ƯỚC MƠ TRONG TẦM TAY
“Không ai có thể lên trời được, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống.” (Ga 3,13)
Suy niệm: Chinh phục vũ trụ, một ước mơ bao đời của con người. Năm 1961, Yuri Gagarin, phi hành gia đầu tiên bay vào vũ trụ. Tám năm sau, Neil Armstrong trở thành người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng. Và mới nhất đây, người ta khám phá thiên hà GN-z11, thiên hà xa nhất mà kính thiên văn Hubble thấy được, cách trái đất 13,4 tỷ năm ánh sáng, được hình thành khoảng 300 triệu năm. Nhưng chừng đó chẳng là gì so với hằng tỷ thiên hà to lớn, cách trái đất cả tỷ tỷ năm ánh sáng. Giống như chú bé con đang chập chững tập đi, ước mơ lên tới trời vẫn còn xa tầm với con người! Chừng đó càng không là gì với ước mơ đích thực mà con người cần vươn tới: Đạt tới Nước Trời, nơi hạnh phúc vĩnh cửu. Chúa Giê-su, “Đấng từ trời xuống” chắp cánh cho ước mơ đó của con người: Đi theo Ngài để khi “được giương cao lên” –qua cái chết và cuộc phục sinh của Ngài– Ngài sẽ kéo mọi sự lên với Ngài, lên tới Nước Trời. Và “lên Trời,” ước mơ đó giờ đây hoàn toàn trong tầm tay con người.
Mời Bạn: Như nhạc sĩ Trần Tiến hát: “Hạnh phúc quá đơn sơ, đời tôi đâu có ngờ,” ước mơ lên Trời với Đức Ki-tô cũng đơn sơ thôi: tin vào Đức Ki-tô, Đấng mà Thiên Chúa sai đến để cứu độ nhân loại chúng ta.
Sống Lời Chúa: Một khi đã tin vào Đức Ki-tô, bạn mạnh dạn loại bỏ những vật cản: lòng giận ghét, tham lam, những dục vọng đê hèn… khiến bạn không hướng thượng, hướng thiện được.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con luôn bám chặt lấy Chúa, cách riêng nơi Lời Chúa và Thánh Thể, để con được đưa lên cao với Chúa. Amen.
“Không ai có thể lên trời được, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống.” (Ga 3,13)
Suy niệm: Chinh phục vũ trụ, một ước mơ bao đời của con người. Năm 1961, Yuri Gagarin, phi hành gia đầu tiên bay vào vũ trụ. Tám năm sau, Neil Armstrong trở thành người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng. Và mới nhất đây, người ta khám phá thiên hà GN-z11, thiên hà xa nhất mà kính thiên văn Hubble thấy được, cách trái đất 13,4 tỷ năm ánh sáng, được hình thành khoảng 300 triệu năm. Nhưng chừng đó chẳng là gì so với hằng tỷ thiên hà to lớn, cách trái đất cả tỷ tỷ năm ánh sáng. Giống như chú bé con đang chập chững tập đi, ước mơ lên tới trời vẫn còn xa tầm với con người! Chừng đó càng không là gì với ước mơ đích thực mà con người cần vươn tới: Đạt tới Nước Trời, nơi hạnh phúc vĩnh cửu. Chúa Giê-su, “Đấng từ trời xuống” chắp cánh cho ước mơ đó của con người: Đi theo Ngài để khi “được giương cao lên” –qua cái chết và cuộc phục sinh của Ngài– Ngài sẽ kéo mọi sự lên với Ngài, lên tới Nước Trời. Và “lên Trời,” ước mơ đó giờ đây hoàn toàn trong tầm tay con người.
Mời Bạn: Như nhạc sĩ Trần Tiến hát: “Hạnh phúc quá đơn sơ, đời tôi đâu có ngờ,” ước mơ lên Trời với Đức Ki-tô cũng đơn sơ thôi: tin vào Đức Ki-tô, Đấng mà Thiên Chúa sai đến để cứu độ nhân loại chúng ta.
Sống Lời Chúa: Một khi đã tin vào Đức Ki-tô, bạn mạnh dạn loại bỏ những vật cản: lòng giận ghét, tham lam, những dục vọng đê hèn… khiến bạn không hướng thượng, hướng thiện được.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con luôn bám chặt lấy Chúa, cách riêng nơi Lời Chúa và Thánh Thể, để con được đưa lên cao với Chúa. Amen.
THÁNH VINH SƠN PHÊRIÔ, HIỂN TU
(1349-1419)
(1349-1419)
Trừ một mình Đức Maria, hết mọi người chúng ta đều có tội. Không ai có thể và dám tự phụ rằng mình là kẻ toàn thiện. Trở nên hoàn hảo là đích mà mỗi người còn phải giắng tới. Hơn ai hết, các vị thánh là những người đã nung nấu một ý chí muốn nên hoàn thiện như Chúa Cha ở trên trời. Đọc hạnh thánh Vinhsơn Phêriô, chúng ta nhận thấy con người đó suốt đời đã đem hết sức lực, hết tâm huyết để thực hiện mức sống toàn thiện.
Thánh Vinhsơn Phêriô sinh tại thành Valencia thuộc nước Tây Ban Nha. Ngay từ bé đã có nhiều dấu lạ tỏ ra Vinhsơn sau này sẽ trở thành một vị đại thánh.
Vinhsơn rất chăm học. Thêm vào đó một trí khôn sắc sảo khiến cho cậu luôn luôn được điểm tốt. Tính tình Vinhsơn hiền hoà dễ ở, ai trông thấy cũng đem lòng mến thương. Học hết trung học, Vinhsơn qua học thần học.
Năm lên 18 tuổi, Vinhsơn xin vào dòng thánh Đaminh để dễ trở nên hoàn thiện hơn. Trong thời gian sống ở nhà tập, thầy rất ham thích đọc hạnh thánh Đaminh và cố gắng soi gương bắt chước nhân đức phi thường của ngài. Người ta thấy thầy rất ham cầu nguyện, hãm mình phạt xác rất nhiệm nhặt và vâng lời mau mắn.
Hết hạn nhà tập, Vinhsơn được bề trên cho đi du học tại Barcêlônia. Không bao lâu, Vinhsơn đậu bằng tiến sĩ thần học, và được chọn làm giáo sư thần học tại Lêriđa. Sau đó, giáo sư Vinhsơn trở về Valencia, được mọi người hoan hỉ đón mừng. Ngài lưu lại Valencia giảng cho dân thành suốt sáu năm trời. Mọi người đều quý mến, coi ngài như một vị thánh.
Để ngăn ngừa ảnh hưởng lớn lao của cha Vinhsơn, ma quỷ tìm hết cách phá hoại công việc tông đồ của ngài. Một đêm, cha Vinhsơn đang cầu nguyện trước tượng chịu nạn, ma quỷ lấy hình người hiện đến đe dọa ngài: "Ta sẽ khuấy khuất nhà ngươi cho tới khi ngươi chịu đầu hàng phục quyền ta mới thôi!" Ngài mạnh dạn trả lời : "Hỡi quỷ Satan, bao lâu Chúa Kitôâ còn ở với ta, ta sẽ không bao giờ chịu hàng phục nhà ngươi". Quỷ dữ dọa: "Ngươi chớ nói mạnh, vì không gì khó bằng luôn luôn sống trong ơn nghĩa cho tới chết. Ta sẽ đợi lúc nào Chúa Kitôâ bỏ ngươi, lúc đó ta sẽ cho nhà ngươi biết tay ta". Thánh nhân đáp: "Chúa Kitôâ yêu quý của ta, sẽ không bao giờ từ chối ban ơn cho ta và Người sẽ tiếp tục ban cho ta được ơn trung thành tới cùng".
Cha Vinhsơn ăn nói rất có duyên. Nhiều phụ nữ đa tình tìm hết cách để quyến rũ ngài lỗi đức thanh sạch. Nhưng thánh nhân đã chiến đấu để lướt thắng. Một trong những đặc tính quí báu nhất giúp thánh nhân giữ đức sạch sẽ là tính e dè cẩn thận. Suốt 30 năm trời, khi ở trong nhà cũng như lúc ra ngoài đường phố, ngài thường giữ gìn ngũ quan rất cẩn thận, nhất là đôi mắt.
Giảng thuyết ở quê nhà chưa lấy làm đủ, cha Vinhsơn còn được mời qua giảng thuyết tại Pháp, Anh, Tô-cách-lan, Ái-nhĩ-lan, Ý. Ngài đặt chân đến đâu là có người trở lại theo đạo ở đó. Kết quả thu lượm được ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Nguyên tại Tây Ban Nha, cha Vinh sơn đã đưa về cho Chúa hơn 25 ngàn người Do Thái. Tới đâu, cha đều cố gắng tẩy trừ hết tàn tích tội lỗi và gây một bầu không khí đạo đức an hòa. Ngài cố gắng hòa giải những vụ xích mích giữa chủ và thợ, giữa các ông hoàng giữa làng nọ với làng kia, thành này với thành khác. Bất cứ nơi nào cha Vinhsơn đặt chân tới ngài cũng cố gắng dậy dỗ và khuyến khích các tín hữu năng xưng tội rước lễ và cầu nguyện. Cha đối xử rất khoan hồng với những hối nhân. Lần kia, một người đã phạm những tội tầy trời đến xưng tội với cha Vinhsơn. Xưng xong, cha dạy ông ăn chay ba ngày để đền tội. Hối nhân đó cảm thấy việc đền tội cha chỉ thật không xứng với tội tầy đình của mình. Ông ta thưa với cha Vinhsơn:
"Thưa cha, sánh với những tội con vừa xưng, việc đền tội cha dạy con làm nhẹ quá!
"Con thân ái, đừng lo, con chỉ cần ăn chay ba ngày đã đủ lắm rồi! Chúa đã nhận lòng thống hối của con".
Hối nhân khóc nức nở, hết lòng thống hối thật tình. Thấy hối nhân thật lòng chừa cải, cha Vinhsơn liền truyền cho ông chỉ đọc một kinh Lạy Cha và kinh Kính mừng ba lần. Chưa đọc hết kinh Lạy Cha, hối nhân đã lăn ra chết dưới chân cha Vinhsơn chỉ vì quá đau đớn về tội lỗi mình đã phạm. Mấy ngày sau, ông này đã hiện về với cha Vinhsơn, cho cha biết hiện nay ông đã được vinh phúc trên cõi trời. Ông cho cha biết thêm Thiên Chúa rất bằng lòng với tâm tình thành thực thống hối.
Sở dĩ lời giảng của cha Vinhsơn có sức thôi miên thính giả là vì đời sống của cha rất am hợp với lời ngài giảng. Cha sống rất khó nghèo; đi đâu cha cũng chỉ mang có một cái áo dòng, bộ sách nguyện, với cuốn Kinh Thánh. Cha không nhận tặng vật của bất cứ ai. Nếu bó buộc cha phải lấy tiền bạc của người nào, cha đem cho kẻ khó ngay. Những ngày sống trong tu viện, cha Vinhsơn không hề ăn thịt bao giờ. Suốt 40 năm trời ngày nào cha cũng ăn chay, trừ ngày chủ nhật. Mỗi ngày cha dành nhiều giờ để suy niệm về những điều cha phải giảng. Đó cũng là lý do khiến bài giảng thuyết của cha có một sức lôi cuốn khác thường! Cha luôn luôn cố gắng chu toàn nhiệm vụ giảng thuyết. Suốt 18 năm trời, cha chỉ nghỉ giảng có 15 ngày. Thiên Chúa làm nhiều phép lạ để nâng đỡ lời nói của cha. Khi cha Vinhsơn giảng nơi công cộng giữa cánh đồng bao la trước một số thính giả đông vô kể, có đủ mọi hạng tuổi và trình độ học thức khác nhau, nhưng có điều lạ là ai cũng có thể nghe và hiểu hết lời cha giảng. Trong bản điều tra phong thánh cho cha Vinhsơn có ghi những lời này: "Thiên Chúa đã làm nhiều phép lạ để củng cố lời giảng của cha Vinhsơn. Nhiều lần ngài đã trừ quỷ, làm cho kẻ điếc được nghe, kẻ câm nói được, kẻ mù được sáng, người phong hủi được sạch, kẻ chết sống lại".
