Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

Tin Công Giáo Thế Giới Ngày 21.4.2016

Filled under:


Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 14/04– 20/04/2016: Bữa Ăn Thiên Ðàng Và Hỏa Ngục


Đức Phanxicô, người không tưởng cuối cùng

Khi đến đảo Lesbos, Hy Lạp ngày 16 tháng 4 bên cạnh các người di dân, thêm một lần nữa, Đức Giáo hoàng đã có những lời  rộng mở đi ngược với trào lưu hiện nay.
24
Ngày nay ai còn có thể tin sự không tưởng cổ xưa, theo đó một thế giới khác là điều khả dĩ? Những người tỉnh táo của phong trào “Đêm ngủ đứng” (Nuit debout) cho rằng họ có thể sáng tạo ra một mô hình dân chủ, nhưng họ lại trục xuất một nhà hàn lâm đến nghe họ, với đôi tai rộng mở và hai bàn tay trống? Các tài tử nghiệp dư của phong trào tân “ngày mai vui ca” hoặc các tu sĩ cuồng nhiệt với lời lẽ hứa hẹn cứu rỗi của họ sao? Những người buôn bán thiên đàng ma túy mới và siêu tiêu thụ ư? Những tên chiêu hàng cá độ tin vào việc trở về thời tăng trưởng huy hoàng hoặc những người rao giảng cho sự thoái hóa chăng? Những người mơ màng một thế giới không ô nhiễm, không bom nguyên tử, không quân đội ư? Những người học việc-phù thủy của một chủ nghĩa chuyển giới mới sao?
Không, Các người không tưởng ngày hôm nay là những người không có gì để bán, để bảo vệ, không có quyền lực chính trị, quân đội, tài chánh, chỉ có sức mạnh của tư tưởng, của một lời nói tự do và hoàn toàn vô vụ lợi. Đức Phanxicô là một trong số những người này. Là nguyên thủ một Quốc gia nhỏ hơn Quốc gia Monaco hay Liechtenstein, lại không có một “bình đoàn” nào. Ngài điều khiển một thể chế thường bị xem như thành trì của chính sách ngu dân, vừa mong manh vừa giàu kinh nghiệm, đóng góp cho lịch sử cả điều tốt nhất cũng như điều tệ nhất của nhân loại, của các mạng lưới và của các biến đổi luôn tưởng như sắp chết nhưng cũng luôn tái sinh.
41
Bẻ gãy sự dửng dưng
Đó là người mặc áo trắng ngày 16 tháng 4 đi đến các trại tị nạn ở đảo Lesbos, Hy Lạp, đến chứng kiến “tai ương lớn nhất của nhân loại kể từ sau Thế Chiến Thứ Hai”. Người đã ném vòng hoa vào biển Égée, nấm mồ chôn hàng ngàn người di dân Phi Châu và Trung Đông, mà chỉ từ đầu năm đến nay đã có 400 người chìm dưới biển sâu. Người, mà để đục thủng “lớp dửng dưng dày cồm cộp” đã lặp lại cho thế giới biết, những người tị nạn này “trước khi là con số, đã là những con người, những khuôn mặt, những cái tên, những câu chuyện đời”. Người, không sợ làm cho giới công giáo chưng hửng, đã đem về Rôma trên chuyến bay của mình ba gia đình Syria người hồi giáo, tất cả đã mất hết trong các cuộc dội bom của quân lực của Tổng thống Syria Bachar el-Assad ở ngoại ô Damas, hay trong cuộc hủy diệt của lực lượng Nhà nước Hồi giáo Tự xưng ở Deir el-zor.
Một giọt nước, ba gia đình này, mười hai người hồi giáo này? Chắc chắn rồi, nhưng Đức Giáo hoàng muốn chứng tỏ cho thế giới thấy, những người tị nạn ở bờ biển Phi Châu hay Đông phương này không phải là những người duy nhất; và Âu Châu phải đứng trước trách nhiệm của mình một cách can đảm khác hơn; với giáo dân công giáo lo lắng trước hết cho các tín hữu kitô giáo Trung Đông, rằng những gia đình hồi giáo này, nạn nhân cũng cùng các xung đột và cũng là người tị nạn ở Hy Lạp, họ cũng là gia đình của các “người con của Chúa”. Bao nhiêu là người lập đi lập lại một cách máy móc bị công kích mãnh liệt ở đây!

