Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca (Lc 9: 28b-36)
28 Khoảng tám ngày sau khi nói những lời ấy, Đức Giê-su lên núi cầu nguyện đem theo các ông Phê-rô, Gio-an và Gia-cô-bê.29 Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói loà.30 Và kìa, có hai nhân vật đàm đạo với Người, đó là ông Mô-sê và ông Ê-li-a.31 Hai vị hiện ra, rạng ngời vinh hiển, và nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giê-ru-sa-lem.32 Còn ông Phê-rô và đồng bạn thì ngủ mê mệt, nhưng khi tỉnh hẳn, các ông nhìn thấy vinh quang của Đức Giê-su, và hai nhân vật đứng bên Người.33 Đang lúc hai vị này từ biệt Đức Giê-su, ông Phê-rô thưa với Người rằng: "Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Mô-sê, và một cho ông Ê-li-a." Ông không biết mình đang nói gì.34 Ông còn đang nói, thì bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Khi thấy mình vào trong đám mây, các ông hoảng sợ.35 Và từ đám mây có tiếng phán rằng: "Đây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người! "36 Tiếng phán vừa dứt, thì chỉ còn thấy một mình Đức Giê-su. Còn các môn đệ thì nín thinh, và trong những ngày ấy, các ông không kể lại cho ai biết gì cả về những điều mình đã thấy.
SUY NIỆM 1
Hơn bao giờ hết, phẩm giá con người đang bị chà đạp cách kinh hoàng. Con người không còn được nhìn đến như một tác phẩm tuyệt vời của Thiên Chúa, trái lại nó đã trở thành một món hàng như bao món hàng khác. Chẳng hạn, những nạn bắt cóc trẻ em để bán các nội tạng, hoặc các bác sĩ, vì tiền, sẵn sàng mổ lấy các nội tạng của bệnh nhân một cách lén lút để kiếm lợi cho bản thân. Và tệ hơn nữa, nạn mại dâm đã được công nghiệp hóa, trở thành nguồn lợi nhuận to lơn cho các nhà tư bản, vì thế người ta không ngần ngại mua bán các trẻ em vị thanh niên , và các thiếu nữ phục vụ cho nghành công nghiệp chuyên kinh doanh thể xác này. Phẩm giá con người chẳng còn được quí trọng!
Biến cố Hiển Dung hôm nay là một lời minh định rõ ràng: Con người tuy là thụ tạo, nhưng là một thụ tạo được Chúa tạo thành giống hình ảnh Thiên Chúa. Có nghĩa, con người mang lấy một phẩm giá cao trọng đến nỗi không một thụ tạo hữu hình nào có được phẩm giá như thế. Sự cao trọng của phẩn gia này được Đức Kito mạc khải qua cuộc biến hình của Người trên núi Tabor: Dung mạo Chúa biến đổi, y phục Người trở nên trắng tinh chói lòa. Sự biến đổi thân xác trên núi Tabor của Chúa là lời minh định: con người không đơn thuần chỉ là khối vật chất để chúng ta khai thác như tài nguyên, để chúng ta trao đổi như hàng hóa, nhưng trái lại nơi thân xác đó còn chứa đựng cả một kho tàng linh thánh, bởi con người bao gồm cả linh hồn, một yếu tố thuộc thần linh. Chính yếu tố này đã làm con người trở nên cao trọng, vượt trổi hơn mọi thụ tạo, bởi chính sự cao trọng này mà Đức Kitô đã đến trần gian, sống với con người, hiện diện giữa con người, hiến thân để cứu chuộc con người và ban ơn thánh hóa qua bí tích Thanh tẩy để làm cho con người được trở nên đồng hình đồng dạng với Người, và nhất là đã biến mình thành lương thực nuôi sống con người để nhờ đó họ được dự phần vào sự sống của Thiên Chúa. Con người đã được nâng lên hàng thần thánh, đó không là một phẩm giá cao trong sao!
Cuộc hiển dung của Chúa Giêsu không chỉ đơn thuần là một biến cố ngoại thường Chúa tỏ ra để khẳng định nguồn gốc thần linh của mình, nhưng nó liên quan đến sự hiện hữu của từng người chúng ta, là lời khẳng định với chúng ta rằng, tuy chúng ta là những con người yếu đuối, nhưng Thiên Chúa không bỏ chúng ta hư hoại, Ngài sẽ phục hồi lại sự vinh sáng cho con người qua Đức Giêsu nhờ cái chết và sự phục sinh của Người. Với lời khẳng định này, chúng ta không thất vọng vì sự mỏng dòn của thân phận con người, nhưng trái lại chúng ta luôn hoan hỉ với niềm hy vọng về sự sống mà Chúa đã hứa ban cho những ai tin tưởng vào Ngài.
Lạy Chúa, chúng con xin được dâng lời cảm tạ vì Chúa đã dẫn chúng con vào đời, đã ban cho chúng con một thân xác, và chính nơi thân xác yếu hèn này Chúa lại mặc cho chúng con một phảm giá cao trọng: phảm giá làm con của Chúa. Xin giúp chúng con luộn sống xứng đáng với phẩm giá này. Amen
GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
nơi đất và trời gần nhau, nơi thích hợp cho cầu nguyện.
Lần cầu nguyện này thật khác thường.
Ðức Giêsu biết mình đã bước vào một khúc quanh quan trọng.
Ðau khổ và cái chết đang chờ Ngài (x. Mc 8, 31).
Nhưng Ngài can đảm đón lấy trong tình yêu đầy hy vọng.
Ðức Giêsu buông mình cho Cha trong sự vâng phục tín thác.
Chưa bao giờ Ngài thấy mình là Con như bây giờ.
Chính vào giây phút xuất thần ngây ngất này
mà Ngài được Cha biến đổi hình dạng.
Khuôn mặt Ngài chói sáng, y phục Ngài rực rỡ trắng tinh.
Hai nhân vật lớn của Cựu ước là Mô-sê và Ê-li-a,
đại diện cho Lề Luật và Ngôn Sứ, cho cả dòng lịch sử Ít-ra-en,
hiện ra trò chuyện với Ngài.
Ðây là hành vi ưu ái mà Cha dành cho Con,
như một nâng đỡ trước khi Con bước vào cuộc khổ nạn.
Chính Cha là Ðấng vén mở vinh quang thần linh của Con,
vinh quang này bị che khuất khi Con sống phận người.
Chính Cha hiện diện trong đám mây che phủ.
Chính Cha giới thiệu Con và nhắn nhủ các môn đệ.
Ðức Giêsu được Cha biến hình vì Ngài dám sống như Con thảo.
“Ðây là Con Ta yêu dấu” thật là lời chuẩn nhận của Cha.
Càng sống như Con thảo thì căn tính Ngài càng tỏa sáng.
Vinh quang rạng ngời là vinh quang của người Con dấu yêu.
Phêrô muốn kéo dài mãi hạnh phúc bất ngờ này.
“Ở đây thật tuyệt. Chúng con xin dựng ba lều…”
Nhưng tiếng từ trời đưa ông về với thực tế: “Hãy nghe Người”.
Hạnh phúc của núi cao không phải là trạm dừng.
Ðây chỉ là một củng cố đức tin trước thử thách sắp đến.
Ðiều quan trọng Cha nhắn nhủ là hãy nghe Người.
Nghe những lời loan báo về số phận của Thầy và trò.
Thầy sắp bước vào con đường hẹp.
Trò cũng được mời đi vào con đường ấy.
Chiêm ngắm Thầy biến hình và muốn ở lại đó, là điều dễ.
Vâng nghe lời Thầy là điều khó hơn nhiều
vì lời đó đòi từ bỏ mình, vác thập giá, mất mạng sống.
Có vẻ ba môn đệ không rút được nhiều ích lợi ngay
từ sau kinh nghiệm độc đáo này (x. 2Pr 1, 16-18).
Họ chỉ được chút hưng phấn chóng qua nhờ chiêm ngắm,
nhưng lại không đủ sức trung tín theo Thầy đến cùng,
để nhìn vào khuôn mặt đầy mồ hôi của Thầy trong Vườn Dầu,
và khuôn mặt đầy thương tích của Thầy trên Núi Sọ.
Cuộc biến hình diễn ra mãi cho đến ngày nhắm mắt.
Nhờ nghe lời Ðức Giêsu và sống như Ngài
mà thân xác, khuôn mặt, trái tim ta được biến đổi.
Cuộc đời người Kitô hữu phải có khả năng tỏa sáng,
nhờ sống như Con Cha và thực sự trở thành Con.
xin biến đổi con từ từ qua cầu nguyện.
xin biến đổi ánh mắt con.
Mỗi lần con rước Chúa,
xin biến đổi môi miệng con.
Mỗi lần con nghe lời Chúa,
xin biến đổi tai con.
sau mỗi lần gặp Chúa.
trong nụ cười của con,
thấy sự dịu dàng của Chúa
trong lời nói của con.
có bộ mặt chán nản và thất vọng.
cùng đi với Chúa và với tha nhân
trên những nẻo đường gập ghềnh. Amen.