Một lần kia cha đang giảng ở Saragossa, bỗng cha oà lên khóc nức nở, không sao giảng tiếp được nữa. Mọi người tuốn đến hỏi cha, cha nói mẹ cha vừa từ trần ở Valencia và Thiên Chúa cho cha biết thêm là Chúa đã cho các thiên thần rước linh hồn mẹ cha về trời. Sau đó, người ta được biết lời cha nói là đúng.
Lần khác, cha giảng tại Barcêlônia, một thành phố đang bị nạn đói hoành hành, dân thành rất buồn khổ và hoàn toàn sống trong thất vọng. Nhưng cha Vinhsơn lại tỏ ra lạc quan hơn ai hết. Cha bảo họ hãy an tâm vì nội đêm nay sẽ có tầu lúa mì cập bến. Quả thực, trong đêm hôm đó nhiều tầu lúa mì lần lượt cập bến như lời cha tiên đoán. Những phép lạ trên đây đã làm mềm lòng nhiều người bướng bỉnh, cố chấp, và làm cho ai nấy tin tưởng hơn vào lời giảng giải khuyên bảo của cha. Ngoài những ơn siêu nhiên và những phép lạ Chúa làm để nâng đỡ lời cha, người ta còn thấy chính cha đã cố gắng rất nhiều trong việc soạn thảo bài giảng và tìm phương pháp hiệu nghiệm nhất để lôi kéo sức chú ý của thính giả. Ban đêm ngài ngủ rất ít, ngài dành thời giờ để cầu nguyện và suy gẫm đề tài sẽ giảng hôm sau. Mở đầu bài giảng cha thường khuyên mọi người dục lòng ăn năn thống hối cũng như Chúa Giêsu và thánh Gioan Tiền hô đã làm xưa. Lần kia ngài giảng về lòng nhân từ vô bờ bến của Thiên Chúa. Cha trình bày khéo léo đến nỗi chính cha cũng phải khóc nức nở và dĩ nhiên cha cũng làm cho hết mọi người có mặt khóc theo.
Chúa cũng ban cho cha Vinhsơn được ơn nhìn rõ tâm hồn những người nói chuyện với cha. Thế nên cha nhìn thấy rõ những ưu khuyết điểm của các tội nhân và do đó cha có thể hoán cải họ cách dễ dàng; không những chữa bệnh phần hồn, cha còn chữa đã cả bệnh phần xác. Mỗi lần cha giảng xong, người ta đưa đủ các bệnh nhân tới để xin cha chữa bệnh. Cha làm dấu thánh giá trên các bệnh nhân và nhiều người được khỏi. Vì hâm mộ lời cha, nhiều người đã theo cha đến hết những nơi ngài đi để được nghe lời ngài giảng.
