Dhaka.- Nữ Thủ Tướng Bangladesh, Bà Sheikh Hasina, một tín hữu Hồi Giáo, đã mời 700 nhà lãnh đạo các giáo phái Kitô Giáo ở Bangladesh tham dự buổi họp mặt mừng Giáng Sinh được tổ chức trong khuông viên của dinh Thủ Tướng. Buổi họp mặt do hội Kitô Giáo Bangladesh phối hợp với chính quyền đứng ra tổ chức 

Trong buổi họp mặt, nữ Thủ Tướng Hasina đã nhắc lại chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Bangladesh từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 2 tháng 12 năm 2017.

Bà nói với các vị khách: ”Xin cho tôi gửi lời cám ơn tới ĐGH Phanxicô vì Ngài đã kêu gọi cộng đồng quốc tế sát cánh cùng người dân Bangladesh trong cuộc khủng hoảng dân tỵ nạn Rohingya. 

Bà nói thêm: Không phải chỉ có cộng đồng Kitô hữu, mà tất cả mọi người thuộc các tôn giáo khác cũng vui mừng khi thấy ĐGH đến thăm Dhaka.

Bà hãnh diện nói với 700 vị khách mời: “Ở Bangladesh tất cả mọi người có thể thực hành niềm tin tôn giáo của mình và có thể công khai mừng các ngày lễ tôn giáo.”

Nữ Thủ Tướng Hasina đã đồng ca nhạc Giáng Sinh với các khách hiện diện, đã cắt bánh sinh nhật. Đứng bên cạnh Thủ Tướng là Đức Hồng Y Patrick D’Rozario, Tổng Giám Mục thủ đô Dhaka. ĐHY đã trao tặng Nữ Thủ Tướng tấm thiệp Giáng Sinh và xin Thủ Tướng công nhận lễ Phục Sinh là ngày lễ nghỉ của toàn dân Bangladesh.

