Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Thu xếp thì giờ là nghệ thuật sống trong giây phút hiện tại

Filled under:

Anselm Grün: Tu sĩ Dòng Biển Đức ở đan viện Münsterschwarzach,  Bavière (nước Đức), trị liệu gia và là một trong các tác giả sách thiêng liêng được đọc nhiều nhất thế giới.
Đứng trước các đòi hỏi không ngừng và nỗi sợ “không làm kịp”, đan sĩ Anselm Grün mời chúng ta làm các chọn lựa và dựa trên năng lực của mình trong niềm vui và tình yêu để giải stress.
 Priest fun skate board
Báo Đời sống. Khi bị stress, chúng ta thường sợ “không làm kịp”. Từ đâu có nỗi sợ này và làm sao thoát được?
Anselm Grün: Sợ không bao giờ “làm kịp” và không bao giờ sẵn sàng thường có nguồn gốc từ tuổi thơ ấu. Rất nhiều người khi nhỏ cảm nhận mình không làm vừa lòng các mong chờ, các đòi hỏi của cha mẹ. Sau này, khi đến tuổi trưởng thành, nhất là trong công việc làm, có cảm tưởng như mình không ở tầm cao như mọi người mong muốn. Chúng ta có cảm nhận không bao giờ tốt cho đủ, cũng không bao giờ làm cho đủ. Để ra khỏi suy nghĩ này, đó là nguồn của lo âu thì bước đầu là phải làm hòa với đứa bé này, ôm lấy nó. Sau đó thì phải giã từ tính cầu toàn: tôi không cần phải làm cho hoàn hào, tôi không cần phải kiểm soát tất cả. Cuộc đời không thể nào kiểm soát được!
Để giảm stress, thì phải làm chậm lại và làm ít chuyện hơn? Làm sao từ bỏ và làm sao làm các lựa chọn này?
Anselm Grün:  Tôi không buộc phải làm ít hơn, nhưng tôi phải ở trong giây phút hiện tại, làm công việc của hiện tại hơn là nghĩ đến hàng trăm việc khác. Sau đó, tôi phải ấn định các ưu tiên: cái gì thật sự quan trọng? Đúng, tôi phải quyết định. Nếu tôi quyết định một chuyện gì thì khi nào tôi cũng phải bỏ một chuyện khác. Tôi tự giới hạn và tự hạn chế mình. Nhưng chỉ khi nào tôi buông bỏ bớt thì tôi mới hoàn toàn ở trong giây phút hiện tại với con người thật của tôi và với những gì tôi làm trong từng giây phút. Sau đó tôi bắt qua hành động và không nghĩ đến những chuyện có thể làm khác. Được như vậy và chỉ với điều kiện này, tôi mới thoát được stress. Khi tôi chỉ chú tâm vào một việc, thì việc này nó sẽ tự trôi chảy và tôi có bình an nội tâm.
Làm sao đáp ứng được các đời hỏi liên tục? Tại sao mình thường khó nói không?
Anselm Grün: Thường chúng ta không dám nói không vì chúng ta muốn được mọi người yêu và mến chuộng. Khi nói không, tôi sẽ có thể bị người khác ruồng bỏ hoặc không hiểu tôi. Dù vậy, một lời nói không sẽ mang đến sự rõ ràng. Đôi khi chúng ta nói “có” những chuyện mà chúng ta thật sự không mong muốn, vì chúng ta sợ người khác nghĩ mình không chịu đựng được hoặc không tham dự nhiều. Chúng ta cũng muốn tỏ ra mình có giá trị. Đương nhiên, trong đời sống cộng đoàn hay nghề nghiệp cũng có những việc bạc bẽo mà mình phải làm cho xong. Điều quan trọng là phải chấp nhận nó, rồi tìm cách thực hiện nó để nó có lợi cho chính mình. Như thế, tôi có thể lợi dụng, qua công việc hàng ngày hay những việc làm theo thông lệ để suy nghĩ hay chiêm niệm những gì làm mình chán. Và những việc bề ngoài tưởng là khô khan này, cuối cùng lại giúp mình thêm sức.
Theo cha, tự do và stress liên hệ với nhau. Tại sao?
Anselm Grün: Tôi chủ trương tự do nội tâm. Đứng trước áp lực của những đòi hỏi bên ngoài, tôi có tự do để trả lời. Tôi cũng tự do khi đứng trước áp lực phải biết hết mọi chuyện, phải biết tất cả mọi thông tin. Người thời nay đặt rất nhiều áp lực để thường xuyên tham khảo tất cả mọi thông tin trên máy cầm tay. Chúng ta cần tự do nội tâm riêng của mình! Tôi không tham dự tất cả, không biết hết mọi chuyện thời sự, không ở khắp mọi nơi. Tự do nội tâm này giúp tôi thoát khỏi được stress.
Quản lý thì giờ cho tốt: người ta nói về chuyện này rất nhiều, xem đó là chìa khóa chống stress. Cha nghĩ sao?
Anselm Grün: Sắp xếp thì giờ không có nghĩa là tôi dùng thì giờ tốt nhất có thể, tôi là người có năng lực làm việc cao. Theo tôi, sắp xếp thì giờ là nghệ thuật ở trong giây phút hiện tại. Quan trọng nhất là tìm một nhịp tốt để làm trong mọi công việc của mình. Nhà tâm lý học Carl Gustav Jung nói về điều này: “Ai làm việc theo một nhịp thì có thể làm việc hiệu quả và lâu dài .” Làm việc theo một nhịp tốt sẽ phát huy hết năng sức của mình. Mỗi người khi làm việc phải chăm chú vào nhịp của mình. Đâu là lúc sáng tạo của tôi? Đâu là lúc thích ứng nhất cho các công việc hiện tại? Như thế, khi tôi hoàn toàn ở trong giây phút hiện tại và khi tôi tìm được nhịp của tôi, tôi sẽ không bị stress.