Cha Vinhsơn không những lo việc giảng thuyết, sửa đổi các phong tục và tâïp quán xấu, cha còn đặc biệt chú ý đến việc dậy giáo lý cho trẻ em, và những người kém trí. Cha cố gắng dậy cho họ làm dấu thánh giá, đọc kinh Lạy Cha, Kính mừng, Tin kính, kinh Lạy Nữ Vương, kinh Cáo mình và biết kêu têân cực trọng Giêsu, Maria, Giuse. Ngài lại dậy cho họ thói quen đọc kinh tối sáng. Ai nấy đều quý mến cha, ngay đến cả các bậc vua chúa cũng thường đích thân ra đón rước cha. Dân chúng quá qúy mến cha đến nỗi khi gặp cha, họ thường hôn tay hay áo cha. Cha Vinhsơn rất khó chịu trước những cử chỉ tôn kính thái quá ấy. Cha thường trách mắng nặng lời những người có thái độ đó. Nhưng rút cục cha vẫn buộc lòng phải để cho họ làm theo sở ước của họ. Chúng ta sẽ không lấy làm lạ gì khi thấy cha Vinhsơn được mọi người trần thế tôn kính như một vị thánh sống, vì chính các thánh trên trời cũng ca khen và tôn kính ngài. Một đêm kia, cha Vinhsơn đang nằm nghỉ trên giường, thánh Đaminh mặc áo rực rỡ đích thân hiện ra với cha. Thánh nhân tự giới thiệu và nói ngài được Thiên Chúa sai đến để khuyến khích cha Vinhsơn cứ tiếp tục công tác truyền giáo Chúa đã giao phó cho cha, vì những công việc cha làm rất đẹp lòng Thiên Chúa. Thánh Đaminh còn cho cha biết rằng cha rất xứng đáng được hưởng nước trời với mực độ vinh quang như thánh nhân. Thánh nhân cũng nói thêm mình là thân cây của Dòng Giảng thuyết và cha Vinhsơn là hoa. Thoạt thấy bóng thánh Đaminh, cha Vinhsơn vội vàng quỳ sụp dưới chân thánh nhân định hôn chân ngài. Thánh Đaminh không những một mực từ chối, trái lại, chính ngài lại quỳ xuống bên giường cha Vinhsơn tỏ vẻ tôn kính với một cử chỉ đầy yêu mến. Các bạn cha Vinhsơn đều nghe được hết những lời đàm đạo giữa hai cha con thánh Đaminh. Hơn nữa họ còn nhìn thấy rõ phòng cha Vinhsơn sáng rực lên. Chính cha Vinhsơn đã phải công nhận sự thật đó và cha xin mọi người đừng nói cho ai biết việc đó cả. Qua năm 1419, cha lên đường sang giảng thuyết tại tỉnh Vannê thuộc miền Britania. Nhưng vì tuổi tác và sức yếu cha không thể lên toà giảng được như mọi khi. Các bạn đường khuyên cha nên trở về Valencia để được chết ở quê nhà. Sợ làm xôn sao dân thành, đêm đến cha Vinhsơn âm thầm ra khỏi thành định đi thẳng về Tây Ban Nha. Vừa đi được một quãng, cha thấy Chúa Giêsu hiện ra ở cửa thành ra hiệu gọi cha tới và cho cha biết Chúa muốn cho cha chết ở thành này. Ngay sau đó, cha Vinhsơn đã trở lại thành. Mấy ngày sau, cha bị sốt nặng. Cha xưng tội chung, nhận phép lành toàn xá của Đức Thánh Cha và chịu lễ rất sốt sắng. Cha xin người ta đọc Phúc âm về sự thương khó Chúa Giêsu và bảy ca vịnh thống hối. Đọc vừa dứt, cha Vinhsơn êm ái trút hơi thở cuối cùng, nhằm ngày thứ tư trước chủ nhật Lễ Lá năm 1419, hưởng thọ 70 tuổi.
Xác cha thánh Vinhsơn được an táng trọng thể tại nhà thờ thánh Phêrô ở Vannê. Giáo hội mừng lễ kính thánh nhân ngày 05 tháng 04 hằng năm.
Thánh VINCENTE FERRIO
Linh Mục (1350 - 1419)
Linh Mục (1350 - 1419)
Đối với tín hữu Việt Nam, thánh Vincentê Ferriô đã thường được khấn như vị thánh hay làm phép lạ. Cuộc đời của vị tông đồ Âu Châu, vinh quang của Giáo hội, vinh dự của dòng giảng thuyết này cũng rất lạ lùng, Ngài chào đời tại Valentia nước Tây Ban Nha ngày 23 tháng 01 năm 1350. Mặc dầu gia đình giàu có, nhưng thân mẫu thánh nhân đã muốn tự mình nuôi dưỡng con.
