Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016

Lời Cảnh Cáo Của Một Vị Linh Mục Về 10 Mưu Chước Nguy Hiểm Nhất Của Ma Quỷ

Filled under:

Đừng rơi vào những cạm bẩy này!
Bài này xuất hiện lần đầu trên blog của linh mục Fr. Dwight Longenecker’s blog “Standing on My Head,” và được phép in lại. Hãy viếng thăm trang web của cha, tìm tòi những cuốn sách, và liên lạc với cha qua trang dwightlongenecker.com.
 
Satan là con rắn. Hãy nhớ điều đó.
Hắn là Cha kẻ nói dối.
Satan hoạt động trong đời sống chúng ta và cố gắng cám dỗ chúng ta phạm tội và lôi kéo chúng ta đi xa Chúa, nhưng hắn cũng hoạt động trên thế giới, cố gắng lừa dối chúng ta, làm cho chúng ta lộn xộn. Hắn muốn chúng ta mất đức tin và quay đi xa Chúa.
Sau đây là mười mưu chước của hắn. Hãy tĩnh thức và nhận ra những gì là hắn.
1)    Thuyết tương đối (relativism):
Trong triết học, Thuyết Tương Đối là ý tưởng không có gì là thật cả. Ma quỷ không muốn chúng ta tin vào sự thật vì không có sự thật, như vậy cũng sẽ không có gì là sai và đúng, và nếu không có gì là sai và đúng thì việc gì cũng có thể làm được. Hắn có thể cám dỗ bạn phạm tội dễ dàng hơn nhiều khi hắn làm cho bạn tin rằng không có gì là tội lỗi cả.

Tuyết Tương Đối nhan nhãn khắp nơi trong xã hội chúng ta. Nó mang nhiều hình thức khác nhau. Những mưu chước khác của ma quỷ trong bài này mô tả một số những hình thức khác nhau của Thuyết Tương Đối. Đó là những cạm bẩy mà chúng ta có thể rơi vào.
2) Chủ Nghĩa Trung Dung (Indifferentism):
Đây là ý tưởng rằng tất cả các tôn giáo đều gần như giống nhau và bạn theo đạo nào cũng không sao cả. Chủ Nghĩa Trung Dung đồng nhất giữa những người theo phái Thệ Phản. Bạn có thường nghe một số người nói, “đi nhà thờ nào cũng được miễn là bạn yêu mến Chúa Giêsu” không? Thuyết Trung Dung cũng nới rộng đến thuyết đa văn hóa như vậy.
Người ta nói bạn muốn theo đạo Ấn Giáo, Hồi Giáo, Do Thái Giáo, đạo Sikh, đạo Phật, hay đạo Công Giáo cũng được. “Chúng ta cùng leo lên mọt ngọn núi bằng những con đường khác nhau .” Cũng có thể là cùng một con đường, nhưng một số đường tốt hơn những đường khác vì nó chứa nhiều sự thật và đáng tin cậy hơn, một số đường đi xuống mà không đi lên.

Hãy làm cho rõ ràng. Chúa Giêsu Kitô là mặc khải cuối cùng của Chúa đầy đủ nhất và trọn vẹn nhất cho nhân loại và đạo Công Giáo thì đầy đủ nhất, cổ xưa nhất và là sự hiệp nhất trọn vẹn với mặc khải duy nhất của Chúa qua Chúa Giêsu Kitô.

3) Chủ Nghĩa Chiếc Trung (Eclecticism):
Chủ Thuyết này có họ hàng gần với Chủ Nghĩa Trung Lập. Chủ Nghĩa Chiếc Trung là những gì mà bạn có thể trộn lẫn và nhập lại những điểm tương đồng giữa những tôn giáo khác nhau – nơi là bạn có thể trộn lẫn với nhau cà rem Sundae theo kiểu riêng của bạn vậy. Người ta nghĩ điều này có thể làm được vì họ đã được tán thành bởi Chủ Nghĩa Chiếc Trung.

