Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

5 Phút Cho Lời Chúa Ngày 3/10/2017

Filled under:

CÁI NHÌN MỚI THEO ĐỨC KI-TÔ
Thấy vậy, hai môn đệ Người là ông Gia-cô-bê và Gio-an nói rằng: “Thưa Thầy, Thầy có khiến lửa từ trời xuống thiêu hủy chúng nó không?” Nhưng Đức Giê-su quay lại quở mắng các ông. (Lc 9,54-55)
Suy niệm: Hai dân tộc Do Thái và Sa-ma-ri thù ghét nhau sâu sắc. Vì thế, việc người dân Sa-ma-ri cửa đóng then cài không đón tiếp các khách hành hương Do Thái là điều dễ hiểu. Phản ứng của hai cái “đầu nóng” là Gia-cô-bê và Gio-an muốn thiêu hủy cả làng cũng là chuyện ăn miếng trả miếng không hơn gì người Sa-ma-ri. Tuy nhiên, Đức Giê-su muốn các môn đệ của mình vượt lên trên cách ứng xử “thế gian lẽ thường” ấy, để có một cái nhìn hoàn toàn mới. Cái nhìn mới này có thể được tóm tắt qua chữ bao dung. Bao dung để mở lòng chấp nhận và tôn trọng những người khác chính kiến, khác quan niệm sống, khác niềm tin với mình. Bao dung để sẵn sàng tha thứ khi người khác xúc phạm đến mình.
Mời Bạn: Bạn thấy đó, “bá nhân bá tánh,” cái nhìn, suy nghĩ, lối sống của con người không ai giống ai. Sống đời Ki-tô hữu là tập luyện cho mình có được cái nhìn mới bao dung như Đức Giê-su. Có được cái nhìn mới này, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy cuộc đời an vui và hạnh phúc hơn nhiều.
Sống Lời Chúa: Để làm theo Lời Chúa dạy, tôi sẽ tập có cái nhìn mới, cái nhìn của Đức Kitô: nhân ái và cảm thông.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa là mẫu gương sống bao dung cho chúng con. Xin biến đổi chúng con theo cái nhìn của Chúa, để trong Chúa chúng con biết trân trọng người khác khi họ khác biệt với chúng con, cũng như biết sẵn sàng tha thứ cho người anh em. Amen.



Thánh Gioan Dukla
(1414-1484)
Sinh trưởng ở Dukla (Ba Lan), Gioan là một nhà khổ tu trước khi gia nhập dòng Conventual (chi nhánh dòng Phanxicô) vào năm 1440. Sau khi thụ phong linh mục, sứ vụ rao giảng đã đưa ngài đến các nơi mà hiện nay là Ukraine, Moldavia và Belarus. Đã vài lần ngài làm bề trên tu hội địa phương và có một lần ngài làm giám thị trung ương dòng Phanxicô ở Lviv (Ukraine).

Thánh Gioan Capistrano đến Ba Lan năm 1453 và thành lập các tu viện sống nghiêm nhặt theo Quy Luật Thánh Phanxicô. Mười năm sau, Gioan Dukla gia nhập tổ chức này, mà sau đó trở thành Tỉnh Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm. Sự khó nghèo, tuân phục, khổ hạnh và sùng kính Đức Mẹ là đặc điểm của đời sống Cha Gioan Dukla. Ngài tìm cách hòa giải những người ly khai với Giáo Hội Công Giáo. Mặc dù ngài bị mù năm 70 tuổi, ngài vẫn tích cực trong công việc rao giảng và giải tội.

Ngài được phong thánh ở Krosno (Ba Lan) năm 1997 trước một giáo đoàn khoảng 1 triệu người, đến từ Ba Lan, Bohemia, Slovakia, Ukraine và Hungary.

Lời Bàn
Trong bài giảng lễ phong thánh, Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II đã nhắc nhở đến các người con của Thánh Phanxicô khi họ đặt chân đến Trung Âu Châu vào thế kỷ 13. "Sự hoạt động của dòng Phanxicô đã tìm thấy vùng đất mầu mỡ nơi quê hương chúng ta. Vùng đất ấy cũng phát sinh nhiều chân phước và các thánh, là những người theo gương Thánh Assisi Nghèo Hèn, làm sinh động Kitô Giáo ở Ba Lan với tinh thần khó nghèo và tình huynh đệ. Các ngài đã đưa kiến thức cũng như sự khôn ngoan vào truyền thống tinh thần nghèo hèn và lối sống đơn sơ, để từ đó có ảnh hưởng tốt đẹp trong công việc mục vụ." Khó nghèo, đơn giản, và hăng say tìm kiếm chân lý là đặc điểm của phương cách truyền giáo mà các tu sĩ Phanxicô theo đuổi trong gần tám thế kỷ qua. Họ sẽ giúp chúng ta hăng say làm chứng nhân cho Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô.