Lên sáu tuổi, Vincentê cắp sách đến trường và đã tỏ ra có nhiều ân huệ đặc biệt. Còn là một con trẻ ngây thơ nhưng Ngài đã có sức hấp dẫn lạ lùng. Bạn trẻ thường vây kín quanh Ngài để tham dự một trò chơi diễn lại bài giảng ở nhà thờ. Vincentê luôn diễn giảng chính xác và hùng hồn một cách đáng ngạc nhiên. Mười hai tuổi thánh nhân theo môn triết học, mười bốn tuổi Ngài học thần học. Người ta kể rằng vào lúc này, đã một lần thánh nhân làm cho một đứa trẻ đã chết sống lại. Câu chuyện xảy ra khi những đứa bạn xấu bày trò chết giả và xin Vincentê thương giúp. Nhưng đứa giả chết lại chết thật làm chúng phải kinh hoàng. Đáp lời van xin khẩn thiết của chúng, thánh nhân đã cầu nguyện rồi cầm tay đứa chết cho nó sống lại.
Lên mười bảy tuổi, Vincentê đã được các giáo sư coi như ngang hàng với mình. Đây là lúc Ngài phải quyết định hoặc làm giáo sư tại Roma và lập gia đình, hoặc là theo đuổi lý tưởng tu dòng. Thánh nhân đã quyết định gia nhập dòng thánh Đaminh. Đầy xúc cảm và hãnh diện, ngày 05 tháng 02 năm 1367, ông thân sinh đã dẫn Ngài tới cha bề trên dòng Đaminh ở Valentina.
Nhưng chưa được một năm, thân mẫu Ngài lại luyến tiếc tương lai rực sáng của con, và đã cố gắng đưa con trở về lại thế gian. Thoạt đầu Vincentê có cám dỗ, nhưng sau đó Ngài đã thốt lên câu nói làm đà tiền cho suốt cuộc đời: - Lạy Chúa, con chọn Chúa mãi mãi.
Ngài được đưa về Barcelona và năm1370 đã trở thành giảng viên triết học tại dòng Đaminh ở tại Lerida. Năm 1373, khi trở lại Barcelona để học tiếng Ả rập và Do thái Ngài đã trở thành nhà giảng thuyết lừng danh.
Năm 1377, Vincentê được gọi sang Toulouse để học thêm. Mới đây Ngài kéo được sự chú ý của đức hồng y Pedro da Luna, vị đại diện của phản giáo hoàng tương lai ở Avignon. Từ năm 1385 tới năm 1930 thuyết giảng thần học ở nhà thờ chính toà Valentina và sau đó vào nhóm với Hồng Y Pedro Da Luna. Ngài nhiệt tâm rao giảng nhất là cho dân Do thái và dân Mô (Maures). Ngài đã cải hóa được một thày Rabbi ở Valladolid, người sau này trở thành giám mục Phaolô miền Burgos và cùng với thánh nhân can đảm trong nỗ lực cải hoá người Do thái ở Tây Ban Nha. Từ năm 1391 Yolanda ở Aragon. Thời kỳ này, Ngài bị tra vấn vì rao giảng sự thống hối. Pedro Da Luna, người đã được chọn làm giáo hoàng Benedictô XIII ở Avignon đã cứu Ngài khỏi bị xử án và mời Ngài về giáo triều làm cha linh hướng và cha giải tội.
Tỉnh ngộ trước những nỗ lực nhằm hàn gắn sự phân rẽ giữa Roma và Avignon, thánh Vincentê được thị kiến thấy Chúa Giêsu ở giữa thánh Phanxicô và thánh Đaminh sai đích danh Ngài đi rao giảng sự thống hối. Tháng 11 năm 1399 được Đức Bênêdictô XIII cho phép làm việc này, Ngài đã rao khắp miền Tây Âu để rao giảng cho tới ngày lìa trần. Từng đoàn hối nhân từ 3000 tới 10.000 người theo Ngài và đánh tội.
