Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Câu hỏi thường gặp về hôn nhân: Thiện ích chung và phẩm giá con người

Filled under:

1. Phẩm giá nội tại của con người là gì?
Giáo Hội dạy rằng mỗi người là một nhân vị độc đáo và không thể thay thế, được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa (xem St 1,27). Vì vậy mà mỗi người người nam, người nữ, trẻ em có nhân cách và giá trị cao đẹp, một phẩm giá không bao giờ có thể bị tước đoạt (nghĩa là, nó là nội tại và bất khả xâm phạm). Tôn trọng phẩm giá của một con người có nghĩa là đối xử với họ một cách công bằng. Cũng có nghĩa là giúp họ phát triển như một con người. Phẩm giá nội tại của con người nên là điểm khởi đầu cho tất cả các nguyên tắc luân lý đạo đức.
2. Hôn nhân có bổn phận gì đối với phẩm giá con người?
Hôn nhân bảo vệ và thăng tiến phẩm giá của người nam, người nữ, phẩm giá của trẻ em và của mọi người trong xã hội. Trước tiên, mối tương quan lâu dài của hôn nhân là nơi duy nhất mà người nam và người nữ có thể thực sự "nói" bằng ngôn ngữ của tình yêu giới tính – toàn diện, trung tín, vĩnh viễn, và mở ngỏ với con cái. Chỉ trong hôn nhân tương quan tính dục mới mang ý nghĩa rằng những điều chúng thực hiện nhằm diễn tả tình yêu tự hiến giữa một người nam và một người nữ (chứ không phải ích kỷ lợi dụng thân xác của nhau). Những điều hẹn ước của người chồng và người vợ được trao nhau bằng lòng tin cao độ và kêu mời sự tin cậy rằng tính dục không phải là lợi dụng, mà là biểu thị sự kết hợp đích thực và tình yêu trao ban sự sống.
Thứ hai, hôn nhân tạo nên một bối cảnh trong đó các quyền của trẻ em đối với người mẹ và người cha được bảo vệ hợp pháp. Hôn nhân cũng giúp đảm bảo rằng trẻ em sẽ được chào đón như là ân sủng; tách khỏi cam kết lâu dài của hôn nhân, trẻ em có khả năng bị xem như là những sản phẩm của đe dọa hoặc phải có bằng được.
Cuối cùng, gia đình dựa trên hôn nhân là một nơi mà người ta có thể sống vì lợi ích của chính mình. Hôn nhân dạy cho xã hội không đánh giá con người chỉ vì tính hữu ích của họ.
3Giáo hội có cho rằng những người trải qua kinh nghiệm hấp dẫn đồng tính có cùng phẩm giá với những người hấp dẫn dị tính không?
Tất nhiên, mỗi người có phẩm giá và giá trị bất khả xâm phạm, bao gồm cả những người bị hấp dẫn đồng giới. Tất cả mọi người cần đối xử bằng sự tôn trọng, nhạy cảm, và tình yêu. Giáo hội kêu gọi mọi người sống một đời sống thánh thiện và trong sạch, và sống phù hợp với thánh ý Thiên Chúa đối với sự sống của họ.
4. "Thiện ích chung" nghĩa là gì?
Theo Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, thiện ích chung là "thiện ích của tất cả chúng ta", thiện ích của mọi thành viên trong xã hội. Một xã hội chú trọng đến thiện ích chung đề cao phẩm giá cơ bản của mỗi con người, và tiến triển "từ những điều ít nhân bản đến những điều nhân bản hơn". Trong ngắn hạn, thiện ích chung là "tổng hợp các điều kiện xã hội cho phép con người, dù là các nhóm hay các cá nhân, đạt đến sự toàn thiện đầy đủ hơn và dễ dàng hơn" (GS 26).