Hãy suy nghĩ cho rốt ráo. Bạn không thể trộn lẫn tinh thần của đạo Hồi Giáo, Kitô Giáo hay phật Giáo với đạo Công Giáo được. Đây không phải là món cà rem Sundae. Nó giống như việc bạn bỏ sốt cà chua vào cà rem hay dùng sơn trắng thay cho sữa để làm cà phê hơn.
4) Chủ Nghĩa Đa Cảm (Sentimentalism):
Đây là việc đặt nền tảng của những chọn lựa có tính chất đạo đức và niềm tin trên căn bản của tình cảm hơn là sự thật. Nó có thể là tình cảm xấu hay tốt. Bạn giận một số người hay sự chọn lựa của một số người để đặt căn bản của quyết định thuộc về đạo đức hay đức tin trên sự tức giận của bạn. Hay bạn có thể cảm thấy sự ngọt ngào và dễ thương của một số sự việc nên bạn dựa vào tình cảm để chọn lựa điều đó. Ví dụ: Hai bạn muốn “kết hôn” và các bạn nói, “Aww, R và D là những người dễ thương như vậy! Sao mình không đám cưới như những người khác?” Các bạn đặt nền tảng quyết định của mình dựa trên tình cảm về R và D, các bạn muốn là người “dễ thương và những ý tưởng đầy cảm tính về đám cưới và việc tổ chức một đám cưới lớn.
Đừng làm những quyết định quan trọng mà chỉ dựa vào tình cảm của bạn. Sự hỗn độn và tăm tối nằm trên đường lối đó.
5) Chủ Nghĩa Vị Lợi (Utilitarianism):
Đây là chọn lựa về đạo đức và đức tin chỉ đặt nền tảng trên những gì có vẻ có tác dụng, ảnh hưởng và kinh tế. Ví dụ như việc mẹ ở nhà nghĩ dưỡng. Mẹ bị mất trí. Mẹ ở đó tốn kém lắm. Bác sĩ đề nghĩ chích thốc cho mẹ để “mẹ không còn là vấn đề nữa .”
Đừng làm điều đó. Chủ Nghĩa Vị Lợi là lý do khiến chúng ta giết hàng triệu em bé qua nạn phá thai. Nó có vẻ như việc dễ dàng làm. Hãy quan sát xem Chủ Nghĩa Vị Lợi và Chủ Nghĩa Tình Cảm liên hệ với nhau ra sao: “Bạn không muốn thấy mẹ bạn đau đớn hơn nữa phải không? Tại sao bạn không làm cho con chó của bạn như vậy!” Đó là cách của chủ nghĩa này.
6) Chủ  Nghĩa Lợi Nhuận (Incrementalism):
Đây chỉ là một từ dài của chữ “nhỏ giọt, nhỏ giọt, nhỏ giọt .” Nói cách khác, ma quỷ không đặt dự tính của hắn vào vị trí một lần. Hắn lắp từng viên gạch một. Một chút dối trá, rồi một nữa sự thật, rồi một chút gian dối nữa, rồi một nữa sự gian dối nữa.  Hãy vách trần những gì hắn là trong lần đầu tiên và đừng tham dự vào. Hắn sẽ làm cho bạn tham gia vào đường lối của hắn qua tình cảm ở đây, vị lợi ở chỗ kia, và một chút Trung Dung ở chỗi này, rồi một chút tương đối ở chỗ nọ. Hắn luôn luôn hoạt động, gặm nhấm từng chút một, không bao giờ ngủ, không bao giờ nghĩ ngơi.
7) Chủ Nghĩa Vật Chất (Materialism):
Tôi không nói về chuyện bạn đi vào các cửa hàng mua sắm cho tới khi bạn bỏ đi việc làm đó. Đó là một hình thức nhỏ của chủ nghĩa đó. Vấn đề sâu xa hơn là sự lớn lên của việc tin chắc rằng không có lãnh vực siêu nhiên nữa.

Chúa, các thiên thần, ma quỷ, thiên đàng và hỏa ngục có hay không? Chúng chỉ là huyền thoại. Không có thế giới vô hình. Các bí tích chỉ là biểu tượng. Giáo hội chỉ do loài người sáng lập ra. Các linh mục không hơn gì những người làm công tác xã hội mặc áo đen. Hôn nhân chỉ là một mảnh giấy, xưng tội không là gì hơn là một cuộc trị liệu và trợ giúp cá nhân và bí tích rữa tội và thêm sức chỉ là những nghi lễ dễ thương thời thơ ấu.

Đó là Chủ Nghĩa Vật Chất. Bạn có nhận ra nó không? Hãy hết lòng cự tuyệt với nó. Đó là sự dối trá.
8) Chủ Nghĩa Khoa Học (Scientism):
Đây là ý tưởng rằng cho rằng chỉ có một loại sự thật mà bạn có thể biết là khoa học (là sự thật có thể chứng minh được). Không ai nói ra điều này như vậy. Đó là sự dối trá mạnh mẽ của Satan vì đó là một trong những điều đơn giản được thừa nhận trong xã hội.

“Chúng ta đều biết rằng khoa học đã phản bác kinh thánh phải không ạ?” Sai. Tất cả Sự Thật đều là Sự Thật thuộc về Chúa và sự thật trong khoa học luôn luôn gần gũi với lý thuyết đúng sai.

Chủ Nghĩa Khoa Học là chi nhánh mà Chủ Nghĩa Vô Thần thừa nhận. “Không có Chúa. Chỉ có quy luật khoa học. Đó là tất cả .” Hãy khám phá và đặt tên cho nó.
9) Luân Lý theo Tình Huống (Situational Ethics)
Đây là một tên khác của Chủ Nghĩa Tương Đối về đạo đức. Ý tưởng ở đây là không có gì đúng hay sai cả trừ ra ý định và tình huống của sự chọn lựa thuộc về đạo đức. Nếu bạn có ý định tốt và các tình huống biện hộ cho hành động đó, thì những gì bạn chọn lựa để làm đều không sao cả. Một số rất lớn người Công Giáo trước tiên đã chấp nhận việc ngừa thai nhân tạo và rồi sau đó là việc phá thai vì Luân Lý theo Tình Huống. Thật dễ dàng để thấy hình thức Tương Đối này thường liên quan với  Chủ Nghĩa Tình Cảm và Vị Lợi đem người ta tới điểm chọn lựa phạm Tội Trọng, mà không bao giờ thừa nhận và đánh giá hành động của mình. Đó không phải là người Công Giáo. Đừng vấp ngã vì điều đó. Nếu bạn đối diện với một quyết định khó khăn về luân lý hãy nói chuyện với một linh mục hay một người cố vấn tinh thần tốt.
10) Thuyết Phổ Độ (Universalism):
Chất độc này đến thẳng từ Hỏa Ngục la ý tưởng rằng Chúa rất yêu thương, nhân từ và hay thương xót sẽ không để cho ai xuống hỏa ngục cả. Nói cách khác là tất cả mọi người đều được cứu rỗi.

Điều này đã không chỉ trực tiếp mâu thuẩn với Kinh Thánh, mà nó còn mâu thuẩn với tất cả những giáo huấn của Giáo Hội hai ngàn năm nay. Nó đã ru ngủ hàng ngàn người đi vào trong sự an toàn giả tạo rằng bất kể những gì họ làm và chọn lựa vì cuối cùng thì tất cả mọi người đều sẽ được lên thiên đàng.

Satan thích Chủ Nghĩa Phổ Độ vì hắn phải che đậy cho sự dối trá của hắn bằng lớp áo của người Cha với thuộc tính vĩ đại: Lòng Thương Xót của Chúa. Cách tốt nhất để khước từ sự dối trá này là sợ Hỏa Ngục.

Fr. Dwight Longenecker
Cúc Nguyễn