Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2017

5 Phút cho Lời Chúa ngày 30/12/2017

Filled under:

                             LÀ MỘT TRẺ NHƯ GIÊ-SU
Hài nhi, ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa. (Lc 2,40)
Suy niệm: Các chuyên viên dinh dưỡng cảnh báo tình trạng trẻ em bị béo phì tăng nhanh tại các thành phố lớn như tại Sài Gòn tỷ lệ trẻ béo phì là 50%, nội thành Hà Nội là 41%. Đang khi ấy, trẻ lại thiếu trưởng thành về phương diện tâm lý do được cha mẹ quá nuông chiều. Rồi chắc chắn, có thể được đầu tư quá nhiều thời gian cho học văn hoá, mà thiếu sự quan tâm đến việc học giáo lý cũng như cho các kỹ năng cần thiết khác. Các bậc cha mẹ đâu biết mình đang tạo ra những trẻ thiếu quân bình, dễ bị thương tổn, nhất là có nguy cơ đánh mất niềm tin vào Chúa. Qua hình tượng trẻ Giê-su, Tin Mừng hôm nay  gợi ý cho ta bốn phương diện cần thiết trong quá trình dưỡng dục một trẻ em: nuôi dưỡng sức khoẻ thể lý, trưởng thành nhân cách, phát triển trí tuệ, và lớn lên trong ân sủng Chúa.
Mời Bạn: “Bạn trưởng thành khi thế giới của bạn mở ra và bạn nhận thức rằng mình không phải là trung tâm của thế giới ấy” (M. Croan). Có những người lớn lên, già đi, nhưng không trưởng thành, vì họ chỉ loay hoay, quanh quẩn với thế giới, cuộc sống, sở thích, dự tính riêng của mình. Bạn thì sao?
Sống Lời Chúa: Nếu là phụ huynh, tôi quan tâm đầu tư cả bốn phương diện trên đây khi dưỡng dục con cái. Nếu là con cái, tôi tập hướng đến thiện ích của người thân, người lân cận, thay vì chỉ chăm chăm lo cho bản thân mình.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, con chiêm ngắm Chúa lớn lên cách hài hoà thời thơ ấu với mọi phương diện của con người. Con ước mong các trẻ Việt Nam hôm nay cũng được cha mẹ ý thức nuôi nấng dưỡng dục như vậy. Amen.

