THỨ BA SAU CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu (Mt 11: 20-24)
20 Bấy giờ Người bắt đầu quở trách các thành đã chứng kiến phần lớn các phép lạ Người làm mà không sám hối:21 "Khốn cho ngươi, hỡi Kho-ra-din! Khốn cho ngươi, hỡi Bết-xai-đa! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi các ngươi mà được làm tại Tia và Xi-đôn, thì họ đã mặc áo vải thô, rắc tro lên đầu tỏ lòng sám hối.22 Vì thế, Ta nói cho các ngươi hay: đến ngày phán xét, thành Tia và thành Xi-đôn còn được xử khoan hồng hơn các ngươi.23 Còn ngươi nữa, hỡi Ca-phác-na-um, ngươi tưởng sẽ được nâng lên đến tận trời ư? Ngươi sẽ phải nhào xuống tận âm phủ! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi ngươi mà được làm tại Xơ-đôm, thì thành ấy đã tồn tại cho đến ngày nay.24 Vì thế, Ta nói cho các ngươi hay: đến ngày phán xét, đất Xơ-đôm còn được xử khoan hồng hơn các ngươi."
SUY NIỆM
Văn minh càng tiến bộ, càng lôi kéo con người- gia đình và xã hội đến chỗ sa đọa và hủy hoại nền luân lý. Ngay từ thời xa xưa, các Tiên Tri trong Cựu Ước đã thấy được hiểm họa ấy. Việc chúc dữ các đô thị là một trong những đề tài nổi bật trong lời rao giảng của các ngài. Sôđôma, Gômôra, Babylon, Tyrô, Siđôn là đối tượng của những lời rủa xả nặng nề nhất của các tiên tri. Những đô thị này không những là nơi phát sinh những sa đọa luân lý, mà còn là biểu tượng của óc tự mãn, sự tôn thờ ngẫu tượng của con người.
Chúa Giêsu cũng tiếp tục truyền thống tiên tri ấy khi Ngài lên tiếng chúc dữ một số thành phố như Corazin, Betsaida. Cuộc sống vật chất sung túc làm cho con người sa đọa, đồng thời chối bỏ tương quan với Ðấng Tạo Hóa. Con người được tạo dựng không phải để sống đơn độc một mình; nhưng chính trong tương quan với tha nhân mà con người nên thành toàn hơn. Do đó gia đình và xã hội là nhân tố thiết yếu cho sự phát triển toàn diện con người.
Làng mạc, thành phố, đô thị, tự nó là những xã hội cần thiết để con người xây dựng các tương quan và nhờ đó phát triển nhân cách. Tuy nhiên, thay vì giúp con người phát triển, các đô thị thường lại đày đọa con người vào nỗi cô đơn và chối bỏ mối tương quan với Thiên Chúa. Lắng nghe Lời Chúa, đó là bí quyết để xây dựng cuộc sống xã hội, thắt chặt quan hệ với tha nhân và trở nên thành toàn. Ðó là điều Chúa Giêsu muốn nhắn nhủ chúng ta trong Tin Mừng hôm nay: con người không thể xây dựng một xã hội tốt đẹp, nếu loại bỏ Thiên Chúa và những giá trị thiêng liêng ra khỏi cuộc sống.
Kêu gọi Sám hối – là một từ quá quen thuộc, người ta có thể rất hay nói về nó bằng nhiều cách hoa mỹ để diễn tả, hoặc đọc kinh để sám hối, xưng tội để sám hối…, nhưng lại không hiểu hết ý nghĩa của nó. Vì đã sám hối là phải canh tân, là phải biến đổi cuộc sống. Muốn sám hối người ta phải có lòng khiêm tốn biết mình, nhận ra ân huệ và tình thương Chúa dành cho mình trong cuộc sống, nhận ra tội là sự xúc phạm đến Thiên Chúa và tình thương yêu của Người, nhận ra những sai trái lầm lỗi của mình, thật lòng thống hối và quyết tâm sửa chữa.
Đức Giêsu mời gọi sám hối - Ngài đã thiết lập bí tích hòa giải, hay còn gọi là bí tích sám hối như một phương thế để người Kitô hữu có điểm dừng, có hồi tâm xét mình để biết mình, để hoán cải sửa chữa những lầm lỗi. Thế nhưng có được bao người Kitô hữu lãnh nhận bí tích hòa giải trong tinh thần sám hối thực sự, hay coi đó chỉ như hành vi đi “đổ rác”, hoặc để giữ luật, hoặc chỉ vì gượng ép… Vì thế mà tội xưng xong thì “đâu lại hoàn đó” - Không có gì đổi mới, không có gì canh tân.
Chúa Giêsu quở trách các dân thành Khoradin, Betsaida và Caphanaum đã được Chúa thi ân giáng phúc rất nhiều, nhưng họ vẫn cứng lòng tin và có những thái độ bất cần, vô ơn với Chúa. Bổn phận của mỗi người chúng ta là phải biết dùng những điều kiện thuận lợi, những khả năng Chúa ban để sinh lợi trước mặt Chúa, chứ không phải để tận hưởng và tự phụ. Vì vậy, là người Kitô hữu chúng ta phải làm cho ơn Chúa được lớn lên và làm giàu những nén bạc Chúa ban trong mọi hoàn cảnh của đời sống chúng ta.
Lạy Chúa, xin cho Lời Chúa hôm nay đánh động chúng con biết ăn năn sám hối và canh tân đời sống cho phù hợp với những đòi hỏi của Tin Mừng. Xin giúp chúng con thắng vượt những tư tưởng, ước muốn tội lỗi, để chúng con luôn sống trong sạch và cao thượng trong cuộc sống hôm nay. Amen.
GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
20 Bấy giờ Người bắt đầu quở trách các thành đã chứng kiến phần lớn các phép lạ Người làm mà không sám hối:21 "Khốn cho ngươi, hỡi Kho-ra-din! Khốn cho ngươi, hỡi Bết-xai-đa! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi các ngươi mà được làm tại Tia và Xi-đôn, thì họ đã mặc áo vải thô, rắc tro lên đầu tỏ lòng sám hối.22 Vì thế, Ta nói cho các ngươi hay: đến ngày phán xét, thành Tia và thành Xi-đôn còn được xử khoan hồng hơn các ngươi.23 Còn ngươi nữa, hỡi Ca-phác-na-um, ngươi tưởng sẽ được nâng lên đến tận trời ư? Ngươi sẽ phải nhào xuống tận âm phủ! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi ngươi mà được làm tại Xơ-đôm, thì thành ấy đã tồn tại cho đến ngày nay.24 Vì thế, Ta nói cho các ngươi hay: đến ngày phán xét, đất Xơ-đôm còn được xử khoan hồng hơn các ngươi."
SUY NIỆM
Văn minh càng tiến bộ, càng lôi kéo con người- gia đình và xã hội đến chỗ sa đọa và hủy hoại nền luân lý. Ngay từ thời xa xưa, các Tiên Tri trong Cựu Ước đã thấy được hiểm họa ấy. Việc chúc dữ các đô thị là một trong những đề tài nổi bật trong lời rao giảng của các ngài. Sôđôma, Gômôra, Babylon, Tyrô, Siđôn là đối tượng của những lời rủa xả nặng nề nhất của các tiên tri. Những đô thị này không những là nơi phát sinh những sa đọa luân lý, mà còn là biểu tượng của óc tự mãn, sự tôn thờ ngẫu tượng của con người.
Chúa Giêsu cũng tiếp tục truyền thống tiên tri ấy khi Ngài lên tiếng chúc dữ một số thành phố như Corazin, Betsaida. Cuộc sống vật chất sung túc làm cho con người sa đọa, đồng thời chối bỏ tương quan với Ðấng Tạo Hóa. Con người được tạo dựng không phải để sống đơn độc một mình; nhưng chính trong tương quan với tha nhân mà con người nên thành toàn hơn. Do đó gia đình và xã hội là nhân tố thiết yếu cho sự phát triển toàn diện con người.
Làng mạc, thành phố, đô thị, tự nó là những xã hội cần thiết để con người xây dựng các tương quan và nhờ đó phát triển nhân cách. Tuy nhiên, thay vì giúp con người phát triển, các đô thị thường lại đày đọa con người vào nỗi cô đơn và chối bỏ mối tương quan với Thiên Chúa. Lắng nghe Lời Chúa, đó là bí quyết để xây dựng cuộc sống xã hội, thắt chặt quan hệ với tha nhân và trở nên thành toàn. Ðó là điều Chúa Giêsu muốn nhắn nhủ chúng ta trong Tin Mừng hôm nay: con người không thể xây dựng một xã hội tốt đẹp, nếu loại bỏ Thiên Chúa và những giá trị thiêng liêng ra khỏi cuộc sống.
Kêu gọi Sám hối – là một từ quá quen thuộc, người ta có thể rất hay nói về nó bằng nhiều cách hoa mỹ để diễn tả, hoặc đọc kinh để sám hối, xưng tội để sám hối…, nhưng lại không hiểu hết ý nghĩa của nó. Vì đã sám hối là phải canh tân, là phải biến đổi cuộc sống. Muốn sám hối người ta phải có lòng khiêm tốn biết mình, nhận ra ân huệ và tình thương Chúa dành cho mình trong cuộc sống, nhận ra tội là sự xúc phạm đến Thiên Chúa và tình thương yêu của Người, nhận ra những sai trái lầm lỗi của mình, thật lòng thống hối và quyết tâm sửa chữa.
