CHỈNH ĐỐN MỌI
SỰ
Các môn đệ hỏi Người rằng: “Vậy tại sao các kinh sư lại nói Ê-li-a phải đến
trước?” Người đáp: “Ông Ê-li-a phải đến để chỉnh đốn mọi sự.” (Mt 17,10-11)
Suy niệm: Người Do Thái mong chờ Ê-li-a phải đến trước để
dọn đường cho Đấng Cứu Thế như các ngôn sứ loan báo. Họ mỏi mắt trông chờ, thậm
chí ngay đã đóng đinh Ngài trên thập giá, họ vẫn chờ: “Hãy đợi xem
Ê-li-a có đến để cứu hắn không!” (Mt 27,49). Thế nhưng họ mong chờ vô
vọng, bởi Ê-li-a đã “đến để chỉnh đốn mọi sự” trong sứ mạng
của Gio-an Tẩy Giả. Họ đã không nghe lời kêu gọi của Gio-an Tẩy Giả, nên họ hụt
mất lời hứa nơi Ê-li-a, và vì thế cũng hụt mất ơn cứu độ nơi Chúa Giê-su.
Mời Bạn: Cuộc sống vẫn còn ngổn ngang những rạn nứt, đổ
vỡ từ đời sống tâm linh cho các mối tương quan trong đời sống thường ngày,
những đổ vỡ cần được hàn gắn trong các gia đình, các hội đoàn, nơi làm việc…
Thế giới sẽ tốt đẹp biết bao nếu mỗi người biết đón nhận những khác biệt của
nhau và cùng nhau cộng tác để xây dựng cuộc sống ngày thêm tươi sáng và an
bình. Để được ơn cứu độ, bạn phải biết đón nhận lời mời gọi “chỉnh đốn
mọi sự”bằng việc sám hối, lãnh nhận bí tích Giao Hoà để hoán cải đời sống.
Các rạn nứt đổ vỡ trong các mối tương quan nhờ đó mới có thể hàn gắn, phục hồi.
Chia sẻ: Khi tương quan giữa bạn với tha nhân bị rạn nứt,
bạn đã làm gì để chỉnh đốn?
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày dành thời gian kiểm điểm đời sống để có
lòng sám hối và hoán cải.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết nhìn lại mình và
chỉnh đốn bản thân mỗi ngày, để con “nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng
hoàn thiện.”
THÁNH SPIRIĐIÔ
LÀM PHÉP LẠ
LÀM PHÉP LẠ
Đảo Chyprô xưa vốn là nơi hò hẹn của khách giang hồ, đàng điếm. Nhưng từ khi được thánh Phaolo tới rao giảng Phúc âm và thánh Banabê lấy máu hồng tưới gội, mảnh đất ấy đã trở thành nơi sinh trưởng của nhiều vị thánh thời danh.
Cũng chính trên đảo đó vào năm 270, thánh Spiriđiô đã ra chào đời. Vì sinh trưởng trong một gia đình cần lao, nên Spiriđiô sớm phải đi chăn chiên giúp cha mẹ. Như thánh vương Đavít xưa, cậu mục tử một ngày kia cũng được Chúa chọn để chăn dắt đoàn chiên của Chúa. Cũng như khi thuật truyện về đời sống các thánh trong Cựu ước, đối với thánh Spiriđiô, người ta cũng kể nhiều truyện lạ về ngài.
Ngay từ nhỏ cậu đã được Chúa yêu thương một cách đặc biệt bằng cách ban nhiều phép lạ vì lời cầu xin của cậu bé. Dưới đây là câu chuyện điển hình thường được người đương thời đua nhau kể lại. Một đêm kia có hai kẻ gian lén vào trại, định bắt trộm chiên của Spiriđiô. Nhưng lạ thay, vừa chui qua bờ dậu, hai tên trộm bị một sức vô hình nào trói ghì lại và bắt đứng yên tại chỗ. Sáng hôm sau Spiriđiô ra thăm bầy chiên, còn bắt gặp cả hai đang đứng bất động. Chúng khóc lóc, thú tội. Sau khi đã khuyên bảo hai tên gian nọ, Spiriđiô cũng xin chúng giữ bí mật, đừng cho ai biết việc lạ ấy. Cậu muốn không ai biết đến mình, để được sống lặng lẽ kết hợp với Chúa bằng một tấm lòng trinh bạch.
Đến sau, vì muốn chiều ý cha mẹ, Spiriđiô ưng thuận lập gia đình. Bạn trăm năm của người mục tử ấy cũng mộc mạc, nghèo khó nhưng cũng rất đức hạnh và hiền hòa như Spiriđiô. Dưới mái nhà tranh thô sơ, hai tâm hồn sống những ngày hạnh phúc êm đềm. Mối tình đằm thắm đẹp như bầu trời thanh quang không một vẩn mây. Niềm hân hoan càng tăng lên gấp bội khi Chúa ban cho cả hai một cô con gái xinh xắn.
Để kỷ niệm mối tình êm thắm, hai người đồng ý đặt cho con gái tên mỹ miều: Irêna có nghĩa là thanh bình. Từ ngày con ra chào đời tình vợ chồng lại càng hòa hợp khăng khít. Hạnh phúc như đổ tràn xuống trên gia đình. Riêng về phần Spiriđiô, Chúa còn muốn dùng ngài để thực hiện nhiều phép lạ hầu thi ân giáng phúc cho nhiều người. Không bao lâu sau danh tiếng ngài được đồn thổi đi rất nhanh và người người nơi nơi đều đổ về mái nhà tranh thô sơ của gia đình Spiriđiô để được xem tận mắt con người đã làm nhiều sự lạ ấy.
Quang cảnh xôn xao và tấp nập ấy tất nhiên không hợp với bản tính hiền hòa và ưa trầm lặng của Spiriđiô. Vì thế, sau khi đã cầu nguyện và cùng thoả thuận với vợ, Spiriđiô quyết định lìa bỏ gia đình để dâng mình vào một tu viện. Trường hợp đi tu như thế tuy họa hiểm nhưng không phải không có và Giáo hội đôi khi cũng vẫn ban phép đặc biệt. Spiriđiô bỏ đảo vượt biển đến xin vào một ẩn viện tại chân núi Camêlô. Tu viện trưởng được Chúa soi sáng, nên vừa gặp Spiriđiô đã biết ngay đó là một bông hoa ngát hương, sẽ làm thơm danh cho tu viện dòng dõi các tiên tri, nên ngài vui vẻ đón nhận Spiriđiô.
Quả thế, Thiên Chúa đã định dùng đầy tớ trung thành ấy để hướng dẫn dân. Nên người đã lấy kỷ luật chặt chẽ của tu viện để dạy dỗ và sửa soạn cho ngài đón lấy sứ mạng cao cả sau này. Trong bầu không khí thinh lặng và thánh thiện của tu viện, Spiriđiô tiến rất nhanh trên đường trọn lành.
Bỗng một ngày, bầu không khí của tu viện bị xáo trộn; một đoàn đại biểu của địa phận Trêmitô kéo đến nhà dòng. Họ van nài và khẩn khoản xin Spiriđiô về cai quản địa phận thay Giám mục vừa qua đời. Vâng lời bề trên và thương đoàn giáo dân chân thành, Spiriđiô đành phải gạt nước mắt trở về lãnh nhiệm vụ chúa chiên ở ngay chính nơi mà xưa kia ngài đã là kẻ chăn chiên thực. Trước khi ra đi, thầy dòng ẩn tu ấy đã không quên tha thiết xin anh em cầu nguyện cho mình được chu toàn trách nhiệm nặng nề.
