Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Mátthêu (Mt 9:9-13)
Khi ấy, Đức Giêsu đi ngang qua trạm thu thuế, thì thấy một người tên là Mát-thêu đang ngồi ở đó. Người bảo ông: "Anh hãy theo tôi!" Ông đứng dậy đi theo Người. Khi Đức Giêsu đang dùng bữa tại nhà ông ấy, có nhiều người thu thuế và tội lỗi kéo đến, cùng ăn với Người và các môn đệ. Thấy vậy, những người Pharisêu nói với các môn đệ Người rằng: "Sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế, và quân tội lỗi như vậy?" Nghe thấy thế, Đức Giêsu nói: "Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này: Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi".
SUY NIỆM
Có lẽ nhiều đồng nghiệp của Mátthêu ngạc nhiên khi ông đứng dậy từ bỏ công việc đang mang lại cho ông nhiều lợi nhuận, để đi theo Đức Kitô, mà theo họ chẳng có một chút hy vọng gì trong việc kiếm được một chỗ khấm khá hơn, có khi còn tệ hơn. Họ không hiểu tại sao Mátthêu lại làm thế?
Mátthêu khi đứng dậy, bỏ nghề thâu thuế theo Chúa Kitô đã chứng tỏ tiền bạc không mang lại cho ông một niềm vui, và không làm cho ông thoả mãn được những khát vọng về ý nghĩa của cuộc sống. Có thể ông đã ngao ngán với những tiệc tùng xa hoa, ông chán ngán những buổi đàn đúm với đồng nghiệp. Có thể ông đã đau khổ biết bao khi đọc được những ánh mắt khinh bỉ của những người đồng hương vì nghề thu thuế của ông; chắc đêm về ông cảm thấy cuộc đời trống rỗng cho dẫu trong tay có sẵn tiền mua vui; và chắc ông cũng đã nghe nói về Giêsu, người Nazareth, và ông đang khao khát được gặp Người với hy vọng Người sẽ mang lại cho ông niềm vui mà ông hằng đợi chờ.
Vì thế, vừa gặp được Chúa Giêsu và nghe tiếng Người mời gọi: “Hãy theo tôi”, ông ngỡ ngàng, sao lại thế được, ông chỉ là một người tội lỗi đối với dân Do Thái, sao Người lại có thể gọi ông theo Người? Cái ngỡ ngàng mang lại cho ông niềm vui khôn tả, không lưỡng lự, ông để lại bàn thu thế cho đồng nghiệp, ông đứng dậy đi theo Chúa. Mặc kệ cho những xầm xì bàn tán, bỏ lại sau lưng những lời chê bai cho ông khờ dại. Đối với ông, chính cái khờ dại mang lại cho ông niềm vui khôn tả, bước theo Đức Giêsu sao lòng thấy nhẹ tênh!
Bữa cơm được ông bày ra như lời từ giã bạn bè và cũng là lời cám ơn Chúa Giêsu đã đoái thương nhìn đến ông diễn tả niềm vui lớn lao mà ông nhận được. Kể từ hôm nay ông không còn bận bịu với sổ sách, với những đồng tiền thu thuế. Ông sẽ cùng thầy Giêsu cất bước trên các nẻo đường để nghe những lời mang lại sự sống như hơn một lần Phêrô đã minh định: “chỉ có Thầy mới mang lại lời sự sống đời đời” (Ga 6, 68). Và từ nơi Thầy Giêsu, ông sẽ nhận ra rằng niềm vui chỉ có được khi phục vụ cho người khác bằng trọn trái tim yêu.
Vâng, việc đứng dậy đi theo lời mời gọi của Thầy Giêsu, Mátthêu như muốn khẳng định với chúng ta rằng tiền bạc không thể kiến tạo hạnh phúc đích thật, chỉ có tình yêu của Thiên Chúa được cụ thể hoá nơi con người Giêsu mới đáng để chúng ta tìm đến để sở hữu cho bằng được.
Lạy Chúa, chúng con đã được Chúa trao ban hồng ân đức tin, xin đừng để chúng con dại dột đánh đỏi đức tin để lấy những sự hư hỏng của trần thế, nhưng trái lại biết kiên trung bền vững trong đời sống đức tin, vì chỉ có Chúa mới là nguồn sống đích thật của chúng con. Amen.
GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
Có lẽ nhiều đồng nghiệp của Mátthêu ngạc nhiên khi ông đứng dậy từ bỏ công việc đang mang lại cho ông nhiều lợi nhuận, để đi theo Đức Kitô, mà theo họ chẳng có một chút hy vọng gì trong việc kiếm được một chỗ khấm khá hơn, có khi còn tệ hơn. Họ không hiểu tại sao Mátthêu lại làm thế?
Mátthêu khi đứng dậy, bỏ nghề thâu thuế theo Chúa Kitô đã chứng tỏ tiền bạc không mang lại cho ông một niềm vui, và không làm cho ông thoả mãn được những khát vọng về ý nghĩa của cuộc sống. Có thể ông đã ngao ngán với những tiệc tùng xa hoa, ông chán ngán những buổi đàn đúm với đồng nghiệp. Có thể ông đã đau khổ biết bao khi đọc được những ánh mắt khinh bỉ của những người đồng hương vì nghề thu thuế của ông; chắc đêm về ông cảm thấy cuộc đời trống rỗng cho dẫu trong tay có sẵn tiền mua vui; và chắc ông cũng đã nghe nói về Giêsu, người Nazareth, và ông đang khao khát được gặp Người với hy vọng Người sẽ mang lại cho ông niềm vui mà ông hằng đợi chờ.
Vì thế, vừa gặp được Chúa Giêsu và nghe tiếng Người mời gọi: “Hãy theo tôi”, ông ngỡ ngàng, sao lại thế được, ông chỉ là một người tội lỗi đối với dân Do Thái, sao Người lại có thể gọi ông theo Người? Cái ngỡ ngàng mang lại cho ông niềm vui khôn tả, không lưỡng lự, ông để lại bàn thu thế cho đồng nghiệp, ông đứng dậy đi theo Chúa. Mặc kệ cho những xầm xì bàn tán, bỏ lại sau lưng những lời chê bai cho ông khờ dại. Đối với ông, chính cái khờ dại mang lại cho ông niềm vui khôn tả, bước theo Đức Giêsu sao lòng thấy nhẹ tênh!
Bữa cơm được ông bày ra như lời từ giã bạn bè và cũng là lời cám ơn Chúa Giêsu đã đoái thương nhìn đến ông diễn tả niềm vui lớn lao mà ông nhận được. Kể từ hôm nay ông không còn bận bịu với sổ sách, với những đồng tiền thu thuế. Ông sẽ cùng thầy Giêsu cất bước trên các nẻo đường để nghe những lời mang lại sự sống như hơn một lần Phêrô đã minh định: “chỉ có Thầy mới mang lại lời sự sống đời đời” (Ga 6, 68). Và từ nơi Thầy Giêsu, ông sẽ nhận ra rằng niềm vui chỉ có được khi phục vụ cho người khác bằng trọn trái tim yêu.
Vâng, việc đứng dậy đi theo lời mời gọi của Thầy Giêsu, Mátthêu như muốn khẳng định với chúng ta rằng tiền bạc không thể kiến tạo hạnh phúc đích thật, chỉ có tình yêu của Thiên Chúa được cụ thể hoá nơi con người Giêsu mới đáng để chúng ta tìm đến để sở hữu cho bằng được.
Lạy Chúa, chúng con đã được Chúa trao ban hồng ân đức tin, xin đừng để chúng con dại dột đánh đỏi đức tin để lấy những sự hư hỏng của trần thế, nhưng trái lại biết kiên trung bền vững trong đời sống đức tin, vì chỉ có Chúa mới là nguồn sống đích thật của chúng con. Amen.
GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
« Anh hãy theo tôi »(Mt 9, 9-13)
Bức tranh « Ơn Gọi của Mát-thêu » rất nổi tiếng của họa sĩ Caravage, sinh năm 1571 tại Milan, Nước Ý, và qua đời năm 1610 ; bức tranh hiện đang được treo tại một nhà thờ nhỏ ở Roma.