Làm sao đối diện với những chuyện bất ngờ thường xuyên xảy ra?
Anselm Grün: Đời sống hàng ngày luôn có những sự kiện hay những công việc bất ngờ cần giải quyết. Chúng ta phải mềm dẽo và tùy cơ ứng biến. Tôi không buộc phải xong hôm nay tất cả những gì tôi đã ấn định. Nếu có một cái gì bất ngờ xảy đến, tôi không hốt hoảng và trong lòng tôi, tôi có thể tách ra khỏi chuyện bất ngờ. Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta cách nào để giải quyết chuyện bất ngờ và ngược với các dự trù của chúng ta: vừa chuyển biến nó thành sự tận tâm và vừa tiếp nhận nó, và như thế cũng làm lợi cho người khác.
Thay đổi thường xuyên là lý do bị stress hay giúp tiến bộ?
Anselm Grün: Tôi thấy nhiều người thường xuyên bị áp lực vì họ luôn muốn thay đổi. Nhưng có một cái gì hung hăng cần thay đổi: Tôi phải là một người khác, tất cả phải rất khác. Chính qua sự chuyển biến nội tâm mà mình mới vượt lên sự luôn tìm tòi để thay đổi. Sự chuyển biến là một tiến trình thiêng liêng nhẹ nhàng hơn là sự thay đổi. Tôi mến con người được trở thành của tôi. Mỗi phần trong con người của tôi phải tồn tại. Tôi không lên án gì. Đó là như vậy. Nhưng tôi cũng chưa phải là một con người khác, con người có thể tồn tại qua bản chất sâu đậm của tôi. Mục đích của sự chuyển biến là tôi càng ngày càng trở nên chính là tôi, để mỗi ngày tôi mỗi giống hình ảnh Chúa đã tạo dựng tôi. Vậy sự chuyển biến là một tiến trình nội tâm, ngược với sự thay đổi là liên tục trong hành động. Tôi biết có nhiều người cứ mỗi ba năm thay đổi cách ăn uống hay lối sống. Nhưng nội tâm thì họ vẫn giống nhau và chẳng cho thấy con người thật của họ. Sự thay đổi liên miên như vậy chỉ dẫn đến sự hụt hẫng, bên Mỹ hay có những chương trình hướng dẫn thay đổi. Tôi có thấy một quyển sách có tựa Thay đổi cuộc sống trong bảy ngày! Theo tôi, đó là hoàn toàn vô nghĩa. Sứ điệp kitô đề nghị một chuyển biến. Sự chuyển biến xảy ra khi gặp gỡ với người khác và trong sự gặp gỡ với Chúa. Khi tôi thổ lộ sự thật của tôi với Chúa hay với người khác, có một cái gì trong tôi được chuyển biến.
Niềm vui và tình yêu sẽ là vũ khí tốt nhất để chống stress. Tại sao?
Anselm Grün: Vui vẻ là nguồn của sinh lực và sức mạnh. Nó làm giãn nở quả tim. Khi tôi vui, tôi không thấy stress và tôi thích thú làm việc. Dù mệt, nhưng tôi cảm thấy khỏe vì đó là cái mệt lành mạnh, tôi chỉ cần nghỉ ngơi là lại sức. Tình yêu không phải chỉ là một tình cảm. Như triết gia Platon đã nói, tình yêu là hiệu năng, là sức mạnh. Thánh Gioan nói Chúa là tình yêu: “Chúa là tình yêu, ai ở trong tình yêu là ở trong Chúa và Chúa ở trong họ” (1Ga 4, 16). Nguồn của tình yêu ở trong đáy tâm hồn của chúng ta. Khi tôi múc ở nguồn này thì tôi không bao giờ kiệt sức, bởi vì nó thiêng liêng và không bao giờ cạn. Khi tôi làm cho ai vì tình thương là tôi đã nhận trở lại. Có nhiều người cho vì họ cần được biết ơn và được chấp nhận. Khi tôi cho vì buộc phải cho, thì tôi mệt, nhưng nếu tôi cho mà dựa vào nguồn tình yêu có trong lòng tôi, tôi không còn kiệt sức. Ngược lại, tất cả đều xuôi chảy và làm cho tôi được sinh động, được hạnh phúc.
Công thức chống stress của tôi
“Tôi làm việc nhiều nhưng tôi không cảm thấy stress. Tôi thuận theo cơ thể của tôi. Nếu tôi mệt, tôi nghỉ. Tôi thuận theo cảm nhận của tôi: khi tôi cảm thấy yếu sức, khi tôi cảm thấy mình hung hăng, khi đó tôi nhìn lại mình và biết nói không. Cho đến khi nào sinh lực của sự sống còn chảy trong tôi, khi tôi muốn đọc một bài diễn văn chẳng hạn, tôi không bị stress. Khi đó tôi biết ơn, cảm nhận sự sống tuôn chảy trong người mình, tôi có thể giúp người khác, chạm đến được tâm hồn họ, gần sự minh triết trong tâm hồn họ qua các sách của tôi hay qua bài nói chuyện của tôi. Đối với tôi, quan trọng là lắng nghe cả tâm hồn cả cơ thể của mình. Chúng là thước đo rất tốt. Và điều quan trọng trên hết, là hoàn toàn là một với những gì mình làm .”
Marta An Nguyễn chuyển dịch

Posted By Đỗ Lộc Sơn06:07

Đấu tranh với Tự đại

Filled under:


Chúng ta sống trong một thế giới nơi mọi thứ quá kích động sự tự đại của chúng ta, trong khi đó lại ngày càng ít công cụ để đương cự với nó.
Facing the Dragon
Vài năm về trước, Robert L. Moore đã viết một quyển sách rất ý nghĩa, với tựa đề Đối diện Con Rồng [Facing the Dragon]. Moore tin rằng con rồng đe dọa chúng ta nhất, chính là con rồng của sự tự đại trong chúng ta, nó khuấy động nội tâm chúng ta khiến chúng ta tin rằng mình đặc biệt phi thường và mang số mệnh cao cả. Tình trạng này bủa vây tất cả chúng ta. Nói đơn giản, mỗi người chúng ta, mỗi một trong bảy tỷ người trên trái đất, không thể nào không cảm thấy mình là trung tâm của vũ trụ. Và bởi điều này gần như vô thức, đồng thời chúng ta lại thiếu khí cụ để giải quyết nó, nên nó gây ra một tình trạng đáng lo sợ. Tự đại không phải là công thức cho hòa bình và hòa hợp, mà là cho ghen tương và xung đột.
Mà tình trạng này không phải lỗi của chúng ta, và tự nó cũng không phải là là một khiếm khuyết đạo đức trong bản tính của chúng ta. Sự tự đại của chúng ta phát xuất từ cách Thiên Chúa tạo thành chúng ta. Chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh và giống với Thiên Chúa. Đây là chân lý giáo điều căn bản nhất trong nhận thức Do Thái- Kitô giáo về nhân thể. Tuy nhiên, không thể hiểu nó theo kiểu đơn giản hóa, như kiểu một biểu tượng đẹp đẽ được đóng dấu vào linh hồn chúng ta. Đúng hơn, cần phải hiểu thế này: Thiên Chúa là lửa, lửa bất diệt, một sinh lực không ngừng tìm kiểm để ôm trọn và thổi bùng mọi tạo vật. Và ngọn lửa đó có trong chúng ta, khơi lên trong chúng ta những cảm thức thần linh, một trực giác rằng chúng ta cũng có sinh lực thần thiêng, và cũng là một áp lực muốn trở nên đặc biệt phi thường và đạt được một sự cao cả nào đó.
Có thể nói, được tạo thành theo hình ảnh và giống với Thiên Chúa, nghĩa là có một con chíp thần thiêng bên trong chúng ta. Nó thiết lập cho chúng ta phẩm giá cao cả nhất nhưng cùng tạo nên những vấn đề lớn lao nhất. Sự vô hạn không nằm yên trong cái hữu hạn. Bởi có sinh lực thần thiêng bên trong, nên chúng ta không dễ bình yên trong thế giới này, những khao khát và mong mỏi của chúng ta quá vĩ đại. Chúng ta không chỉ sống trong sự bất an triền miên mà thánh Augustino đã nêu bật trong châm ngôn lừng danh: ‘Ngài đã tạo thành chúng con cho Ngài, lạy Chúa, và lòng chúng con khắc khoải cho đến khi được nghỉ yên trong Ngài.’ Mà sự tự đại bẩm tại này còn khiến chúng ta không ngừng nuôi dưỡng một niềm tin rằng chúng ta đặc biệt, có định mệnh độc nhất vô nhị, và được sinh ra để nổi trội, được công nhận, được biết đến với những sự phi thường của mình.
Và do đó tất cả chúng ta đều được một mã gene thần thiêng điều hướng để, có thể nói là tạo lập một tuyên bố trong đời, tạo lập sự bất tử cho riêng mình, và tạo lập một giả tượng phi thường mà thế giới phải để mắt đến. Đây không phải là một khái niệm trừu tượng, nó tuyệt đối thực tế. Chúng ta có thể thấy bằng chứng cho chuyện này trên mọi bản tin, trong mọi vụ đánh bom, trong mọi mưu đồ xấu xa táo tợn, và trong mọi tình huống khi ai đó muốn mình nổi trội. Chúng ta cũng thấy nó trong sự đói khát danh vọng, trong khát khao được nổi tiếng, và trong nhu cầu muốn được nhìn nhận là độc nhất vô nhị và đặc biệt.
Nhưng sự tự đại này, tự nó không phải là lỗi lầm của chúng ta, và cũng không nhất thiết là một khiếm khuyết đạo đức. Nó đến từ cách chúng ta chúng ta được tạo thành, thật nghịch lý thay, nó đến từ những gì cao cả và tốt đẹp nhất trong chúng ta. Vấn đề là, ngày nay, chúng ta thường không có khí cụ để vận dụng nó sao cho sinh sôi những điều tốt đẹp. Vì nhiều lý do, chúng ta ngày càng sống trong một thế giới kích động quá đáng sự tự đại của mình, ngay cả khi chúng ta không nhận ra tình trạng này và nhất là khi chúng ta ngày càng ít công cụ tôn giáo và tâm lý để xử lý nó. Những công cụ này là gì?
Về tâm lý, chúng ta cần những hình ảnh con người cho phép mình hiểu bản thân một cách lành mạnh, nhưng cũng bao gồm cả việc chấp nhận những giới hạn, những nản lòng, sự vô danh của chúng ta, và cả việc cuộc sống chúng ta phải dành không gian cho cuộc sống người khác nữa. Về mặt tâm lý, chúng ta phải có những công cụ để hiểu cuộc đời mình, thừa nhận rằng mình đặc biệt và độc nhất vô nhị, nhưng vẫn là một trong số hàng tỷ cuộc đời đặc biệt và độc nhất vô nhị khác.  Về mặt tâm lý, chúng ta cần những công cụ tốt hơn để vận dụng sự tự đại của mình.
Về tôn giáo, đức tin và giáo hội chúng ta cần phải đem lại một nhận thức về nhân thể sao cho chúng ta có thấu suốt và khuôn khổ để có thể sống sự độc nhất vô nhị và đặc biệt của mình, trong khi biết bình an với tinh thần, những giới hạn, những thất bại, sự vô danh, và dành không gian cho sự độc nhất vô nhị và đặc biệt của cuộc đời người khác.  Về căn bản, tôn giáo phải cho chúng ta những công cụ để nắm bắt cách lành mạnh ngọn lửa thiêng bên trong bản thân mình, và hành động lành mạnh với những tài năng và thiên tư mà Chúa ban cho chúng ta, nhưng là trong khuôn khổ đi kèm để nhận thức khiêm nhượng rằng những thiên tư này không phải của chúng ta, mà là của Chúa, và tất cả những gì chúng ta là và những gì chúng ta đạt được đều là ơn Chúa. Chỉ khi đó, chúng ta mới không gục ngã vì thất bại và tự đắc vì thành công
Robert Lax cho rằng, bổn phận trong đời không phải là tìm được lối mòn trong khu rừng, cho bằng tìm một nhịp điệu để bước đi.


J.B. Thái Hòa chuyển dịch

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:57

SUY NIỆM HẰNG NGÀY - NGÀY 31-08-2016

Filled under:

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca (Lc 4, 38-44)

38 Đức Giê-su rời khỏi hội đường, đi vào nhà ông Si-môn. Lúc ấy, bà mẹ vợ ông Si-môn đang bị sốt nặng. Họ xin Người chữa bà.39 Đức Giê-su cúi xuống gần bà, ra lệnh cho cơn sốt, và cơn sốt biến mất: tức khắc bà trỗi dậy phục vụ các ngà0 Lúc mặt trời lặn, tất cả những ai có người đau yếu mắc đủ thứ bệnh hoạn, đều đưa tới Người. Người đặt tay trên từng bệnh nhân và chữa họ.41 Quỷ cũng xuất khỏi nhiều người, và la lên rằng: "Ông là Con Thiên Chúa! " Người quát mắng, không cho phép chúng nói, vì chúng biết Người là Đấng Ki-tô.42 Sáng ngày, Người đi ra một nơi hoang vắng. Đám đông tìm Người, đến tận nơi Người đã đến, và muốn giữ Người lại, kẻo Người bỏ họ mà đi.43 Nhưng Người nói với họ: "Tôi còn phải loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa cho các thành khác nữa, vì tôi được sai đi cốt để làm việc đó."44 Và Người rao giảng trong các hội đường miền Giu-đê. 

