NHÀ CỦA CHÚA
Khi ấy, người Do Thái liền tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói : “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?” (Ga 6,52)
Suy niệm: Đâu có phải hễ ai ngồi dưới ánh trăng ngọc ngà cũng đều cảm được vẻ đẹp huyền ảo của trăng. Vẫn biết trăng là của muôn người, nhưng thưởng thức trăng chỉ dành cho những ai có tâm hồn như tâm hồn người nghệ sĩ. Con mắt và tâm hồn nghệ sĩ giúp họ khám phá dáng vẻ mượt mà, êm ả của trăng. Ấy cũng là lúc trăng đến trọ trong lòng và gợi hứng cho đời họ. Cũng vậy, trong khi việc ăn Mình Thánh Chúa là cớ vấp phạm cho nhiều người, thì đối với các môn đệ, họ khám phá tình yêu táo bạo của Thiên Chúa. Vì yêu thương, Thiên Chúa trở nên của ăn cho con người. Đón nhận Thánh Thể là đón nhận Chúa đến trú ngụ trong tâm hồn.
Mời Bạn: Chính các môn đệ đồng bàn với Chúa trong bữa ăn Tiệc Ly được chứng kiến tận mắt và nghe tận tai lời quả quyết của Ngài : “Này là Mình Ta… Này là Máu Ta… Các con hãy làm việc này để nhớ đến Ta.” Trong thánh lễ qua lời linh mục đọc và nhờ quyền năng thánh hoá của Chúa Thánh Thần, lời Đức Giê-su lại một lần nữa phát sinh hiệu lực: bánh và rượu trở thành Mình Máu Thánh Ngài. Chính nhờ đó, bạn có thể tin nhận Đức Giê-su hiện diện thực sự trong Thánh Thể. Bạn có tin nhận như thế và mong muốn được Ngài đến cư ngụ trong lòng bạn không?
Sống Lời Chúa: Sau khi rước Mình Thánh Chúa, bạn nhớ cám ơn Chúa. Nếu vì ngăn trở không được rước Chúa, bạn nhớ khao khát rước lễ thiêng liêng.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin hãy đến và chọn tâm hồn con làm nơi Chúa ngự. Lạy Chúa, xin hãy đến và xin hãy ở lại trong linh hồn con.
Khi ấy, người Do Thái liền tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói : “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?” (Ga 6,52)
Suy niệm: Đâu có phải hễ ai ngồi dưới ánh trăng ngọc ngà cũng đều cảm được vẻ đẹp huyền ảo của trăng. Vẫn biết trăng là của muôn người, nhưng thưởng thức trăng chỉ dành cho những ai có tâm hồn như tâm hồn người nghệ sĩ. Con mắt và tâm hồn nghệ sĩ giúp họ khám phá dáng vẻ mượt mà, êm ả của trăng. Ấy cũng là lúc trăng đến trọ trong lòng và gợi hứng cho đời họ. Cũng vậy, trong khi việc ăn Mình Thánh Chúa là cớ vấp phạm cho nhiều người, thì đối với các môn đệ, họ khám phá tình yêu táo bạo của Thiên Chúa. Vì yêu thương, Thiên Chúa trở nên của ăn cho con người. Đón nhận Thánh Thể là đón nhận Chúa đến trú ngụ trong tâm hồn.
Mời Bạn: Chính các môn đệ đồng bàn với Chúa trong bữa ăn Tiệc Ly được chứng kiến tận mắt và nghe tận tai lời quả quyết của Ngài : “Này là Mình Ta… Này là Máu Ta… Các con hãy làm việc này để nhớ đến Ta.” Trong thánh lễ qua lời linh mục đọc và nhờ quyền năng thánh hoá của Chúa Thánh Thần, lời Đức Giê-su lại một lần nữa phát sinh hiệu lực: bánh và rượu trở thành Mình Máu Thánh Ngài. Chính nhờ đó, bạn có thể tin nhận Đức Giê-su hiện diện thực sự trong Thánh Thể. Bạn có tin nhận như thế và mong muốn được Ngài đến cư ngụ trong lòng bạn không?