* * *
Bỏ nơi ấy, Đức Giê-su đi ngang qua trạm thu thuế, thì thấy một người tên là Mát-thêu đang ngồi tại trạm, Người nói với ông: “Anh hãy theo tôi”, ông đứng dậy đi theo Người.
(Mt 9, 9)
Bài Tin Mừng kết thúc với câu nói này của Đức Giê-su : « Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi » (c. 13). Lời nói này phù hợp với biến cố mở đầu bài Tin Mừng : Người kêu gọi thánh Mát-thêu, vốn là người tội lỗi ; và đó không phải là bất cứ ơn gọi nào, nhưng là ơn gọi tông đồ và là tông đồ thánh sử.
1. Chiêm ngắm Đức Giê-su với lời mời gọi nhưng không (c. 9)
« Anh hãy theo tôi ! » – Ông đứng dậy đi theo Người. Cách gọi và cách đáp quá đột ngột, vì trong sách Tin Mừng theo thánh Mát-thêu, không có điều gì được kể lại để chuẩn bị cho biến cố này. Vì thế, chúng ta thường suy đoán rằng, sách Tin Mừng chỉ kể tóm tắt thôi, nhưng trong thực tế cần có những tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp, sự quen biết và nhất là tìm hiểu trong một thời gian nào đó, để Đức Giê-su đi đến quyết định gọi ông Mát-thêu, và để ông Mát-thêu đi đến quyết định bỏ tất cả đi theo Đức Giê-su. Giống như một bạn trẻ đi tìm hiểu ơn gọi, và cũng giống như hai bạn trẻ nam nữ tìm hiểu nhau trước khi quyết định “đi theo nhau” suốt đời. Các bộ phim về cuộc đời Đức Giê-su thường được diễn tả theo hướng này, khi tái hiện ơn gọi của thánh Mát-thêu.
Nhưng tại sao thánh sử Mát-thêu không kể rõ ra ? Chắc chắn, khi kể lại ơn gọi của mình một cách cô đọng như thế, thánh sử có sứ điệp gì đặc biệt muốn nói với chúng ta. Tương tự như bức tranh, những gì được vẽ ra đó và vẽ ra như thế đó, không thêm không bớt, muốn truyền đạt cho người biết chiêm ngưỡng một cái nhìn, thậm chí cả một thế giới quan và nhân sinh quan. Và trong đức tin, chúng ta đón nhận sứ điệp của tác giả sách Tin Mừng như là Lời Chúa.
Hoặc nếu không suy đoán thêm ra như thế, chúng ta có thể thán phục trước lời đáp mau mắn và dứt khoát của thánh Mát-thêu; và rồi chúng ta có thể cảm thấy buồn rầu và ray rứt vì lời đáp của mình sao mà chậm chạp thế, sao mà dây dưa thế. Cách hiểu này chỉ đem lại cho chúng ta mặc cảm giới hạn, thậm chí tội lỗi, và nản chí; chắc chắn đó không phải là sứ điệp của trình thuật Tin Mừng. Trình thuật mời gọi chúng ta ra khỏi mình để chiêm ngắm chính Đức Giê-su.
Đức Giê-su gọi Mát-thêu như ông đang là, đang lay hoay với công việc, với những bận tâm của riêng mình. Cũng giống như khi Ngài gọi hai anh em Phêrô và An-rê, hai anh em Giacôbê và Gioan (Mt 4, 18-22); Ngài gọi khi họ đang lay hoay với lưới với thuyền cùng với những người thân, khi họ đang bận tâm với những vấn đề của cuộc sống. Ngài dường như không cần chuẩn bị lâu dài các ông rồi mới gọi; tiếng gọi của Đức Giê-su thật nhưng không, đặt hết lòng tin nơi người nghe.
Chúng ta đừng bao giờ để phai nhạt đi sự ngỡ ngàng đối với tiếng gọi nhưng không của Đức Giê-su dành cho chúng ta: tại sao Chúa lại gọi con? Tại sao Chúa lại chọn con? Tại sao lại dẫn con đi trên con đường này? Tại sao Chúa lại sai con? Tại sao Chúa lại trao cho con sứ mạng này? Tại sao Chúa lại trao cho cho “chén” này?… Chúng ta hãy luôn làm mới lại sự ngỡ ngàng đối với tiếng gọi của Đức Giê-su, vì đó là động lực giúp chúng ta làm mới lại lời đáp của chúng ta[1].
