Các con hãy sẵn sàng
Một cụ già và một thanh niên ngồi đang ngồi đàm đạo
với nhau bên tách cà phê dưới bầu trời Manhattan .
Rồi bỗng dưng cụ già
lấy ra một cuộn băng và đặt nó vào máy cassette.
Ông mỉm cười, nói:
Trong cuộn băng này có ba đoạn ghi âm
ngắn về ba người khác nhau đến xin
tôi giúp đỡ. Tôi muốn cậu lắng
nghe những đoạn ghi âm này.
Với tôi, điểm
tương đồng của ba người trong ba mẩu ghi âm này có lẽ là sự bất
hạnh.
- Người
đầu tiên rõ ràng đã phải trải qua một thời kỳ khủng hoảng do việc kinh doanh
thua lỗ. Anh ta nhiếc móc mình rằng
đã không làm việc chăm chỉ
và không vững tin vào con đường phía trước.
- Người
phụ nữ cất tiếng sau đó chưa kết hôn vì cô cảm thấy mình phải có trách nhiệm với người mẹ già yếu. Cô ấy
nhớ lại trong tiếc nuối và đau khổ về những cơ hội xây dựng một cuộc sống gia
đình hạnh phúc mà cô
đã từ bỏ.
- Giọng
nói thứ ba là của một người mẹ có thằng con trai vừa gặp rắc rối với cảnh sát; bà ấy trách mình
đã không biết dạy dỗ nó.
Người bạn già của tôi
tắt máy rồi trở lại ghế ngồi.
Trong những đoạn ghi âm này có một cụm
từ được lặp lại đến những sáu lần, nó ẩn
chứa ý nghĩa không mấy tích cực.
Hai từ đáng buồn nhất trong mọi ngôn
ngữ, đó là hai chữ : GIÁ MÀ
Có lẽ cậu sẽ ngạc nhiên nếu biết rằng tôi đã ngồi trên chiếc ghế
này và lắng nghe
hàng ngàn lần những câu nói buồn đau khắc khoải bắt đầu bằng hai GIA MÀ!
Họ đã nói với tôi rằng:
- Giá mà tôi hành động khác đi;
- Giá mà mọi chuyên không xảy ra như thế;
- Giá mà tôi không mất bình tĩnh
để rồi thốt ra những lời lẽ chua chát đó, có những hành động thiếu thành thật
đó, nói những lời dối trá đó;
- Giá mà tôi khôn ngoan hơn,
hoặc bớt ích kỷ đi hoặc biết tự kiềm chế hơn...
Họ cứ nói và nói cho đến khi tôi buộc
phải ngắt lời
hoặc yêu cầu họ dừng lại.
Đôi khi, tôi cũng buộc họ phải nghe những
đoạn ghi âm mà cậu vừa nghe..
Và rồi tôi nói với họ: Giá mà
anh (chị) ngừng nói giá mà thì chúng ta đã làm được một điều gì đó ý nghĩa hơn trong cuộc
sống.
Hai từ GIÁ MÀ
dẫn chúng ta vào bài Tin Mừng hôm nay:
Để diễn tả sự gắn bó với Nước Trời,
Đức Giêsu đã lần lượt dùng những dụ ngôn diễn tả bằng sự
tỉnh thức.
Về hai dụ ngôn này,
Mathhêu chỉ kể lại dụ ngôn “Ông chủ tỉnh thức” (Mt
24,43-44),
Marcô chỉ lấy dụ ngôn “Đầy tớ tỉnh thức (Mc 13,33-35),
còn ở đây Luca kể cả hai.
Kiểu nói “Hãy thắt lưng, Hãy cầm đèn trong tay” được dùng
để diễn tả tư thế đang làm việc, đang tỉnh thức. Ở đây diễn tả hành vi sẵn
sàng, trong tư thế dọn mình để chờ đợi Chúa đến trong giờ chết.
Vậy tỉnh thức là gì ?
Tỉnh thức ở đây cũng có nghĩa là sẵn sàng.
Chúa dạy chúng ta phải tỉnh thức và sẵn sàng, chúng ta
phải quan tâm và chấp hành nghiêm chỉnh.
Tỉnh thức không chỉ
là không ngủ mà còn là
ngủ trong thức tỉnh.
Tỉnh thức không phải là ngồi không mà chờ đợi, nhưng vẫn
làm như thường trong tư thế chờ đợi.
Như vậy, thái độ tỉnh thức của chúng ta không phải là một
thái độ tiêu cực, chạy trốn, tránh né bổn phận, không dấn thân trong hiện tại,
nhưng ngược lại, vẫn sống tích cực, vẫn chu toàn bổn phận hàng ngày, vẫn liên
đới với mọi người… sống và làm việc cách tốt đẹp.
Tóm lại, sự tỉnh thức của chúng ta là ý thức rằng sống là
để yêu thương và phục vụ. Đây chính là ý nghĩa đích thực của sự tỉnh thức mà
Chúa Giêsu nói đến trong bài Tin Mừng.
Chúng ta còn trẻ hay đã già, khỏe mạnh hay đau yếu, điều
đó không quan trọng, nhưng quan trọng là chúng ta đang sống thế nào? Đang tỉnh
thức hay ngủ mê? Nếu chúng ta đang sống tốt đẹp, chúng ta cứ vui sống.
Có một câu chuyện kể rằng: Một hôm, một số trẻ em đang
vui chơi, một giáo sư đi tới hỏi các em: “Nếu bây giờ Chúa gọi các con chết,
các con sẽ làm gì?”.
Nghe hỏi thế, em thì nói: “Con vào nhà thờ cầu nguyện”.
Em khác thưa: “Con đi xưng tội”.
Có một em hồn hiên trả lời: “Phần con vẫn vui chơi như
thường”.
Vị giáo sư hỏi: “Tại sao con lại vui chơi như thường?”.
Em trả lời: “Vì con luôn sống tốt đẹp, nên con chẳng có
gì phải lo sợ”.
Em bé đó chính là thánh trẻ Becman.
Khi
đời chúng ta luôn sẵn sàng, khi lương tâm chúng ta không trách cứ chúng ta điều
gì, khi mọi nợ nần của chúng ta với Chúa và anh em đều sòng phẳng, chúng ta
không có gì phải lo sợ, chúng ta cứ vui sống.
Hay
nói cách khác, tỉnh thức của chúng ta là ý thức rằng sống là để yêu
thương và phục vụ.
Đây
chính là ý nghĩa đích thực mà Đức Giêsu nói đến trong bài Tin mừng
hôm nay: Hãy tỉnh thức, hãy sẵn sàng, nghĩa là hãy làm tốt mọi công việc ngay
trong lúc này, chớ không phải cứ ngồi đó mà tụng đi tụng lại điệp khúc GIÁ MÀ.
Điệp khúc GiÁ MÀ sẽ chẳng giúp gì
cho chúng ta trong cuộc sống tự nhiên cũng như siêu nhiên. Amen.