Sống Lời Chúa: Sau khi rước Mình Thánh Chúa, bạn nhớ cám ơn Chúa. Nếu vì ngăn trở không được rước Chúa, bạn nhớ khao khát rước lễ thiêng liêng.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin hãy đến và chọn tâm hồn con làm nơi Chúa ngự. Lạy Chúa, xin hãy đến và xin hãy ở lại trong linh hồn con.
THÁNH MACXIMÔ VÀ THÁNH ÔLYMPIAĐÊ TỬ ĐẠO
(+252)
(+252)
Máu các thánh tử đạo là hạt giống sinh ra các tín hữu. Thực thế, nơi đâu máu tử đạo đổ ra càng nhiều, nơi đó số tín hữu càng đông đảo. Vào cuối thế kỷ thứ II-III, các Hoàng đế Rôma thi đua bách hại Giáo hội, khủng bố các Kitô hữu. Các hung quân bạo chúa ấy đã không ngờ rằng: họ không tiêu diệt nổi Giáo hội, trái lại còn vô tình tăng số công dân Giáo hội lên gấp nhiều lần hơn.
Trong số các bạo vương, người ta phải kể đến Đêciô, một con người tàn bạo không kém gì bạo chúa Nêrô. Lợi dụng tình thế rối ren trong hoàng triều, Đêciô nổi dậy chống chính quyền và nhờ vây cánh mạnh, ông đã chiếm được ngôi Hoàng đế. Vừa bước lên ngai vàng, Hoàng đế Đêciô đã vội vã thảo sắc lệnh đổ máu các Kitô hữu. Đây là cuộc bách hại thứ bảy kể từ ngày thành lập Giáo hội công giáo. Một số đông vô kể các tín hữu đã can trường xưng đức tin và ngã gục trên vũng máu đào. Trong số đó người ta phải kể Macximô và Ôlympiađê.
Hai thánh Macximô và Ôlympiađê sinh tại Ba tư và thuộc dòng dõi quý tộc. Cả hai đều sống một đời sống rất lương thiện và đạo đức, đầy tình mến Chúa, yêu người. Nhưng cách sống đạo đức của các ngài đã tố giác các ngài là Kitô hữu. Thế nên các ngài đã bị bắt và điệu đến trước Hoàng đế Đêciộ
Nghe biết hai người là những Kitô hữu, Hoàng đế Đêciô không cần hỏi han gì. Trước tiên Hoàng đế truyền đánh hai ngài một trận nhừ tử với hy vọng nhờ áp lực của roi vọt sẽ ép buộc các ngài phải theo lệnh của Hoàng đế. Nhưng lòng kiên quyết cũng như chí hy sinh của các ngài chỉ làm cho Hoàng đế tức giận.
Biết không thể dùng roi vọt để đàn áp các ngài, Hoàng đế đe dọa sẽ tịch thu hết tài sản nếu các ngài không tuân lệnh mà bỏ đạo. Nhà vua tra vấn thánh Macximô và Ôlimpiađê cho biết số lượng tiền của và tài sản của các ngài có những gì và để ở đâu?
Thánh Ôlympiađê nhanh miệng trả lời:
- "Muôn tâu Hoàng đế, chúng tôi sẵn sàng chỉ cho Hoàng đế biết tiền bạc của chúng tôi ở đâu. Tâu Hoàng đế, mọi của cải, tài sản và kho tàng châu báu của chúng tôi đều được tích chứa trong tình yêu Chúa Giêsu Kitô. Chính Người và chỉ có Người mới có quyền phân phát kho báu đích thực là nước trời; và chúng tôi sẽ không bao giờ được hưởng kho báu đó, nếu như chúng tôi không đến với Người. Còn mọi của cải trần thế hay hư nát, chúng tôi từ bỏ hết, vì coi chúng như phân bớn, nên chúng tôi không giữ của cải gì hết. Hiện giờ, chúng tôi chỉ còn sử dụng nguyên thân xác chúng tôi, mà thân xác chúng tôi lại đang ở trong tay Hoàng đế. Thế nên chúng tôi xin giao toàn quyền sử dụng thân xác chúng tôi cho Hoàng đế. Xin Hoàng đế hãy làm hết những gì Hoàng đế muốn: gông cùm, đâm chém, thiêu đốt, kìm cặp, nói tắt Hoàng đế muốn sử dụng cực hình nào chúng tôi cũng xin vui lòng chịu. Hoàng đế không có quyền gì đối với linh hồn chúng tôi. Hoàng đế không thể ngăn cản linh hồn chúng tôi bay về thiên quốc hưởng kiến Đấng sáng tạo nên chúng tôi".