THÁNH MAGARITA COLONNA

"Những bậc quyền quí nhất trong dân tìm cầu thân cùng con. Người được dẫn đến Hoàng đế, theo sau có đoàn trinh nữ, các bạn người. Các trinh nữ được dẫn đến giữa sự tưng bừng hoan hỉ".
Giáo hội đã dùng những lời trên để ca khen trinh nữ Magarita Colonna trong ngày lễ kính người. Thực thế, trinh nữ quả xứng đáng được muôn đời ca tụng vì anh dũng hiến dâng cuộc đời trinh bạch cho Chúa, khả dĩ thể hiện đầy đủ lý tưởng mà thánh Phaolô đã muốn cho các kitô hữu sống và phụng sự, là kết hợp với Chúa Kitô trong tình yêu nồng nàn, trong sạch và trung tín, một tình yêu độc nhất, không chia sẻ.
Trinh nữ Magarita Colonna chào đời vào mùa xuân năm 1254 tại một biệt thự nguy nga lộng lẫy thuộc ngoại ô thành Rôma. Song thân trinh nữ thuộc dòng quí tộc. Tuy nhiên Magarita không được may mắn hưởng một tuổi thơ ấu êm đềm và hạnh phúc trong tình âu yếm của cha mẹ.
Mồ côi cha năm lên hai tuổi, tám năm sau Magarita lại mất luôn người mẹ đạo đức, hiền từ giầu tình thương con. Cô phải ở với người anh cả bấy giờ đang làm thượng nghị sĩ thành Rôma. Là kết quả của hai dòng máu tinh anh Colonna, càng lớn càng khôn ngoan và lanh lợi. Thêm vào đó cô lại có một duyên dáng thùy mị khiến ai cũng đem lòng thương yêu, cảm mộ. Thấy em gái đã đến tuổi lập gia đình, anh cả của Magarita cũng định tâm kén cho em một người chồng tài ba có dư khả dĩ đem lại hạnh phúc cho em. Nhưng ý Chúa nhiệm mầu không muốn Magarita sống trong bậc hôn nhân như trăm ngàn thiếu nữ cùng lứa tuổi. Người muốn dành cho Magarita triều thiên sáng láng của ca đoàn trinh nữ trên trời.
Được ơn Chúa soi dẫn, Magarita đã âm thầm nuôi dưỡng chí tu trì từ hồi niên thiếu. Thế nên cô nhất quyết khước từ lời đề nghị của anh, mặc dầu bị anh nại đến "quyền huynh thế phụ" để ép duyên em gái. Cũng may cho Magarita, trong lúc cô thân cô thế thì được người anh tên là Giacôbê về thăm nhà sau khi tốt nghiệp đại học đường Bôlônia. Giacôbê hết sức bênh vực Magarita và cố gắng giúp cô thực hiện ý nguyện. Giacôbê rất hiểu Magarita vì Giacôbê cũng đã nuôi ý định đi tu từ lâu. Cũng như Gacôbê, Magarita say mê đường lối tu đức của dòng thánh Phanxicô Assisi. Cả hai anh em cùng tìm thấy ở đấy cái bí quyết của sự thánh thiện. Giacôbê sau đã dâng mình cho Chúa và làm tới chức Hồng y giáo chủ.
Mặc dù gặp nhiều thử thách, với thời gian, ơn kêu gọi của Magarita vẫn mỗi ngày một lớn mạnh. Chính Đức Trinh Nữ Maria đã thân hiện đến khích lệ và xác nhận ý định của cô là hợp ý Chúa. Ý đã quyết, ngày 6 tháng 3 năm 1273, Magarita lòng đầy hân hoan từ giã thân bằng quyến thuộc vào tu trong dòng Clara tại miền Castel San Pietro. Sau bao năm vất vả tranh đấu cho lý tưởng, giờ đây Magarita được tự do phụng sự Chúa thoả lòng mong ước bấy lâu.
Theo gương và tâm tình của Đức Nữ Maria xưa dâng mình vào đền thờ, Magarita Colonna hoan hỉ dâng hiến toàn thân cho Chúa trong một tu viện nghèo nàn nhất thế giới và nguyện giữ đức trinh khiết vẹn tuyền hầu xứng đáng làm bạn trăm năm của Chúa.
Vốn thuộc dòng dõi quý tộc, ngay từ bé Magarita Colonna được sống trong một hoàn cảnh sung sướng không thiếu một tiện nghi nhỏ, nay phải sống trong một tu viện nghèo nàn thiếu thốn đủ thứ ngay cả đến miếng ăn hàng ngày cũng không được đầy đủ. Tuy nhiên cô vẫn vui sống và giữ nét mặt tươi tỉnh như tất cả các chị em đạo đức nhất trong dòng. Để an ủi và khích lệ Magarita Colonna trên đường nhân đức, đôi khi Chúa đã cho người được hưởng những thị kiến đầy cảm kích. Càng được Chúa yêu, trinh nữ Magarita Colonna càng cảm thấy mình bất xứng. Thế nên hằng ngày trinh nữ gia tăng việc hãm mình phạt xác đến độ kiệt sức làm mồi cho bệnh tật xâu xé.
Sau thời gian lưu trú tại tu viện Castel San Piêtrô, trinh nữ Magarita Colonna được cha bề trên cả dòng Anh em hèn mọn đặc cách cho tới ở tại viện thánh Clara ở Assisi, quê hương của vị thánh nghèo Phanxicô, ông tổ của dòng các Anh em hèn mọn. Nhưng vì bệnh mỗi ngày một nặng, nên bác sĩ bắt nữ tu Magarita Colonna phải tạm ra khỏi tu viện một thời gian mới hy vọng chữa khỏi bệnh. Trong thời gian sống ngoài tu viện, thánh nữ được dịp thực hiện đức bác ái một cách cụ thể. Ngày ngày thánh nữ vào các bệnh viện để được tự tay săn sóc các bệnh nhân. Thánh nữ cũng không ngại đi vào cả những bệnh viện phong hủi để an ủi và giúp đỡ những con người xấu số ấy. Thời gian dưỡng bệnh như thế dĩ nhiên bệnh cũ của người không thuyên giảm chút nào, mà còn có phần ra nặng hơn. Trinh nữ xin bề trên cho trở về tu viện để dọn mình chết.
Trong những ngày cuối đời ở đây, trinh nữ được nhiều ơn phi thường do Chúa Giêsu và Mẹ Maria dành cho, đặc biệt nhất nhất là ơn xuất thần. Ngày 24 tháng 6 năm 1280, trong lúc xuất thần, trinh nữ được Chúa Giêsu và thánh Gioan tiền hô, trong bộ áo lữ khách, thân hành hiện đến trò chuyện thân mật. Sau cuộc xuất thần đáng ghi nhớ này, bệnh ung thư của trinh nữ đột nhiên bộc phát tới độ bất khả điều trị. Ngày đêm thánh nữ bị căn bệnh dày vò đau đớn. Mùa đông năm 1280 cơn bệnh tăng gấp bội, và bệnh nhân mê man không dứt. Qua ngày 30 tháng 12 năm 1280, trinh nữ trút hơi thở cuối cùng từ giã cõi đời đau khổ về thiên quốc chầu Chúa.
Xác trinh nữ được an táng tại nguyện đường tu viện Castel San Piêtrô. Tới năm 1285, tu viện Castel San Piêtrô được lệnh Đức Giáo Hoàng Hônôriô IV di chuyển về tu viện thánh Silvêtê in Capitê. Trong cuộc di chuyển này, các nữ tu đem theo cả di hài trinh nữ về an táng tại tu viện. Đức Giáo Hoàng Piô IX tôn phong trinh nữ Magarita Colonna lên bậc á thánh ngày 17 tháng 9 năm 1847.
Lạy thánh Magarita Colonna, người đang hưởng triều thiên chói sáng dành cho kẻ giữ mình đồng trinh, xin soi dẫn cho thiếu nữ Việt Nam chúng con biết quí trọng đức trinh khiết hơn hết mọi vinh hoa phú quí trần gian, hầu mai ngày được cùng trinh nữ chung hưởng vinh quang thiên quốc.