Tuy đã tấn phong Giám mục, ngài vẫn cố giữ mọi tập tục và tinh thần hy sinh của nhà dòng; sau tấm áo đỏ của vị chúa chiên, ngài vẫn mang áo vải thô sơ của dòng con cái các tiên tri. Nhưng mặt khác ngài vẫn hoạt động mạnh mẽ, chăm sóc phần thiêng liêng và cả phần vật chất cho giáo hữu. Khi ngài mới về cai quản địa phận được ít lâu thì cả miền gặp kỳ đại hạn, dân chúng mất mùa đói khổ. Tiếp đó là nạn dịch tễ giết hại rất nhiều người. Thường trong những khi gặp gian nan như thế, người ta dễ chạy đến với Chúa. Dân chúng đã chạy đến xin Đức Giám mục Spiriđiô cầu nguyện và, cũng như tiên tri Êlia xưa, ngài đã cầu xin, và trời cao liền đổ mưa xuống tưới gội khắp nơi, khiến cả đảo như sống lại sau bao ngày héo hon, tàn tạ. Nhưng con người lại hay quên ơn, và Chúa hình như giận vì thái độ lãnh đạm và phụ bạc ấy, nên chẳng bao lâu, Người lại giáng xuống cho họ một cơn hạn khác. Nhưng cũng môt lần nữa lòng thương vị Giám mục lại được tỏ rõ. Ngài an ủi họ: "Các con hãy an lòng, ngày mai ơn Chúa và mưa trời sẽ đổ xuống". Và quả thực hôm sau mưa lại tuôn xuống tưới thắm cây cối và vạn vật.
Một lần khác nghe tin một người bạn thân phải kết án tử hình một cách oan uổng. Không thể để cho sự bất công hoành hành và người vô tội phải chết oan, thánh Spiriđiô vội vã lên đường. Bấy giờ là giữa mùa đông, khi ngài tới bờ sông thì chiếc cầu đã bị gẫy và nước cuốn đi từ bao giờ. Không một chút nao núng, ngài quỳ cầu nguyện, lập tức nước rẽ ra làm hai để lộ ra con đường khô ráo, ngài và đoàn tùy tùng vừa đi qua, nước liền ập lại như cũ. Phép lạ này truyền đi rất nhanh; các vị thẩm phán nghe tin ấy cũng khâm phục tài đức của vị Giám mục. Vì thế, khi ngài đến nơi, vừa đưa ra mấy lời biện hộ cho tội nhân, các ông đã xúc động nhận ra lầm lỗi của mình và tuyên bố tha bổng cho bị can.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả vẻ vang ấy, Chúa còn dành cho đầy tớ Người nhiều thử thách cam go. Số là bấy giờ Mácximianô Galêriô được Điôclêxianô nhường cho quyền cai trị một phần đế quốc. Ông vua mới này tính tình hung bạo lại rất ghét đạo Công giáo. Galêriô định tâm tiêu diệt giáo hữu và phá hết ảnh hưởng của đạo Công giáo. Máu tử đạo lại một phen đổ ra lênh láng trên các hí trường. Rồi, trên các ngả đường, từng đoàn giáo hữu như những bầy vật đã bị đánh què hay làm cho đui mù, nặng nề lê bước đến các hầm mỏ hay công trường để rồi đời họ sẽ tàn tạ dần ở những nơi đó. Trong số những tù nhân đó, người ta thấy có cả Giám mục Spiriđiô. Ngài bị bọn thám tử của Ga-lê-riô bắt và giải nộp cho quan trấn đảo là một người rất hung ác. Bực mình vì thái độ hiên ngang và những lời lẽ cương quyết của ngài, ông này đã truyền lệnh móc một mắt và đánh gẫy một chân của Đức Giám mục trước khi đưa ngài xuống tầu đi Tây Ban Nha để làm hầm mỏ.
Việc Đức Giám mục Spiriđiô bị bắt và bị kết án đi làm hầm mỏ như thế phải chăng cũng không ngoài ý Chúa Quan phòng liệu định để an ủi một phần nào đoàn giáo hữu đang phải lam lũ trong các hầm mỏ. Thực thế, tám năm trường sống giữa những người nô lệ và các bạn tù, Đức Giám mục Spiriđiô thật là thiên thần Chúa sai đến để an ủi nâng đỡ họ, nhất là giữ vững tinh thần các tín hữu qua cuộc tử đạo trường kỳ gian khổ ấy.
Đến sau, nhờ cuộc chiến thắng của Hoàng đế Constantinô, Giáo hội mới qua khỏi những ngày u ám trên, để lại đời sống trong thanh bình tự do. Các giáo hữu bị giam giữ nay hân hoan trở về quê cũ. Cũng như nhiều vị chăn chiên khác, Đức Giám mục Spiriđiô vui sướng trở về với địa phận của ngài còn nhuốm mầu tang thương của cuộc tàn phá. Các giáo hữu chen nhau đứng ngập đường hân hoan đón vị chúa chiên nhân từ và thánh thiện của họ. Họ hát vang những bản thánh ca và rước ngài về đến tận thánh đường để tạ ơn Thiên Chúa.