Lời Trích
Trong buổi lễ phong thánh cho Cha John Dukla, Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II nói: "Đức Giêus Kitô là vị thầy duy nhất của thánh nhân. Ngài không lùi bước trong việc noi gương Thầy và Chúa, nên trên hết mọi sự điều ngài ao ước là phục vụ. Trong đó bao gồm cả Phúc Âm của sự khôn ngoan, của tình yêu và bình an. Ngài đã thể hiện ý nghĩa này của Phúc Âm trong toàn thể cuộc đời ngài" (L'Observatore Romano, tập 27, số 6, 1997).

Báu Vật Cuối Cùng

Ngày 10 tháng 3 năm 1615, tại Glasgow bên Tô Cách Lan, một vị thừa sai lừng danh là cha Ogilvie bước lên máy chém vì tội rao giảng Phúc Âm.
Trong giây phút cuối đời, đứng trên đoạn đầu đài thấy hàng ngàn người đứng coi, muốn để lại cho họ một kỷ niệm và một bảo đảm đức tin, vị tử đạo lấy ra vật cuối cùng còn lại trong mình: đó là một cỗ tràng hạt... Ngài cố sức ném tràng chuỗi vào giữa biển ngườị Tràng chuỗi đã rơi xuống trúng một ông hoàng xứ Hungary đang trên đường chu du học hỏi, tình cờ ghé qua Glasgow.
Chuỗi tràng hạt này đã bám riết ông khắp nơi, mãi đến ngày ông quyết định rời bỏ giáo phái Calvin để quay trở lại với Công Giáo.
Những mẩu chuyện trên đây không phải là ít trong lịch sử Giáo Hộị Việc sám hối luôn gắn liền với kinh Mân Côị Ðó là mệnh lệnh mà Mẹ Maria đã ban bố tại Fatima năm 1917: "Hãy năng lần hạt Mân Côi".
Thánh Grêgoriô thành Nysse thường dùng thí dụ sau đây để nói về ảnh hưởng của kinh Mân Côi trong đời sống Kitô của chúng ta: "Mỗi người chúng ta được ví như một họa sĩ, linh hồn chúng ta là một khung vải còn nguyên vẹn, màu sắc được dùng là các nhân đức Kitô giáo, hình ảnh phải họa theo là chính Chúa Giêsu Kitô, hình ảnh sống động của Chúa Cha. Họa sĩ nào càng muốn hình ảnh họa lại được giống hình mẫu, càng phải năng ngắm nhìn mẫu khi đặt bút vẽ".
Mẹ Maria là mẫu gương của đời sống Kitô. Qua kinh Mân Côi, chúng ta chiêm ngắm các biến cố trong cuộc đời của Chúa Giêsu và Mẹ Mariạ Nhờ ôn đi, đọc lại nhiều lần, các biến cố đó sẽ thấm nhập tâm hồn chúng ta để dần dần biến chúng ta theo khuôn mẫu của các Ngài.
Kinh Mân Côi không những là hình thức đạo đức có tính cách cá nhân, nhưng còn là chất keo nối kết mọi người trong gia đình lại với nhaụ Còn hình ảnh nào được ghi đậm trong tâm khảm chúng ta cho bằng những giờ kinh Mân Côi đọc chung trong gia đình... Gần đây, người ta phát động việc đọc kinh Mân Côi trong gia đình với khẩu hiệu: "Một gia đình cầu nguyện chung với nhau là một gia đình đứng vững".
"Nơi nào có hai hay ba người ngồi lại với nhau vì danh Ta, Ta sẽ ở giữa họ". Mà nơi nào có Thiên Chúa, nơi đó cũng sẽ có Tình Yêụ Vì Tình Yêu là chất men liên kết mọi người trong gia đình lại với nhau.
Việc cầu nguyện trong gia đình, nhất là với kinh Mân Côi, là yếu tố bảo đảm sự bền vững của hôn nhân và khơi dậy ơn gọi trong gia đình.
Trong tông huấn về việc tôn kính Mẹ Maria, Ðức Phaolô VI đã nhắn nhủ chúng ta như sau: "Những điều kiện sinh sống đổi thay của ngày nay khiến việc hội họp gia đình không được dễ dàng và dù khi sum họp được thì nhiều hoàn cảnh lại làm cho cuộc họp mặt khó biến thành một dịp nguyện cầụ Các gia đình muốn sống trọn vẹn ơn gọi và tinh thần của gia đình Công Giáo phải tận lực lướt thắng những áp lực cản trở gia đình không thể hội họp và cầu nguyện chung".
Tinh thần đạo đức của các phần tử trong gia đình được thể hiện và tăng triển trong những giờ cầu nguyện chung, gồm cả việc đọc kinh hay đọc sách Thánh, chia sẻ lời Chúa, nhưng thuận lợi hơn cả đối với các gia đình Việt Nam đó là việc đọc kinh Mân Côị Cũng chính Ðức Cố Giáo Hoàng VI khuyên nhủ chúng ta: "Sau việc đọc kinh Nhật Tụng thì việc đọc kinh Mân Côi được coi như một trong những kinh cầu nguyện chung tốt đẹp nhất, hữu hiệu nhất mà gia đình Công Giáo được khuyến khích đọc".