SUY NIỆM 1

“Chúng ta hãy làm một cái gì tốt đẹp cho Thiên Chúa” đó là lời phát biểu của Mẹ Têrêsa Calcutta,để gián tiếp chấp nhận lời yêu cầu của một số ký giả và những người làm phim, muốn làm một cuốn phim tài liệu trình bày những công việc từ thiện do Mẹ và các Nữ tu Dòng Thừa sai bác ái thực hiện. Từ mấy chục năm nay, tinh thần và tình yêu của Mẹ Têrêsa và các nữ tu dòng của Mẹ đối với những người đau khổ bệnh tật đã được lan ra khắp nơi trên thế giới, như một tiếp tục công tác chính Chúa Giêsu đã thực hiện,mà chúng ta có thể đọc thấy trong Tin mừng hôm nay.

Thuật lại biến cố Chúa Giêsu chữa bệnh bà mẹ vợ ông Simon và nhiều người khác, thánh sử Luca đã ghi: “Lúc mặt trời lặn, tất cả những ai có người nhà đau yếu mắc đủ thứ bệnh hoạn, tật nguyền, đều đưa tới Ngài, Ngài đặt tay trên từng bệnh nhân và chữa lành họ”. Những dòng kế tiếp cho thấy Chúa Giêsu có uy quyền trên sự dữ. Ở đây sự dữ xuất hiện dưới hai hình thức: bệnh tật và ma quỉ. Chúa Giêsu ra lệnh và quở mắng để chế ngự, nhưng Ngài không tiêu diệt chúng. Ngoài ra, trong nhiều cơ hội khác, Chúa Giêsu làm gương bằng sự ân cần của Ngài đối với các bệnh nhân, kể cả những người mang chứng bệnh khiếp sợ nhất lúc bấy giờ là bệnh phong cùi.

Trong giáo huấn của Ngài, Chúa Giêsu còn đi xa hơn: Ngài đồng hóa mình với những người bệnh tật, những người nghèo đói, những kẻ sa cơ lỡ bước, những người bị cầm tù, Ngài nói: “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta”. Qua cuộc khổ nạn và cái chết trên Thập giá. Chúa Giêsu đã đem lại cho đau khổ và bệnh tật ý nghĩa và giá trị cứu rỗi.

Lạy Chúa! Xin cho công trình giải phóng và cứu rỗi của Chúa được nhiều người quảng đại dấn thân tiếp tục. Xin cho đôi mắt đức tin chúng con sáng suốt để nhận ra Chúa nơi những người đang cần được giúp đỡ. Amen

GKGĐ Giáo Phận Phú Cường

SUY NIỆM 2
1. Từ “Hội Đường” đến “Nhà ông Phêrô”
“Đức Giê-su rời khỏi hội đường, đi vào nhà ông Simon”; ông Simon là người mà sau này Đức Giêsu đặt thêm một tên mới: Phêrô, nghĩa là đá, để nói lên sứ mạng của ông. Trong viễn tượng này, hành trình của Đức Giêsu từ hội đường đến nhà ông Simon Phêrô mang đầy ý nghĩa:
  • Từ Cựu Ước sang Tân Ước; từ Israel sang Dân Mới của Thiên Chúa, là Giáo Hội.
  • Từ nơi phượng tự sang ngôi nhà của đời sống bình thường.
  • Từ cầu nguyện đến ước ao sống ngày sống và cuộc đời mình như một lời cầu nguyện.
Cũng như mỗi khi chúng ta, sau Thánh Lễ, sau giờ chầu và giờ kinh, chúng ta rời khỏi Nhà Nguyện để đến nơi chúng ta sống và làm việc. Và chính ở nơi chúng ta sống và làm việc mà ở đó diễn ra mọi vấn đề của cuộc sống (vấn đề tương quan, vấn đề công việc, chuyện vui chuyện buồn, những lo lắng…) và mọi vấn đề của thân phận con người (sinh, lão, bệnh, tử).
Nhưng cũng chính tại nơi chúng ta sống và làm việc mà niềm tin của chúng ta nơi Chúa, kinh nghiệm ơn cứu độ và đời sống ơn gọi, Ki-tô hữu hay tu trì, được thử thách và qua đó trở nên đích thực.
Vì thế, chúng ta được mời gọi chiêm ngắm những gì diễn ra trong nhà ông Simon Phêrô, vì tuy những gì diễn ra ở đây thật đơn sơ, nhỏ bé và giới hạn, nhưng lại nói cho chúng ta cách thức để cho Chúa đi vào trong đời thường của chúng ta.
 2. Ơn chữa lành và phục vụ
Lúc ấy, trong nhà, bà mẹ vợ ông Simon đang bị sốt nặng; Tin Mừng theo thánh Mác-cô và thánh Mát-thêu thêm chi tiết này: bà nằm liệt trên giường. Họ xin Người chữa bà. Tin Mừng theo thánh Mác-cô kể tinh tế hơn: “lập tức họ nói cho Người biết tình trạng của bà” (Mc 1, 30).
Chúng ta có thể dừng lại ở đây để cảm nếm sự hiệp thông của nhiều người được dệt nên chung quanh người bệnh, nhờ sự hiện diện của Đức Giêsu: mọi người trong nhà và cả những người có mặt ở đó quan tâm đến người mẹ. Thánh Mác-cô xác định, đó là các môn đệ. Điều này có nghĩa là, người thân của một người trong nhóm, đã trở thành người thân của tất cả nhóm. Chúng ta đã có kinh nghiệm này trong đời sống đức tin và nhất là trong đời sống dâng hiến. Sự quan tâm dành cho nhau trong thực tế và trong lời nguyện, chính là nét thiết yếu làm nên Cộng Đoàn, và làm nên Dân Mới do Đức Giêsu qui tụ.
Đức Giêsu cúi xuống gần bà, ra lệnh cho cơn sốt, và cơn sốt biến mất. Thánh Mác-cô mô tả chi tiết hơn: “Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy”. Như thế ơn chữa lành đến từ cuộc gặp gỡ trực tiếp giữa Đức Giêsu và người bệnh; một cuộc gặp gỡ thật gần gũi và trìu mến. Đức Giêsu cũng đón nhận người thân của các môn đệ như là người thân của chính mình. Và đây là mẹ vợ chứ không phải mẹ ruột!
Cơn sốt biến mất và bà mẹ bắt đầu phục vụ họ, nghĩa là Đức Giêsu và cả nhà. Bà khỏi bệnh và lấy lại sức sống, không chỉ là sức sống thể lý, nhưng là sức sống mới phát xuất từ lòng biết ơn, vì thế, hành động đầu tiên bà thực hiện đó là phục vụ. Cũng giống như chúng ta, chúng ta được Đức Giêsu chữa lành, phục hồi, giải thoát, tha thứ, chúng ta dâng hiến cuộc đời trong ơn gọi gia đình, và nhất là ơn gọi dâng hiến ngang qua đời sống cộng đoàn, ba lời khấn, sứ vụ để diễn tà lòng cảm mến và để phục vụ.
*  *  *
Trong cuộc sống, chúng ta cũng nhiều khi mang bệnh, không phải là bị sốt, vì bệnh sốt đã có nhiều loại thuốc tây paracetamol, aspirine… chữa rất hiệu quả. Nhưng đó là những bệnh nội tâm vô hình, những bệnh này cũng làm cho chúng ta “liệt giường”, “liệt giường” trong tương quan với Chúa, trong tương quan với anh em hay chị em trong cộng đoàn hay gia đình và những người thân yêu, và có thể nói, “liệt giường” cả trong xác tín về ơn gọi và sứ vụ.
Chúng ta được mời gọi quan tâm đến nhau và cầu nguyện cho nhau như các môn đệ xưa, để Đức Giêsu đến gần, đụng vào từng người chúng ta và ra lệnh cho “mọi bệnh hoạn tật nguyền” của chúng ta biến đi, để ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm được Đức Giê-su chữa lành, nhờ lòng tin và sự liên đới của nhiều người.
Và chỉ với kinh nghiệm chữa lành này, chúng ta mới có thể sống với nhau thực sự, phục vụ nhau và phục vụ người khác cách thực sự, ngang qua ơn gọi mà Chúa ban cho mỗi người chúng ta. “Một cách thực sự”, có nghĩa là chúng ta sống và phục vụ trong tâm tình biết ơn và lòng mến đối với Đấng ban ơn, là Đức Ki-tô.
3. Rao giảng và trừ quỉ
Chúng ta được mời gọi nhận ra sự tự do của Đức Giêsu đối với nhu cầu của chính mình và của con người: Đức Giê-su không muốn khơi ra nhu cầu và tìm cách đáp ứng (như nền kinh tế thị trường trong đó chúng ta đang sống); nhưng, Ngài chỉ khơi dậy lòng ước ao Thiên Chúa, có nơi sâu thẳm của con người.
Vì thế, trong thực tế, Ngài đã không làm hết việc, Ngài chỉ chữa nhiều người nhưng không chữa hết mọi người. Do đó, vẫn còn nhiều người nữa đang tìm Ngài, họ còn nhờ các môn đệ đi tìm dùm! Nhưng Đức Giê-su rời nơi đó để đi nơi khác, đến các làng mạc chung quanh, và khắp miền Galilê để rao giảng và trừ quỉ (lưu ý: hoạt động chữa bệnh không được nêu ra).
Ngài dường như chỉ muốn đi lướt qua lịch sử con người, và chỉ dừng lại ở một số thân phận. Bởi vì Ngài chỉ muốn vạch ra cho chúng ta con đường phải đi, con đường dẫn đến ơn chữa lành triệt để và đích thực, đó là ơn chữa lành bởi Thập Gia, như thư Do Thái mặc khải cho chúng ta:
Như vậy, nhờ cái chết của Người, Người đã tiêu diệt tên lãnh chúa gây ra sự chết, tức là ma quỷ, và đã giải thoát những ai vì sợ chết mà suốt đời sống trong tình trạng nô lệ. (Dt 2,14-15)
Ơn này sẽ dành cho mọi người thuộc mọi thời và mọi nơi. Và Ngài vẫn cần chúng ta nói cho con người hôm nay về Ngài, và ơn chữa lành triệt để của Ngài, và cách nào đó, chúng ta cũng cần nói cho Ngài về con người hôm nay, như các môn đệ đã làm trong “Nhà ông Phêrô”.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:55

Tin Công giáo Việt Nam: Từ 23-29/8/2016

Filled under:



Kẻ sát hại hai nữ tu ở Mississippi đã bị bắt


Cảnh sát Mississippi đã bắt giữ một người đàn ông và buộc tội vụ giết chết hai nữ tu ngày 25 tháng Tám vừa qua.



Rodney Early Sanders đã thú nhận giết chị Margaret Held và Chị Paula Merrill, người đã làm việc tại một phòng khám y tế. Họ đã được tìm thấy tại nhà của họ ở Durant, Mississippi, nơi họ đã chết với bằng chứng là bị đâm vì những vết thương.

Các quan chức thi hành pháp luật đã không cung cấp động cơ của vụ giết người này, nhưng nói rằng đó là vụ cướp thì “ít có khả năng” giải thích.

Sanders có thể đối mặt với án tử hình nếu bị kết án phạm tội.   

