Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

SUY NIỆM HẰNG NGÀY - NGÀY 31/10/2017

Filled under:

Tin Mừng Đức Giêsu Kitô theo thánh Luca (Lc 13: 18-21)

Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: "Nước Thiên Chúa giống như cái gì? Và Ta sẽ so sánh nước đó với cái gì? Nước đó giống như hạt cải mà người kia lấy gieo trong vườn mình. Nó mọc lên và trở thành một cây to, và chim trời đến nương náu trên ngành nó". Người lại phán rằng: "Ta sẽ so sánh nước Thiên Chúa với cái gì? Nước đó giống như tấm men mà người đàn bà kia lấy bỏ vào ba đấu bột cho tới khi tất cả khối bột đều dậy men".

Suy niệm 1
Những dụ ngôn về nước Trời mà Chúa Giêsu dùng để giảng dạy cho dân chúng mà chúng ta nghe hôm nay dễ mang lại cho chúng ta cảm giác dễ chịu, nhẹ nhàng. Hạt cải bé nhỏ lúc gieo nhưng chậm rãi lớn lên để rồi trở thành thứ cây cao lớn, đến nỗi chim trời có thể tới làm tổ trên cành; nắm men ít ỏi được vùi vào ba thúng bột vậy mà với thời gian đã âm thầm làm cho tất cả bột được dậy men và làm nên những chiếc bánh thơm ngon.

Tất cả những điều này không chỉ giúp chúng ta hiểu biết hơn về giá trị và cách thế hoạt động của nước Trời. Ở đây chúng ta còn có thể nhận ra cách Chúa Giêsu nói về những điều bé nhỏ trong cuộc sống, cách Người trân quý những giá trị đơn sơ, âm thầm mà đôi khi bị người đời xem nhẹ, không quan tâm đến.

Hôm nay, chúng ta hãy để Chúa Giêsu nhìn vào cuộc đời chúng ta. Hãy để Chúa trân trọng những gì đơn thành và giản dị nhất của chúng ta, hãy để Chúa dùng cả những điều bình thường nhất của chúng ta để làm sáng danh Chúa và mưu ích cho các linh hồn. Và chúng ta cũng vậy, chúng ta cũng noi theo gương Chúa Giêsu để biết nhận ra và trân quý những điều nhỏ bé, đơn sơ, khiêm tốn nơi anh chị em xung quanh mình, ngõ hầu mỗi ngày có thể cảm nhận sâu xa hơn quyền năng Chúa đang thực hiện nơi tha nhân.

Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm tạ Chúa đã dạy cho chúng con được hiểu biết hơn về mầu nhiệm nước Trời. Xin cho chúng con biết hăng say khám phá và tinh tế nhận ra sự quan phòng yêu thương và quyền năng của Chúa nơi những điều giản dị và khiêm tốn nơi cuộc đời chúng con cũng như nơi anh chị em mình. Amen.

 
 GKGĐ Giáo Phận Phú Cường

SUY NIỆM 2
1. Ngôn ngữ dụ ngôn
Trước khi lắng nghe dụ ngôn, chúng ta nên hình dung ra cung cách giảng dạy rất gần gũi của Đức Giê-su. Ngài là Ngôi Lời Thiên Chúa và Ngài đến để nói Lời Thiên Chúa cho chúng ta, nhưng, như thánh sử Mát-thêu tường thuật, Ngài ra khỏi nhà và đến ngồi ở ven Biển Hồ; rồi người ta đến với Ngài rất đông. Đứng ở bờ hồ và có rất đông người đến với mình, thì sẽ có nguy cơ bị xô đẩy té xuống hồ. Chính vì thế, Ngài phải xuống thuyền mà ngồi (13, 1-2)[1]. Chúng ta hay nghĩ Đức Giê-su ngự trên ngai hay trên tòa; nhưng ở đây, Ngài hiện diện thật là bình dị và thật là gần gũi giữa chúng ta. Và Đức Giê-su thích hiện diện ở giữa chúng ta như thế đó: ngay trong môi trường sống của chúng ta, ngay trong cuộc sống bình thường của chúng ta, ngay trong Giáo Xứ của chúng ta, ngay gia đình của chúng ta, ngay ở giữa những vấn đề cuộc sống của chúng ta, và thậm chí, ngay trong lòng của chúng ta, qua Lời của Ngài và bí tích Thánh Thể, được ban cho chúng ta hằng ngày.
Ngoài ra, Đức Giê-su còn trở nên gần gũi với chúng ta trong lời giảng dạy nữa, bởi vì Ngài dùng dụ ngôn mà giảng dạy; và chúng ta nên biết rằng kể dụ ngôn là cách thức giảng dạy đặc trưng nhất của Đức Giêsu, bởi vì theo các tác giả Tin Mừng: “Người không nói gì với họ mà không dùng dụ ngôn” (Mt 13, 34; Mc 4, 34). Và như chúng ta đều đã biết, những dụ ngôn mà Đức Giêsu kể luôn là một câu chuyện đến từ kinh nghiệm cuộc sống, chẳng hạn dụ ngôn muời cô mang đèn đi đón chàng rể, dụ ngôn những yến bạc, dụ ngôn chiên và dê, dụ ngôn người cha nhân hậu, dụ ngôn nắm men, dụ ngôn hạt cải, và nhất là dụ ngôn Hạt Giống và Người Gieo Giống. Dụ ngôn là những câu chuyện đến từ kinh nghiệm đời thường, nhưng khi được Đức Giê-su kể, lại nói cho chúng ta những điều kín ẩn: kín ẩn về Thiên Chúa, kín ẩn về con người, kín ẩn về mối tương quan giữa Thiên Chúa và con người và giữa con người với nhau, kín ẩn về chương trình cứu độ của Thiên Chúa, kín ẩn về Nước Trời.
Hơn nữa, dụ ngôn còn có một đặc điểm tuyệt vời nữa là có nhiều nghĩa, giống như một bức tranh; và vì thế, dụ ngôn rất tôn trọng ngôi vị và tự do của người nghe, như chính Đức Giê-su hay kết thúc dụ ngôn bằng câu nói: “Ai có tai thì nghe”. Người nghe có thể tự do chú ý đến bất cứ chi tiết nào, hay tự do đặt mình vào bất cứ nhân vật nào trong dụ ngôn, và tự mình khám phá ra ý nghĩa tùy theo kinh nghiệm sống, vấn đề và tâm trạng hiện có của mình. Đức Giêsu thích dùng dụ ngôn là vì vậy, Ngài tôn trọng ngôi vị và tự do của chúng ta, dù chúng ta là ai và đang ở trong tình trạng nào. Và đó chính là trường hợp dụ ngôn Người Gieo Giống mà chúng ta vừa nghe.
2. Dụ ngôn hạt cải và nắm men
Hai dụ ngôn hạt cải và nắm men, mà Đức Giêsu dùng để diễn tả Nước Trời, rất nhỏ bé (cả ở bình diện bản văn, nghĩa là rất ngắn gọn, lẫn trong thực tế) và rất tự nhiên (nghĩa là không có những yếu tố “lạ thường” mà các dụ ngôn thường có). Tuy nhiên, niềm hy vọng mà hai dụ ngôn này có thể khơi dậy nơi tâm hồn người nghe thì rất to lớn và rất siêu nhiên:
Niềm hy vọng to lớn. Bất chấp tất cả, bất chấp những hoàn cảnh khó khăn hay bất lợi, bất chấp những giới hạn, yếu đuối, tội lỗi của loài người, của người khác, của anh em, của chị em và của chính chúng ta, bất chấp sự khởi đầu và hoàn cảnh nhỏ bé mong manh, so với những thực tại trần thế khác trong thế giới, Nước Trời mà chúng ta đón nhận và làm cho lớn lên, và có nhiều người trong chúng ta hy sinh cả đời để xây dựng, tất yếu sẽ tồn tại, lớn mạnh và đạt tới sự viên mãn. Hình ảnh cây cải cành lá sum suê đến độ chim trời làm tổ trên cành được và hình ảnh cả ba thúng bột dậy men diễn tả sự viên mãn tất yếu của Nước Trời.
Niềm hy vọng siêu nhiên. Bởi vì đó chỉ có thể là công trình của Thiên Chúa, công trình kì diệu diễn ra trước mắt chúng ta. Thật ra, ngay trong tiến trình lớn lên tự nhiên của hạt cải, tiến trình dậy men tự nhiên trong ba thúng bột, đã có điều gì đó là siêu nhiên rồi, trong mức độ con người không thấu suốt và làm chủ được hoàn toàn.
3. Hạt giống “Lời Chúa”
Hai dụ ngôn Đức Giêsu nói trong bài Tin Mừng đã và đang được thực hiện cho cộng đoàn chúng ta, cho từng người chúng ta mỗi ngày ngang qua việc đọc và cầu nguyện với Lời Chúa, ngang qua Thánh Lễ được cử hành và ngang ngày sống được nuôi dưỡng bằng Lời và Mình của chính Đức Ki-tô. Từng ngày và từng ngày, dù bất cứ điều gì đã xẩy ra trong nội tâm của chúng ta, tất cả chúng ta, từng người và cả cộng đoàn, đã được Chúa gieo hạt giống và tất cả đã được Chúa vùi vào một nắm men. Hạt giống và nắm men thật nhỏ bé và mong manh, nhưng tất yếu sẽ trở nên to lớn và bền vững. Bởi vì đó là sức mạnh tất yếu của Lời Chúa. Hạt giống và nắm men chính là Lời Chúa.
Lời Ta, một khi xuất phát từ miệng ta, sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó. (Is 55, 11)
*  *  *
Trong bữa tiệc li, theo Tin Mừng Gioan, Đức Giêsu nói: « Anh em là bạn của Thầy » và « Không có ai có tình yêu lớn hơn người từ bỏ sự sống cho những người bạn của mình » (Ga 15, 13-14). Qua q hành vi rửa chân của các Tông Đồ và hành vi trao chính Mình và Máu Người cho các ông, Đức Giê-su muốn thánh Phê-rô, các Tông Đồ và tất cả chúng ta hiểu ra rằng, Ngài không chỉ muốn gieo lời của Ngài, nhưng còn muốn gieo chính sự sống của Ngài. Vì Lời của Ngài và Ngôi Vị của Ngài là một.
Hạt giống và nắm men chính là sự sống và ngôi vị của Đức Ki-tô, chính vì vậy mà sự viên mãn của Nước Trời là tất yếu.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc
………………………………………………………………..
[1] Hình ảnh này đã có thể nói cho chúng ta mầu nhiệm Vượt Qua rồi: đám đông sẽ xổ đẩy Ngài vào sự chết, và Ngài cứ để như thế, để làm cho dụ ngôn Người Gieo Giống được hoàn tất cách trọn vẹn: Người Gieo Giống gieo chính mình, vì ngôi vị của Ngài là Hạt Giống, sẽ sinh hoa kết quả gấp trăm, khi “được gieo” vào lòng đất.

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:41

Ba Lời Nguyện Tuyệt Vời

Filled under:

Ba Lời Nguyện Tuyệt Vời

Kinh này rất cần thiết cho người sắp chết, và nên được đọc thường xuyên như việc thực thi lòng thương xót.

- Ðọc Kinh Lạy Cha
1. Lạy Chúa Giêsu Kitô! Ngài là Con Thiên Chúa và Ðức Trinh Nữ Maria, là Thiên Chúa và là loài người! Ngài trong nổi sợ đổ mồ hôi máu cho chúng con trên Ðồi Olives để mang đến cho chúng con bình an, và đã dâng lên Thiên Chúa Cha chính cái Chết Cực Thánh của Ngài để cứu độ cho (người...) đang hấp hối này.

Nếu như vì tội lỗi của (người...)  đang hấp hối đây, người đáng chịu án phạt đời đời, con nguyện xin Chúa cho (người...)  này được tránh khỏi án phạt đó.  Lạy Cha Hằng Hữu, qua Chúa Giêsu Kitô, Con yêu dấu của Cha, Ðấng đang sống và hiển trị trong sự hiệp nhất với Ngài và Chúa Thánh Thần bây giờ và cho đến muôn đời. Amen.

2. Lạy Chúa Giêsu Kitô! Ngài đã vâng lời chịu chết trên cây Thập Tự cho chúng con.  Ngài đã hiến dâng trọn vẹn cho Thánh Ý của Ngài cho Chúa Cha trên trời để mang lại bình an và hiến dâng cái Chết Cực Thánh cho Cha trên trời để giãi thoát (người này ....) và để xóa đi những tội lỗi (người này) đã phạm.   Lạy Cha Hằng Hữu xin ban cho người này qua Chúa Giêsu Kitô con Cha, Ðấng đang sống và hiển trị với Ngài trong sự hiệp nhất với Chúa Thánh Thần bây giờ và cho đến muôn đời. Amen.

3. Lạy Chúa Giêsu Kitô! Ngài đã giữ im lặng để nói qua miệng của các ngôn sứ rằng: Tôi đã nhận lấy Ngài qua Tình Yêu Vĩnh Cữu, đó là tình yêu đã đem Ngài từ Thiên Ðàng xuống trong cung lòng của Ðức Trinh Nữ, tình yêu đã đem Ngài từ thân xác của Ðức Trinh Nữ vào trong thung lủng của thế giới đầy khao khác này, tình yêu đã giữ Ngài 33 năm ở nơi trần thế, và như dấu chỉ của Tình Yêu Lớn Lao, Ngài đã ban tặng Thánh Thể như Của Ăn Thật và Máu Thánh như Của Uống Thật.  Như một dấu chỉ của Tình Yêu Lớn Lao, Ngài đã bằng lòng bị bắt và bị điệu từ quan tòa này đến quan tòa khác.  Như một dấu chỉ của Tình Yêu Lớn Lao, Ngài đã bằng lòng nhận chịu án tử, và đã bằng lòng chịu chết, chịu mai táng và đã sống lại thật, và đã hiện ra cho Ðức Mẹ và các Thánh tông đồ.  Như một dấu chỉ của Tình Yêu Lớn Lao, Ngài đã lên trời bằng quyền năng của Ngài ngự bên hữu Ðức Chúa Cha.  Ngài đã ban Chúa Thánh Linh vào trong tim của các Tông Ðồ và tất cả những ai hy vọng và tin tưởng nơi Ngài.  Qua Dấu Hiệu của Tình Yêu Vĩnh Cữu, xin Ngài mở cửa Thiên Ðàng hôm nay và đón nhận (người này ...) đang hấp hối đây... và mọi tội lỗi được tha của (người) này vào trong Vương Quốc của Thiên Chúa Cha trên trời, nơi người này sẽ cùng hưởng phúc với Ngài bây giờ và cho đến muôn đời. Amen.

Nguồn Gốc:
Có một vị Giáo Hoàng ở Roma phạm nhiều tội lỗi.  Chúa đã phạt Ngài với căn bịnh hiểm nghèo.  Khi Ngài biết rằng Ngài đã sắp chết, Ngài triệu các Hồng Y, Giám Mục và các học giã đến và phán: ‘Các bạn thân mến! Ðiều gì các bạn có thể giúp trấn an cho Ta trong lúc này đây vì ta sẽ chết, trong khi ta đáng chịu hình phạt đời đời vì tội lỗi của Ta?’ Không ai trã lời Ngài cả. Một người trong họ, một Cha phụ tá tên là John đáp: ‘Thưa Cha, tại sao Ngài lại nghi ngờ lòng thương xót của Thiên Chúa?’ Ðức Thánh Cha trã lời: ‘Lời an ủi nào con có thể cho Cha bây giờ khi Cha phải chết và sợ rằng Cha sẽ bị án phạt vì tội lỗi của Cha?’ Cha John đáp: ‘Con sẽ đọc ba lời nguyện cho Cha; con hy vọng Cha sẽ được an ủi và Cha sẽ nhận được lòng thương xót của Chúa.’  Vị Giáo Hoàng không thể nói thêm được lời nào cả. Cha phụ tá và mọi người quỳ xuống và đọc những lời kinh ở trên.

Trong khi đó, Ðức Thánh Cha từ trần.  Cha phụ tá kiên trì cho đến giờ thứ ba và Ðức Thánh Cha hiện ra trong thân xác Ngài và trấn an Cha; vẻ mặt Ngài rạng rở như mặc trời, y phục Ngài trắng như tuyết, Ngài phán: ‘Anh thân mến! Trong khi tôi đáng là đứa con bị nguyền rủa thì tôi đã trở thành đứa con được chúc phúc.  Khi Cha đọc lời nguyện thứ nhất, nhiều tội lỗi đã rời khỏi tôi như mưa từ Thiên Ðàng rơi xuống, và khi Cha đọc lời nguyện thứ hai, tôi đã được thanh tẩy, như người thợ bạc rèn vàng trong lửa nóng. Tôi vẫn còn được thanh luyện thêm trong khi Cha đọc lời nguyện thứ ba. Và rồi tôi thấy Thiên Ðàng mở ra và Chúa giêsu đang ngự bên hữu Chúa Cha, Ngài nói với tôi: ‘Hãy đến đây, mọi tội lỗi con đã được tha rồi, con sẽ ở đây và ở lại trong Vương quốc của Cha Ta mãi mãi. Amen!’

Với những lời nguyện này, linh hồn tôi lìa khỏi xác và được Thiên Thần Chúa dẫn về nơi vĩnh phúc.

Khi nghe những lời này Cha phụ tá nói: ‘Ôi Ðức Thánh Cha! con không thể nói việc này với ai cả vì họ sẽ không tin con đâu.’ Ðức Thánh Cha phán: ‘ Quả thật Cha nói cho con hay, Thiên Thần của Chúa đang đứng với Cha và đã viết những lời nguyện này bằng chữ vàng để an ủi mọi tội nhân.


Ðức Thánh Cha nói rằng những lời nguyện này nếu được đọc trong sự có mặt của một người rất tội lỗi đang lúc gần chết, sẽ trợ giúp họ với nhiều ân sủng và ngay cả giúp họ chịu đựng nơi luyện ngục để họ sẽ được giải thoát khỏi những trừng phạt do tội lỗi họ gây nên.  

Những ai nghe đọc kinh này, sẽ không chết trong khốn khổ.  Những ai gần chết, mà đọc hoặc nghe những kinh này, thì sẽ được 400 năm ân xá nếu phải chịu gia hình nơi luyện ngục vì tội lỗi họ. Cũng vậy, người đọc hoặc nghe kinh nguyện này, sẽ được biết trước giờ chết của họ.  Amen!