Sự Chọn Lựa Của Chúa

Vào dạo tháng 12 năm 1987, Ðức Hồng Y Jean Marie Lustiger, đương kiêm Tổng Giám Mục Paris, Pháp Quốc, đã cho xuất bản một quyển sách mang tựa đề " Sự chọn lựa của Thiên Chúa". Qua tựa đề này, ai cũng đoán được đây là một quyển tự thuật ghi lại cuộc hành trình Ðức Tin của ngài.
Sinh ra trong một gia đình Do Thái sùng đạo, ông ngoại là một thầy Rabbi uyên thâm, Jean Marie Lustiger đã tự ý trở lại với Ðức Tin Công Giáo vào năm 14 tuổị Hành động này của Jean Marie dĩ nhiên đi ngược lại với xác tín của gia đình, nhất là mẹ cậụ Trước khi bị đưa lên xe chở đi qua trại tập trung Ðức Quốc Xã ở Auschwitz, bà còn nói với các con: "Các con hãy giữ mình, chớ theo đạo Công Giáọ Ðây là một cơn bệnh hiểm nghèo".
Nhưng tiếng Chúa còn mạnh hơn sự cảnh cáo của người mẹ. Cũng giống như thi sĩ Paul Claudel khi ngắm nhìn ánh nến lung linh trên bàn thờ, bỗng nhận ra tiếng gọi của Chúa, Jean Marie Lustiger cũng đã nghe được tiếng gọi thầm kín ấy một ngày thứ năm tuần thánh nọ khi cậu bước vào nhà thờ chính tòa Orleáns. Dân chúng đứng chen chúc đông nghẹt trong nhà thờ. Nhưng ngày hôm sau, khi cậu trở lại, nhà thờ bỗng trống vắng... Nhưng chính trong nỗi trống vắng của ngày thứ sáu tuần thánh đó mà Jean Marie Lustiger đã nhận ra tiếng gọi của Chúa.
Qua quyển tự thuật trên đây, Ðức Hồng Y Jean Marie Lustiger tuyên xưng rằng: "ơn cứu rỗi và sự hiện diện thầm kín của Ðấng Cứu Thế trong nhân loại là một Mầu Nhiệm của lòng thương xót". Thiên Chúa yêu thương con người một cách lạ lùng. Ngài mời gọi con người trên muôn vạn nẻo đường của con ngườị Do đó, theo Ðức Hồng Y Lustiger, Hy Vọng, chính là tin rằng Thiên Chúa không bao giờ thất vọng về con người.
Tin Mừng được loan báo như một vết dầu loang. Chính nhờ trung gian của nhiều người khác nhau mà Thiên Chúa ngỏ lời với con ngườị Nói như thi sĩ Pau Claudel, Thiên Chúa viết bằng những đường cong.
Những đường cong mà Thiên Chúa không ngừng viết để ngỏ với chúng ta chính là cuộc sống hằng ngày của chúng tạ Mỗi một biến cố xảy đến, mỗi một cuộc gặp gỡ là một lời ngỏ của Thiên Chúạ Chính qua trung gian của những biến cố đó mà Thiên Chúa ngỏ lời với chúng tạ Do đó, người Kitô sẽ không ngừng thức tỉnh để lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúạ Trong giấc ngủ say như cậu bé Samuel, trong một buổi trống vắng của ngày thứ sáu tuần thánh như trường hợp của Jean Marie Lustiger, trong niềm vui của gặp gỡ, của thịnh đạt, trong đau khổ của bệnh tật, mất mát: tiếng nói của Thiên Chúa vẫn vang dội trong lòng người.
Chúng ta cũng biết rằng cuộc đời của mỗi người chúng ta là lịch sử của một ơn gọị Mỗi người chúng ta không phải là một con số trong năm tỷ người đang sống trên mặt đất, nhưng là một lịch sử các biệt trong Tình Thương của Chúạ Tiếng Chúa gọi chỉ ngỏ với từng người mà thôị Tên gọi của từng người chúng ta có một âm vang đặc biệt trong tiếng gọi của Chúạ Mỗi người chúng ta chỉ có thể nói: Thiên Chúa yêu thương tôi và chỉ mình tôi mà thôõ. Trong muôn nghìn đau khổ của cuộc sống, mỗi người chúng ta hãy lập lại lời tuyên xưng của thánh Gioan tông đồ: "Thiên Chúa là Tình Yêu", Ngài đang yêu thương tôi.