang hai ý nghĩa: Cứng lòng không chịu tin – chai cứng, hoặc cứng cáp lòng
tin – vững tin.
Thiết tưởng cũng nên
biết điều này: Thánh Thomas là bổn mạng của những người đa nghi, những người
mù, các kiến trúc sư, các thợ xây, và các nhà thầu xây dựng.
Lạy Thánh Thomas Tông Đồ, xin cầu thay nguyện giúp để chúng
con cũng vững tin vào Đức Giêsu Kitô đến hơi thở cuối đời. Amen.
TRẦM THIÊN THU