Nói và làm

Nói và làm là hai cách thức thể hiện tư tưởng của một con người. Nói và làm tác động và gắn bó với nhau, đến nỗi lời nói chứng minh cho việc làm và ngược lại. Tư tưởng thì trừu tượng; việc làm thì cụ thể. Tư tưởng thì dễ dàng và cao xa bay bổng; việc làm thì khó khăn và nghiệt ngã khắt khe. Người ta chỉ có thể kiểm chứng và lượng giá lời nói của một người, nếu đã thấy những việc làm của người đó phù hợp với những gì đã được thể hiện qua lời nói. Nói và làm cùng phát xuất từ tư tưởng của một con người, nhưng không dễ để hoà hợp và đi đôi với nhau. Có nhiều người nói một đàng mà làm một nẻo. Có những người nói thì rất hay mà làm lại rất dở. Vì thế để cho lời nói phù hợp với việc làm, cần phải luôn khôn ngoan thận trọng và cố gắng. Người nào biết hòa hợp lời nói và việc làm, người đó có thể được coi là hoàn hảo.
Còn nhớ vào thập kỷ 80 của thế kỷ trước, trên báo Nhân Dân hằng ngày có mục “Nói và Làm” của tác giả N.V.L. Mỗi ngày có một bài viết, ngắn gọn nhưng rất cụ thể. Tác giả đề cập tới những sự việc gây bức xúc trong mọi lãnh vực của xã hội. Đó cũng là giai đoạn được đánh dấu bằng ngọn gió đổi mới, đưa xã hội Việt Nam sang một bước ngoặt lịch sử, chấm dứt ngăn sông cấm chợ, không còn khép kín, nhưng mở ra với thế giới bên ngoài. Nhờ những bài viết trong mục “Nói Và Làm”, một số lớn những tiêu cực và bất cập trong xã hội bị dẹp bỏ. Người dân phấn khởi vui mừng. Tiếc rằng những bài viết thể loại này hiếm thấy trên báo chí, trong một xã hội hôm nay đầy nhiễu nhương, bất công và tiêu cực.
Từ nói đến làm tuy gần mà rất xa. Dư luận xã hội gần đây xôn xao trước thông tin một số cán bộ khi vừa nhận chức đã có những bài phát biểu rất hùng hồn. Lời nói của các vị này làm nức lòng cán bộ và nhân dân vì thể hiện tâm huyết với công việc được trao, với những lời hứa sẽ sống thanh liêm trong sạch trước hiện tượng tham nhũng. Tuy vậy, những lời nói có cánh ấy chẳng được lâu bền. Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lộ diện. Trước những tố cáo của người dân, cơ quan điều tra đã vào cuộc và đã có kết luận vị cán bộ này dùng bằng giả, nhận đất đai nhà cửa và xe cộ của người khác “biếu tặng” một cách bất minh. Đó chỉ là một trong trăm ngàn trường hợp trong xã hội chúng ta cho thấy lời nói và việc làm luôn có khoảng cách xa vời.
Cũng trong xã hội hiện nay, dường như tồn tại một tình trạng “nói mà không làm”. Những phong trào, những đợt ra quân, những bài phát biểu hùng hồn, những quyết tâm, những chiến dịch, thoạt nghe ban đầu có vẻ hùng hồn, quyết liệt, nhưng thường rơi vào tình trạng “đầu voi đuôi chuột”, “đánh trống bỏ dùi”. Hậu quả là lãng phí của công và làm dịp cho một số cá nhân trục lợi làm giàu. Đơn cử trường hợp chính quyền một quận của Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết tâm giành lại vỉa hè, quyết định này làm nức lòng người dân. Ấy vậy mà một thời gian sau, vị lãnh đạo đi dẹp đường cũng bị “dẹp” luôn do quyết định của vị cán bộ cấp cao hơn. Những việc làm nhằm tới mục đích rất tốt, nhưng không được thực hiện nhất quán và toàn bộ, thì chỉ nổi lên như bong bóng xà phòng. Và thế là, những dự định tốt đẹp ấy chỉ dừng lại ở lời nói. Phải chăng vì thế mà rừng vẫn bị phá mặc dù có những lời kêu gọi bảo vệ rừng; môi trường vẫn ô nhiễm sau một loại những chiến dịch xây dựng thành phố xanh sạch đẹp và những dự án rất tốn kém. Điều đó cho thấy, ngoài những khẩu hiệu, phải có những việc làm cụ thể để đào tạo những con người và thu phục nhân tâm.
“Nói mà không làm”, đó cũng là điều Chúa Giêsu phê phán những người biệt phái và luật sĩ. Chúa đã dùng những lời lên án rất nặng nề và gọi họ là những kẻ giả hình, vì họ nói rất hay nhưng làm chẳng bao nhiêu. Họ chỉ “cốt đè đặt gánh nặng trên vai người khác, mà không muốn đặt ngón tay lay thử” (Mt 23,4). Điều đáng chú ý, những người bị Chúa lên án là những bậc vị vọng, có uy quyền trong xã hội Do Thái. Họ cũng là những nhà lãnh đạo tôn giáo và có ảnh hưởng lớn trong dân chúng thời bấy giờ. Lời nói của họ rất có trọng lượng và uy tín đối với công chúng, vì họ được coi như những người “ngồi trên tòa ông Môisê mà giảng dạy” (x. Mt 23,2), nhưng tiếc thay, những việc họ làm ngược lại với những điều họ nói. Chúa Giêsu đã so sánh những người giả hình giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài bóng bẩy mà bên trong đầy xú khí. Người cũng gọi họ là những người mù quáng, chỉ chăm chút bên ngoài để che đậy lối sống cướp bóc và thói ăn chơi vô độ.
Một lối sống Đạo chỉ dừng ở những lời nói mà không tác động và biến đổi con tim, đó cũng là tình trạng phổ biến nơi đời sống đức tin của một số Kitô hữu hiện nay. Giáo Hội cho chúng ta nghe Lời Chúa trong các lễ nghi Phụng vụ và trong các buổi cử hành. Tuy vậy, chúng ta chưa thực sự đón nhận Lời Chúa một cách nghiêm túc, và như thế, việc thực hiện Lời Chúa còn là một việc xa vời. Người tín hữu đich thực là người biết đưa Lời Chúa vào cuộc sống hằng ngày, nhờ đó mà họ luôn cảm thấy Ngài hiện diện để hướng dẫn, như tác giả Thánh vịnh đã viết: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 119, 105). Trong những sự kiện quan trọng của cộng đoàn, có những bài phát biểu bao gồm những lời lẽ rất uyên bác và khôn ngoan, những băng-rôn khẩu hiệu trích dẫn giáo huấn Lời Chúa, nhưng ít khi những lời ấy lắng đọng nơi những người tham dự. Vì vậy mà người nói cứ nói mà không đem lại hiệu quả là nơi người nghe. Những tín hữu thể loại này giống như mảnh đất đầy gai góc hoặc đá sỏi mà Chúa Giêsu đã diễn tả trong dụ ngôn “người gieo giống”. Họ nghe Lời Chúa rồi để Lời ấy bị bóp nghẹt vì những lo toan bận rộn của cuộc sống, và vì thiếu sự trân trọng và cộng tác để cho Lời ấy sinh hoa kết trái.
“Người ta chẳng bao giờ tin một người nói láo, dù nó có nói thật đi chăng nữa” (Cicero). Các Cụ ta cũng dạy: “Một sự bất tín, vạn sự bất tin”. Một lần nói dối sẽ đánh mất uy tín biết bao năm tạo lập. Một người chân chính coi uy tín trọng hơn vàng bạc, vì thế họ thà chấp nhận thiệt thòi chứ không chịu nói hai lời. Một khi lời nói đi đôi với việc làm, chúng ta sẽ luôn an bình thanh thản trước mặt Chúa và đối với anh chị em.

Tháng 10-2017

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:37

Tin Mừng Lễ Các Thánh Nam Nữ

Filled under:

Ngày 1 tháng 11
Lễ Các Thánh Nam Nữ
Lễ Trọng

Bài Ðọc I: Kh 7, 2-4, 9-14
"Tôi đã nhìn thấy đoàn người đông đảo không thể đếm được, họ thuộc đủ mọi nước, mọi chi họ, mọi dân tộc và mọi thứ tiếng".
Trích sách Khải Huyền của Thánh Gioan.
Tôi là Gioan đã nhìn thấy một thiên thần khác từ phía mặt trời mọc đi lên, tay cầm ấn Thiên Chúa hằng sống, và lớn tiếng kêu gọi bốn thiên thần được lệnh tàn phá đất và biển mà rằng: "Chớ có tàn phá đất, biển và cây cối trước khi ta đóng ấn trên trán những tôi tớ của Thiên Chúa chúng ta". Và tôi đã nghe biết số người được đóng ấn là một trăm bốn mươi bốn ngàn người, thuộc mọi chi tộc Israel.
Sau đó, tôi đã nhìn thấy đoàn người đông đảo không thể đếm được, họ thuộc đủ mọi nước, mọi chi họ, mọi dân tộc và mọi thứ tiếng. Họ đứng trước ngai vàng và trước mặt Con Chiên, mình mặc áo trắng tinh, tay cầm nhành lá thiên tuế. Họ lớn tiếng tung hô rằng: "Kính lạy Thiên Chúa chúng tôi, Ðấng ngự trên ngai vàng, và Con Chiên".
Rồi tất cả các thiên thần đến đứng chung quanh ngai vàng, và các trưởng lão cùng bốn con vật sấp mình xuống trước ngai mà thờ lạy Thiên Chúa rằng: "Amen! Chúc tụng, vinh hiển, khôn ngoan, cảm tạ, vinh dự, uy quyền và dũng lực cho Thiên Chúa chúng tôi muôn đời. Amen". Rồi một trong các trưởng lão lên tiếng hỏi rằng: "Những người mặc áo trắng này là ai vậy? Và họ từ đâu mà đến?" Tôi đáp lại rằng: "Thưa ngài, hẳn ngài đã rõ". Và người bảo tôi rằng: "Họ là những người từ đau khổ lớn lao mà đến, họ giặt áo và tẩy áo trắng trong máu Con Chiên".
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 23, 1-2. 3-4ab. 5-6
Ðáp: Lạy Chúa, này là dòng dõi của những kẻ tìm Chúa (c. 6a).
Xướng: 1) Trái đất và muôn loài trên mặt đất là của Chúa, hoàn cầu và muôn vật trên địa cầu. Vì chưng Chúa đã xây dựng nền móng trái đất trên biển cả, và Người đã tạo dựng nó trên các sông ngòi. - Ðáp.
2) Ai sẽ được trèo lên núi Chúa? Ai sẽ được dừng bước trong thánh điện? Ðó là người có bàn tay vô tội và tâm hồn trong sạch, không để lòng xuôi theo sự giả trá. - Ðáp.
3) Người đó sẽ hưởng phúc lành của Chúa và lượng từ bi của Chúa, Ðấng giải thoát họ. Ðấy là dòng dõi của những kẻ tìm Người, những kẻ tìm tôn nhan Thiên Chúa của Giacóp. - Ðáp.

Bài Ðọc II: 1 Ga 3, 1-3
"Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy".
Trích thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.
Các con thân mến, các con hãy coi: Tình yêu của Thiên Chúa Cha đối với chúng ta thế nào, khiến chúng ta được gọi là con Thiên Chúa và thực sự là thế. Vì đó mà thế gian không nhận biết chúng ta, vì thế gian không biết Người. Các con thân mến, hiện nay, chúng ta là con Thiên Chúa, còn chúng ta sẽ ra sao thì vẫn chưa được tỏ ra. Chúng ta biết rằng: khi được tỏ ra, thì chúng ta sẽ giống như Người, vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy như vậy. Và bất cứ ai đặt hy vọng nơi Người, thì tự thánh hoá mình cũng như Người là Ðấng Thánh.
Ðó là lời Chúa.

Alleluia: Mc 11, 28
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Tất cả hãy đến với Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các con". - Alleluia.

Phúc Âm: Mt 5, 1-12a
"Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ đông đảo, Người đi lên núi, và lúc Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần Người. Bấy giờ Người mở miệng dạy họ rằng:
"Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. - Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được Ðất Nước làm cơ nghiệp. - Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an. - Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được no thoả. - Phúc cho những ai hay thương xót người, vì họ sẽ được xót thương. - Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa. - Phúc cho những ai ăn ở thuận hoà, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. - Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ.
"Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại các con, và bởi ghét Thầy, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác. Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời".
Ðó là lời Chúa.

Con Đường Nên Thánh

Cuộc đời là một hành trình. Hành trình luôn trôi theo dòng thời gian. Thời gian cứ trôi, cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn, con người vẫn tồn tại như một hạt cát giữa đại dương mênh mông. Có điều hạt cát thì vô tư, nhưng con người luôn phải đối diện trước biết bao cám dỗ mời mọc, biết bao công việc khó khăn, biết bao sóng gió nổi trôi. Con người phải vươn lên, phải phấn đấu để vượt thắng những cản trở trên dòng đời. Thế nên, có ai đó nói rằng: "Cuộc sống giống như một con đường, nhưng không luôn luôn thẳng tắp. Để có thể chinh phục được con đường của chính mình, điều quan trọng đầu tiên là ta có biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã trên chính con đường ấy hay không?".  

Quả thực, hành trình cuộc sống dường như không bao giờ có một con đường nào là luôn thẳng tắp, mọi con đường đều sẽ có những ngã rẽ, những góc tối mà ta phải chấp nhận. Cũng không có con đường nào trải đầy hoa hồng để nâng những bước chân ta đi tới, bao giờ cũng thế, nhiều hoa hồng - ắt hẳn phải lắm chông gai; nhưng ta không có quyền bỏ cuộc, vì sống là phải bước đi, hành trình phải đi tới, phải chạy theo dòng chảy của thời gian…

Hôm nay chúng ta mừng kính chư thánh Nam Nữ ở trên trời. Họ là những người đã đi qua hành trình cuộc đời này không phải là hành trình đầy hoa hồng mà là hành trình vác thập giá hy sinh. Hành trình của họ lắm chông gai nhưng họ vẫn đi hết hành trình trong niềm trông cậy vào Chúa. Điều quan trọng là họ đã mang trong mình cuộc thương khó của Đức Ky-tô. Họ vì Chúa để đón nhận mọi hy sinh, mọi gian khó, mọi gai góc cuộc đời. Họ hiến dâng chính mình để thánh hóa bản thân và tôn vinh Thiên Chúa.

Họ chính là những người đã sống triệt để tin mừng. Khuôn mặt của họ được Chúa Giê-su phác thảo qua Hiến Chương Nước Trời. Họ chọn sống nghèo khó để tránh những tham lam bất chính. Họ sống hiền lành để tránh những tranh chấp của cải trần gian. Họ đón nhận mọi sầu khổ vì họ cảm nhận được Lòng Thương Xót Chúa luôn ủi an họ. Họ khao khát sự trọn lành nên họ yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự. Họ luôn biết xót thương người anh em nên Thiên Chúa cũng yêu mến họ. Họ luôn gìn giữ tâm hồn trong sạch để có thể nhận ra thân xác là đền thờ Thiên Chúa. Cuộc đời họ luôn sống phục vụ và kiến tạo hòa bình. Cho dẫu có bị bách hại họ vẫn hân hoan vì phần thưởng của họ thật lớn lao trên quê trời.

Cuộc đời của họ là một cuộc đời đẹp. Đẹp dưới mắt người đời, vì họ luôn sống có mục đích, có ước mơ, có lý tưởng. Họ biết đứng dậy bằng chính đôi chân của mình khi vấp ngã, biết bền lòng và dũng cảm vượt qua những thử thách, khó khăn để vươn lên. Họ dám sống đẹp vì dám hy sinh vì tha nhân mà phục vụ, mà dâng hiến chính bản thân mình.

Những cách sống đẹp ấy rất cần được chúng ta họa lại hôm nay. Giữa thế giới đang chối bỏ Thiên Chúa nên cũng khan hiếm những cách sống đẹp để tích đức cho đời sau. Họ không tin Thiên Chúa nên họ chỉ sống cho bản thân. Một thế giới vắng bóng Thiên Chúa nên cũng thiếu tình liên đới sẻ chia với nhau. Con người chỉ biết sống cho bản thân và vì bản thân.

Thế nên là người ky-tô hữu chúng ta hãy sống đẹp để làm chứng cho tình yêu của Đức Ky-tô. Hãy sống bằng một tấm lòng yêu thương như Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết: "Sống trên đời cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi…". Gió sẽ cuốn tấm lòng đầy ắp tình yêu thương để gieo vào khắp muôn nơi, để đi đến mọi ngõ ngách cuộc đời, để mang lại hạnh phúc cho những mảnh đời bất hạnh khổ đau. 

Khi chúng ta sống đẹp là chúng ta đang xây dựng cho quê hương trần thế này được hạnh phúc , được thăng tiến, đồng thời cũng là tích đức những viên gạch xây dựng ngôi nhà hạnh phúc đời sau.

Xin cho chúng ta biết noi gương các thánh nam nữ luôn sống đẹp lòng Chúa và đẹp lòng mọi người. Đẹp lòng Chúa khi vì Chúa mà đón nhận mọi thập giá Chúa gởi đến. Đẹp lòng mọi người khi biết chu toàn bổn phận nơi gia đình một cách trọn vẹn trong hy sinh phục vụ. Nhất là biết sống đạo yêu thương khi dấn thân phục vụ mà không mong đền đáp để giới thiệu cho trần thế nét đẹp của Đạo Thiên Chúa tình thương. Xin Chúa giúp chúng ta nên thánh trong chính đời sống phục vụ của chúng ta. Amen

Lm.Jos Tạ duy Tuyền

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:32

5 Phút cho Lời Chúa ngày 31/10/2017

Filled under:

LÀ MEN CHO CẢ KHỐI BỘT
“Nước Thiên Chúa giống như chuyện nắm men bà kia vùi vào ba đấu bột cho đến khi tất cả bột dậy men.” (Lc 13,21)
Suy niệm: Theo cha N. Guillemette, ba đấu bột tương đương 25 ký bột, đủ làm bánh cho 100 người ăn no. Vậy mà khối lượng bột to lớn ấy nở ra để trở thành bánh thơm ngon chỉ nhờ một nắm men nhỏ được người đàn bà trộn đều vào khối bột. Để khối bột dậy men, cần phải có thời gian. Đời người Ki-tô hữu khác gì nắm men: tuy ít về số lượng nhưng vẫn có thể ảnh hưởng lớn lao đến “khối bột” của tập thể mình sống như công ty, trường học, khu xóm; tuy hiện diện âm thầm nhưng vẫn có thể được nhận biết nhờ tác động của “men Ki-tô” như quảng đại, sẵn sàng, hy sinh, quên mình… Sức tác động ấy không diễn ra trong một sớm một chiều, nhưng âm thầm, lặng lẽ qua chiều dài của thời gian năm tháng.
Mời Bạn: “Lòng nhiệt thành là men với khối bột” (J. Meyers). Bản chất của bạn là “men Ki-tô hữu” nhưng men ấy chỉ phát huy tác dụng nếu bạn có lòng nhiệt thành. Nhiệt thành trong việc xây dựng Nước Trời trong môi trường sống, làm việc của bạn. Nhiệt thành giới thiệu khuôn mặt Chúa Ki-tô cho người lân cận. Nhiệt thành làm cho các Ki-tô hữu sống đạo tích cực hơn.
Sống Lời Chúa: Tôi quyết tâm bỏ lối giữ đạo tiêu cực, cảm thấy đi lễ ngày Chúa nhật là đủ. Tôi nỗ lực sống đạo tích cực, nhiệt thành trong các công tác tông đồ giáo dân trong giáo xứ.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, con cảm thấy mình quá nhỏ bé trước khối lượng to lớn những người chưa biết Chúa chung quanh con. Xin cho Lời Chúa dạy hôm nay đem lại cho con cái nhìn lạc quan, tin tưởng về vai trò “men” của mình. Amen.


Thánh Wolfgang ở Regensburg
(924-994)
Thánh Wolfgang sinh ở Swabia, nước Đức, và theo học tại một trường gần tu viện Reichenau. Ở đó ngài gặp Henry, một nhà quý tộc trẻ mà sau này là Đức Tổng Giám Mục của Trier. Từ đó trở đi, Wolfgang tiếp tục liên lạc với đức tổng giám mục, dạy giáo lý trong trường của giáo phận và hỗ trợ đức tổng trong việc cải cách hàng giáo sĩ.
Khi Đức Tổng từ trần, Wolfgang quyết định trở thành một tu sĩ dòng Biển Đức và di chuyển đến một tu viện ở Einsiedeln, bây giờ thuộc Thụy Điển. Ngài được bổ nhiệm làm giám đốc trường đệ tử của nhà dòng và sau khi thụ phong linh mục, cùng với một số tu sĩ, ngài sang Hung Gia Lợi để truyền giáo cho người Magyar, nhưng mới được một năm, Hoàng Đế Otto II đã bổ nhiệm ngài làm Giám Mục của Regensburg (gần Munich). Ngay lập tức ngài bắt đầu việc cải tổ hàng giáo sĩ, hồi phục quy luật tu viện, cổ võ việc giáo dục, ngài hăng say rao giảng và đạt được nhiều kết quả khả quan, đặc biệt ngài nổi tiếng về lòng bác ái đối với người nghèo. Dù là giám mục, ngài vẫn mặc y phục của một tu sĩ dòng và sống khắc khổ.
Khao khát của ngài là sống thầm lặng trong tu viện để chiêm niệm, nhưng trách nhiệm của một giám mục đã không cho phép, ngoài ra ngài còn là thầy dạy tư của Hoàng Đế Henry II khi còn nhỏ. Vào năm 994, sau một cuộc hành trình ngài bị lâm trọng bệnh và từ trần ở Puppingen, gần Linz, nước A¨o. Lễ giỗ của ngài được cử mừng một cách rộng rãi trong hầu hết các quốc gia trung Âu Châu. Ngài được phong thánh năm 1052.


Một Ngày Ðể Nhớ Ðến Thần Dữ

Hôm nay ngày cuối tháng 10. Buổi chiều ngày cuối tháng 10 được người Mỹ và các nước chịu ảnh hưởng của Mỹ gọi là Halloween, nghĩa là vọng lễ các thánh.
Có lẽ do những rơi rớt còn lại của một ngày lễ ngoại giáo bắt nguồn từ thời những người Celtic trước Công nguyên, ngày vọng lễ các thánh mang màu sắc ảm đạm ma quái.
Trong các cửa tiệm, hàng hóa được trưng bày một khung cảnh quái dị: những hình nộm được tô vẽ với một bộ mặt của thần chết, những màng nhện trắng xóa giăng mắc khắp nơi, những đồ chơi trẻ em cũng được khoác lên những nét kinh hãi quái dị. Trên màn ảnh truyền hình cũng như tại các rạp chiếu bóng, đa số các phim trình chiếu đều mang nội dung quái đản, kinh dị. Buổi tối ngày Halliween, thanh niên thiếu nữ thường cải trang thành ma quái để đi từng nhà ca hát và kể cho nhau nghe chuyện ma quái.
Phải chăng mỗi năm người ta dành một ngày để nhắc nhở về sự hiện hữu và tác quái của thần dữ? Nhưng liệu con người ngày nay còn ý thức được tội lỗi và sự tác động củ thần dữ không?
Thi sĩ Baudelaire của Pháp đã có lần nói: "Sự thành công của ma quỷ là thuyết phục được con người rằng nó không hiện hữu".
Với những khám phá mới trong ngành tâm lý học cũng như bệnh lý học, người ta cho rằng tất cả những vụ quỷ ám mà Kinh thánh nói đến chỉ là những hiện tượng tâm lý bệnh hoạn mà ngày nay khoa học có thể tìm ra nguyên nhân. Với luận điệu ấy, con người ngày nay tự hào đã loại trừ ma quỷ ra khỏi cuộc sống.
Có lẽ ngày nay, người ta ít có dịp chứng kiến những vụ quỷ ám nhãn tường như Thánh kinh đã ghi lạị Tuy nhiên, dù muốn dù không, không ai có thể chối cãi được một sức mạnh luôn cày xéo tâm hồn con người, luôn lôi kéo con người đến chỗ tự hủy và hủy diệt lẫn nhaụ Mãi mãi câu nói của thánh Phaolô vẫn đúng cho kinh nghiệm của mỗi người: "Ðiều thiện tôi muốn làm thì tôi không làm, điều ác tôi không muốn là, thì tôi lại làm". Có một sức mạnh vô hình nào đó luôn khuyến dụ, luôn lôi kéo con người vào tội ác... Thánh Phêrô hẳn không thể nào quên được lời cảnh cáo của Chúa Giêsu: "Hỡi Satan, hãy tránh khỏi mặt Ta". Trong lá thư đầu tiên gửi cho các tín hữu, vị Giáo Hoàng đầu tiên đã nhắn nhủ: "Hãy tỉnh thức luôn. Kẻ thù của anh em là ma quỷ như sư tử luôn gầm thét lượn quanh, tìm mồi để cắn xé. Anh em hãy chống cự và kiên vững trong Ðức Tin".
Là người tín hữu, chúng ta không ngừng cầu nguyện bằng chính lời Kinh của Chúa Giêsu: "Xin cứu chúng con khỏi ác thần". Ước gì lời Kinh ấy luôn nhắc nhở chúng ta về sự tác động liên lỉ của ma quỷ trong cuộc sống của từng người chúng tạ Nhưng chúng ta không phải hãi sợ bởi vì chúng ta không chiến đấu một mình mà cùng với và bằng chính sức mạnh của Ðấng đã nói: "Ðừng sợ hãi, vì Ta đã thắng thế gian".

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:23

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

THAM DỰ THÁNH LỄ Ở NHÀ THỜ LÔ 6

Filled under:

Trong bài lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Lô 6, có bức ảnh ngôi nhà nguyện như có vẻ không còn sử dụng và có bạn đọc nêu thắc mắc trên. Để trả lời cho câu hỏi, chúng tôi đã lên tham dự thánh lễ chúa nhật 30 thường niên (29/10/2017), để gửi đến bạn đọc thông tin này.
Đúng 7 giờ, tiếng chuông (rất nhỏ) được đánh vang lên để báo hiệu giờ lễ đã đến. Nhiều người đã đến đây không phải vì nghe tiếng chuông, nhưng họ đã biết giờ lễ nên đến đúng giờ, bởi vì họ ở xa nhà thờ, có người ở rất xa cả 10 Km.
Cảm nhận đầu tiên là số người tham dự thánh lễ rất đông, khoảng 300 người, nhà nguyện lại rất nhỏ, chỉ khoảng 60 chỗ ngồi. Bởi thế, cha quản nhiệm đã phải nới dài mái nhà ra bằng những tấm tôn để che nắng che mưa. Sự nới thêm ra cũng tạm đủ cho người tham dự từ những năm 2000. 
Giờ đây, như một em bé hay ăn chóng lớn, mà chiếc áo mới chưa sắm may được, nên đành chịu mặc áo chật. Thánh lễ chiều thường có mưa, mưa kèm theo giông gió thì dù có đứng dưới mái tôn cũng bị ướt, nên việc dâng lễ không cầm lòng cầm trí được.
Các cháu thiếu nhi, các cụ già được ưu tiên ngồi trong nhà thờ, được dễ thấm nhập Lời Chúa và để  Giáo hội được trường tồn.
Cha xứ Phao-lô nguyễn Văn Khi cho biết: Ngôi nhà nguyện đã được xây dựng từ năm 1980, vật liệu là những trụ sắt thời chiến tranh gom góp lại, mái nhà được lợp bằng tôn Ximang nên rất nặng. Tạ ơn Chúa đã cho tồn tại được 37 năm và phải ráng thêm một năm nữa để chờ nhà thờ mới được hoàn thành.
   Giáo xứ mong nhận được lời cầu nguyện cùng những chia sẻ của bạn đọc xa gần, để công trình xây dựng nhà thờ mới được mau hoàn thành để Nước Chúa được lan rộng.
Toma Đỗ Lộc Sơn






















Posted By Đỗ Lộc Sơn05:59

Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2017

Video clip Tóm lược ĐH Ultreya Mừng Kim Khánh PT Cursillo Việt Nam (La Vang, 19-21/10/2017)

Filled under:


Posted By Đỗ Lộc Sơn16:47

Cau Nguyen cho Cac Linh Hon

Filled under:

i


Posted By Đỗ Lộc Sơn16:11

Phát quà cho người nghèo tại nhà thờ Lô 6

Filled under:


Posted By Đỗ Lộc Sơn11:41

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

Lich phung vu tuan 30 Tn A

Filled under:

i

Posted By Đỗ Lộc Sơn19:25

Thánh Lễ Mừng Kính Thánh Simon Và Tadeo - Bổn Mạng Cha Tổng Đại Diện Gp. Phú Cường

Filled under:

Vào lúc 4 giờ sáng thứ bảy ngày 28/10/2017, Cha Simon Nguyễn Văn Thu - Tổng Đại diện Giáo phận Phú cường, chánh xứ Sơn Lộc, đã dâng lễ kính hai thánh Simon và Tadeo (Giu-đa)Tông đồ, tại nhà thờ giáo xứ. Cùng hiệp dâng có cha An Tôn Lê Ngọc Tỉnh - Hội Thừa Sai VN và cha An tôn Nguyễn Sĩ Quân - Quản nhiệm Giáo xứ Bắc Đoàn. Tham dự có khoảng 300  bà con giáo dân trong xứ.
Mở đầu thánh lễ, cha Simon đã lược qua tiểu sử hai thánh, xin hai thánh cầu thay nguyện giúp cho mọi người được sống trong ơn nghĩa Chúa và cho cha được vững vàng trong sứ vụ, để tất cả được đẹp lòng Chúa.
Lời Chúa trong thánh lễ, cha An tôn Lê Ngọc Tỉnh đã công bố đoạn Tin mừng (Lc 6, 12-19). Đức Giesu đã cầu nguyện suốt đêm để đến sáng, Ngài đã tuyển chọn 12 tông đồ trong đó có Simon và Tadeo. Như thế việc tuyển chọn các tông đồ đã được Thánh Thần tác động.
"Thiên Chúa không chọn người có khả năng, nhưng Thiên Chúa ban khả năng cho người Chúa chọn",Ngày nay Thiên Chúa đang tuyển chọn mỗi người chúng ta vào các vị trí Chúa muốn. Xin Chúa giúp chúng ta nhận ra thánh ý Chúa, để chúng ta chu toàn công việc một cách hoàn hảo để danh Chúa được vinh hiển.
Thánh lễ diễn ra trong trang nghiêm, mọi người quy hướng cầu xin Thiên Chúa qua lời bầu cử của thánh Simon, ban cho cha ơn lành phần hồn phần xác để cha chu toàn sứ vụ của giáo xứ, giáo phận.
Cuối lễ, vị đại diện Giáo xứ có lời chúc mừng và dâng kính lên cha Simon bó hoa tươi thơm ngát
 và cha cũng có lời cảm ơn cộng đoàn. 
Kết thúc thánh lễ, mọi người vào chung vui với cha qua ly cà phê tại nhà khách giáo xứ.
Toma Đỗ Lộc Sơn    



















Posted By Đỗ Lộc Sơn14:45