Lời Chúa mạnh đến độ làm bật tung ông Mát-thêu ngay tại nơi ông làm việc, nơi ông gắn bó, nơi nuôi sống ông và gia đình, nơi là sự nghiệp của ông, là cuộc đời của ông. Chúng ta còn chậm chạp và dây dưa trong cách đáp lại, chính là vì chúng ta chưa thực sự nghe được tiếng Chúa. Vì thế, chúng ta hãy ước ao và xin đích thân nghe được tiếng Chúa gọi với tất cả sức mạnh của Lời Chúa, không chỉ một lần, nhưng hằng ngày và suốt đời. Lời Chúa sẽ đụng chạm đến chốn sâu thẳm nhất nơi con người của chúng ta, sẽ biến đổi chúng ta, vì Lời Chúa là Lời tạo dựng nên chúng ta[2].
Ơn gọi thiết yếu là một tương quan, dù đã khởi đầu như thế nào và do hoàn cảnh ngoại tại hay nội tại như thế nào: Chúa gọi và chúng ta đáp lại, như thánh Mát-thêu đã nghe, “đứng dậy và đi theo Người”. Cách Đức Giê-su gọi Mát-thêu và cách ông đáp lại chính là nền tảng của mọi ơn gọi; và nền tảng thì luôn luôn hiện diện trong cuộc đời chúng ta, trong mỗi ngày sống và nhất là mỗi khi chúng ta lựa chọn. Ơn gọi hiểu như thế, thì không thể chỉ là một biến cố đã qua, nhưng phải được sống và hiện tại hóa hằng ngày, thậm chí phải diễn ra hằng ngày.
Đức Giê-su đi ngang qua trạm thu thuế, thì thấy một người tên là Mát-thêu đang ngồi tại trạm.
Ngài đi ngang qua cuộc đời của mỗi người chúng ta hàng ngày, và lúc nào ngài cũng thấy chúng ta đang loay hoay làm cái gì đó, bận tâm chuyện gì đó. Ngài gọi chúng ta thật bao dung và quảng đại; và chúng ta được mời gọi đáp lại cách bao dung và quảng đại như lời đáp đầu tiên của chúng ta trong bước đường đi theo Người trong một ơn gọi, độc thân, gia đình hay đời dâng hiến.
2. Chiêm ngắm cách Đức Giê-su tương quan với những người tội lỗi (c. 10)
Thánh Mát-thêu được mời gọi đi theo Đức Giê-su, nhưng sau đó Người lại đi theo ông, để đến nhà của ông! Ở đó, mọi người dùng bữa và chắc chắn đó là một bữa ăn “say sưa”, vì chỉ toàn đàn ông và vì họ là “bọn thu thuế và quân tội lỗi”. Vì đây là một bữa ăn, nên chúng ta được mời gọi không chỉ nhìn và nghe, nhưng còn được mời gọi ngửi, nếm và đụng nữa :
- Chúng ta hãy cảm nhận không chỉ hương vị của bữa ăn, nhưng còn hương thơm của của tình bạn : tình bạn của mọi người dành cho Đức Giê-su và của Đức Giê-su dành cho mọi người.
- Chúng ta được mời gọi thưởng thức không chỉ những món ăn ngon, nhưng còn thưởng nếm sự đón nhận và sự gần gũi Đức Giê-su dành cho những người tội lỗi.
- Và chúng ta hãy đưa tay đụng vào Đức Giê-su, như đụng tới được lòng nhân từ của Thiên Chúa được thể hiện nơi Đức Giê-su, và để cho lòng mình rung động.
Như thế, khi kêu gọi thánh Mát-thêu, Ngài không chỉ muốn gặp thánh nhân ở nơi công cộng, nơi ông làm việc, nhưng còn muốn gặp ông nơi riêng tư nhất, nơi tất cả những gì làm nên con người ông: nhà của ông, gia đình và những người thân yêu của ông, bạn bè của ông; và đó là những tương quan diễn tả con người đích thật của ông, làm nên con người của ông.