Nguyễn Long Thao



Đức Thánh Cha, Kinh Lạy Cha và chước cám dỗ
Nhiều nhà Thần Học đã lên tiếng trước lời đề nghị của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô về việc nên dịch lại Kinh Lạy Cha. Nói chung, họ không tán thành trước lời đề nghị đó. Họ cho rằng, kết quả nghiên cứu bản văn đã rất rõ ràng: cả bản tóm tắt cổ xưa nhất của Kinh Lạy Cha trong Tin Mừng theo Thánh Lu-ca lẫn bản Kinh chi tiết trong Tin Mừng theo Thánh Mát-thêu, đều có một nội dung như nhau, và đều được dịch một cách cụ thể là: “Xin đừng dẫn chúng con vào cơn cám dỗ!”, hay “xin đừng cám dỗ chúng con!” Và các nhà Thần Học đó cho rằng, dịch như thế là rất tốt!
Tuy nhiên, Klaus Berger, một trong những chuyên viên đàng hầu về Tân Ước thuộc giới tiếng Đức, lại rất ủng hộ lời đề nghị của Đức Thánh Cha. Trên trang nhật báo Tagespost, Berger đã phát biểu rằng, ông thấy lời cầu xin “gây nhiều tranh cãi này” thực sự phải được dịch là: “Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ!” (như Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ đã dịch như thế trong tiếng Việt).
Ở đây, Berger cũng không đá động gì tới việc nghiên cứu bản văn như đã được nêu trên. Nhưng ông thắc mắc rằng: “Phải chăng người ta không hướng về điều mà con người thời đại hôm nay liên kết với lời cầu xin ấy? Phải chăng, chưa có ai nhận ra rằng, bản dịch Đức Ngữ theo truyền thống đang đưa tới rất nhiều nghi ngại và sự thiếu chắc chắn, vì họ không còn làm quen được với hình ảnh Thiên Chúa của họ nữa?
Theo Berger, trong suốt nhiều thế kỷ, kể từ bản dịch Kinh Thánh của Luther, “những sự liên kết đã thay đổi”. Trong thời đại hôm nay, việc dẫn vào cơn cám dỗ có nghĩa là “khơi lên những bản năng hạ đẳng”, “muốn lôi kéo”. “Ngay trong ý nghĩa này” – Berger cho biết – “thư của Thánh Gia-cô-bê đoạn I, câu 13 đã nói rằng: Thiên Chúa không cám dỗ ai cả.” Cứ “khăng khăng với việc phải dịch sát nghĩa theo từng chữ thì sẽ hoàn toàn không đem đến ích lợi gì nếu như những con người bình thường rút ra từ đó những kết luận sai trái.”
Xin bảo vệ chúng con trước những cơn thử thách
Không, Thiên Chúa không cám dỗ ai cả. Trong trường hợp đặc biệt, Ngài sẽ đưa một người nào đó vào trong một trạng huống, mà ở trạng huống đó, người này sẽ có thể bị cám dỗ bở ma quỷ – chẳng hạn như chính Chúa Giê-su, mà theo tường thuật của Tin Mừng, Ngài đã được Thần Khí đẩy vào trong sa mạc, và tại đó, Ngài đã đương đầu với tên cám dỗ (xc. Lc 4,1-2). Vì thế, bản Kinh Lạy Cha này chỉ cầu xin Thiên Chúa một điều là, xin hãy bảo vệ người cầu nguyện trước “những trạng huống đầy thử thách”. “Điều đó rất thích hợp với lời cầu xin sau đây: ´Xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ`, và điều này có nghĩa là: xin giải thoát chúng con khỏi ma quỷ, thay vì để cho chúng con phải đương đầu với hắn.”
Berger còn chỉ ra rằng, cơn cám dỗ không phải là “sự thử thách và sự phòng ngừa”: “Thiên Chúa rất muốn thử chúng ta và Ngài sẽ thử chúng ta”. Nhưng ý nghĩa của những cơn thử thách như thế “kkhông có tính ma quỷ”, vì Ngài không hề có bất cứ một sự nham hiểm hay thâm độc nào nơi bản thân mình. Đúng hơn, cơn thử thách có thể “là cần thiết để tiếp tục sống lành thánh và chuyên môn hơn, giống như kỳ thi tốt nghiệp vậy”.
Tại sao chúng ta bị trục xuất?
Mỗi cuộc thử thách đều “có một tương lai” – Berger giải thích – “chứ cơn cám dỗ thì không”. Ông khuyên rằng, hãy đáp lại những cuộc kiểm tra và những cơn thử thách bằng tiếng kêu của Chúa Giê-su trên Thánh Giá, và cụ thể là bằng câu thắc mắc: “Lạy Chúa, nhân sao Chúa bỏ con?” Ở đây cũng là “một sự dịch sai”, vì theo nghĩa chữ, người ta phải dịch là: “Chúa bỏ con làm gì?
Berger đã giải thích điều này bằng những ví dụ cụ thể. Ông đặt vấn đề: “Tại sao chúng ta lại bị trục xuất khỏi Silesia? Hãy trả lời trong ý nghĩa của Kinh Thánh: để có thể bắt đầu một cái gì đó mới mẻ mà nó vĩ đại và tuyệt vời hơn điều đã mất. Hay: đừng hỏi, tại sao một cô gái đánh mất bạn trai của mình? Cô ấy nên hỏi: Để làm gì? Nếu không thì giờ đây cô ấy không thể hạnh phúc sau một sự tái bắt đầu!
Kinh Thánh chỉ luôn nghĩ về “mùa Hy Vọng, cụ thể là về thời cánh chung, về niềm hy vọng và về cùng đích”. Liên hệ tới vấn đề này, giờ đây người ta sẽ được phép đặt câu hỏi: Điều gì đã dẫn tới sự hưng phấn trước những suy tư của Đức Thánh Cha về Kinh Lạy Cha?
Theo vaticannews.va 22.12.2017, 08:55