LÀ MEN CHO CẢ KHỐI BỘT
“Nước Thiên Chúa giống như chuyện nắm men bà kia vùi vào ba đấu bột cho đến khi tất cả bột dậy men.” (Lc 13,21)
Suy niệm: Theo cha N. Guillemette, ba đấu bột tương đương 25 ký bột, đủ làm bánh cho 100 người ăn no. Vậy mà khối lượng bột to lớn ấy nở ra để trở thành bánh thơm ngon chỉ nhờ một nắm men nhỏ được người đàn bà trộn đều vào khối bột. Để khối bột dậy men, cần phải có thời gian. Đời người Ki-tô hữu khác gì nắm men: tuy ít về số lượng nhưng vẫn có thể ảnh hưởng lớn lao đến “khối bột” của tập thể mình sống như công ty, trường học, khu xóm; tuy hiện diện âm thầm nhưng vẫn có thể được nhận biết nhờ tác động của “men Ki-tô” như quảng đại, sẵn sàng, hy sinh, quên mình… Sức tác động ấy không diễn ra trong một sớm một chiều, nhưng âm thầm, lặng lẽ qua chiều dài của thời gian năm tháng.
Mời Bạn: “Lòng nhiệt thành là men với khối bột” (J. Meyers). Bản chất của bạn là “men Ki-tô hữu” nhưng men ấy chỉ phát huy tác dụng nếu bạn có lòng nhiệt thành. Nhiệt thành trong việc xây dựng Nước Trời trong môi trường sống, làm việc của bạn. Nhiệt thành giới thiệu khuôn mặt Chúa Ki-tô cho người lân cận. Nhiệt thành làm cho các Ki-tô hữu sống đạo tích cực hơn.
Sống Lời Chúa: Tôi quyết tâm bỏ lối giữ đạo tiêu cực, cảm thấy đi lễ ngày Chúa nhật là đủ. Tôi nỗ lực sống đạo tích cực, nhiệt thành trong các công tác tông đồ giáo dân trong giáo xứ.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, con cảm thấy mình quá nhỏ bé trước khối lượng to lớn những người chưa biết Chúa chung quanh con. Xin cho Lời Chúa dạy hôm nay đem lại cho con cái nhìn lạc quan, tin tưởng về vai trò “men” của mình. Amen.
Thánh Wolfgang ở Regensburg (924-994)
|
Thánh Wolfgang sinh ở Swabia, nước Đức, và theo học tại một trường gần tu viện Reichenau. Ở đó ngài gặp Henry, một nhà quý tộc trẻ mà sau này là Đức Tổng Giám Mục của Trier. Từ đó trở đi, Wolfgang tiếp tục liên lạc với đức tổng giám mục, dạy giáo lý trong trường của giáo phận và hỗ trợ đức tổng trong việc cải cách hàng giáo sĩ.
Khi Đức Tổng từ trần, Wolfgang quyết định trở thành một tu sĩ dòng Biển Đức và di chuyển đến một tu viện ở Einsiedeln, bây giờ thuộc Thụy Điển. Ngài được bổ nhiệm làm giám đốc trường đệ tử của nhà dòng và sau khi thụ phong linh mục, cùng với một số tu sĩ, ngài sang Hung Gia Lợi để truyền giáo cho người Magyar, nhưng mới được một năm, Hoàng Đế Otto II đã bổ nhiệm ngài làm Giám Mục của Regensburg (gần Munich). Ngay lập tức ngài bắt đầu việc cải tổ hàng giáo sĩ, hồi phục quy luật tu viện, cổ võ việc giáo dục, ngài hăng say rao giảng và đạt được nhiều kết quả khả quan, đặc biệt ngài nổi tiếng về lòng bác ái đối với người nghèo. Dù là giám mục, ngài vẫn mặc y phục của một tu sĩ dòng và sống khắc khổ.
Khao khát của ngài là sống thầm lặng trong tu viện để chiêm niệm, nhưng trách nhiệm của một giám mục đã không cho phép, ngoài ra ngài còn là thầy dạy tư của Hoàng Đế Henry II khi còn nhỏ. Vào năm 994, sau một cuộc hành trình ngài bị lâm trọng bệnh và từ trần ở Puppingen, gần Linz, nước A¨o. Lễ giỗ của ngài được cử mừng một cách rộng rãi trong hầu hết các quốc gia trung Âu Châu. Ngài được phong thánh năm 1052.
Một Ngày Ðể Nhớ Ðến Thần Dữ
Hôm nay ngày cuối tháng 10. Buổi chiều ngày cuối tháng 10 được người Mỹ và các nước chịu ảnh hưởng của Mỹ gọi là Halloween, nghĩa là vọng lễ các thánh.
Có lẽ do những rơi rớt còn lại của một ngày lễ ngoại giáo bắt nguồn từ thời những người Celtic trước Công nguyên, ngày vọng lễ các thánh mang màu sắc ảm đạm ma quái.
Trong các cửa tiệm, hàng hóa được trưng bày một khung cảnh quái dị: những hình nộm được tô vẽ với một bộ mặt của thần chết, những màng nhện trắng xóa giăng mắc khắp nơi, những đồ chơi trẻ em cũng được khoác lên những nét kinh hãi quái dị. Trên màn ảnh truyền hình cũng như tại các rạp chiếu bóng, đa số các phim trình chiếu đều mang nội dung quái đản, kinh dị. Buổi tối ngày Halliween, thanh niên thiếu nữ thường cải trang thành ma quái để đi từng nhà ca hát và kể cho nhau nghe chuyện ma quái.
Phải chăng mỗi năm người ta dành một ngày để nhắc nhở về sự hiện hữu và tác quái của thần dữ? Nhưng liệu con người ngày nay còn ý thức được tội lỗi và sự tác động củ thần dữ không?
Thi sĩ Baudelaire của Pháp đã có lần nói: "Sự thành công của ma quỷ là thuyết phục được con người rằng nó không hiện hữu".
Với những khám phá mới trong ngành tâm lý học cũng như bệnh lý học, người ta cho rằng tất cả những vụ quỷ ám mà Kinh thánh nói đến chỉ là những hiện tượng tâm lý bệnh hoạn mà ngày nay khoa học có thể tìm ra nguyên nhân. Với luận điệu ấy, con người ngày nay tự hào đã loại trừ ma quỷ ra khỏi cuộc sống.
Có lẽ ngày nay, người ta ít có dịp chứng kiến những vụ quỷ ám nhãn tường như Thánh kinh đã ghi lạị Tuy nhiên, dù muốn dù không, không ai có thể chối cãi được một sức mạnh luôn cày xéo tâm hồn con người, luôn lôi kéo con người đến chỗ tự hủy và hủy diệt lẫn nhaụ Mãi mãi câu nói của thánh Phaolô vẫn đúng cho kinh nghiệm của mỗi người: "Ðiều thiện tôi muốn làm thì tôi không làm, điều ác tôi không muốn là, thì tôi lại làm". Có một sức mạnh vô hình nào đó luôn khuyến dụ, luôn lôi kéo con người vào tội ác... Thánh Phêrô hẳn không thể nào quên được lời cảnh cáo của Chúa Giêsu: "Hỡi Satan, hãy tránh khỏi mặt Ta". Trong lá thư đầu tiên gửi cho các tín hữu, vị Giáo Hoàng đầu tiên đã nhắn nhủ: "Hãy tỉnh thức luôn. Kẻ thù của anh em là ma quỷ như sư tử luôn gầm thét lượn quanh, tìm mồi để cắn xé. Anh em hãy chống cự và kiên vững trong Ðức Tin".
Là người tín hữu, chúng ta không ngừng cầu nguyện bằng chính lời Kinh của Chúa Giêsu: "Xin cứu chúng con khỏi ác thần". Ước gì lời Kinh ấy luôn nhắc nhở chúng ta về sự tác động liên lỉ của ma quỷ trong cuộc sống của từng người chúng tạ Nhưng chúng ta không phải hãi sợ bởi vì chúng ta không chiến đấu một mình mà cùng với và bằng chính sức mạnh của Ðấng đã nói: "Ðừng sợ hãi, vì Ta đã thắng thế gian".