VIỆC LÀM MINH CHỨNG
“Nếu ông là Đấng Ki-tô, thì xin nói công khai cho chúng tôi biết.” Đức Giê-su đáp: “Tôi đã nói với các ông rồi mà các ông không tin. Những việc tôi làm nhân danh Cha tôi, những việc đó làm chứng cho tôi.” (Ga 10,24-25)
Suy niệm: Trả lời cho viên sĩ quan cai ngục về nguồn gốc của mình, cha Kôn-bê dõng dạc nói: “Tôi là một linh mục Công Giáo”. Lời tuyên bố này được minh chứng bằng những việc bác ái ngài thực hiện trong tù, đặc biệt bằng hành động chết thay cho một người bạn tù đáng thương. Hành vi bác ái ấy minh chứng cha Kôn-bê thuộc về Thiên Chúa và là môn đệ Chúa Giê-su. Chúa Giê-su luôn thể hiện nguồn gốc của mình thuộc về Chúa Cha, bằng lời giảng dạy và việc làm. Đời sống của Ngài khiến những người đương thời nhìn nhận nơi Ngài không có điều gì gian dối, là “người vô tội” và là “Con Thiên Chúa”. Việc của Ngài làm chứng minh nguồn gốc của Ngài.
Mời Bạn: Là Ki-tô hữu nghĩa là được chọn để thuộc về Đức Ki-tô, thuộc về Thiên Chúa. Trong khuôn viên nhà thờ quen thuộc, chúng ta dễ dàng để tuyên xưng như thế. Nhưng có những lúc rất ngại để nói mình là Ki-tô hữu, vì những việc chúng ta làm nghịch lại với nguồn gốc và ơn gọi của mình. Bạn sẽ nói thế nào về nguồn gốc Ki-tô hữu của bạn khi đời sống của bạn không phù hợp với đức tin bạn tuyên xưng?
Chia sẻ: Người ta hãnh diện về tài năng, nguồn gốc của họ. Sao bạn ngại ngùng về nguồn gốc Ki-tô hữu của bạn?
Sống Lời Chúa: Thực hiện Lời Chúa dạy bằng hành động cụ thể.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su Phục Sinh, xin giúp con mạnh dạn sống Lời Chúa dạy, để con vui sướng khi tỏ dấu con thuộc về Chúa.
“Nếu ông là Đấng Ki-tô, thì xin nói công khai cho chúng tôi biết.” Đức Giê-su đáp: “Tôi đã nói với các ông rồi mà các ông không tin. Những việc tôi làm nhân danh Cha tôi, những việc đó làm chứng cho tôi.” (Ga 10,24-25)
Suy niệm: Trả lời cho viên sĩ quan cai ngục về nguồn gốc của mình, cha Kôn-bê dõng dạc nói: “Tôi là một linh mục Công Giáo”. Lời tuyên bố này được minh chứng bằng những việc bác ái ngài thực hiện trong tù, đặc biệt bằng hành động chết thay cho một người bạn tù đáng thương. Hành vi bác ái ấy minh chứng cha Kôn-bê thuộc về Thiên Chúa và là môn đệ Chúa Giê-su. Chúa Giê-su luôn thể hiện nguồn gốc của mình thuộc về Chúa Cha, bằng lời giảng dạy và việc làm. Đời sống của Ngài khiến những người đương thời nhìn nhận nơi Ngài không có điều gì gian dối, là “người vô tội” và là “Con Thiên Chúa”. Việc của Ngài làm chứng minh nguồn gốc của Ngài.
Mời Bạn: Là Ki-tô hữu nghĩa là được chọn để thuộc về Đức Ki-tô, thuộc về Thiên Chúa. Trong khuôn viên nhà thờ quen thuộc, chúng ta dễ dàng để tuyên xưng như thế. Nhưng có những lúc rất ngại để nói mình là Ki-tô hữu, vì những việc chúng ta làm nghịch lại với nguồn gốc và ơn gọi của mình. Bạn sẽ nói thế nào về nguồn gốc Ki-tô hữu của bạn khi đời sống của bạn không phù hợp với đức tin bạn tuyên xưng?
