Chủ Nhật, 9 tháng 7, 2017

Bản tin công giáo Việt Nam: từ ngày 01 – 07/07/2017

Filled under:



Các nghị định phong Chân Phước ngày 7 tháng Bẩy

Hôm thứ Sáu 7 tháng Bẩy, Đức Thánh Cha đã nghe Bộ Tuyên Thánh trình bày về các án tuyên Chân Phước và tuyên lên hàng Tôi Tớ Chúa cho 8 ứng viên.

Sau buổi tiếp kiến với Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y Angelo Amato đã công bố 8 nghị định sau với sự chấp thuận của Đức Thánh Cha Phanxicô:

- Nghị định nhìn nhận một phép lạ do sự chuyển cầu của Tôi Tớ Chúa là Anna Chrzanowska, một phụ nữ giáo dân người Ba Lan, sinh năm 1902 và qua đời năm 1973.

- Nghị định nhìn nhận sự tử đạo của Đức Giám Mục Jesus Emilio Jaramillo Monsalve, qua đời tại Colombia vào năm 1989;

- Nghị định nhìn nhận sự tử đạo của Peter Ramirez Ramos, một linh mục Colombia đã mất năm 1948

- Các nghị định nhìn nhận những nhân đức anh hùng của:

Đức Cha Ismael Perdomo (1872-1950), một vị tổng giám mục Colombia;

Luigi Kosiba (1855-1939), một giáo dân người Ba Lan;

Paola của Jesus Gil Cano (1849-1913), một nữ tu Tây Ban Nha;

Mary Elizabeth Mazza (1886-1950), một nữ tu người Ý

Maria của Tình yêu Thiên Chúa (1892-1973), nhủ danh là Maria Gargani, một nữ tu người Ý.


Chấm dứt 500 năm tranh cãi thần học giữa Công giáo và Tin Lành Luther


WHĐ – Ngày thứ Tư 05 tháng Bảy 2017, tại thành phố Wittenberg của nước Đức, nơi khai sinh cuộc Cải cách Tin Lành vào năm 1517, Liên hiệp Thế giới các Giáo hội Cải cách đã ký Tuyên bố chung về “Công chính hoá bởi ân sủng”; đây là một văn bản đại kết quan trọng, kết thúc 500 năm tranh cãi về thần học. Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản này qua ba câu hỏi:
Chấm dứt 500 năm tranh cãi thần học giữa Công giáo và Tin Lành Luther
Chấm dứt 500 năm tranh cãi thần học giữa Công giáo và Tin Lành Luther

1/ Tài liệu này là gì?

Năm 1999, một văn bản quan trọng được ký kết giữa người Công giáo và người Tin Lành Luther ở Augsburg, nước Đức. Kết thúc nhiều năm dài đối thoại, bắt đầu từ sau Công đồng Vatican II, cuối cùng hai bên đã đồng ý về một công thức cốt lõi chung của đức tin, cụ thể là ơn cứu rỗi được ban cho con người do ân sủng của Thiên Chúa, chứ không phải vì công trạng của con người. Thỏa thuận này về “ơn công chính hoá bởi ân sủng”, lấy lại công thức vẫn thường được chấp nhận, đã kết thúc 500 năm tranh cãi về thần học từ khi có cuộc Cải cách Tin Lành. Quả vậy, vào thế kỷ XVI, khi Giáo hội Công giáo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm, và còn mời gọi các tín hữu mua lấy ân xá để bảo đảm được lên thiên đàng, Luther và các nhà cải cách khác phản đối quan điểm này để khẳng định tính ưu việt của ân sủng.

Trong bản thỏa thuận 1999 – mà Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II rất ủng hộ và Đức hồng y Ratzinger, khi ấy là Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, đã đích thân tham gia soạn thảo –, người Công giáo và người Tin Lành Luther đều nhìn nhận rằng những lời kết án vào thời Cải cách không còn có chỗ đứng nữa.

Tuyên bố Augsburg đã không đạt được sự đồng thuận toàn bộ trong giới Tin Lành, vốn vẫn chia rẽ nhau về việc xích lại với Giáo hội Công giáo. Tuy nhiên, bảy năm sau, những người Methodist đã tham gia vào bản Tuyên bố này.

2/ Tiến bộ này đóng góp điều gì?

Nay đến lúc Liên hiệp Thế giới các Giáo hội Cải cách tham gia thỏa thuận này. Trong khuôn khổ của một buổi phụng vụ đại kết, ngày hôm nay các nhà lãnh đạo của Liên hiệp chính thức gia nhập thỏa thuận, với sự hiện diện của các đại biểu thuộc các Giáo hội khác đã ký tên vào bản Tuyên bố, trong đó có Đức cha Brian Farrell, thư ký của Hội đồng Toà Thánh về Hiệp nhất các Kitô hữu.

Trong năm kỷ niệm 500 năm Cuộc Cải cách Tin Lành này, sự hội nhập của Liên hiệp Thế giới các Giáo hội Cải cách đánh dấu một giai đoạn quyết định cho sự hiệp nhất các Kitô hữu, vì Liên hiệp này là một trong những tổ chức quan trọng nhất trong giới Tin Lành, với khoảng 80 triệu tín hữu.

Đối với nhà thần học Luther André Birmelé, nhân vật hàng đầu của phong trào đại kết, Tuyên bố chung này “không phải là một kết luận của đối thoại như một kết luận nào khác, vì nó không chỉ liên quan đến các nhà thần học đặt bút ký, như vẫn thường xảy ra, nhưng liên quan đến các Giáo hội”.

3/ Làm sao có thể đạt được bước tiến này?

Bước tiến đại kết lớn lao này là thành quả của một phương pháp được áp dụng để đi đến  Tuyên bố Augsburg, đó là “sự đồng thuận biệt hoá” – nhìn nhận rằng sự hiệp nhất đức tin có thể được diễn tả bằng những ngôn ngữ khác nhau. Cha Emmanuel Gougaud, Giám đốc Văn phòng quốc gia về Hiệp nhất Kitô giáo của Hội đồng giám mục Pháp, nói rằng: “Điều này có nghĩalà chúng tôi nhìn nhận có những điểm khác nhau, nhưng những điểm khác nhau ấy không còn tách biệt nữa”.

Từ nay, sự đồng thuận này cũng mở rộng đến các nhà cải cách trên toàn thế giới. Trong thực tế, không có gì thay đổi, nhưng đã có những cột mốc mới về thần học được đặt ra để tiếp tục cuộc đối thoại, bằng cách loại bỏ trở ngại thần học chính đã làm phát sinh phong trào Cải cách.
(Theo La Croix)
 
Minh Đức