Thời gian quí báu trôi qua. Tháng 6 năm 325, Đức Giám mục Spiriđiô mau mắn hưởng ứng lời mời gọi của Đức Giáo Hoàng Silvêtê I, nên cùng với 317 Giám mục ở khắp nơi trên thế giới về họp công đồng Nicêa để xác định giáo thuyết về Chúa Kitô và lên án tà thuyết của Ariô. Ariô cũng đến hội nghị và còn đem theo một số triết gia ngụy biện hy vọng ít nhất họ cũng sẽ hò la bênh vực cho mình. Trong số những kẻ khoe tài ăn nói ấy, có một người rất kiêu hãnh, y dám nói lớn rằng sẽ lấy lý luận làm cứng họng bất cứ ai dám đứng lên bênh vực giáo thuyết về thần tính Chúa Kitộ
Tuy nhiên tương truyền rằng, Đức Giám mục của thành Trêmitô dám đứng lên nhận lời thách thức của con người kiêu hãnh đó. Cả Hội đồng nín thở chờ đợi; một vài nét lo ngại hiện trên khuôn mặt của các Giám mục, vì các ngài đều biết rằng vị Giám mục già nua đó không thông thạo tiếng Hy lạp, hơn nữa ngài cũng không bao giờ theo khoa biện luận. Nhưng nỗi lo âu kia trong khoảnh khắc đã biến tan, vì tất cả các Đức Giám mục hiện diện đều tin rằng Giám mục Spiriđiô là một người đầy nhiệt huyết tông đồ mà Chúa sẽ dùng như đã dùng các tông đồ xưa để làm cho khoa học nhân loại phải bẽ bàng.
Thực vậy, Đức Giám mục Spiriđiô không cần đến lý luận và tranh biện gắt gao. Nhưng với tất cả vẻ nghiêm trang cung kính và với niềm xác tín mạnh mẽ, ngài đã lớn tiếng đọc kinh Tin Kính cho cả cử tọa nghe. Chỉ nguyên một cách tuyên xưng đức tin đó đủ làm cho triết gia hùng biện kia từ chỗ bàng hoàng sửng sốt đến sẵn sàng tin phục. Sau đó chính ông cũng phải công nhận: "Bao lâu người ta muốn dùng lý luận để đối chọi với tôi, tôi đâu có để mình chịu thua. Nhưng một khi người ta nói lời Chúa cách đơn sơ thành thực đối lại với kiểu cách văn hoa bóng bẩy của tôi, lúc đó tôi không sợ hổ thẹn nói lên rằng tôi đã hoàn toàn bị thất bại, và tôi thành thực khuyên các bạn có mặt tại đây và đang nghe tôi hãy tin Chúa Giêsu Kitô và theo giáo thuyết của vị Giám mục già cả thánh thiện này".
Sự kiện trên chứng tỏ Đức Giám mục Spiriđiô có lòng thánh thiện và có đức tin mạnh mẽ nồng nhiệt đến mực nào. Ngoài những phép lạ trên đây các nhà chép sử còn kể lại nhiều việc khác chứng minh Đức Giám mục Spiriđiô thật là một vị thánh hay làm phép lạ. Dưới đây là một vài tích truyện phổ thông.