5. Hôn nhân có phải là một tương quan riêng tư không? Hôn nhân có bổn phận gì đối với thện ích chung?
Hôn nhân là một tương quan cá nhân, nhưng không phải là tương quan riêng tư. Thật vậy, hôn nhân đóng một vai trò rất quan trọng trong xã hội. Bằng cách nắm tay kết hợp với nhau công khai trong hôn nhân, vợ chồng bước vào sự hiệp thông độc đáo và chia sẻ toàn bộ đời sống của họ, không chỉ kết hợp các gia đình riêng biệt của họ nên một, nuôi dưỡng các mối quan hệ tốt hơn giữa con người, mà còn tạo nên bối cảnh cần thiết để chào đón một sự sống mới. Bằng cách mở ngỏ với con cái, mỗi cuộc hôn nhân là nền tảng của một gia đình mới, được gọi chính xác là "tế bào chủ chốt" của xã hội. Thực vậy, do khía cạnh truyền sinh của mình mà hôn nhân có thể được cho là nguồn gốc của xã hội, là "cái nôi của sự sống và tình yêu". Hơn nữa, cả mối dây liên kết không thể phân ly kết hợp vợ chồng trong hôn nhân, cũng như tình yêu hy sinh mà cha mẹ dành cho con cái họ tạo nên "động lực của tình yêu" làm cho gia đình trở thành "mái trường đầu tiên và không thể thay thế của đời sống xã hội". Bằng cách thực hành tình yêu tương thuộc lẫn nhau, vợ chồng dạy cho xã hội khước từ chủ nghĩa cá nhân và mưu cầu thiện ích chung cho tất cả mọi người. Mẫu mực hóa tình yêu và hiệp thông bằng cách chào đón và nuôi dưỡng sự sống mới và chăm sóc người đau yếu, bệnh tật, người già, hôn nhân và gia đình tạo nên sự ổn định xã hội và do đó thúc đẩy các nguyên tắc liên đới và bổ trợ.
6Có phải hôn nhân chỉ là tình yêu và dấn thân mà thôi?
Chúng ta đừng ngụy tạo rằng hôn nhân không liên quan đến con cái. Hôn nhân là nền tảng giúp cho trẻ em có một đời sống gia đình ổn định với cha mẹ ruột của chúng. Ngụy tạo rằng thay đổi hôn nhân sẽ không tác động lớn đối với trẻ em thì thật là vô trách nhiệm. "Hôn nhân" đồng tính nghĩa là một số trẻ em sẽ không trưởng thành cùng cha mẹ ruột của chúng, điều đó trái ngược lại những gì đáng ra trẻ em phải được hưởng.
7. Phải chăng hôn nhân chỉ là một vấn đề tôn giáo mà chính phủ nên đứng ngoài?
Không phải như vậy. Các giá trị xã hội của hôn nhân rất to lớn và rõ ràng ngay cả với những người không biết ý nghĩa tôn giáo của hôn nhân như người Công Giáo. Hôn nhân là sự kết hợp trọn đời, chung thủy, và sinh hoa trái giữa người chồng và người vợ phục vụ thiện ích của tất cả mọi người – hôn nhân phục vụ thiện ích của vợ chồng, thiện ích của con cái nảy sinh từ sự kết hợp hôn nhân của họ, và thiện ích của xã hội trong việc đảm bảo rằng sinh sản xảy ra theo đường hướng có trách nhiệm với xã hội.
Chắc chắn rằng các thiện ích này được khẳng định và củng cố bởi hầu hết các tôn giáo. Nhưng chúng không dựa trên bất kỳ tiền đề tôn giáo nào; trái lại chúng dựa trên căn tính của con người. Các chính phủ có trách nhiệm thăng tiến thiện ích chung và lợi ích tốt nhất của tất cả mọi người, nhất là hôn nhân đích thực, dễ bị tổn thương nhất. Thật vậy trách nhiệm của các chính phủ nhằm thăng tiếng và bảo vệ hôn nhân trùng hợp với các niềm tin tôn giáo không phải là lý do để các chính phủ từ bỏ trách nhiệm đó.
8. Quyền con người cơ bản là gì?
Quyền con người cơ bản tuôn chảy từ căn tính và phẩm giá của con người. Để biết được điều gì được xem như là một "quyền", chúng ta phải biết những điều cần thiết để phát triển một con người, như một người nam hay một người nữ. Theo Công đồng Vatican II, các quyền con người cơ bản bao gồm "tất cả mọi thứ cần thiết để dẫn đến cuộc sống thực sự của con người, chẳng hạn như thực phẩm, quần áo, và chỗ ở ", cũng như giáo dục,  được trả lương công bằng v.v … (GS, số 26). Các quyền không tách rời nghĩa vụ và trách nhiệm (x. CV, số 43). Vì các quyền đích thực thăng tiến thiện ích của toàn thể nhân loại, tất cả mọi người, chúng không bao giờ tranh chấp với nhau.