Ngài không nói điểm tốt điểm xấu ở đây, nhưng đi ngược dòng của ý kiến đa số


43Khuấy động hiện trường quốc tế
Làm như vậy, vị lãnh đạo Giáo hội Công giáo đã làm chưng hửng nhiều giám mục Âu Châu ít nồng nhiệt, không kịp làm một hành động nhân đạo đối với các người hồi giáo, khi bao nhiêu anh em “tín hữu kitô giáo” của mình ở Syria và Irak mất hết tất cả và phải bỏ trốn. Giáo hoàng đầu tiên không phải là người Âu Châu trong lịch sử, ngài buộc Âu Châu, “miền đất của nhân quyền” phải tự vấn về căn tính, di sản và các giá trị của mình. Ngài lay tỉnh các nhà lãnh đạo Âu Châu đứng trước các bất hạnh mà những người khốn khổ này phải trả cho các cuộc chiến tranh của chúng ta ngày xưa, họ chạy trốn sự thất vọng, để lại đàng sau mình tất cả. Ngài không nói điểm tốt điểm xấu ở đây, nhưng đi ngược dòng của ý kiến đa số và của các nhà lãnh đạo ở Hung, ở Ba Lan chẳng hạn, những nước nghi ngại trong việc tiếp nhận những người nước ngoài bị chiến tranh đuổi đi và muốn, nếu phải đành làm, thì chỉ mở cửa biên giới mình cho các tín hữu kitô giáo mà thôi.
Đức Phanxicô có phải là tông đồ của sự không tưởng cuối cùng của thời hiện đại không? Ngài, theo cách của mình, đã đẩy lui các rào cản, hạ các bức tường, mời mọi người mở lòng, mở cửa thay vì đóng lại, mời mọi người hành động trước các cuộc chiến tranh, các cơn khủng hoảng di dân, đừng dửng dưng nhưng tiếp nhận, nhưng trở lại với các đức hạnh kitô giáo truyền thống như “lòng thương xót” và “đức ái”. Ngài đã không làm mọi người cười khi năm 2014 ngài mời các Tổng thống Palestina và Israel, , Mahmoud Abbas và Shimon Peres đến vườn Vatican để cầu nguyện chung đó sao? Ngài đã không làm cho Donald Trump giận khi công kích dự trù xây tường ngăn nước Mỹ và Mêhicô của ứng viên Đảng Cộng hòa này đó sao? Ngài đã không làm cho châu lục Phi Châu sửng sốt năm ngoái, khi ngài đến Trung Phi đang lúc nước này lâm vào cuộc nội chiến, một đất nước có không biết bao nhiêu tín hữu kitô giáo và tín hữu hồi giáo chết vì các cuộc xung đột đẫm máu mỗi ngày đó sao? Và rồi ngài đã chuẩn bị cho việc xích lại gần giữa hòn đảo Cuba và nước Mỹ đó sao?

Ngài lên tiếng cảnh cáo việc buôn bán vũ khí, tố cáo những người trục lợi khai thác hoàn cảnh bấp bênh của người di dân


22Một Âu Châu khác là điều khả dĩ
Ai sẽ nói được sức mạnh ngôn sứ của những chuyện không tưởng này? Đức Giáo hoàng hiểu các nỗi sợ của Âu Châu, ngài thừa nhận việc tiếp nhận người tị nạn vào Âu Châu không phải là giải pháp duy nhất và độc nhất. Vatican không chống đối việc các lực lượng quốc tế không tập quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo Tự xưng. Nhưng ngài cũng mời gọi mọi người hãy tấn công vào tận chiều sâu gốc rễ của cơn khủng hoảng di dân này. Ngài lên tiếng cảnh cáo việc buôn bán vũ khí, tố cáo những người trục lợi khai thác hoàn cảnh bấp bênh của người di dân, kêu gọi cấp cao  có những biện pháp chính trị để phát triển và phối hợp và cấp thấp có những chương trình hội nhập và giáo dục.
Chúng ta đã thấy ngài ôm trong lòng mình các em bé tị nạn ở Lesbos. Qua sự hiện diện, qua cử chỉ của mình, Đức Phanxicô đã chứng tỏ cho thấy một Âu Châu khác là điều khả dĩ. Không phải một Âu Châu với tâm hồn chai cứng dựng tường để ngăn người xin tị nạn, nhưng một Âu Châu tiếp nhận để tưởng niệm những người đã bỏ mình ở biển cả, chứng tỏ mình có thể cự được các tiếng còi của hãi sợ, của tính ích kỷ, của các bài diễn văn hẹp hòi và mị dân. Như Đức Hồng y Christoph Schưnborn vừa tuyên bố trên báo La Stampa, sự dửng dưng là thương hiệu đặc biệt của chủ thuyết thờ đa thần thời cổ đại và có nhiều dấu chỉ đáng ngại cho thấy Châu Âu xưa cổ này có nguy cơ rơi vào đó.
20
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch