Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Mátthêu (Mt 8: 28-34)
Khi ấy, Chúa Giêsu lên thuyền sang bờ bên kia, đến miền Giêrasa, thì gặp hai người bị quỷ ám từ các mồ mả đi ra, chúng hung dữ đến nỗi không ai dám qua lại đường ấy. Và chúng kêu lên rằng: "Lạy ông Giêsu, Con Thiên Chúa, chúng tôi có can chi đến ông? Ông đến đây để hành hạ chúng tôi trước hạn định sao?". Cách đó không xa có một đàn heo lớn đang ăn. Các quỷ nài xin Người rằng: "Nếu ông đuổi chúng tôi ra khỏi đây, thì xin cho chúng tôi nhập vào đàn heo". Người bảo chúng rằng: "Cứ đi!". Chúng liền ra khỏi đi nhập vào đàn heo. Tức thì cả đàn heo, từ bờ dốc thẳng, nhào xuống biển và chết chìm dưới nước. Các người chăn heo chạy trốn về thành, báo tin ấy và nói về các người bị quỷ ám. Thế là cả thành kéo ra đón Chúa Giêsu. Khi gặp Người, họ xin Người rời khỏi vùng của họ.
SUY NIỆM 1
Tại Mỹ, năm 1970, đã từng ra mắt công chúng một cuốn phim mang tựa đề: “Exorcist” (Người trừ quỷ), được xây dựng dựa trên một trường hợp có thật về một cậu bé 14 tuổi bị quỷ nhập vào năm 1949. Sau khi ra mắt, cuốn phim đã phá kỷ lục bán vé…
Vào một ngày trong phòng cậu bé, tự dưng các tranh ảnh, ghế bàn, giường chiếu… đều di động. Ban đêm hầu như cậu không thể nào ngủ được, vì luôn bị quấy phá. Sau khi được nhận vào bệnh viện, cậu bé bắt đầu lầm bầm trong miệng những lời nguyền rủa hung hãn bằng những thứ cổ ngữ. Cậu quậy phá dữ dội. Người ta trói cậu. Trong khi đang bị cột vào chiếc giường ngủ, trên thân xác cậu bỗng hiện ra những vết cào dài nhuốm máu.
Cuối cùng cậu đã được cứu sống nhờ được một linh mục trừ tà, cho đến khi bộ phim ra đời, người đàn ông bị quỷ nhập năm nào vẫn sinh sống tại Washington.
Vị linh mục từng trừ tà cho cậu bé đã nhấn mạnh rằng, kinh nghiệm trừ tà đã thực sự biến đổi cuộc sống của ngài. Ngài càng tin và yêu mến Chúa hơn.
Không phải chỉ trong thời Chúa Giêsu, ma quỷ mới xuất hiện. Bởi cả trong thời hiện đại này, ma quỷ vẫn lộng hành. Nó lộng hành bằng nhiều hình thức: Có thể nhập vào con người; có thể nhẹ nhàng lôi kéo con người hướng về sự dữ,; có thể lèo lái con người thực hiện tội ác; có thể dùng mưu mô để phá rối trật tự cuộc sống của con người, của thế giới, v.v.
Thực ra, xưa nay, người bị quỷ nhập không nhiều. Nhưng chắc chắn ảnh hưởng của ma quỷ trên con người thì không thể nói hết được.
Ma quỷ không bao giờ hiện nguyên hình của nó để cám dỗ. Nó luôn ẩn nấp dưới những hình dáng xinh đẹp và hấp dẫn. Nó tấn công chúng ta bằng thủ đoạn tinh vi, ngọt ngào. Nó nắm rõ điểm yếu nhất của từng cá nhân cũng như tập thể, từ đó lôi kéo chúng ta xa Chúa. Thúc giục chúng ta chống đối Thiên Chúa, chống đối hạnh phúc đích thực của con người.
Có thể chúng ta tự hào mình không bị quỷ ám, nhưng thực ra, ma quỷ có thể ám bằng cách lừa gạt con người chạy theo hạnh phúc giả tạo như: cuốn hút vào tham vọng, dục vọng, oán thù, ích kỷ, hưởng thụ, v.v. Ma quỷ ám chúng ta bằng cách làm chúng ta tôn sùng tiền bạc, tiện nghi, thời trang, công việc làm ăn, phim ảnh, v.v.
Loại quỷ ám nào cũng làm ta mất tự do, mất trong trắng, dễ phạm tội, đi ngược đường lối và giáo lý của Chúa. Nó bắt chúng ta phải nghĩ, phải sống theo một thứ lập trình gây đổ vỡ, gây tội lỗi. Chúng ta không thể làm khác, không thắng được bản năng và thói quen.
Ảnh hưởng của ma quỷ vẫn là một sức mạnh lớn. Vì thế, chúng ta cần ơn Thiên Chúa phù hộ, chở che, nâng đỡ. Hãy nhớ, đời sống cầu nguyện luôn là điểm mốc quan trọng nhất để ta thoát khỏi mọi ảnh hưởng của ma quỷ.
Hãy luôn cầu nguyện; hãy cầu nguyện cách chân thành và khiêm nhường; hãy để Chúa làm chủ cuộc đời mình; hãy để Chúa hướng dẫn bằng cách phó thác đời mình trong tay Chúa; hãy làm việc lành phúc đức, và tránh xa mọi tội lỗi, mọi cám dỗ, mọi nguy cơ có thể vi phạm lề luật của Chúa, v.v.
Lạy Chúa, xin cứu giúp chúng con, để chúng con thoát khỏi mọi cạm bẫy của ma quỷ. Xin Chúa thương luôn ở gần chúng con, để nhờ sức mạnh của Chúa, chúng con sẽ thắng mọi tội lỗi, mọi cám dỗ có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong suốt đời chúng con. Amen.
GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
Suy niệm 2
Theo cha Gabrielle Amorth, vị trừ quỷ chính của giáo phận Rôma,
“số người bị quỷ ám đã gia tăng rất nhiều.”
Trong vòng tám năm, chính cha đã trừ cho hơn hai mươi ngàn trường hợp.
Con số kinh khủng này hẳn là một nhắc nhở cho những ai nghĩ rằng
quỷ vắng bóng trong thế giới của khoa học kỹ thuật,
quỷ chỉ là huyền thoại của thế giới cách đây hai ngàn năm thời Đức Giêsu,
hay quỷ ám thật ra chỉ là bệnh thần kinh vào thời y khoa chưa phát triển.
Trong cuộc hội kiến vào tháng 8-1986, Đức Gioan Phaolô đã nói
sự hiện diện của quỷ trong thế giới “ngày càng trở nên ghê gớm hơn
khi con người và xã hội quay lưng với Thiên Chúa.”
“số người bị quỷ ám đã gia tăng rất nhiều.”
Trong vòng tám năm, chính cha đã trừ cho hơn hai mươi ngàn trường hợp.
Con số kinh khủng này hẳn là một nhắc nhở cho những ai nghĩ rằng
quỷ vắng bóng trong thế giới của khoa học kỹ thuật,
quỷ chỉ là huyền thoại của thế giới cách đây hai ngàn năm thời Đức Giêsu,
hay quỷ ám thật ra chỉ là bệnh thần kinh vào thời y khoa chưa phát triển.
Trong cuộc hội kiến vào tháng 8-1986, Đức Gioan Phaolô đã nói
sự hiện diện của quỷ trong thế giới “ngày càng trở nên ghê gớm hơn
khi con người và xã hội quay lưng với Thiên Chúa.”
Tin Mừng hôm nay là trình thuật đầu tiên về trừ quỷ của thánh Mátthêu.
Chuyện này đã được Máccô kể lại với nhiều chi tiết hấp dẫn hơn (Mc 5, 1-20).
Nhưng trong Mátthêu, khuôn mặt Đức Giê su lại nổi bật hơn nhiều.
Ngài đã cùng với các môn đệ qua bờ bên kia sau khi gặp cơn bão biển.
Khi Ngài đến vùng đất của người Gađara, ở phía đông nam Hồ Galilê,
hai người bị quỷ ám từ mồ mả đi ra, đến gặp Ngài (c. 28).
Mồ mả là nơi dành cho người chết, nơi bị coi là nhơ uế, nơi của thần dữ.
Có hai nét giúp ta nhận ra sự hiện diện của quỷ nơi những người bị ám.
Họ rất dữ tợn đến nỗi không ai dám qua lại con đường ấy (c. 28).
Họ nhận biết ngay Đức Giêsu là Con Thiên Chúa (c. 29).
Sức mạnh kinh khủng và sự hiểu biết lạ lùng là thế mạnh của thần dữ.
Nhưng đây cũng là điểm yếu của quỷ khi đứng trước Đức Giêsu.
Chính vì thế chúng hoảng sợ khi thấy mình bị đe dọa:
“Chưa tới lúc mà ông đã đến đây hành hạ chúng tôi sao?”
Đức Giêsu đến sớm quá và khiến cho quyền lực của chúng phải sụp đổ.
Chuyện này đã được Máccô kể lại với nhiều chi tiết hấp dẫn hơn (Mc 5, 1-20).
Nhưng trong Mátthêu, khuôn mặt Đức Giê su lại nổi bật hơn nhiều.
Ngài đã cùng với các môn đệ qua bờ bên kia sau khi gặp cơn bão biển.
Khi Ngài đến vùng đất của người Gađara, ở phía đông nam Hồ Galilê,
hai người bị quỷ ám từ mồ mả đi ra, đến gặp Ngài (c. 28).
Mồ mả là nơi dành cho người chết, nơi bị coi là nhơ uế, nơi của thần dữ.
Có hai nét giúp ta nhận ra sự hiện diện của quỷ nơi những người bị ám.
Họ rất dữ tợn đến nỗi không ai dám qua lại con đường ấy (c. 28).
Họ nhận biết ngay Đức Giêsu là Con Thiên Chúa (c. 29).
Sức mạnh kinh khủng và sự hiểu biết lạ lùng là thế mạnh của thần dữ.
Nhưng đây cũng là điểm yếu của quỷ khi đứng trước Đức Giêsu.
Chính vì thế chúng hoảng sợ khi thấy mình bị đe dọa:
“Chưa tới lúc mà ông đã đến đây hành hạ chúng tôi sao?”
Đức Giêsu đến sớm quá và khiến cho quyền lực của chúng phải sụp đổ.
Khi đọc bài Tin Mừng này, chúng ta thường có nhiều câu hỏi.
Tại sao quỷ lại xin nhập vào đàn heo? Tại sao Đức Giêsu lại đồng ý?
Đàn heo chết đuối thì quỷ ra sao? Phải đền người chủ đàn heo thế nào?
Mátthêu có vẻ không quan tâm đến những câu hỏi ấy.
Điều ông quan tâm là làm nổi bật quyền năng của Đức Giêsu.
Chỉ một lời Ngài phán: “Đi !” là đuổi được quỷ ra khỏi hai người.
Nước Trời đến đem lại bình an cho hai người quỷ ám ở trong mồ mả,
và cho những ai qua lại lối đi ấy.
Không thấy các người dân ngoại chăn heo kêu ca về chuyện mất đàn heo,
nhưng họ lại trở nên những người loan báo cho dân thành về mọi chuyện.
Tiếc là dân thành đã không muốn đón tiếp Ngài.
Tại sao quỷ lại xin nhập vào đàn heo? Tại sao Đức Giêsu lại đồng ý?
Đàn heo chết đuối thì quỷ ra sao? Phải đền người chủ đàn heo thế nào?
Mátthêu có vẻ không quan tâm đến những câu hỏi ấy.
Điều ông quan tâm là làm nổi bật quyền năng của Đức Giêsu.
Chỉ một lời Ngài phán: “Đi !” là đuổi được quỷ ra khỏi hai người.
Nước Trời đến đem lại bình an cho hai người quỷ ám ở trong mồ mả,
và cho những ai qua lại lối đi ấy.
Không thấy các người dân ngoại chăn heo kêu ca về chuyện mất đàn heo,
nhưng họ lại trở nên những người loan báo cho dân thành về mọi chuyện.
Tiếc là dân thành đã không muốn đón tiếp Ngài.
Quỷ hấp dẫn con người bằng quyền lực và tri thức của chúng.
Nhưng thực sự chúng là kẻ thù không đội trời chung của con người.
Chúng phân ly con người, đẩy người sống vào mộ người chết,
biến con người thành mối đe dọa cho con người (c. 28).
Chúng thích có mặt ở đàn vật ô uế, thích gieo vãi sự ô uế khắp nơi (c. 31).
Xin Chúa cho ta thấy được sự lộng hành của quỷ dữ trong thế giới hôm nay.
Và xin Chúa cứu ta khỏi nanh vuốt của ác thần.
Lời nguyện:
Nhưng thực sự chúng là kẻ thù không đội trời chung của con người.
Chúng phân ly con người, đẩy người sống vào mộ người chết,
biến con người thành mối đe dọa cho con người (c. 28).
Chúng thích có mặt ở đàn vật ô uế, thích gieo vãi sự ô uế khắp nơi (c. 31).
Xin Chúa cho ta thấy được sự lộng hành của quỷ dữ trong thế giới hôm nay.
Và xin Chúa cứu ta khỏi nanh vuốt của ác thần.
Lời nguyện:
Lạy Cha,
thế giới hôm nay cũng như hôm qua
vẫn có những người bơ vơ lạc hướng
vì không tìm được một người để tin ;
vẫn có những người đã chết từ lâu
mà vẫn tưởng mình đang sống ;
vẫn có những người bị ám ảnh bởi thần ô uế,
ô uế của bạc tiền, của tình dục, của tiếng tăm;
vẫn có những người mang đủ thứ bệnh hoạn,
bệnh hoạn trong lối nhìn, lối nghĩ, lối sống ;
vẫn có những người bị sống bên lề xã hội,
dù không phải là người phong…
Xin Cha cho chúng con nhìn thấy họ
và biết chạnh lòng thương như Con Cha.
thế giới hôm nay cũng như hôm qua
vẫn có những người bơ vơ lạc hướng
vì không tìm được một người để tin ;
vẫn có những người đã chết từ lâu
mà vẫn tưởng mình đang sống ;
vẫn có những người bị ám ảnh bởi thần ô uế,
ô uế của bạc tiền, của tình dục, của tiếng tăm;
vẫn có những người mang đủ thứ bệnh hoạn,
bệnh hoạn trong lối nhìn, lối nghĩ, lối sống ;
vẫn có những người bị sống bên lề xã hội,
dù không phải là người phong…
Xin Cha cho chúng con nhìn thấy họ
và biết chạnh lòng thương như Con Cha.
Nhưng trước hết,
xin cho chúng con
nhìn thấy chính bản thân chúng con.
xin cho chúng con
nhìn thấy chính bản thân chúng con.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Chúa đang hiện diện nơi người đau khổ
“Phúc thay những người không thấy mà tin! " (Ga, 20, 29)
Chúa Giê-su nói với Tô-ma:“Hãy xỏ ngón tay con vào đây. Hãy thọc bàn tay con vào đây”. Chúa Giê-su cũng đang nói với chúng ta rằng, muốn nhận ra sự hiện diện của Chúa, thì hãy chạm vào nỗi đau của tha nhân, hãy xỏ ngón tay vào những lổ đinh do bất công, do sự dữ đóng vào người anh em, thì hãy thọc bàn tay vào những thương tích nơi quả tim rách toạc ra vì sự vô cảm, dửng dưng, tàn ác. Chúa đó! Chúa không ở đâu xa. Chúa đang hiện diện giữa chúng ta, nơi những con người đau khổ vì người khác. Phúc cho những người không thấy Chúa, mà tin Chúa đang hiện diện nơi tha nhân. Phúc cho những người không thấy Chúa để nói lời yêu Chúa, nhưng thấy anh em mình đang đau khổ, mà tỏ lòng thương và ra tay cứu giúp anh em. Chính khi Tô-ma thấu hiểu được chân lý này, To-ma đã được Thánh Thần mở miệng tuyên xưng: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con”.
Đừng cứng lòng tin nữa. Hãy tin vào Thiên Chúa và tỏ bày niềm tin ấy bằng một đức ái sống động. Niềm vui và bình an thực của chúng ta là khi chúng ta dám đập cánh cửa ngục tù kiêu căng ích kỷ của mình, mà bước ra gặp gỡ, ủi an, thương xót những con người mang đầy dấu đinh, dấu đòng, những con người đau khổ.
Lạy Chúa, xin cho chúng con nhận ra Chúa đang hiện diện nơi những người đau khổ, và biết mặc lấy lòng xót thương của Chúa mà xoa dịu nỗi đau của cuộc đời. A men.
PM. Cao Huy Hoàng