Thời gian qua. Năm 337, Constanciô kế nghiệp cha cai trị cả Đông phương. Ít ngày sau ông bị một cơn bệnh trầm trọng. Các y sĩ đều bó tay vì bất lực không còn trông cậy vào ai, Constanciô tin vào lời cầu nguyện; ngay đêm hôm đó ông mộng gặp thấy một số rất đông các Giám mục. Cũng lúc đó một thiên thần chỉ cho ông một vị và nói: "Chỉ có y sĩ này mới chữa được bệnh vua. Vua hãy cho mời ngay vị đó đến". Vài ngày sau, một Giám mục già cả, dáng điệu thánh thiện tới nơi. Ngài vừa tới, vua Constanciô nhận ngay ra là người Chúa gửi đến để chữa mình, nên mặc dầu đau đớn vua cũng cố ra cửa đón ngài. Đức Giám mục địa phận Trêmitô – vì ngài chính là Spiriđiô – tới gần đặt tay lên đầu vua, lập tức cơn bệnh biến mất và vua đứng ngay lên được. Sau khi lưu lại vài ngày, Đức Giám mục ra về, ngài vừa ra khỏi đền vua, một người đàn bà đến quỳ phục dưới chân ngài, tay ẵm một đứa con đã chết cứng. Bà không nói một lời nào, nhưng nước mắt dàn dụa, bà chỉ nức nở khóc. Thánh Spiriđiô liền bồng đứa bé vào lòng, giơ tay làm phép và trao lại cho mẹ: đứa trẻ đã sống lại, hồng hào, miệng bập bẹ mấy tiếng "mẹ, mẹ" và sà vào lòng bà. Sung sướng quá, bà mẹ chết ngất dưới chân ngài. Đức Giám mục lại ngửa mặt cầu xin Chúa cho bà sống lại.
Sau Công đồng Nicêa trở về Trêmitô được ít lâu, Đức Giám mục bị bệnh. Vài ngày sau ngài cho gọi tất cả các vị đại diện trong địa phận tới để chúc lành và từ biệt mọi người, trước khi về trời lĩnh triều thiên vinh hiển của Chúa. Xác ngài được an táng tại Trêmitô. Nhưng ít năm sau, sợ quân Hồi giáo đến cướp mất nên người ta lại chuyển xác thánh sang đảo Corfou. Ngày nay ngài còn an nghỉ tại đấy và các giáo hữu rất sùng kính ngài.
Thánh Giám mục Spiriđiô quả là người Chúa sai đến để giúp đỡ dân Chúa bằng đời sống thánh thiện và các phép lạ. Kính xin thánh nhân giúp chúng con biết noi gương nhân đức của ngài ở đời này để đáng ngài bầu cử cho chúng con đời sau trên thiên đàng.
Hơi Ấm Của Tình Người
Một vị linh đạo Ấn Giáo và các môn sinh ngồi quây quần bên một bếp lửa hồng. Sức nóng của than hồng và hơi nóng của từng người làm cho căn phòng ấm hẳn ra. Nhưng bỗng chốc, vị linh đạo già run lập cập, môi ông bập bẹ không nói ra lờị Các môn sinh lo lắng cho sức khỏe của thầy: "Thưa thầy, chắc thầy yếu trong người, chúng con xin phép được cho thêm củi vào lò sưởi".
Trong cơn thổn thức, vị linh đạo già cố gắng nói từng tiếng: "Lửa và sức nóng trong căn phòng này quá đủ cho tẫ. Ta cảm thấy lạnh là bởi vì bên ngoài có một người hành khất đang run lập cập".
Quả thật, đúng như lời của vị thầy, các môn sinh đã mở cửa nhìn ra ngoài, và họ đã tìm thấy một người hành khất đang rét run vì đói và lạnh... Họ đưa người đó vào trong căn phòng, săn sóc cho anh và từ giây phút ấy, vị linh đạo già cũng trút bớt được nỗi rét run của mình.
Câu chuyện được trích từ kho tàng khôn ngoan của người Ấn Ðộ trên đây có lẽ gợi lại cho chúng ta lời của thánh Giacôbê tông đồ: "Ðức Tin không có việc làm là một Ðức Tin chết". Vị linh đạo già trên đây đã cảm thấy rét run là bởi vì sự ấm áp của thầy trò đang có với nhau chưa được chia sẻ cho người khác. Ông chỉ cảm thấy thật sự ấm lòng, khi hơi ấm của sự quây quần ấy được san sẻ cho người khác.
Vị linh đạo này là hình ảnh của đời sống Ðức Tin của chúng tạ Dù có sốt sắng bao nhiêu trong việc cầu nguyện, trong các nghi thức phụng tự, nếu tâm hồn chúng ta không được nuôi dưỡng bằng lòng mến đối với tha nhân, thì hơi ấm của lòng đạo đức nơi chúng ta chỉ là một thứ hơi ấm giả hiệữ. Một Ðức Tin nhiệt thành, một Ðức Tin có hơi ấm thật sự cần phải được nuôi dướng bằng lòng mến.