Một ĐGH Phanxicô an mạnh bước sang tuổi 81 vào Chúa Nhật
Đức Thánh Cha Phanxicô bước sang tuổi 81 và, bất kể tuổi tác, không giảm bớt sự đi lại. Vào cuối tháng Mười Một, ngài đã thực hiện chuyến đi quốc tế lần thứ 21 của mình và sẽ bắt đầu cuộc hành trình khác vào tháng Giêng thăm Chile và Peru.
Bí mật đằng sau nghị lực của ngài là gì?
Đức Thánh Cha Phanxicô:
“Ý bạn là ‘thuốc của tôi là gì à?’ Đó là điều bạn thực sự muốn biết. Thuốc ư! Trà Mate đã giúp tôi đấy.”
Mặc dù bên ngoài ngài tỏ ra đầy sức sống, Đức Thánh Cha nói rằng chức vụ của ngài sẽ ngắn. Vào sinh nhật lần thứ 80 của mình, ngài nói có một từ để tiếp tục thành công trong cuộc đời của mình.
Đức Thánh Cha Phanxicô:
“Vài hôm nay, tôi có một từ trong đầu tôi; một biểu hiện xấu xí: tuổi già. Quả là đáng sợ, ít nhất là tôi nói như vậy. Khi người ta thấy nó như là một giai đoạn của cuộc sống để đem lại niềm vui, sự khôn ngoan và hy vọng, mặc dù, người ta bắt đầu linh hoạt lại.”
Do đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đối diện với năm thứ 81 của ngài trong tình trạng sức khỏe như mong muốn. Ngài thức dậy lúc 4:30 sáng, cầu nguyện bốn giờ đồng hồ mỗi ngày và làm việc ít nhất là chín giờ đồng hồ. Lịch làm việc hàng ngày của ngài thậm chí còn căng thẳng hơn trong những chuyến tông du.
Khi bắt đầu gôi vị giáo hoàng của ngài, ngài đã phải hủy bỏ một số buổi triều kiến vì lý do sức khoẻ, nhưng có vẻ như ngài đã quen với nhịp độ cuộc sống kể từ khi được bầu vào ngôi vị giáo hoàng.
Đức Thánh Cha Phanxicô chịu đựng những chứng đau về thần kinh tọa và đầu gối. Ngài phải mang giày chỉnh hình, cho dù ngài đã phẫu thuật phổi khi ngài còn trẻ, nhưng ngài không hề có dấu hiệu mệt mỏi. Thực ra, dường như Đức Thánh Cha có điều gì đó, phải chăng đó là nghị lực.
Jos. Tú Nạc, Nguyễn Minh Sơn
Buồn thay, đây là 6 nước Chúa Giêsu gần như bị cấm “không được sinh ra vào ngày 25 tháng 12”:
1 – Brunei
Năm năm tù và 20 000 đô la tiền phạt: đó là hình phạt vào năm 2015 cho một người hồi giáo đã ... ngạc nhiên thấy mình “phạm tội ác” khi mừng lễ Giáng Sinh! Brunei là một quốc gia nhỏ có 420 000 người dân và 62% là người hồi giáo. Chỉ gởi thiệp mừng Giáng Sinh cho cha mẹ hay bạn bè cũng bị phạt. Các phật tử, kitô hữu, những người không theo đạo hồi giáo, nếu họ muốn, họ có thể mừng lễ Giáng Sinh trong gia đình. Theo Bộ trưởng bộ Tôn giáo, việc cấm mừng lễ là để “tránh các buổi lễ tổ chức công khai và to lớn có thể hại đến đức tin của cộng đồng hồi giáo”.
Năm 2015, một nhóm các giáo sĩ đã phát hành một video để cảnh cáo tín hữu hồi giáo: “Người hồi giáo tham dự các lễ của người kitô giáo hoặc dùng các biểu tượng tôn giáo như thánh giá, thắp đèn cầy, cây Noel, trang hoàng Noel, hát bài Noel hay kể các chuyện Noel là đi ngược với đức tin hồi giáo ( …). Một vài người cho rằng đây là chuyện vui đùa nhưng là người hồi giáo, chúng ta phải tránh các lễ lạc của các tôn giáo khác.
2 – Somalia
Một thời gian sau khi vua hồi giáo Brunei ra lệnh cấm mừng lễ Giáng Sinh thì tháng 12 – 2015, nước Somalia cũng noi gương theo. Ông Mohamed Khayrow giải thích: “Tất cả các sự kiện liên hệ đến việc mừng lễ Giáng Sinh và Năm Mới là đi ngược với văn hóa hồi giáo và làm hại cho đức tin của cộng đồng hồi giáo, tất cả các việc này đều bị cấm”, ông là tổng giám đốc phân vụ tôn giáo thời đó. Nước Somalia là nước lâm vào cảnh nội chiến, khủng bố và đói kém từ hàng chục năm nay.
Đa số người dân nước Somalia theo đạo hồi, chính quyền cho biết, nếu cho người dân tổ chức mừng lễ Giáng Sinh thì sẽ khơi dậy các cuộc tấn công của người hồi giáo shebab. Năm 2014, tổ chức khủng bố này chiếm một phần lớn đất đai nước Somalia, họ tấn công một căn cứ của Liên hiệp Phi châu ở Mogadiscio làm cho 12 người thiệt mạng. Vì các cuộc bách hại liên tiếp xảy ra ở Somalia nên gần như không có một tín hữu kitô nào còn ở đây.