9. Hôn nhân có phải là một quyền con người cơ bản?
Giáo Hội không nói về "quyền của hôn nhân": "Không có luật lệ con người nào có thể bãi bỏ quyền tự nhiên và nguyên thủy của hôn nhân, hoặc không có cách nào có thể hạn chế mục đích hàng đầu và chính yếu của hôn nhân .. ." (RN, số 9). Nhưng có quyền kết hôn không có nghĩa là có quyền tham gia vào một mối tương quan không phải là hôn nhân, và lại bó buộc người khác bằng pháp luật dân sự để xem đó là hôn nhân. Tất cả mọi người đều có quyền kết hôn, nhưng không có quyền tái định nghĩa hôn nhân. Mối tương quan giữa hai người cùng giới tính không phải và không bao giờ có thể là hôn nhân, bởi vì hai người cùng giới tính không đáp ứng được yếu tố xác định cơ bản cho một cặp vợ chồng (sự khác biệt giới tính); chúng không phủ nhận quyền kết hôn những cặp vợ chồng khác giới không đáp ứng được các các yếu tố xác định cơ bản của hôn nhân (như tuổi tác, huyết tộc). Vì thế, quyền kết hôn không bao gồm quyền được gọi là "kết hợp" đồng tính.
10. Tác hại của "hôn nhân" đồng tính là gì?
Hôn nhân mang tầm quan trọng công khai to lớn. Và luật lệ luôn thúc đẩy viễn tượng "đời sống tốt đẹp". Vì vậy tái định nghĩa "hôn nhân" dân sự bao gồm hai người cùng giới tính sẽ gây hậu quả sâu rộng trong xã hội. Luật lệ như là người giảng dạy, và được sự hỗ trợ bởi các chính quyền, các nguồn lực tài chính và sức mạnh cưỡng bức của nhà nước, một đạo luật như thế sẽ dạy nhiều bài học xấu, chẳng hạn như:
- cho rằng hôn nhân chỉ là sự đáp ứng lãng mạn của người trưởng thành và các bậc cha mẹ hợp pháp chẳng làm gì đối con cái họ sinh ra, để mỗi đứa trẻ có thể có quyền đối với sự che chở của người mẹ và người cha cùng với sự trưởng thành của nó, con người được phục vụ trong phạm vi lớn nhất có thể;
- cho rằng những người mẹ và những người cha hoàn toàn có thể hoán đổi vai trò cho nhau, và giới tính cũng không quan trọng cho sự trưởng thành của trẻ em;
- cho rằng hành vi tình dục đồng giới không chỉ đơn thuần chấp nhận được về mặt đạo đức, nhưng hoàn toàn bình đẳng về giá trị đạo đức đối với tình dục trong hôn nhân, và như vậy cũng xứng đáng được xã hội bảo vệ và ủng hộ bằng luật pháp;
- cho rằng những người tuân thủ định nghĩa lâu đời và phổ quát của hôn nhân là mù quáng, đức tin của họ chỉ có thể được giải thích bởi sự thù hận đối với người có khuynh hướng đồng tính, và nhà nước có nhiệm vụ để trừng phạt và gạt bỏ họ vì sự bền bỉ trong đức tin của mình.
 11. Liệu có phải là phân biệt đối xử bất công khi không cho phép hai người nam (hoặc hai người nữ) kết hôn?
Đối xử những việc khác nhau theo cách khác nhau không phải là phân biệt đối xử bất công. Hôn nhân chỉ có thể là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Những điều khác không phải là hôn nhân. Chỉ có một người nam và một người nữ mới có khả năng tự hiến để "cả hai trở nên một xương một thịt". Và chỉ có một người nam và một người nữ mới có khả năng có hành vi tình dục có thể sinh con cái. Các chính phủ có sự quan tâm rất mạnh mẽ trong việc bảo vệ quyền của trẻ em có một người mẹ và một người cha, và làm giảm khả năng nhà nước bảo trợ trẻ em. Pháp luật dân sự về hôn nhân phục vụ cả hai ích lợi này bằng mối dây liên kết hợp pháp các cặp vợ chồng với bất kỳ con cái nào họ sinh ra. Hành vi tình dục của hai người cùng giới tính không bao giờ có thể sinh con cái, vì vậy mối quan tâm của chính phủ (của một số nước) về mối liên kết "các cặp" đồng tính là khác biệt và yếu hơn. Vì vậy, các chính phủ hoàn toàn hợp lý, và không có bất công, trong việc phân biệt giữa hai người cùng giới tính và một cặp vợ chồng khác giới để trao quyền và nghĩa vụ của hôn nhân hợp pháp.