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:47

5 Phút cho Lời Chúa 31/8/2016

Filled under:

MÓN QUÀ 24 GIỜ MỖI NGÀY
“Tôi còn phải loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa cho các thành khác nữa.” (Lc 4,43)
Suy niệm: Mỗi ngày ai cũng được tặng một món quà là 24 giờ hay 86.400 giây. Vấn đề là ta sử dụng món quà ấy như thế nào cho hợp lý? Nhìn vào một ngày sống tiêu biểu của Đức Giê-su ngày xưa, ta thấy phong phú, ý nghĩa quá! Buổi sáng đến hội đường dự nghi thức, khử trừ quỷ ám cho một người. Buổi trưa về nhà ông Si-mon, chữa trị cơn sốt cho mẹ vợ của ông, rồi dùng bữa. Buổi chiều và tối tiếp tục chữa lành cho tất cả các bệnh nhân và người bị quỷ ám. Sáng sớm, đi ra nơi hoang vắng, cầu nguyện với Chúa Cha, rồi rảo đi khắp các thành phố, làng mạc loan báo Tin Mừng Nước Trời. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt ngày sống của Ngài là tấm lòng hiếu thảo với Cha, là lòng thương xót với con người.
Mời Bạn: Cha H. Nouwen mời bạn mỗi ngày đặt câu hỏi này: Ngày hôm nay tôi có đem lại an bình không? Tôi có làm cho khuôn mặt người khác nở nụ cười không? Tôi nói những lời có sức chữa lành hay để mặc cơn giận và oán thù bộc phát? Tôi có tha thứ và yêu thương không? Đây là những câu hỏi đáng nêu ra. Tôi phải tin tưởng rằng một chút tình thương tôi gieo hôm nay sẽ sản sinh nhiều hoa trái, ở đây trên thế giới này và sự sống của thế giới mai sau.
Sống Lời Chúa: Tôi sẽ điều chỉnh lại cuộc sống, để tâm tình hiếu thảo đối với Chúa, và tấm lòng yêu thương người lân cận chi phối đời sống mình.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, con rất thích chiêm ngắm một ngày sống của Chúa với bao hoạt động phong phú, với bao tâm tình yêu thương dạt dào. Xin giúp con trân trọng món quà 86.400 giây mỗi ngày, để ngày sống của con tràn đầy ý nghĩa và niềm vui. Amen.

Tôi Tớ Thiên Chúa: Cha Martin Valencia
(1470 - 1534)

Khi Martin chào đời thì Mỹ Châu chưa được khám phá. Khi ngài từ trần là khi Giáo Hội Công Giáo nỗ lực rao giảng phúc âm ở lục địa ấy.

Sinh trưởng ở một ngôi làng nhỏ bé ở Leon, Juan Martin de Boil gia nhập dòng Phanxicô ở Mayorga thuộc tỉnh Santiago, Tây Ban Nha. Sau khi chịu chức, ngài được bổ nhiệm về quê cũ. Vào năm 1517, khi Martin Luther nổi tiếng ở Đức, Cha Martin de Boil làm bề trên Tỉnh Dòng St. Gabrien.

Trong thời gian đệ tử, Martin thường bắt chước Thánh Phanxicô, thay đổi đời sống theo gương Đức Kitô. Nhưng ngài không nhận ra ước vọng truyền giáo đã nhen nhúm ngay từ thuở ban đầu mãi cho đến khi ngài 54 tuổi.

Vào năm 1524, theo lời yêu cầu của Hoàng Đế Charles V, Cha Martin dẫn 11 tu sĩ sang Mễ Tây Cơ, là nơi họ được gọi là "12 Tông Đồ của Mễ Tây Cơ." Tất cả các tu sĩ tiên khởi ở Mễ Tây Cơ đều rất nghèo và rất hãm mình. Thay mặt cho các người địa phương, các tu sĩ lên tiếng phản đối sự bất công của người thực dân Tây Ban Nha.

Bất kể sức khoẻ yếu kém, Cha Martin cũng đi đây đi đó khắp nơi và rao giảng đức tin cho bất cứ ai ngài gặp. Ngài từ trần trong một chuyến đi truyền giáo.

Lời Bàn
Qua bao năm, việc loan truyền Tin Mừng về Đức Giêsu được coi là một công việc hầu như dành cho linh mục và tu sĩ. Nếu quả thật công việc truyền giáo là "căn tính sâu xa nhất của Giáo Hội" như lời Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã nói, thì công việc này cũng hệ tại phần nào nơi mọi phần tử của Giáo Hội. Nhiệm vụ của Cha Martin de Valencia đã hoàn tất, còn của chúng ta thì chưa.

Lời Trích
"Mục đích đặc biệt của hoạt động truyền giáo là rao giảng Phúc Âm và vun trồng Giáo Hội nơi các dân tộc và các tổ chức mà giáo hội chưa bén rễ. Các giáo hội bản xứ trên toàn thế giới phải lớn mạnh từ hạt giống Lời Chúa, các giáo hội nào được tổ chức đầy đủ thì sẽ làm chủ sức mạnh và sự trưởng thành của chính giáo hội ấy" (Công Đồng Vatican II, Hoạt Động Truyền Giáo của Giáo Hội, #6)

Ốc Ðảo Hòa Bình

Cách Giêrusalem khoảng 30 cây số, một số người Do Thái và Ả Rập đã tình nguyện sống chung với nhau trong một ngôi làng mà người Do Thái gọi là Nevé Shalom, còn người Ả Rập thì gọi là Wahat as Salam: cả hai tiếng đều có nghĩa là "Ốc đảo hòa bình".
Năm 1978, khi mới thành lập, ngôi làng Hòa Bình này chỉ có một gia đình. Một năm sau, con số đó lên đến năm và hiện nay, có tất cả 15 gia đình vừa Do Thái vừa Ả Rập chung sống với nhau.
Người sáng lập ngôi làng này là cha Bruno Hussar, một linh mục công giáo năm nay 78 tuổi.
Ước vọng của các phụ huynh của 33 trẻ em sinh ra trong ngôi làng Hòa Bình này là thấy chúng được giáo dục chung với nhau.
Ðể bảo tồn văn hóa của mình, các gia đình trong ngôi làng Hòa Bình này cũng xây nhà theo sở thích của họ. Nhưng những căn nhà này không thuộc quyền sở hữu của họ. Tất cả đều chọn lựa sống một cuộc sống gần như tập thể: tuy trình độ khác nhau, nhưng tất cả mọi người đều đồng ý một mức lương giống nhau.
Người phụ tá của cha Bruno Hussar nói rằng: "Ngồi đồng bàn để nói chuyện với nhau thay vì giữ những thành kiến riêng, điều đó giúp thay đổi thái độ rất nhiều".
Cũng như trong tinh thần đó, từ 10 năm qua, 15 gia đình trong ngôi làng Hòa Bình này đã tổ chức được rất nhiều cuộc gặp gỡ cho giới trẻ Do Thái và Ả Rập. Người ta cũng đã nghĩ đến một nhà cầu nguyện chung, chung không những cho người Do Thái và Ả Rập, mà còn chung cho những người không tín ngưỡng nữẫ.
Thà đốt lên một ngọn nến hơn là ngồi đó mà nguyền rủa bóng tốõ. Những người dân cư trong ngôi làng Hòa Bình trên đây, hẳn đã thấy được vết dầu loang của Hòa Bình mà họ đã tung ra.
Tình yêu là điều có thể có giữa con người.
Trong phạm vi nhỏ bé của một tổ, của một khu phố, của một xóm làng, liệu những người Kitô chúng ta có thể xây dựng được một ngôi làng Hòa Bình với nhau không?...