Lời đáp trên lẽ dĩ nhiên là không làm cho Hoàng đế vui lòng, vì nó không làm thỏa mãn ham muốn của Hoàng đế. Nhà vua truyền tăng thêm cực hình cho bõ tức. Thế là lý hình thi đua nhau đánh đập các thánh, đánh mỏi tay cũng không sao làm cho các ngài nao núng, than van. Sau đó các ngài bị tống giam vào ngục thất.
Hôm sau, lý hình dẫn các thánh ra pháp trường, trói lại đặt nằm trên giường sắt. Chúng rắc than hồng chung quanh và trên thân xác các thánh; rồi chúng bắt các thánh lăn mình trên than cháy đỏ. Cực hình tuy dữ dằn, nhưng ơn Chúa luôn nâng đỡ các thánh khiến các thánh không than trách, cầu cứu. Trái lại các thánh còn van xin lý hình đừng buông tha các ngài: "Các bạn thân mến, các bạn cứ tiếp tục công việc các bạn đang làm, đừng vì nhọc nhằn mà các bạn buông tha chúng tôi".
Những lời khẩn khoản trên khác nào như đổ thêm dầu vào lửa giận của Hoàng đế Đêciô. Vua căm tức đến thâm gan tím ruột trước lòng kiên nhẫn phi thường của các thánh. Không biết gì hơn để cưỡng ép các thánh theo ý mình, Hoàng đế trao toàn quyền hành hạ các thánh cho viên sĩ quan hầu cận quý danh Vitelliô để trả thù cho Hoàng đế. Sĩ quan trẻ tuổi này còn độc ác hơn Hoàng đế nhiều. Ông truyền lấy búa giáng vào đầu các thánh cho tới chết.
Yên lặng để cầu nguyện vì nêu cao lòng tin anh dũng, hai chiến sĩ đã êm ái trút linh hồn trong tình yêu Chúa như "hạt nước tan trong chén rượu". Hôm đó là ngày 15-4-252.
Lòng vô nhân đạo của Vitelliô càng tỏ rõ hơn trong hành động bỉ ổi dưới đây. Ông không cho phép các Kitô hữu chôn xác thánh. Ông truyền vứt xác thánh ra đường để cho loài muông cẩu mặc sức cắn xé. Nhưng lạ thay, bầy chó đông đảo chỉ đứng vây quanh xác thánh; thay vì cắn xé, chúng lại thi nhau kêu la ầm ĩ tỏ vẻ thương tiếc.
Xác hai thánh nằm phơi giữa đường suốt năm ngày mà không một con vật nào dám chạm tới. Đến sau, hai ông Abdon và Sennen lợi dụng đêm tối đến lấy trộm xác hai thánh, bí mật an táng tại nhà ông. Công việc bác ái đáng ghi nhớ đó đã được Chúa trả công bội hậu. Chỉ sau một thời gian ngắn, cả hai ông Abdon và Sennen đã được Chúa cho chịu chết vì danh Chúa. Ta hãy xin hai thánh Macximô và Ôlympiađê bầu cử cho chúng ta biết đặt tình yêu Chúa trên của cải trần gian. Vì "Chúa là tất cả, được Chúa là được tất cả và mất Chúa là mất tất cả" (G.P)