Chia sẻ: Người ta hãnh diện về tài năng, nguồn gốc của họ. Sao bạn ngại ngùng về nguồn gốc Ki-tô hữu của bạn?
Sống Lời Chúa: Thực hiện Lời Chúa dạy bằng hành động cụ thể.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su Phục Sinh, xin giúp con mạnh dạn sống Lời Chúa dạy, để con vui sướng khi tỏ dấu con thuộc về Chúa.
THÁNH LÊÔ IX GIÁO HOÀNG
(1002-1054)
(1002-1054)
Nói tới các vị Giáo hoàng nổi tiếng thánh thiện và khiêm tốn, chúng ta phải kể đến Đức Thánh Giáo Hoàng Lêô IX.
Đức Lêô IX sinh tại Lorraina vào một ngày mùa hạ năm 1002. Tên thật của ngài là Brunô. Ngài là con một quận công miền Alsatia. Ngay từ bé, Brunô đã có nhiều dấu lạ báo hiệu một tương lai của ngài trên trần gian. Một đêm mùa hạ, cậu Brunô đang ngủ mê mệt trong phòng riêng tại lâu đài của cha, rủi thay một thứ côn trùng đến đốt làm sưng vù cả một bên mặt. Brunô phải chịu bệnh suốt hai tháng trời. Cha mẹ Brunô tốn phí bao tiền của để chạy chữa cho cậu, nhưng đều vô ích. Cho đến một đêm kia, Brunô đang mê man trong cơn đau đớn, bỗng một người thanh niên trẻ đẹp, mặc áo dòng thánh Biển đức, hiện ra đứng trước mặt Brunô. Rồi con người kỳ lạ đó lấy Thánh giá đặt lên môi và trên vết thương ở mặt Brunô. Brunô cảm thấy khoan khoái khác thường. Và chỉ trong nháy mắt các vết thương ở mặt tự nhiên biến mất. Mọi người đều cho đó là phép lạ. Vị ân nhân ẩn danh đó chính là thánh Biển đức.
Càng khôn lớn. Brunô càng cảm thấy tiếng Chúa kêu gọi cấp bách và mãnh liệt. Ngài xin gia nhập hàng giáo sĩ để phục vụ tại nhà thờ chính toà thành Tola đồng thời theo học các ngành khoa học thánh để có thể chịu các chức thánh và để phụng sự Chúa đắc lực hơn.
Thân sinh Brunô bấy giờ là một người có thần thế trong triều đình. Ông tìm hết cách để đưa con vào phục vụ trong triều đình, với hy vọng Brunô sẽ được quyền cai quản một địa phận giầu có tại Đức. Ngài vui vẻ vâng lời cha giúp việc trong triều đình, nhưng sống đơn sơ khiêm tốn, không hề nghĩ tới những tham vọng của thân sinh. Đã đến lúc Chúa quan phòng tặng thưởng đức khiêm tốn của cha. Năm 1026, Đức Giám mục thành Tôla qua đời giữa lúc địa phận đang lâm vào cảnh hỗn độn và túng quẫn. Đứng trước tình thế gay go, toàn thể hàng giáo sĩ và giáo dân hướng cả về Brunô mà họ cho là người có đủ khả năng nhất để giữ chức vị Giám mục. Biết rõ đó là ý Chúa, ngài vui lòng ghé vai gánh vác chức vụ Giám mục nặng nề nhưng cao quý đó. Đức tân Giám mục Brunô bắt tay vào việc ngay, vì ngài vốn là một người ưa hoạt động. Với tính tình đại lượng, ngài đã chiếm được thiện cảm của nhiều người. Nhưng đức tính trổi vượt hơn cả vẫn là đức khiêm tốn và nhẫn nại chịu đựng. Ngài năng đi thăm viếng các họ đạo, yên ủi vỗ về những người túng quẫn. Đức Giám mục Brunô đặc biệt thương mến riêng những người nghèo. Trong thời đói kém, hằng ngày từng đoàn lũ người nghèo kéo tới xin của ăn. Chính tay Đức Giám mục phát của ăn cho họ. Có lần ngài còn lấy nước rửa chân cho họ nữa, khi nào hết tiền, ngài bán cả đồ thờ để giúp đỡ những người bạn nghèo của Chúa Kitô.