3 – Tadjikistan
Tadjikistan là nước hồi giáo nhưng thế tục ở Trung Á, việc mừng lễ Giáng Sinh ngày càng tế nhị ở đây. Năm 2013, nhà cầm quyền cấm các đài truyền hình chiếu một phim Noel của Nga. Hai năm sau, các trường học bị cấm không được chưng cây Noel và nhận quà Noel. Đó là không kể Bộ giáo dục áp dụng các nguyên tắc hồi giáo, cấm đốt pháo bông, cấm các bữa ăn mừng lễ, cấm trao đổi quà và gây quỹ trong các dịp lễ mừng Năm Mới.
4 – Ả-rập Xê-út
Đây là đất nước được cai trị theo các luật lệ nghiêm nhặt nhất của giáo điều hồi giáo, vì thế chúng ta không ngạc nhiên khi họ cấm mừng lễ Giáng Sinh. Thêm nữa, nước này cấm cửa đối với những người không theo đạo hồi giáo. Dù có các dấu hiệu thay đổi gần đây nhưng tình trạng vẫn giữ như cũ. Nhà cầm quyền Ả-rập Xê-út bị đụng với sự kháng cự ăn vào gốc rễ của những người giữ đạo theo truyền thống một cách cực đoan. Nhiều vụ xung đột đã xảy ra giữa những người chủ trương mở ra và những người theo truyền thống cực đoan. Noel năm 2015, khi các bệnh viện công cho phép nhân viên không hồi giáo của họ được phép mừng lễ Noel trong nhóm, thì các đại diện hồi giáo triệt để chống, họ lấy lý do nếu người hồi giáo “mừng ngày sinh Con Thiên Chúa” với tín hữu kitô thì đó là một cách kết hợp với họ và hỗ trợ một đức tin khác. Mà trong phái hồi giáo wahhabi, khái niệm Thiên Chúa Ba Ngôi là lạc giáo. Đối với họ, mừng lễ Noel là mừng một loại “chủ thuyết đa thần” mà hồi giáo đơn thần quyết liệt chống đối.
Vì ảnh hưởng của hồi giáo cực đoan rất mạnh trong đời sống hàng ngày của nước này, nên áp lực của các nhà đại diện tôn giáo đè nặng lên tình trạng vốn đã bấp bênh của tín hữu kitô, và trên các người nước ngoài sống ở đất nước này.
5 – Bắc Hàn
Từ khi chủ thuyết cộng sản đến với đất nước này trong những năm1950 thì tất cả mọi sinh hoạt thờ phượng của tín hữu kitô đều bị cấm. Các nhóm bảo vệ nhân quyền ước lượng có từ 50 000 đến 70 000 tín hữu kitô ở trong các nhà tù, các trại tập trung ở Bắc Hàn, đơn giản chỉ vì họ giữ đạo.
Năm 2016, nhà độc tài Kim Jong-Un đã bước thêm một bước trong việc cấm đoán mừng lễ Giáng Sinh: không những ông lập lại việc cấm mừng lễ Chúa sinh ra đêm 24 tháng 12, mà ông còn ra lệnh đêm 24 tháng 12 phải mừng sinh nhật bà nội của ông là bà Kim Jong-Suk, người đã đánh bại người Nhật và trở thành người vợ của nhà độc tái đầu tiên Kim Il Sung của Bắc Hàn. Bà sinh ngày 24 tháng 12 -1919 và qua đời năm 1949, bà là “Mẹ thánh của Cách mạng”.
Xin đọc: Với Bắc Hàn, Vatican theo đường lối “ngoại giao qua nghệ thuật”
6 – Trung quốc
Trong các thành phố lớn của Trung quốc, các cửa hàng, các con đường thương mại trang hoàng màu sắc Noel vào tháng 12. Hình ảnh ông già Noel, cây Noel, bài hát Noel có mặt khắp nơi. Rất nhiều người Trung quốc không theo đạo xem việc mừng lễ Noel như “lễ hội của mùa” cho việc buôn bán; nhưng có người còn xem đây là “nét văn hóa hiện đại” theo phương Tây, vì thế là “kẻ thù của dân tộc”, một tư tưởng áp đặt trên đời sống người dân từ cuộc cách mạng cộng sản vào thế kỷ 20.
Với những người trí thức thân cận chính quyền trung ương, việc đa số dân chúng mừng lễ Noel được nhìn với một cặp mắt dè dặt, nếu không muốn nói là thù nghịch. Năm 2014, Viện Khoa học Xã hội Trung quốc đã phát hành một quyển sách trong đó nêu ra chi tiết các “vấn đề gay go nhất” trong nước và giải thích bốn vấn đề sau: các ý tưởng dân chủ du nhập từ các nước phương Tây, quyền bá chủ văn hóa phương Tây, phát tán tin tức qua Internet … và sự tăng trưởng tôn giáo.
Một ít thời gian sau, mười sinh viên theo học tiến sĩ ở Trung quốc công bố một bài báo phân tích hiện tượng mà họ tố cáo là “sùng bái Noel” và kêu gọi người dân Trung quốc tẩy chay. Theo các sinh viên này, “cơn sốt Noel” ở Trung quốc chứng tỏ “việc đánh mất sự trội hẳn của tâm hồn văn hóa Trung quốc” và sự sụp đổ của “chủ thể văn hóa Trung quốc”. Họ xin người dân chú ý đến vấn đề mà họ xem như một “bước tiến mới để kitô-hóa” đất nước của họ.