Đức Giêsu mời gọi sám hối - Ngài đã thiết lập bí tích hòa giải, hay còn gọi là bí tích sám hối như một phương thế để người Kitô hữu có điểm dừng, có hồi tâm xét mình để biết mình, để hoán cải sửa chữa những lầm lỗi. Thế nhưng có được bao người Kitô hữu lãnh nhận bí tích hòa giải trong tinh thần sám hối thực sự, hay coi đó chỉ như hành vi đi “đổ rác”, hoặc để giữ luật, hoặc chỉ vì gượng ép… Vì thế mà tội xưng xong thì “đâu lại hoàn đó” - Không có gì đổi mới, không có gì canh tân.
Chúa Giêsu quở trách các dân thành Khoradin, Betsaida và Caphanaum đã được Chúa thi ân giáng phúc rất nhiều, nhưng họ vẫn cứng lòng tin và có những thái độ bất cần, vô ơn với Chúa. Bổn phận của mỗi người chúng ta là phải biết dùng những điều kiện thuận lợi, những khả năng Chúa ban để sinh lợi trước mặt Chúa, chứ không phải để tận hưởng và tự phụ. Vì vậy, là người Kitô hữu chúng ta phải làm cho ơn Chúa được lớn lên và làm giàu những nén bạc Chúa ban trong mọi hoàn cảnh của đời sống chúng ta.
Lạy Chúa, xin cho Lời Chúa hôm nay đánh động chúng con biết ăn năn sám hối và canh tân đời sống cho phù hợp với những đòi hỏi của Tin Mừng. Xin giúp chúng con thắng vượt những tư tưởng, ước muốn tội lỗi, để chúng con luôn sống trong sạch và cao thượng trong cuộc sống hôm nay. Amen.
GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
Dấu lạ và sám hối
(Mt 11, 20 – 24)
20 Bấy giờ Người bắt đầu quở trách các thành đã chứng kiến phần lớn các phép lạ Người làm mà không sám hối:
21 “Khốn cho ngươi, hỡi Kho-ra-din! Khốn cho ngươi, hỡi Bết-xai-đa! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi các ngươi mà được làm tại Tia và Xi-đôn, thì họ đã mặc áo vải thô, rắc tro lên đầu tỏ lòng sám hối.22 Vì thế, Ta nói cho các ngươi hay: đến ngày phán xét, thành Tia và thành Xi-đôn còn được xử khoan hồng hơn các ngươi.23 Còn ngươi nữa, hỡi Ca-phác-na-um, ngươi tưởng sẽ được nâng lên đến tận trời ư? Ngươi sẽ phải nhào xuống tận âm phủ! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi ngươi mà được làm tại Xơ-đôm, thì thành ấy đã tồn tại cho đến ngày nay.24 Vì thế, Ta nói cho các ngươi hay: đến ngày phán xét, đất Xơ-đôm còn được xử khoan hồng hơn các ngươi.”
- « Khốn cho ngươi… »
Trong các Tin Mừng, một trong những lời gay gắt của Đức Giê-su, là những lời chúng ta nghe trong bài Tin Mừng hôm nay :
- Đức Giêsu bắt đầu quở trách các thành: « Khốn cho ngươi hỡi Kho-ra-din, khốn chongươi hỡi Bết-xai-đa »
- Và sau đó, Người còn nói : « Còn ngươi nữa, hỡi Ca-phác-na-um, ngươi tưởng sẽ được nâng lên đến tận trời ư? Ngươi sẽ phải nhào xuống tận âm phủ!»
Chúng ta đừng để mình bị tê liệt bởi những lời quở trách và những lời công bố án phạt nặng nề. Cũng giống như cha mẹ của chúng ta nói những lời rất mạnh, khi chúng ta phạm lỗi nặng. Nhưng đó là những lời có tính sư phạm, chứ không phải là lời phán quyết chung cục, nghĩa là những lời này được nói ra để làm cho chúng ta phải sợ, thức tỉnh, sửa đổi, hoán cải, không dám tái phạm và trở nên tốt hơn.
Thật vậy, những lời quở trách của Đức Giê-su, trong trường hợp này, không phải là lời nói cuối cùng của Đức Giê-su, nói cách khác, đây không phải là bức thư tối hậu. Lời nói cuối cùng, lời tối hậu của Đức Giê-su là « Lời Thập Giá » (x. 1Cr 1, 18), nói lên tình yêu bao dung và tha thứ tuyệt đối của Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa là tình yêu và chỉ là tình yêu mà thôi.
