Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Bác Học ALESSANDRO VOLTA (1745-1827)

Filled under:

Bác Học ALESSANDRO VOLTA (1745-1827)
Ai dùng điện, ai dùng bình điện, ai dùng pin mà lại không biết đến Volta? Ông là nhà vật lý danh tiếng người Ý đã phát minh ra pin.

<!--[endif]-->
Khi nghe có bạn khoa học gia của mình hồ nghi về sự “có Chúa”, ông liền mạnh mẽ nói:

<!--[endif]-->
– Khoa học chỉ làm cho tôi thấy Chúa hiện diện khắp nơi. Nguyên Nhân Tiên Khởi, Đấng Làm Luật, Đấng Không Sai Lầm, Đấng Tạo Hóa, và Lý Do Cuối Cùng của tất cả: đó là THIÊN CHÚA.

<!--[endif]-->
Volta là một giáo lý viên. Ông rất thích dạy giáo lý cho trẻ em.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
Tại nhà thờ Cômô, Bắc Ý, sinh quán của ông, có tấm bia ghi: “Nơi đây, Alessandro Volta đã được rửa tội và đã từng đứng đây dạy giáo lý”.


«Mỗi người có sự thật của mình» hay sự chiến thắng của bất cứ cái gì

Tư tưởng hậu hiện đại thấm nhập trong nền chính trị hiện đại, khoa thần học và các tranh luận chính trị, triết gia Đức về các tôn giáo Daniel vonWachter giải thích.
Daniel von Wachter
Không có sự thật, ai cũng có lý của mình: ai nêu lên một sự thật thì xuất hiện như người không bao dung. Chính vì lý do đó mà triết gia người Đức về các tôn giáo Daniel vonWachter ưu tư cho tự do phát biểu và cho tương lai của kitô giáo. Báo Đức Pro đã phỏng vấn ông:
Pro: Cái gì là đặc nét của chủ nghĩa hậu hiện đại?
Daniel vonWachter: Chủ nghĩa hậu hiện đại không phải là một phân tích tư tưởng của đại đa số người thời buổi này, nhưng dựa trên một số các khẳng định của các tác giả chính xác như: không có hiểu biết khách quan, không có thực tế độc lập với chúng ta, lý tính và hiểu biết chỉ là các khí cụ để thống trị. Đó là các công thức của của thuật tu từ học mà chúng ta thấy nơi các tác giả như Lyotard, Derrida, Rorty, Foucault, tất cả lại ở «phía tả», một khía cạnh rất đáng kể.
Các tư tưởng gia hậu hiện đại nói gì về đức tin kitô giáo?
Các tư tưởng gia hậu hiện đại chỉ đơn giản tấn công vào sự kiện, rằng kitô giáo đưa ra một sự giảng dạy, một sứ điệp phải là thật. Họ không tấn công sự giảng dạy này theo cách mà nó thuyết phục và nó có ý nghĩa, với các lập luận chống, giải thích tại sao sai. Họ khẳng định một cách đơn giản là không có sự thật cũng không có thực tế.
Nếu không có thực tế thì tại sao tất cả các ý kiến lại đúng như nhau?
Điều này không nghĩa là nói: «Nếu ai hiểu điều này một cách khác đi, thì họ cũng có lý như tôi». Nói như thế là ngược lý, là không lý lẽ. Người ta thường xem sự kiện vượt lên nghịch lý như vậy là bằng chứng của chủ nghĩa nhân đạo hay nhân hậu. Nhưng đây đơn giản chỉ là một sai lầm theo ngôn ngữ của lôgic. Không thể nghĩ một cách cụ thể rằng, một cái gì và điều ngược lại của nó cùng một lúc đều là đúng. Quả thật, giữa các đề nghị khác nhau, chúng ta mong muốn biết cái nào là đúng, và theo đó mà chúng ta quyết định. Như thế, không được đùa tình yêu với sự thật. Như thế không được nói: «Để thực thi đức ái và tình yêu, tôi không được nói ngược với ai». Lại còn nhân hậu hơn để thuyết phục người khác sự thật, khi mình có sự thật, hay ít nhất mình nghĩ mình có sự thật, bởi vì người khác họ cũng có ước muốn sự thật. Như thế sẽ sai lầm khi nói: «Tôi nghĩ X nhưng tôi không có ý kiến về tính trung thực của không-X».