12. Các quyền dân sự thì sao?
Tôn trọng các quyền dân sự của tất cả mọi người rõ ràng là quan trọng, và quyền kết hôn rõ ràng là một quyền dân sự. Nhưng "quyền kết hôn" là quyền tham gia vào một loại tương quan rất đặc biệt có đặc trưng riêng biệt phục vụ cho mục đích xã hội quan trọng; "quyền kết hôn"không phải là quyền tham gia vào mối tương quan không phải là hôn nhân, và để rồi buộc người khác bằng pháp luật đối xử với mối tương quan đó như thể đó là hôn nhân. Những người ủng hộ "hôn nhân" đồng tính bỏ qua sự khác biệt này. Không phục vụ cho mục tiêu của các quyền dân sự, việc tái định nghĩa hôn nhân sẽ đe dọa quyền dân sự của tự do tôn giáo: nó sẽ buộc tất cả mọi người - ngay cả những người có lương tâm chống lại hành vi tình dục đồng giới - đối xử với các mối quan hệ đồng giới như thể chúng đóng vai trò đạo đức tốt đẹp như tương quan hôn nhân.
13. Phải chăng cho phép hai người nam hoặc hai người nữ kết hôn chỉ là mở rộng cho phép các cặp vợ chồng đa sắc tộc kết hôn?
Không có căn cứ giống nhau giữa mục tiêu "tái định nghĩa" hôn nhân bao gồm người cùng giới và phong trào mang tính lịch sử cho phép các cặp vợ chồng đa sắc tộc kết hôn. Tương quan tính dục giữa một người nam và một người nữ đơn thuần không giống như tương quan tính dục giữa hai người nam hoặc giữa hai người nữ, không phân biệt sắc tộc của họ. Các hành vi thân mật vợ chồng có thể gắn kết họ hoàn toàn toàn với nhau, để họ có thể đón nhận con cái. Sự khác biệt giới tính là một đặc tính thiết yếu của hôn nhân; bất kể sắc tộc có giống nhau hay không. Hôn nhân bắt nguồn từ bản chất tự nhiên: hai người cùng giới tính không bị khước từ "quyền" kết hôn hơn một người bị "khước từ" các "quyền" mang thai và nuôi dưỡng một đứa trẻ. (Như đã nói ở câu số 8, nhân quyền đích thực bắt nguồn từ căn tính và phẩm giá của con người, một căn tính bao gồm sự khác biệt giới tính).
14. Bình đẳng và công bằng thì sao?
Tất cả mọi người xứng đáng được đối xử công bằng và bình đẳng, công nhận phẩm giá cao cả của họ. Nhưng việc bảo vệ và thăng tiến hôn nhân như là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ thì không phủ nhận bình đẳng hay không công bằng. Mọi người đều có quyền kết hôn, nhưng những người tham gia vào kết hợp đồng tính tìm kiếm điều gì đó khác biệt chứ không là kết hôn; trái lại, họ tìm cách để luật dân sự buộc những người khác đối xử với các tương quan không phải hôn nhân của họ như thể chúng là hôn nhân. Nhưng các tương quan là không giống nhau, cả về chức năng hay đạo đức. Bảo vệ hôn nhân không phải là bất công, mà chỉ là tôn trọng thực tại - thực tại của hôn nhân như là sự kết hợp toàn diện, sinh hoa trái giữa một người nam và một người nữ. Thực sự công bằng, thực sự bình đẳng, theo sự thật.
15. "Kết hợp dân sự" giữa hai người cùng giới thì sao?
Hôn nhân là sự tốt đẹp vô song trong chính nó. Không có gì có thể sánh bằng sự chung tay góp sức chỉ có giữa vợ chồng, thông qua sự khác biệt giới tính của họ hình thành sự hiệp thông trao ban sự sống. Không có mối tương quan nào giữa những người cùng giới tính có thể giống như giữa một người nam và một người nữ, và cũng không bao giờ chúng được đối xử tương tự như hôn nhân. Vì vậy, những phạm trù theo luật như "kết hợp dân sự" yêu cầu tình trạng tương đương hoặc tương tự như hôn nhân là sai lầm và bất công, gây hại cho cả con người và xã hội. Những phạm trù theo luật như là "kết hợp dân sự" không bao giờ được xem là tương tự như hôn nhân. Việc phê chuẩn "kết hợp dân sự" hợp pháp như thế góp phần vào sự xói mòn ý nghĩa đích thực của hôn nhân. Vì thế, chúng không bao giờ được chấp nhận. Quyền con người cơ bản không được bảo vệ, nhưng bị vi phạm bởi sự xói mòn và tái định nghĩa hôn nhân.
Nguồn: usccb.org và acmfc.org.au
Tạ Ân Phúc