- Nhận ra dấu lạ
Điều quan trọng là ba thành phố này đã làm gì, đã phạm lỗi gì khiến cho Đức Giê-su nổi giận như vậy : đó là không sám hối, khi chứng kiến các dấu lạ Đức Giê-su đã thực hiện. Và trong bài Tin Mừng, Đức Giê-su nhấn mạnh đến sự từ chối của cả một tập thể, đó thành Kho-ra-din, thành Bết-xai-đa và thành Ca-phác-na-um đã không biết đọc ra các dấu chỉ mà Ngài thực hiện ở giữa họ để hoán cải.
Khi nghe những lời này, ước gì chúng ta quan tâm nhiều hơn đến cách thức cả Hội Dòng, cộng đoàn và gia đình nhận ra sự hiện diện, hoạt động và lời mời gọi của Chúa ngang qua các dấu chỉ Chúa ban cho chúng ta. Có thể nói, chúng ta cũng được Chúa ưu ái ban cho các dấu lạ như đã ban cho Kho-ra-din, Bết-xai-đa và Ca-phác-na-um. Và Chúng ta cũng được mời gọi nhận ra những dấu lạ Chúa làm cách nhưng không cho mỗi người chúng ta ở trong cuộc đời, để với lòng biết ơn, chúng ta yêu mến và phụng sự Chúa trong mọi sự. Nếu không, có lẽ Chúa cũng « nổi giận » !
Trước hết, đó là dấu chỉ sự sống và tất cả những gì liên quan đến sự sống (thiên nhiên, môi trường sống, dân tộc, xã hội, gia đình, lương thực, tương quan, ý nghĩa cuộc đời, ơn gọi…), và nhất là Đức Giê-su Ki-tô, quà tặng tuyệt vời nhất mà Thiên Chúa đã ban cho loài người và cho từng người chúng ta. Người là Dấu Lạ của mọi dấu lạ, ơn huệ của mọi ơn huệ. Bởi vì, Người là đường đi, là ánh sáng, là lương thực hằng sống, là tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho con người. Nhận ra ơn huệ Thiên Chúa ban (x. Ga 4, 10) sẽ khơi dậy nơi chúng ta lòng khát khao được Thiên Chúa dẫn đưa theo chính lộ ngàn đời:
Lạy Chúa, xin dò xét để biết rõ lòng con,
xin thử con cho biết những điều con cảm nghĩ.
Xin Ngài xem con có lạc vào đường gian ác
thì dẫn con theo chính lộ ngàn đời.
xin thử con cho biết những điều con cảm nghĩ.
Xin Ngài xem con có lạc vào đường gian ác
thì dẫn con theo chính lộ ngàn đời.
(Tv 139, 23-24)
- Liên đới trong ơn cứu độ
Khi Đức Giêsu sai bảy mươi hai môn đệ lên đường thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng Nước Trời (x. Lc 10, 1-12), Ngài không nói tới cá nhân, nhưng chỉ nói tới “cấp” nhà và “cấp” thành: vào nhà nào…; vào thành nào… Đó chính là chiều kích liên đới của ơn cứu độ mà Kinh Thánh và Tin Mừng đặc biệt nhấn mạnh; chẳng hạn, trong lời đối thoại của tổ phụ Abraham với Đức Chúa, chúng ta thấy rằng những người công chính có thể cứu được cả một thành đô (x. St 18, 16-33); và Đức Giêsu nói với ông Gia-kêu: “hôm nay ơn cứu độ đã đến cho nhà này” (Lc 19, 9).
Trong thực tế, ơn cứu độ thường được nêu ra và giải đáp chỉ trên bình diện cá nhân: tội ai nấy chịu, công ai nấy hưởng. Điều này đúng, nhưng vẫn còn một sự thật khác: trong Chúa, còn có sự liên đới trong lầm lỗi, trong xét xử và trong cả ơn phúc nữa. Vì thế, đối tượng loan báo Tin Mừng của chúng ta không chỉ là những cá nhân, nhưng còn là và nhất là cả một dân tộc, một xã hội, một thành phố, một làng, một nhà, một cộng đoàn.
Sự liên đới trong sứ mạng loan báo Nước Trời, sự liên đới trong sự đón nhận lời loan báo, đặt nền tảng trên một sự liên đới khác, đó là sự liên đới thần linh: “Ai nghe anh em là nghe Thầy, ai từ chối anh em là từ chối Thầy; nhưng ai từ chối Thầy là từ chối Đấng đã ai Thầy” (x. Lc 10, 16).
Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc