Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2016

ĐTC Phanxicô Kính Viếng Porziuncula Ở Assisi Của Thánh Phanxicô

Filled under:

"Cống hiến cho thế giới hôm nay chứng từ của lòng thương xót là một công việc không châm chước cho bất cứ ai trong chúng ta. Thế giới cần sự tha thứ; có quá nhiều người bị cuốn hút vào những gì là hận thù ghen ghét, vì họ không thể tha thứ".
Anh Chị Em thân mến,

Hôm nay tôi muốn, trước hết, nhắc lại những lời mà theo truyền thống cổ xưa, Thánh Phanxicô đã nói ở chính nơi này, trước sự hiện diện của tất cả dân chúng trong tỉnh lỵ này cùng các vị giám mục: "Tôi muốn gửi tất cả mọi người lên thiên đàng!" Còn gì tốt đẹp hơn nữa Người Nghèo Thành Assisi này xin, nếu không phải là ơn cứu chuộc, là sự sống đời đời và niềm vui bất tận, được Chúa Giêsu ban cho chúng ta bằng cái chết và phục sinh của Ngươì?
Ngoài ra, thiên đàng là gì nếu không phải là mầu nhiệm yêu thương đời đời liên kết chúng ta với Thiên Chúa để vĩnh viễn chiêm ngưỡng Ngài? Giáo Hội luôn tuyên xưng điều này khi bày tỏ niềm tin của mình vào mầu nhiệm các thánh cùng thông công. Chúng ta không bao giờ lẻ loi một mình trong việc sống đức tin; chúng ta sống đức tin hiệp cùng với tất cả các thánh cũng như với những người thân yêu của chúng ta, những người thực hành đức tin một cách hân hoàn chân thành và làm chứng cho đức tin bằng đời sống của mình. Có một mối liên hệ, tuy vô hình nhưng không phải vì thế mà kém thực hữu, một liên hệ làm cho chúng ta, nhờ phép rửa, trở nên "một thân thể duy nhất" được tác động bởi "một Thần Linh duy nhất" (xem Epheso 4:4). Khi Thánh Phanxicô xin Đức Giáo Hoàng Honorius III ban ân xá cho tất cả những ai đến kính viếng Porziuncula này, có lẽ ngài đã nghĩ đến những lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Người rằng: "Trong nhà Cha Thày có nhều chỗ; chính vì thế mà Thày đã nói với các con rằng Thày đi dọn chỗ cho các con?
Nếu Thày đi dọn chỗ cho các con thì Thày sẽ trở lại để mang các con cùng đi với Thày để Thày ở đâu các con cũng ở đó" (Gioan 14:2-3).
Tha thứ - pardon - chắc chắn là một trực tuyến đưa chúng ta đến chốn thiên đường ấy. Ở Porziuncola đây, hết mọi sự đều cho chúng ta thấy về sự tha thứ! Còn tặng ân nào cao cả hơn Chúa đã ban cho chúng ta khi dạy chúng ta hãy tha thứ nhờ đó mới chạm được lòng thương xót của Cha! Chúng ta chỉ nghe dụ ngôn này khi Chúa Giêsu dạy chúng ta hãy tha thứ (xem Mathêu 18:21-35). Tại sao chúng ta tha thứ cho ai đó đã xúc phạm chúng ta? Vì chúng ta được tha thứ trước, và còn được tha mãi mãi. Dụ ngôn này thực sự là có ý nghĩa như vậy: như Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta thế nào thì chúng ta cũng phải tha thứ cho những ai hại đến chúng ta như vậy. Cả kinh Chúa Giêsu dạy chúng ta cũng thế, Kinh Lạy Cha, kinh chúng ta đọc rằng: "Xin Cha tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con" (Mathêu 6:12). Các nợ nần của chúng ta ở trước nhan Thiên Chúa, và các con nợ của chúng ta là những người về phần mình chúng ta cũng cần phải thứ tha.
Mỗi một người chúng ta đều có thể là người đầy tớ trong dụ ngôn gánh một món nợ kếch sù đến độ anh ta không bao giờ có thể nào trả được. Khi chúng ta quì trước vị linh mục trong tòa giải tội, chúng ta làm y như những gì người đầy tớ này đã làm. Chúng ta xin "Chúa hãy nhẫn nại với chúng ta”. Chúng ta biết rõ về nhiều lầm lỗi của chúng ta, và về sự kiện chúng ta thường sa đi ngã lại cùng một thứ tội. Ấy thế mà Thiên Chúa không bao giờ chán ban cho chúng ta ơn tha thứ của Ngài mỗi lần chúng ta xin tha thứ tội lỗi của chúng ta. Việc tha thứ của Ngài là việc tha thứ hoàn toàn và trọn vẹn, một việc thứ tha bảo đảm chúng ta rằng, ngay cả khi chúng ta tái phạm các thứ tội giống nhau, thì Ngài vẫn thương xót và không thôi yêu thương chúng ta. Như người chủ trong dụ ngôn, Thiên Chúa cảm thương, một hỗn hợp giữa thương hại (pity) và yêu thương (love); đó là những gì Phúc Âm diễn tả lòng thương xót của Thiên Chúa đối với chúng ta. Cha của chúng ta tỏ lòng cảm thương khi chúng ta thống hối ăn năn, và Ngài bảo chúng ta hãy ra về với một tâm hồn lặng lẽ và bằng an. Ngài bảo chúng ta rằng tất cả đã được tẩy xóa và thứ tha. Ơn tha thứ của Thiên Chúa vô hạn; nó lớn lao hơn bất cứ một sự gì chúng ta có thể tượng tượng ra và đến với tất cả mọi người chân nhận rằng mình đã lầm lỗi và muốn trở về với Người. Thiên Chúa nhìn vào tấm lòng tìm kiếm ơn tha thứ.
Tiếc thay, vấn đề xẩy ra là ở chỗ chúng ta đối xử với một người anh em hay chị em của mình hơi xúc phạm đến chúng ta. Phản ứng được diễn tả trong dụ ngôn thật đúng như thế: “Hắn bóp cổ họ mà nói: ‘Hãy trả cho tao những gì mày nợ tao!’” (Matheu 18:28). Ở đây chúng ta gặp được tất cả thảm cảnh nơi các mối liên hệ loài người của chúng ta. Khi chúng ta nợ người khác thì chúng ta mong được thương xót; nhưng khi người khác nợ chúng ta thì chúng ta đòi công lý! Đó là một phản ứng bất xứng với thành phần môn đệ Chúa Kitô, cũng không phải là dấu chỉ lối sống của một Kitô hữu. Chúa Giêsu dạy chúng ta hãy tha thứ và làm thế một cách vô giới hạn: “Thày không nói với con 7 lần mà là 70 lần 7” (câu 22). Điều Người cống hiến cho chúng ta là tình yêu của Chúa Cha, chứ không phải việc đòi công lý của chúng ta. Chỉ tin vào việc đòi công lý thôi không phải là dấu hiệu chúng ta là môn đệ của Chúa Kitô, thành phần đã nhận được lòng thương xót ở dưới chân cây thập giá chỉ nhờ nguyên tình yêu của Con Thiên Chúa. Vậy chúng ta đừng quên lời nói khắc nghiệt ở cuối bài Phuc Âm: “Cha trên trời của Thày cũng thế sẽ làm cho mọi người trong các con, nếu các con không thật lòng tha cho anh em của các con” (câu 35).

Anh chị em thân mến, việc tha thứ được chính Thánh Phanxicô thực hiện thành một “kênh đào” ở nơi Porziuncola đây tiếp tục “tuôn chảy từ thiên đàng”, thậm chí sau cả 8 thế kỷ nay. Trong Năm Thánh Thương Xót này, nó trở thành sáng tỏ hơn bao giờ hết con đường tha thứ là con đường có thể thực sự canh tân đổi mới Giáo Hội và thế giới. Cống hiến cho thế giới hôm nay chứng từ của lòng thương xót là một công việc không châm chước cho bất cứ ai trong chúng ta. Thế giới cần sự tha thứ; có quá nhiều người bị cuốn hút vào long hận thù ghen ghét, vì họ không thể tha thứ. Họ hủy hoại mạng sống của họ và mạng sống của những ai chung quanh họ hơn là tìm thấy niềm vui của tấm lòng bình thản và an bình. Chúng ta xin Thánh Phanxicô chuyển cầu cho chúng ta, nhờ đó chúng ta có thể luôn trở thành những dấu chỉ của ơn tha thứ và là kênh đào của lòng thương xót.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Chuyển dịch từ Ngày Thánh Mẫu Missouri Thứ Sáu 5/8/2016 theo Vatican Radio trừ nhan đề và những chỗ nhấn mạnh tự ý

Đức Bênêđictô nói đúng, Đây là tội chống lại Đấng Tạo Hóa

Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nói chuyện với các giám mục Ba Lan, trong buổi hội kín, diễn ra ngày 27 tháng bảy, tại nhà thờ chính tòa Krakow.
pope-jp-2-chilcren1
Chủ đề về giới tính, là một trong những chủ đề Đức Giáo hoàng Phanxicô nói đến, khẳng định ngài đồng thuận với bậc tiền nhiệm Bênêđictô XVI.
‘Đây là tội chống lại Đấng Tạo Hóa. Ở châu Âu, châu Mỹ, Mỹ La tinh, châu Phi, và một vài nước châu Á, chúng ta thấy có một số thể loại thực dân tư tưởng thật sự. Và một trong số đó, tôi nói thẳng, là về giới tính. Ngày nay, các em, các trẻ em, được dạy ở trường rằng các em có thể chọn giới tính của mình. Tại sao chúng ta lại dạy điều này? Bởi sách vở phải viết theo ý những người và tổ chức tài trợ tiền cho trường. Đây là thực dân tư tưởng được hậu thuẫn bởi những nước có tầm ảnh hưởng lớn. Và chuyện này thật khủng khiếp. Khi nói chuyện với Đức Bênêđictô XVI, ngài vẫn khỏe và minh mẫn, ngài bảo tôi rằng: ‘Đức Giáo hoàng à, đây là thời đại của tội chống lại Đấng Tạo Hóa!’ Ngài là người thông tuệ. Thiên Chúa tạo dựng đàn ông và đàn bà, Thiên Chúa tạo dựng thế giới như thế này, như thế này đây ... Và rồi chúng ta lại làm điều ngược lại.’
J.B. Thái Hòa chuyển dịch

Đức Phanxicô nghĩ về tình trạng các giáo xứ ngày nay
Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nói chuyện với các giám mục Ba Lan, trong buổi hội kín, diễn ra ngày 27 tháng bảy, tại nhà thờ chính tòa Krakow.
6638fd05471038513387bdfde1f69d54-750x496 (1)
Giám mục thành Roma cũng suy tư về tình trạng của các giáo xứ.
‘Có những cấu trúc có giá trị nhưng thực sự cần được tu bổ. Vấn đề là cách chúng ta định hình giáo xứ! Có các giáo xứ với những chủ tịch hội đồng giáo xứ ‘như đồ đệ quỷ Satan,’ họ khiến mọi người e sợ. Có những giáo xứ với cánh cửa đóng chặt. Nhưng cũng có những giáo xứ với cánh cửa mở, những giáo xứ mà khi có người đến xin điều gì, họ sẽ nói: ‘Vâng, vâng? Mời ngồi. Có vấn đề gì vậy?’ Và họ kiên nhẫn lắng nghe.
Làm cha xứ ngày nay thật khó khăn, nhưng Chúa kêu gọi chúng ta để chúng ta mệt một chút, Ngài kêu gọi để chúng ta làm việc chứ không phải để nghỉ ngơi.
Tôi muốn kể chuyện về một giáo xứ ở Buenos Aires. Những người trẻ đến nhà thờ và nói: ‘Chúng tôi muốn cử hành hôn phối ở đây ...’ và viên thư ký giáo xứ trả lời, ‘Được, đây là bảng giá.’ Làm thế không được, chuyện thế này không được xảy ra trong một giáo xứ.’
J.B. Thái Hòa chuyển dịch