Ngày ngày bận bịu với trăm công ngàn việc, nhưng Đức Giám mục Brunô không hề sao nhãng việc đạo đức cá nhân. Ngài thường thức suốt đêm để đọc kinh cầu nguyện. Ăn chay đánh tội là công việc làm thường xuyên của ngài. Ngài đặc biệt tôn kính vị thủ lãnh các Tông đồ, hằng năm ngài cố gắng đi hành hương Rôma để được viếng mộ vị Tông đồ cả.
Hình như cả triều đình thiên quốc đều để ý săn sóc đặc biệt vị đại diện tương lai của Chúa Cứu Thế trên trần gian.
Trong thời gian ngài làm Giám mục, có lần ngài bị bệnh tê liệt rất nặng. Các y sĩ đều thất vọng. Một đêm kia, được linh cảm nếu tới nhà thờ sẽ được khỏi bệnh, ngài xin gia nhân khiêng mình tới nhà thờ và đặt nằm trước bàn thờ thánh Blasiô. Vừa tới nơi, ngài thấy thánh Blasiô từ bàn thờ bước xuống tới gần, hỏi han về bệnh tình của ngài. Rồi thánh nhân lấy nước rửa và xoa thuốc trên vết thương. Sau đó, ngài cố gắng ngồi dậy, đồng thời thấy trong mình khoan khoái dễ chịu. Ngài sung sướng về kể cho mọi người biết việc lạ lùng đó, và xin mọi người hợp ý với ngài cảm tạ Thiên Chúa.
Ngoài ơn kỳ lạ trên đây, còn có nhiều điềm lạ khác báo trước Thiên Chúa sẽ cất nhắc Đức Giám mục Brunô lên ngôi vị Giáo Hoàng. Trong những ngày trước khi ngài được bầu làm Giáo Hoàng, ngài mơ thấy mình đứng giữa một đám đông gồm toàn những vị lão thành ăn vận đồ trắng. Đồng thời thánh Phêrô long trọng tuyên bố Đức Giám mục Brunô sẽ được bầu làm Giáo Hoàng.
Không bao lâu, giấc mộng lạ kỳ kia đã được thực hiện. Thời ấy Giáo hội bị các lạc giáo quấy rối. Ngôi Giáo Hoàng bị trống một thời gian. Ba bốn phái tranh dành tước vị đó. Đứng trước tình trạng đau thương của Giáo hội, mùa đông năm 1048, Hoàng đế Henricô III đứng ra triệu tập đại hội nghị. Toàn thể hội nghị đặc biệt chú ý đến Đức Giám mục Brunô và đồng thanh bầu ngài làm Giáo Hoàng. Trước gánh nặng của Ngôi Giáo Hoàng, Đức Giám mục Brunô run sợ, đôi mắt đẫm lệ. Ngài cương quyết từ chối viện lẽ cuộc bầu cử trên không thành vì thiếu sự đồng ý của hàng giáo sĩ và giáo dân Rôma.
Ít lâu sau vì có việc cần, Đức Cha Brunô buộc lòng phải lên đường qua Rôma. Sau một tháng trời đi đường mệt nhọc, ngày 1-1-1049, Ngài mới tới Rôma. Toàn dân hoan hỷ đón chào ngài. Nhưng ngài một mực từ chối. Qua hôm sau tức là ngày 2 tháng giêng, Đức cha Brunô được một Giám mục giới thiệu với dân chúng tại Đại giáo đường thánh Phêrô. Tức thì cả một rừng người tuôn đến hoan hô vị Giáo Hoàng của họ. Biết rõ đây là ý Chúa, biểu lộ qua miệng dân chúng, Đức cha Brunô khiêm tốn nhận lãnh chức vị mới với danh hiệu Lêô IX.