Rốt cùng người ta có thể nói về «sự thật» của sứ điệp Kitô với các cá nhân hậu hiện đại không?
Đa số cho rằng có nhiều sự thật. Nếu ai thật sự bị ảnh hưởng bởi các tư tưởng hậu hiện đại, thì đối với họ, muốn đưa họ đến với Phúc Âm, thì phải làm sao để họ đặt các câu hỏi về sự thật. Sẽ phi lý khi nghĩ ngày nay ít nhất phải giảng các sự thật, dưới lý do là tư tưởng hậu hiện đại có uy thế. Phải đặt những câu hỏi như sau: có một Chúa không? Giêsu có thể là Con Thiên Chúa không? Điều này có nghĩa là gì? Nếu một người không có khả năng tự hỏi, dù chỉ là nếu tất cả những điều này có thể thật, thì họ không có một cơ may nào để trở thành một kitô hữu.
Các kitô hữu với đòi hỏi sự thật của mình, có gặp xung đột với tự do tôn giáo không?
Các kitô hữu tin vào lời giảng dạy của Chúa Kitô và họ có lập luận về những chuyện này. Họ chia sẻ các lập luận này với những người không tin và có thể thử để thuyết phục những người này. Đây không phải là vấn đề bao dung. Bao dung không phải là nói: «Bạn nghĩ hoàn toàn ngược, nhưng bạn cũng có lý». Bao dung là nói: «Tôi nghĩ như vậy, tôi nghĩ như kia, nhưng tôi không ngăn bạn suy nghĩ như thế, tôi để bạn tự do giữ đạo của bạn, dù tôi nghĩ đó là sai». Người kitô hữu phải bảo vệ tự do tôn giáo. Đó là một nét rõ ràng rút ra từ Tân Ước. Phải tôn trọng và yêu thương tất cả mọi người, bất kể quan điểm của họ: nhưng đây không phải là lý do để nói tất cả quan điểm này đều có giá trị, tất cả đều đúng.
Tự do tôn giáo có nghĩa gì nếu các kitô hữu, các người hồi giáo và những người trong các tôn giáo khác, vì những lý do bao dung, họ từ chối không nói ngôn ngữ sự thật?
Sự lên án bất bao dung là một nguy cơ cho tự do tôn giáo và tự do lương tâm. Vì trên nguyên tắc, tự do tôn giáo có nghĩa là mọi ý kiến và sự mâu thuẫn của nó có thể được nêu ra. Người này nói rằng hồi giáo nói đúng và người kia có quyền khẳng định điều ngược lại. Tôi có quyền tin rằng kitô giáo là thật cũng như nói ngược lại. Chủ nghĩa hậu hiện đại cào bằng và để tự do tôn giáo tương đương với điều này: nếu tôi nói với một người hồi giáo tôi không đồng ý với đức tin của họ, thì theo các người hậu hiện đại này, đây là một hành vi bạo lực mà tôi vi phạm đối với họ và phải bị cấm (đây đúng là trường hợp trong một vụ án mà nữ diễn giả bị cho có tội vì đã công khai «bôi nhọ một người mà người đó là đối tượng tôn kính», đó là Mohamet, vị tiên tri của hồi giáo, một cách «có thể gây nên sự phẫn nộ chính đáng», vi phạm điều luật 188 của Luật hình sự Áo).
Trong chiều hướng này, các dự án luật của nước Bỉ sẽ nhằm ngăn các chỉ trích của các tôn giáo khác. Đó là vì người ta không còn phân biệt giữa diễn ngữ của các ý kiến, các tranh chấp của chúng ta và các hành động thật sự hung bạo mà người ta không còn hiểu cái gì là đích thực tự do lương tâm và tự do tôn giáo. Bruxelles rõ ràng sẽ đi trong hướng này: đó là một nền chính trị bi thảm và điều này rất chắc chắn sẽ dẫn chúng ta đến những khó khăn rất lớn.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch