Từ lâu, gương mặt của Tôma đã cuốn hút nhiều người.
Người ta thường nhìn thấy nơi ông, một con người hoài
nghi.
Chúng ta có thể nhận ra chính mình nơi ông,
khi đức tin chúng ta bị lung lay bởi hoài nghi.
Ông là anh em sinh đôi của chúng ta và tỏ ra rất đáng
yêu.
Nhưng chúng ta hãy nhìn kỹ hơn, Gioan giải thích thái
độ và cử chỉ của Tôma làm sao.
Ông đã không có mặt khi Đức Giêsu hiện ra với các môn
đệ vào chiều ngày Phục Sinh.
Mặc dù các môn đệ kể lại cho ông điều họ đã nhìn thấy,
ông vẫn không tin.
Ông đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Ngài, nếu
tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi
chẳng có tin” (Ga 20,25).
Trong thực tế, Tôma không phải là người hoài nghi,
mà là người muốn tự mình cảm nhận tất cả.
Ông không bằng lòng với những gì người khác kể lại.
Ông còn phải thấy và tự mình sờ chạm và chỉ tin với
điều kiện ấy mà thôi.
Gioan mời gọi chúng ta theo gót Tôma để tin vào sự
Phục Sinh.
Điều kiện mà Tôma đưa ra để tin, chất vấn mỗi người
chúng ta.
Tại sao ông lại đặt nặng vấn đề các thương tích của
Đức Giêsu,
những dấu đinh trên bàn tay và vết đâm nơi cạnh sườn
Ngài?
Có lẽ ông cần đến bằng chứng rằng Đấng bị đóng đinh và
Đấng Phục Sinh là một,
vì thật lòng mà nói quả là rất khó tin rằng người chết
trong những đớn đau khủng khiếp như thế, lại có thể sống lại một hai ngày sau
đó.
Ông khó lòng chấp nhận rằng Đấng Messia đã chết trên
Thập Giá,
một cách bất ngờ, khủng khiếp như vậy.
Cho nên ông cần một bằng chứng rõ ràng để tin vào một
Đấng Phục Sinh.
Tám ngày sau, các môn đệ lại tề tựu, các cửa đều đóng
kín vì sợ người Do Thái.
Bấy giờ Chúa Giêsu hiện đến và nói với Tôma:
“Hãy đặt ngón tay vào đây, hãy đưa bàn tay ra và đặt
vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”[1]
Như vậy, chúng ta thấy nơi Tôma:
Ông nhất định không chịu nói là tin khi ông không tin,
không bao giờ nói mình hiểu trong khi không hiểu.
Ông không hề đè nén sự nghi ngờ.
Tôma không thuộc loại người chịu thông qua điều chưa
hiểu.
Ông muốn biết chắc mọi sự.
Một người đòi hỏi chắc chắn thì có đức tin vững vàng hơn
kẻ chỉ lặp đi lặp lại như con vẹt những điều mình chẳng bao giờ suy nghĩ đến.
Chính
hoài nghi như thế cuối cùng sẽ đạt đến một đức
tin chắc chắn.
Và
khi biết chắc, ông sẽ đi đến cùng.
Ông nói: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!”
Với Tôma không có chuyện nửa vời.
Ông
nghi ngờ vì muốn trở thành người biết chắc,
và khi đã biết chắc
rồi, ông hoàn toàn vâng phục.
Khi một con người chiến đấu với nỗi hoài nghi để đi đến
chỗ tin Đức Giêsu là Chúa,
người ấy đạt được sự chắc chắn mà những người dễ dàng
chấp nhận không suy nghĩ sẽ chẳng bao giờ đạt tới được.
Hôm nay cũng là ngày kính Lòng Chúa Thương Xót.
Khi xin Chị Thánh Faustina người Balan vận động để xin
Tòa Thánh thiết lập Lễ Kính Chúa Tình Thương vào Ngày Chúa Nhật Thứ Hai Phục
Sinh, Chúa Giêsu không nói lý do tại sao Người chọn ngày này.
Tuy nhiên, căn cứ vào những gì Chúa hướng dẫn chị liên
quan đến bức ảnh Chúa Giêsu có hai luồng sáng phát ra từ trái tim Chúa, và hàng
chữ "con tín thác
nơi Chúa" ở phía chân bức ảnh, chúng ta thấy đây chính là
điều Chúa Giêsu muốn nói với Tôma và với
mỗi người trong chúng ta hôm nay:
“Hãy đặt ngón
tay vào đây, hãy đưa bàn tay ra và đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa,
nhưng hãy tin”
Hãy đặt tay vào cạnh sườn Thầy.
Cạnh sườn nhắc chúng ta đến hình ảnh quân lính cầm
đòng đâm vào cạnh sườn Chúa thì máu cùng nước chảy ra.
Những giọt máu cuối cùng Chúa Giêsu cũng hiến dâng tất
cả
không còn giữ lại một chút nào.
Điều này nói lên lòng thương xót vô biên của Chúa.
Khi cảm nghiệm được tình thương của Chúa Giêsu, Tôma đã được biến đổi.
Ông quỳ xuống tôn thờ Chúa.
Ông mong muốn dành cả cuộc
đời để loan truyền tình thương Chúa cho nhân loại.
Ông xác tín rằng,
Chính
vì muốn biểu lộ lòng thương xót nhân loại mà Chúa đã tình nguyện chịu chết trên Thập Giá.
Chính
vì muốn biểu lộ lòng thương xót nhân loại mà Chúa đã gánh lấy mọi cực hình để đền thay tội lỗi
nhân gian.
Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con.
Lạy Chúa con tín thác nơi Chúa.
Lạy Chúa xin thương xót con. Amen