Vừa lên ngôi Giáo hoàng, Đức Lêô IX bắt tay ngay vào việc tẩy trừ các tệ nạn trong Giáo hội, ngày 25-3-1049. Ngài tuyên bố ý định triệu tập công đồng chung cho toàn thể Giáo hội. Công đồng chung họp tại Rôma. Tham dự công đồng này có hầu hết các Giám mục và các Bề Trên dòng tại Ý. Trong các phiên họp công đồng, Đức Giáo Hoàng đều chủ tọa. Sau khi đã nhắc lại những quyết nghị của bốn công đồng chung đầu tiên và những sác lệnh của các vị Giáo Hoàng tiên nhiệm, Đức Thánh Cha Lêô IX nêu lên hai tệ nạn đang thịnh hành trong Giáo hội cần phải được sửa chữa. Về têï nạn mua bán của thánh, toàn thể hội nghị chấp thuận rút phép thông công và tước hết mọi quyền chức của những giáo sĩ phạm tội "buôn thánh bán thần" đó. Đàng khác, nhận thấy việc các linh mục lập gia đình làm cản trở bước tiến của Giáo hội, nên thể theo đề nghị của Đức Giáo Hoàng Lêô IX, toàn thể công đồng chấp thuận quyết nghị cấm tất cả các linh mục, các thầy phó tế và phụ phó tế không được lập gia đình; các ngài phải giữ trinh khiết hoàn toàn. Công đồng bế mạc trong bầu không khí thân mật và hiểu biết.
Sau công đồng chung ở Rôma, Đức Lêô IX lên đường đi kinh lý các địa phận để phổ biến sâu rộng những quyết nghị của Công đồng. Đi tới đâu ngài cũng tổ chức nhiều buổi hội, thân mật gặp gỡ các Đức Giám mục địa phương, tiên vàn ngài qua thăm các địa phận tại Pháp. Đâu đâu ngài cũng được toàn dân tiếp đón trọng thể linh đình. Trong thời gian lưu trú tại Pháp, ngài đã được nhiều ảnh hưởng đối với các giáo sĩ cũng như giáo dân. Ngài tổ chức một công đồng tại thành Ranh (Reims) với mục đích để giải quyết các vấn đề địa phương và đồng thời để thông đạt cho các Giám mục biết những quyết định của công đồng chung tại Rôma. Hầu hết các Đức Giám mục và các Bề trên dòng thuộc nước Pháp đã tới tham dự công đồng. Bỏ Pháp, Đức Lêô IX qua Ratisbonna, rồi qua Bemberg. Tại đây ngài đã tới viếng mộ Đức tiên nhiệm Clêmentê II. Qua năm 1053, ngài trở về chủ toạ công đồng thường niên tại Rôma.
Sau nhiều năm vất vả trên ngai Giáo Hoàng, Đức Lêô IX linh cảm thấy giờ sau hết của ngài đã gần tới. Ngày 17-4-1054 bệnh ngài nặng thêm. Đức Lêô IX cho mời tất cả các Giám mục và hàng giáo sĩ tới để ngài dặn dò mấy lời sau cùng. Khi các vị đã tụ tập đông đủ bên giường, ngài khiêm tốn thú nhận hết các lỗi lầm và xin mọi người tha thứ. Sáng ngày 19-4-1054, ngài tỏ ý được ra đại giáo đường thánh Phêrô một lần cuối cùng. Nơi đây tụ tập đông đảo các Giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân. Ngài cố nói mấy câu khuyên bảo mọi người, rồi ngài xưng tội chung, xem lễ và chịu lễ. Vừa chịu lễ xong, đôi mắt ngài nhắm lại, êm ái trút linh hồn trong tay Chúa.
Xác thánh Giáo Hoàng Lêô IX được an táng gần bàn thờ thánh Grêgôriộ Đức Giáo Hoàng Lêô IX vừa nhắm mắt, đã có những người đau khổ bệnh tật tới kêu xin ơn lành của Chúa và nhiều người đã được như ý. Trong số đó có hai người bất toại, một người câm và một người điếc. Chỉ trong 40 ngày sau, người ta tính được hơn 70 bệnh nhân được ơn khỏi bệnh. Những phép lạ đó đặt nền tảng vững chắc cho việc Đức Victôrê III tôn phong ngài lên bậc hiển thánh năm 1087.
Hằng năm Giáo hội mừng lễ thánh nhân vào ngày 19-4.