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:35

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

8 điều nên biết để có đôi mắt sáng

Filled under:

Hiện nay cùng với sự bùng nổ công nghệ, nhu cầu giải trí với các thiết bị điện tử gần như là không thể thiếu. Tuy nhiên, việc này lại làm làm tăng gánh nặng cho đôi mắt của chúng ta, và suy giảm thị lực đang là vấn đề sức khỏe phổ biến ở mọi lứa tuổi.

đôi mắt sáng, massage mắt,
Làm sao để giữ được đôi mắt sáng.
Khi tập trung vào một vật gì đó ở cự ly gần như sách, điện thoại, màn hình vi tính… mắt sẽ điều tiết để nhìn rõ hình ảnh. Hiện tượng điều tiết chỉ xảy ra khi mắt làm việc ở cự ly dưới 5m, ngoài 5m mắt sẽ được thư giãn hoàn toàn.
Nếu một người làm công việc với giấy tờ và máy tính, sau giờ làm anh này thư giãn bằng cách chơi game hay lướt facebook trên điện thoại, và cuối ngày anh ta xem một bộ phim hấp dẫn trên chiếc laptop của mình. Sau vài ngày hoặc vài tuần mắt sẽ có những dấu hiệu như: mắt nhìn mờ, đau đầu, mỏi mắt, nhức mắt… Đó là những dấu hiệu của rối loạn điều tiết.
Rối loạn điều tiết là tình trạng tiền đề của các vấn đề mắt phổ biến như cận thị, loạn thị và lão thị. Nhiều người cho rằng khi mắt nhìn mờ cần phải có những biện pháp can thiệp y tế như đeo kính hay phẫu thuật laser…
Tuy nhiên, rối loạn điều tiết là những rối loạn mang tính tạm thời của đôi mắt, và bạn hoàn toàn có thể kiểm soát nó. Hi vọng 8 biện pháp sau đây sẽ giúp bạn cải thiện những vấn đề về mắt.
1. Lạm dụng kính
Khi thị lực giảm, nhiều người thường nghĩ đến việc đeo kính. Tuy nhiên, có thể đó chỉ là 1 trạng thái “giả cận thị” tức là tình trạng tạm thời của mắt do nhìn gần quá nhiều đến khi nhìn xa mắt chưa thay đổi kịp để thích nghi. Lúc này nếu bạn vội vàng đeo kính mắt thì vô tình biến tình trạng “giả cận thị” thành “cận thị thật” và phải đeo kính vĩnh viễn.
Một nghiên cứu do tạp chí Y học Ghana phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiến hành ở Nigeria cho thấy, khoảng 57% số sinh viên đeo kính không đúng với tình trạng bệnh lý của mình, trong khi 64% sinh viên đại học khi được phỏng vấn cho rằng đeo kính có hại cho đôi mắt.
đôi mắt sáng, massage mắt,
Không nên lạm dụng kính.
2. Chế độ nghỉ ngơi cho mắt
Đối với người thường xuyên tiếp xúc với máy tính, một chế độ nghỉ ngơi cho đôi mắt là rất cần thiết.
Bạn có thể nhắm mắt vài phút hoặc thực tế hơn là nhìn vật gì đó ngoài 5m để mắt ngưng điều tiết.
Ngoài ra nếu bạn phải làm việc trên máy tính nhiều giờ mỗi ngày thì nên điều chỉnh độ sáng màn hình để giảm bớt căng thẳng cho đôi mắt.
3. Quy tắc 20-20-20
Như đã trình bày ở trên, đôi mắt của bạn cần được nghỉ ngơi nhiều lần trong ngày. Điều này rất quan trọng đối với người dành nhiều thời gian với máy vi tính.
Theo nghiên cứu mới đây, quy tắc 20-20-20 rất có ích cho đôi mắt. Cứ 20 phút làm việc với máy tính đôi mắt cần nghỉ ngơi bằng cách nhìn vật gì đó cách 20 feet (khoảng 6m) trong vòng ít nhất 20 giây.
4. Chườm ấm mắt
đôi mắt sáng, massage mắt,
Chườm ấm giúp làm giãn nở các mạch máu nuôi mắt, phục hồi tuần hoàn tăng cường các dưỡng chất cho mắt. Điều này cũng rất có ích đối với người bị khô mắt.
Cách làm: Thấm khăn sạch vào nước ấm rồi chườm khoảng 30 phút mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
5. Tham gia các hoạt động ngoài trời
Dành nhiều thời gian cho các hoạt động ngoài trời không chỉ có lợi cho sức khỏe tổng thể mà còn tốt cho đôi mắt của bạn.
Việc ít tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên có thể làm giảm tầm nhìn của bạn.
6. Massage mắt
đôi mắt sáng, massage mắt,
Mục đích của massage mắt là dùng lực tác động vào các huyệt vị giúp tăng cường tuần hoàn cho đôi mắt.
Có 3 vị trí cần ấn và xoa bóp thường xuyên để có đôi mắt khỏe là: dưới gò má, hai bên thái dương và dọc cung mày.
7. Bài thể dục cho mắt
Tương tự như các hoạt động thể chất, hoạt động điều tiết của mắt cũng dựa trên cơ chế thần kinh – cơ. Cơ chủ yếu trong hoạt động điều tiết của mắt là cơ mống mắt – thể mi.
Vì là cơ bắp nên để khỏe mạnh chúng cũng cần những bài thể dục.
Dưới đây là 16 bài thể dục dành cho đôi mắt, điều bạn cần làm là nhắm mắt và di chuyển mắt lần lượt theo mũi tên như hình vẽ.
Bạn không nhất định phải hoàn thành hết 16 động tác trong 1 lần tập, hãy tập từ từ cho đến khi quen với các bài tập.
đôi mắt sáng, massage mắt,
8. Chế độ ăn
Một chế độ ăn giàu vitamin A là điều cần thiết cho đôi mắt sáng. Những thức ăn giàu Vitamin A: cà rốt, khoai tây, bí đỏ, các loại rau là xanh, dưa đỏ, hải sản, thịt bò,cà chua, mận…
Hoàng An, theo Health And Wellness

Chanh – “Thuốc” chống ung thư ngay trong bếp nhà bạn

Chanh được biết là một loại quả rất nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Chúng cải thiện khả năng miễn dịch và tỷ lệ trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hóa cũng như kiểm soát huyết áp. Ngoài ra, quả chanh cũng chứa nhiều chất có đặc tính chống ung thư mạnh.

từ vỏ đến hạt đều là, chanh,
Chanh có thể phòng chống, ngăn ngừa ung thư.(Ảnh : internet)
Mối liên hệ giữa chanh và phòng chống ung thư không phải chủ đề nghiên cứu mới. Trong nhiều thập niên, các nhà khoa học đã đặt câu hỏi cho vấn đề này và phát triển nhiều nghiên cứu để khẳng định giả thuyết “chanh có thể giúp phòng chống, điều trị ung thư”.
Nghiên cứu của Alshatwi và các cộng sự đăng trên Tạp chí Phòng chống Ung thư Châu Á – Thái Bình Dương (2011) đã nghiên cứu về công dụng phòng chống ung thư của hoạt chất methanolic được chiết xuất từ chanh. Cụ thể, hoạt chất này được chứng minh có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư vú.
Bên cạnh việc tiêu diệt tế bào ung thư vú, hoạt chất methanolic được chiết xuất từ chanh còn có khả năng tăng cường ức chế khối u. Trong quá trình nghiên cứu, Alshatwi và các cộng sự đưa ra kết luận hoạt chất methanolic từ chanh có thể kích thích việc loại bỏ các tế bào ung thư trong cơ thể.
Nghiên cứu của Kim J và các cộng sự đăng trên tạp chí khoa học của Hiệp hội Nghiên cứu Công nghệ Sinh học Anh (2011) cũng chỉ ra hoạt chất methanolic – vốn chiết xuất từ hạt chanh có tác dụng chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa ung thư vú.
từ vỏ đến hạt đều là, chanh,
Chiết xuất từ hạt chanh có tác dụng chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa ung thư vú. (Ảnh :Internet)
Nghiên cứu của Manners, công tác tại Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Mỹ đăng trên Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm (2007) cũng chỉ ra hoạt chất limonoid có trong chanh giúp cải thiện sức khỏe con người, phòng chống ung thư.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng hoạt chất chiết xuất từ chanh có khả năng tiêu diệt hoàn toàn các tế bào khối u ác tính của nhiều loại ung thư như ung thư vú, ung thư ruột hay ung thư phổi.
Bác sĩ Michael Murray, tác giả cuốn sách Bách khoa toàn thư về Dược phẩm Thiên nhiên cho biết: Trong một nghiên cứu của Trung tâm điều trị Ung thư thuộc Đại học Arizona tiến hành, 43 phụ nữ mới bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú được uống 2 gam limonene chiết xuất từ chanh.
Họ uống hợp chất trên hàng ngày, kéo dài trong vòng 2-6 tuần trước khi điều trị. Kết quả cho thấy có tới 22% bệnh nhân có khối u chậm phát triển lại. Ở những bệnh nhân có khối u chậm phát triển, limonene tập trung vào các mô cơ ở phần ngực bệnh nhân.
Có thực sự là chanh điều trị ung thư tốt hơn hóa trị 10.000 lần?
từ vỏ đến hạt đều là, chanh,
Chanh giúp hỗ trợ điều trị ung thư vú rất hiệu quả.(Ảnh: Internet)
Một số nghiên cứu còn đưa ra kết luận chanh giúp điều trị ung thư hiệu quả hơn hóa trị theo hướng an toàn hơn và không gây nguy hại đến sức khỏe con người. Ngoài ra, chanh chỉ tiêu diệt các tế bào ung thư và giữ lại những tế bào khỏe mạnh.
Nhiều bài viết được chia sẻ rộng rãi còn nói “chanh điều trị ung thư tốt hơn hóa trị 10.000 lần”. Tuy nhiên thông tin này chưa hề được kiểm chứng, và cũng không có nghiên cứu nào chứng minh điều này.
Nên sử dụng chanh như thế nào?
Tại châu Âu, một nghiên cứu trên các tình nguyện viên bị mắc các bệnh ung thư khác nhau đã cho họ mỗi tuần ăn cam và chanh từ 4 lần trở lên, với tổng khối lượng khoảng 150 gam. Qua đó, một số lượng đáng kể các tình nguyện viên đã giảm nguy cơ tăng nặng ung thư.
Tại Mỹ, một thí nghiệm tương tự cũng cho thấy việc suy giảm nguy cơ bị ung thư vú ở những tình nguyện viên dùng lượng cam chanh tương tự. Các bộ phận thuộc quả chanh, bao gồm lõi, vỏ và hạt, đều chứa hoạt chất chống ung thư.
Những nghiên cứu khác cho thấy sử dụng khoảng 75 gram cam chanh mỗi ngày trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể giúp hạn chế nguy cơ mắc ung thư. Việc sử dụng chanh trong chế độ ăn hàng ngày rất đơn giản, như uống 1 cốc nước chanh mỗi ngày.
từ vỏ đến hạt đều là, chanh,
Uống nước chanh mỗi ngày là cách đơn giản nhất giúp hấp thu các hoạt chất có lợi từ chanh. (Ảnh: Internet)
Bên cạnh đó, bạn cũng nên làm chanh ngâm để có thể tận dụng cả vỏ chanh, bởi trên thực tế vỏ chanh có nhiều vitamin quan trọng hơn nước chanh. Ở các nước phương Tây, họ chế biến vỏ chanh bằng cách làm đông lạnh, sau đó chế biến thành salad, súp hoặc ăn kèm với mì ống, thịt gà.
Theo Vntinnhanh

Posted By Đỗ Lộc Sơn18:13