TẦM NHÌN NƯỚC TRỜI
“Quả vậy, các cô dại mang đèn mà không mang dầu theo. Còn những cô khôn thì vừa mang đèn vừa mang chai dầu theo.” (Mt 25,3-4)
Suy niệm: Mười cô phù dâu trong dụ ngôn chắc hẳn đều hội đủ những phẩm chất như ngoại hình, trang phục, v.v… cần thiết cho công việc này. Thế nhưng những phẩm chất đó đều vô ích nếu cuối cùng các cô không được vào dự tiệc cưới cùng cô dâu chú rể. Giống như một nhà kinh doanh khôn ngoan biết vạch ra tầm nhìn chiến lược cho doanh nghiệp của mình và đồng thời biết tiên liệu phương án cho những tình huống xấu nhất và bất ngờ nhất, các cô cũng phải khôn ngoan để biết cách làm cho ngọn đèn của mình luôn cháy sáng trong suốt hành trình đưa dâu, cho đến khi tiến vào tiệc cưới. Mục tiêu hết sức quan trọng ấy lại được quyết định bởi một yếu tố rất nhỏ là năm chai dầu. Năm cô được kể là khôn ngoan ở chỗ “vừa mang đèn, vừa mang chai dầu theo.”
Mời Bạn: Chúa Giê-su nhắn nhủ bạn qua hình ảnh năm cô phù dâu khôn ngoan ấy. “Tầm nhìn chiến lược” của bạn phải hướng đến mục tiêu tối hậu là được vào Nước Trời dự tiệc cưới của Con Chiên (Kh 19,9) với một tâm hồn luôn đầy ắp chất dầu là tình yêu của Đức Ki-tô. Chính tình yêu này giúp bạn luôn tỉnh thức trong đời sống cầu nguyện và luôn sẵn sàng trong hành động bác ái cảm thông và phục vụ tha nhân.
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày trước khi đi ngủ, bạn kiểm điểm bình dầu của mình, và hãy đổ đầy tâm hồn bạn bằng tâm tình tạ ơn và thống hối để bạn luôn sẵn sàng tiến vào dự tiệc cưới Nước Trời.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, khi con vơi cạn đi lòng yêu mến Chúa, xin Chúa đánh động tâm hồn con và lại đong đầy con bằng tình yêu trong Trái Tim Chúa.
Thánh Giuse Calasan (1556 -1648)
|
Từ Aragon, là nơi ngài sinh trưởng năm 1556, đến Rôma, là nơi ngài chết lúc 92 tuổi, vận mệnh có lúc mỉm cười cũng có lúc chau mày với thành quả của Giuse Calasan (cũng thường được gọi là Giuse Calasanctius).
Là một linh mục tốt nghiệp đại học về giáo luật và thần học, với sự khôn ngoan và kinh nghiệm quản trị đáng kính nể, nhưng ngài không màng đến sự nghiệp ấy mà chỉ lưu tâm đến nhu cầu giáo dục của trẻ em nghèo. Vì không tìm được tổ chức nào có thể đảm trách công việc tông đồ này ở Rôma, chính ngài và một vài người bạn đã mở trường để dạy học cho các em nghèo. Kết quả thật không ngờ và nhu cầu ngày càng gia tăng nên cần có một trường sở rộng lớn hơn. Sau đó không lâu, Đức Giáo Hoàng Clêmentê VIII đã giúp đỡ nhà trường, và sự giúp đỡ này được kéo dài cho đến thời Đức Giáo Hoàng Phaolô V. Nhiều trường sở mới được mở thêm cũng như nhiều người thiện chí khác tiếp tay với công việc, và năm 1621 cộng đoàn này được công nhận là một tu hội (Tu Sĩ Dòng Calasan). Không lâu sau đó, cha Giuse được bổ nhiệm làm giám đốc cho đến mãn đời.
Những thành kiến pha lẫn với tham vọng chính trị và thủ đoạn đã đem lại nhiều xáo trộn cho tu hội. Một số người không thích giáo dục người nghèo, vì họ cho rằng sự giáo dục chỉ làm người nghèo thêm bất mãn vì thân phận thấp hèn của họ trong xã hội! Nhiều người khác căm phẫn khi thấy một số tu sĩ Calasan được gửi đi thụ giáo Galileo (một người bạn của cha Giuse), bởi thế các tu sĩ đã chia rẽ thành những nhóm kình chống nhau. Sau nhiều lần điều tra của ủy ban giáo hoàng, cha Giuse bị giáng chức; và khi sự tranh chấp trong tu hội vẫn còn tiếp tục, tu hội đã bị cấm hoạt động. Chỉ sau khi cha Giuse chết họ mới được phục hồi tình trạng của một tu hội.