Chúng ta thường nghĩ đi theo Chúa là phải đoạt tuyệt với gia đình, bạn bè, với quá khứ, với cuộc đời đã qua. Nhưng làm thế, chúng ta đâu còn là chính mình nữa! Và cũng không thể làm được vì tất cả những điều này làm nên con người thực sự và hiện tại của chúng ta. Đức Giê-su muốn gặp gỡ và phải “băng qua”, như Người “phải băng qua Samari” (Ga 4, 4), tất cả những điều đó nữa, tất cả những gì thuộc về chúng ta, Ngài muốn gọi và gặp chúng ta như chúng ta là một cách hiện thực và trong sự thật. Tất cả sẽ được Đức Giê-su “hoàn tất”, nghĩa là chữa lành, tái tạo và hướng tới sự sống đích thực và viên mãn chứ không phải bị loại bỏ (x. Mt 5, 17).
3. « Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần của lễ » (c. 11-13)
Cách tương quan của Đức Giê-su đối với Mát-thêu, với các đồng nghiệp của ông và những người tội lỗi làm bật ra những ý nghĩ thầm kín của những người Pha-ri-sêu: “Sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi như vậy?” Sự « đồng bàn » này của Đức Giê-su, Con Thiên Chúa nhập thể, sẽ mãi mãi khó được chấp nhận, không chỉ bởi những người Pha-ri-sêu, nhưng bởi con người thuộc mọi thời, trong đó có chính chúng ta, ngấm ngầm hay công khai. Như những người Pha-ri-sêu, chúng ta muốn « nhốt » Người vào trong một khuôn khổ tư tưởng hay cơ chế định sẵn.
Trong cuộc Thương Khó, Đức Giê-su còn đi xa hơn nữa : Ngài để mình bị bắt như một tội nhân, bị xét xử và lên án như một tội nhân, bị hành hình như tội tội nhân và ở giữa các tội nhân. Loài người chúng ta mãi mãi không hiểu : « Sao Thầy đi con đường điền rồ và sỉ nhục như vậy » ?
Những người Pha-ri-sêu tế nhị không nói thẳng với Đức Giê-su, nhưng Đức Giê-su thì nói thẳng với họ: “Người khỏe mạnh không cần thầy thuốc… Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này: Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần của lễ”. Ngài ví mình như thầy thuốc, và đề nghị họ họcmột câu Kinh Thánh nói về điều Thiên Chúa ưa thích nhất. Lòng nhân từ của Thiên Chúa được biểu lộ cách tuyệt vời qua hành động chữa lành.
Chúng ta được mời gọi nhận ra những bệnh hoạn tật nguyền của mình và để cho thầy thuốc Giê-su đến chữa lành, cây thuốc của Ngài là cây Thập Giá. Đó chính là kinh nghiệm nền tảng về lòng nhân từ của Thiên Chúa, và chính kinh nghiệm này làm cho chúng ta có thể nhân từ với nhau và hiến dâng đời mình để làm chứng nhân. Nếu chúng ta tự cho mình là công chính, tự cho thôi và vì thế chỉ là ảo tưởng, tự tạo lập « sự xứng đáng » cho mình, chúng ta sẽ không có kinh nghiệm về lòng nhân từ và cũng chẳng có thể sống nhân từ. Chúng ta đi theo Đức Giê-su, chính là đi theo
Hiện Thân lòng nhân từ của Thiên Chúa
(x. Rm 8, 38-39)
Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc, S.J.
[1] Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra sự ngỡ ngàng tột bậc của Mát-thêu (nhân vật chỉ tay vào chính mình) trong bức tranh của Caravage.
[2] Trong bức tranh của Caravage, bàn tay hướng về Mát-thêu của Đức Giê-su được vẽ phỏng theo bàn tay tạo dựng của Thiên Chúa, trong bức tranh “Tạo Dựng Adam” của họa sĩ nổi tiếng người Ý Michelangelo (1475-1564).