Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Phải hiểu người khác

Filled under:

 Một linh mục chánh xứ muốn củng cố Ban Chấp Hành họ đạo của mình. Ngài đã chọn những người gương mẫu trong họ đạo và luôn thăm nom gặp gỡ họ để khuyến khích, để nâng cao đời sống tinh thần, đời sống đạo đức và sự phục vụ vị tha của họ.
          Dầu vậy, một hôm, một người trong Ban Chấp Hành của ngài sa ngã vào một gương xấu, và đa số bổn đạo đã biết đến. Nhưng đó lại là người từng hoạt động tích cực nhất.
          Không muốn dứt khoát với một người nhiệt tâm, chỉ muốn đem người ấy trở về con đường thánh thiện và phục vụ. Vì thế, cha sở gặp Ban Chấp Hành và muốn chọn một người trong ban cùng ngài đến thăm và khuyến khích an ủi người kia.
          Ngài hỏi một vị trong Ban Chấp Hành:
          Ông nghĩ sao về gương xấu của người đó?
          Ông này đáp:
          Thưa cha, một người trong Ban Chấp Hành mà như thế không thể nào chấp nhận được.
          Cha sở hỏi người thứ hai và người này trả lời:
          Con đề nghị cha nên sa thải ông ấy, nếu không cả Ban Chấp Hành đều sẽ mang tiếng lây.
          Cha sở hỏi ý kiến tiếp, và đại đa số đều trả lời tương tự. Sau cùng đến lượt một người tự nảy giờ có vẻ im lặng suy nghĩ, ông cho ý kiến:
          Thưa cha, trường hợp anh đó chưa đến nỗi tệ. Con nghĩ, nếu con mà lâm vào hoàn cảnh của anh ấy, chắc chắn con sẽ đáng trách hơn anh ấy nhiều.
          Và cha sở đã chọn anh này để cùng ngài đến thăm người bạn lầm lỡ kia.
          Kính thưa quí vị và các bạn thân mến!
          Sống trên đời này “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”, và “bảy mươi chưa què chớ khoe mình lành”, cho nên chúng ta đừng bao giờ khinh chê ai, đừng bao giờ kết án ai, nhạo cười ai, “cười người chớ khá cười lâu. Cười người hôm trước hôm sau người cười”.
          Mọi sự an vui trên đời này đề ở trong sự hòa nhã, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu nhau hơn. Và thường chính sự hòa nhã thông cảm đó mới cải hóa được người khác. Còn sự kiêu căng kết án chẳng những không giải quyết được gì, mà con làm cho sự việc tồi tệ hơn thêm.
          Mỗi người chúng ta hãy cầu xin Chúa giúp để đừng bao giờ cười chê hoặc kết án ai.
          Lạy Cha chúng con ở trên trời, là Chúa sự bình an. Xin giúp con biết xây dựng an bình chung quanh con. Xin ban cho con luôn biết nhịn nhục và tha thứ.
          Xin cho con luôn làm chủ được sự bình tĩnh và miệng lưỡi con. Đừng để con vội kết án anh chị em con khi con biết rằng con chưa hiểu gì về họ, về hoàn cảnh họ. và cũng xin giúp con đừng bực bội buồn phiền khi anh chị em con nghĩ khác về con, những lúc đó xin giúp con hiểu rằng họ có quyền tự do có ý kiến.
          Xin ban cho con nhân đức khiêm nhường, cam thông, để con biết yêu thương nâng đỡ anh chị em con khi họ sa chân vấp ngã, chớ đừng tàn nhẫn nhận chìm, đè bẹp anh chị em con, và nhất là cho con hiểu được rằng không ơn Chúa giúp con cũng chẳng làm được việc gì.
          Xin Chúa nhậm lời chúng con cầu xin.
          Con xin hết lòng ta ơn Chúa.
Sự tha thứ đích thực
Liền sau thế chiến II chấm dứt, Coritanbun với những vết sẹo
trên thân thể, tàn tích của những khổ hình Bà phải chịu trong
trại tập trung Đức quốc xã, đã đi khắp Âu châu rao giảng sự
tha thứ cho những kẻ đã làm hại mình.
Thế nhưng vào một Chúa nhựt nọ, sau khi kêu gọi mọi người
hãy tha thứ cho nhau trong một nhà thờ của thành phố
Munich, bước ra ngoài Bà bất ngờ đối diện với một khuôn mặt
quen thuộc. Đó là dung mạo của người lính đã hành hạ bà và
hàng ngàn nữ tù nhân khác trong trại tập trung. Những tiếng
than khóc, những cảnh tra tấn, rồi những tiếng kêu trả thù nổi
dậy mạnh mẽ trong tâm trí Bà.
Lúc đó người đàn ông tiến lại khiêm tốn đưa tay ra vừa muốn
bắt tay bà vừa nói : “Thưa Bà, tôi rất cảm ơn những lời tốt đẹp
của Bà kêu gọi sự tha thứ. Xin Bà tha thứ cho tôi”. Bà
Coritanbun như chết điếng người, vì trước đây bà đã cầu
nguyện và quyết tha thứ thật sự, nhưng giờ đây đối diện với
con người cụ thể đã tra tấn mình, bà đứng lặng im, tay không
thể nào bắt tay người đến xin bà tha thứ.
Sau này vào năm 1971 khi kể lại biến cố ấy trong tập sách ”Nơi
ẩn trốn”, bà đã cho biết ”Trong giây phút thinh lặng đó, tôi đã
cố gắng dâng lên Chúa lời nguyện : Lạy Chúa, Chúa thấy con
chưa thể tha thứ cho người đã hành khổ con. Xin Chúa hãy
ban cho con những tâm tình của Chúa để con có thể tha thứ
như Chúa”. Và chính trong lúc đó Bà đã hiểu rằng con người
chỉ có thể tha thứ cho nhau khi nhìn nhận tình yêu thương và
sự tha thứ của Thiên Chúa.

Một mẩu chuyện trong cuộc đời của Thomas Edison, người đã phát minh ra bóng đèn điện:
Sau khi đã tốn nhiều sức lực tinh thần, lẫn cực nhọc thể xác để cùng với những người cộng tác sáng chế ra bóng đèn điện đầu tiên, Thomas Edison trao bóng đèn điện cho một người bạn trẻ tuổi nhất trong nhóm, để leo lên các bậc thang gắn bóng đèn vào chuồi để thử nghiệm. Vì quá xúc động, nên vừa leo đến bậc thang cuối cùng thì người bạn trẻ này vuột tay làm rớt bóng đèn xuống đất vỡ tan.  Thế là toàn nhóm làm việc của Edison lại phải cố gắng không ngừng trong vòng 24 tiếng đồng hồ để tiếp tục chế tạo bóng đèn thứ 2 cho kịp chương trình thử nghiệm. Sau khi đã hoàn tất bóng đèn thứ hai này, Thomas Edison, trước sự ngạc nhiên của mọi người, lại trao bóng đèn đó cho người bạn trẻ đã làm vỡ bóng đèn thứ nhất, để anh ta leo lên gắn bóng đèn vào chuôi như lần trước.
   Cử chỉ cao đẹp này đã làm thay hẳn cuộc đời của người bạn trẻ đó..."
   Một hiệp sĩ dũng cảm tên là Hildebrand bị một bạn đồng nghiệp tên là Brunô nhục mạ nặng nề. Hildebrand thề sẽ trả thù đích đáng món nợ này. Ông suy nghĩ và chuẩn bị kỹ lưỡng chương trình hành động. Cuối cùng, ông chọn địa điểm và ngày giờ thuận lợi. Ông thức dậy nửa đêm, một mình võ Trang đầy đủ đi đến nơi thanh vắng mà ông biết là Brunô sẽ đi ngang qua. Trên đường đi, ông gặp thấy 1 nhà nguyện nhỏ mở cửa.  Ông vào đó để chờ ngày sáng và trong khi chờ đợi, ông tiêu khiển bằng cách nhìn các bức tranh dưới ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn dầu nơi cung thánh.  Ở đây có 3 bức tranh: bức thứ nhất vẽ Đấng Cứu Thế mặc áo choàng đỏ, đầu đội mũ gai, phía dưới có ghi bằng tiếng La-tinh câu này: “Bị lăng nhục, Người không đáp trả lại lăng nhục.”  Bức thứ 2 nhắc lại cảnh đau buồn khi bị đánh đòn, với hàng chữ: “Khi chịu những khổ đau như thế, Người không hề đe doạ.”  Và cuối cùng, bức tranh thứ 3 trình bày Đức Giêsu trên cây thập giá, phía dưới ghi: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm.”  Nhìn liên tiếp 3 bức tranh như thế, tâm hồn Hildebrand bị xúc động mạnh.  Ông quỳ gối xuống và bắt đầu cầu nguyện.  Dần dần cơn thù hận giảm đi, rồi biến mất.  Ông còn ngồi lại đó chờ kẻ thù của ông đến để tha thứ tận tình và để làm hoà với nhau!"
Lúc còn nhỏ. Don Bosco là một em bé linh hoạt, thích vui chơi. Một hôm khi mẹ Ngài là Magrita đi chợ, Bosco muốn lấy chiếc mũ trên tủ, nhưng tủ cao quá lấy không được. Cậu liền kê ghế sát tủ, leo lên rồi vươn người cố với lấy cái mũ. Chẳng may cậu đụng phải chiếc đèn dầu, nó rớt xuống vỡ tan tành, dầu chảy lênh láng.
Ngay lập tức Bosco nảy ra ý nghĩ muốn phi  tang để khỏi bị phạt. Nhưng không thể được vì dầu đã loang ra sàn nhà. Lúc ấy cậu giằng co trong tâm hồn: nên nói sự thật hay đổ lỗi cho con mèo? Được ơn soi sáng cậu quyết định phải thành thật thú lỗi và xin tha thứ. Rồi cậu cầm con dao ra vườn chặt một cành cậy, tuốt sạch lá làm một  cây roi và để sẵn chờ mẹ về.
Khi bà Magrita đi chợ về, Bosco chạy ra đón mẹ và hỏi:
- Mẹ ơi, mẹ đi đường có bình an không? Có mệt không?
- Bình an con ạ. Còn  con, con ở nhà có ngoan không?
Cậu đưa cành cây cho mẹ và nói:
- Mẹ nhìn đây thị mẹ biết thôi.
Mẹ cậu ngạc nhiên hỏi:
- Cái gì vậy?
- Thưa mẹ cái roi. Vì lúc nãy con làm bể cái đèn trên tủ. Có sẵn roi đây rồi, xin mẹ cứ phạt con rồi tha cho con.
Nói xong cậu cúi đầu im lặng.
Bà mẹ nhìn lên tủ thấy mất cái đèn. Bà biết lỗi của con, nhưng bà tha thứ ngay. Vì con bà đã biết thành thật nhận lỗi. Bà ôn tồn bảo con:
- Bosco, con làm bể đèn, đáng bị phạt. Nhưng con biết lỗi, mẹ tha cho con rồi. Từ nay phải ý tứ hơn nhé cưng.
Nói rồi bà ôm cậu, xoa đầu âu yếm.
Sưu tầm