Lời Bàn
Không ai biết rõ nhu cầu công việc mà cha Giuse đang làm hơn là chính ngài; không ai biết rõ tính cách vô căn cứ của những lời cáo buộc hơn là chính ngài. Tuy nhiên, nếu ngài muốn hoạt động trong lòng Giáo Hội, ngài biết phải tùng phục đấng có thẩm quyền, và ngài phải chấp nhận sự thất bại nếu không thể thuyết phục được các điều tra viên. Trong khi thành kiến, mưu đồ và sự ngu dốt của nhiều người thường che khuất sự thật trong một thời gian dài, cha Giuse tin rằng, dù dưới những áp lực, tổ chức của ngài sẽ được công nhận và được phép hoạt động. Với sự tin tưởng này ngài đã kiên nhẫn và sẵn sàng tha thứ.
Lời Trích
Ngay cả trong thời gian bị giáng chức, cha Giuse vẫn bảo vệ những người ngược đãi ngài khỏi bị nguy hiểm vì những người ủng hộ nóng tính của ngài; và khi tu hội bị cấm hoạt động, ngài coi như trường hợp của ông Job, là người mà ngài thường tự so sánh: "Thiên Chúa ban và Thiên Chúa lấy đi; chúc tụng danh Chúa!" (Job 1:21b).
Gia Ðình Là Nền Tảng Của Vũ Trụ
Án Tử, người nước Tề, nổi tiếng là một người thanh liêm và thủy chung. Xuất thân từ một gia đình nghèo, Án Tử được vợ hy sinh buôn tảo bán tần để nuôi ăn học. Ðỗ đạt làm quan, Án Tử không bao giờ quên ơn ấy của vợ. Cuộc sống đầy cạm bẫy, ông vẫn một mực trung thành với vợ.
Một hôm vua Cảnh Công đến thăm ở lại dùng bữa với Án Tử. Một người đàn bà đã già xuất hiện trong bữa tiệc. Khi Án Tử vừa giới thiệu người đàn bà đó là vợ mình, nhà vua ngạc nhiên đến sửng sốt. Ông đề nghị với Án Tử: "Ôi vợ khanh trông vừa già lại vừa xấu.
Án Tử liền trả lời một cách dứt khoát, không chút do dự: "Nội tử của tôi nay thật già và xấu.
Nói xong Án Tử lạy hai lạy, xin từ chối không lấy con gái của nhà vua.
Gia đình là nền tảng của xã hội.
Nền tảng để gia đình được đứng vững đó là Tình Yêu.
Hai cử chỉ dường như được gắn liền với nhau trong chuyến viếng thăm quê hương dạo tháng 5/1987 của Ðức Gioan Phaolii II, đó là: viếng mộ song thân và cử hành Thánh Lễ đặc biệt cho các đôi vợ chồng.
Cây tốt thường sinh trái tốt: con người của Ðức Gioan Phaolô II là hoa trái Tình Yêu của cha mẹ ngài.
Giữa đời thời đại mà đời sống hôn nhân và gia đình bị lay động đến tận gốc rễ, Ðức Thánh Cha muốn gióng lên một tiếng kêu vô cùng thảm thiết: hãy trung thành với nhau.
Trong Thánh Lễ cầu nguyện cho gia đình, qua đó các đôi vợ chồng hiện diện được mời gọi lập lại lời thề hứa trong hôn phối, Ðức Thánh Cha đã lập lại ý nghĩa và giá trị của Bí Tích Hôn Phối.
"Tôi hứa sẽ giữ trung thủy với em khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng em mọi ngày suốt đời tôi".
Khi tuyên hứa với nhau như thế, hai người đã lập lại chính cam kết của Chúa Giêsu, Ðấng đã yêu thương và yêu thương cho đến cùng.
Yêu cho đến cùng nghĩa là chấp nhận cái chết từng ngày. Tình yêu hôn nhân là một hạt giống: có được chôn vùi, có mục nát đi mới sinh hoa kết trái.