Năm 1416, Ngài rút lại sự ủng hộ của mình và của vương quốc Aragon đối với Đức Bênêdictô XIII vì vị phản giáo hoàng ở Avignon không nghiêm chỉnh để hàn gắn sự phân rẽ khi từ chối đòi hỏi thoái vị công đồng Constance đưa ra. Quyết định của thánh Vincentê có ảnh hưởng tới việc thoái vị của Đức Bênedictô và giúp dễ dàng chấm dứt sự phân rẽ.
Thành quả thánh Vincentê thực hiện được thật lớn lao. Đối lại, thánh nhân đã phải chịu biết bao nhiêu là đau khổ thử thách. Chúng ta đã nói đến thử thách buổi đầu khi Ngài chọn đời sống hiến dâng. Lời vu oan đuổi theo từng bước chân Ngài và các tội nhân cứng lòng tìm hết cách để tiêu diệt Ngài. Chúng ta nhắc lại đây hai trường hợp:
Vượt qua được những thử thách, thánh Vincentê còn có những bí quyết để thành công, chẳng hạn trong việc học hành Ngài cho biết: - "Muốn thành công trong việc học hành hãy tham khảo thánh kinh hơn là sách vở. Hãy khiêm tốn xin Chúa ơn được thông hiểu điều bạn đọc, học hành làm mệt trí và làm khô cứng cõi lòng. Bạn thường xuyên đến dưới chân Chúa Giêsu để phục hồi sinh lực".
Thực hiện lời khuyên của mình, thánh nhân dọn bài giảng dưới chân thánh giá, kèm theo những hành vi sám hối cực khổ. Khi nói với dân chúng Ngài lại quỳ trước thánh giá như thể mọi vinh dự chỉ thuộc về Chúa Kitô mà thôi.
Cuộc đời luôn ướp đặm trong tình yêu Chúa, khiến Ngài được ví như thiên thần Chúa trong buổi lễ Hiện xuống: để trả lời cho đám đông dân chúng nhiều miền khác nhau ngạc nhiên vì hiểu được Ngài, Ngài nói: - Tôi nói tiếng mẹ đẻ của tôi, thứ tiếng độc nhất mà tôi biết với một ít tiếng Latinh và tiếng Do thái. Vậy chính Thiên Chúa thân hành giúp các bạn hiểu được.
Các thôn xóm nào đông mỗi khi nghe tin thánh Vincentê sắp đến : công nhân nghỉ việc, thương gia đóng cửa tiệm buôn, thầy dạy bãi khóa ... để đi nghe giảng bất kễ trời mưa hay nắng. Thánh nhân nhiệt tâm nói về sự chết và hỏa ngục. Nhiều tiếng khóc than nức nở cắt ngang lời Ngài khiến Ngài cũng phải khóc theo. Người ta nói rằng nhiều tội nhân nghe lời giảng của Ngài đã ngã chết vì đau đớn rồi hiện về cho biết lòng thống hối đã làm cho họ đáng được hưởng Nước thiên đàng.
Chấm dứt bài giảng, thánh nhân tiếp tục ngồi tòa để phục sinh các tâm hồn.
Hay nói về sự chết và hỏa ngục nhưng thánh nhân cũng thường dùng tính hài hước để sửa dạy các tâm hồn. Ngày nay người ta còn nhắc lại mãi câu chuyện của một phụ nữ. Nàng đau buồn nhiều vì tính nóng nảy của chồng, nhưng không biết dẹp tính bép xép của mình. Thánh nhân khuyên nhủ nàng : - Đây là phương thế có thể sửa đổi tính nóng của chồng chị. Ra về chị hãy xin thày giữ cửa một bình kín ở giếng nhà dòng. Mỗi khi chồng về nhà, chị hãy uống một ngụm, nhưng đừng đừng nuốt ngay và ngậm càng lâu càng tốt. Giữ mãi được như vậy, chồng chị sẽ hiền lành như một con chiên.
Sau một thời gian kết qủa thật khả quan. Người chồng hoàn toàn thay đổi và người phụ nữ tới cảm ơn thánh nhân, vì phương dược thần hiệu đã tiêu diệt được mọi cuộc cãi vã. Phương ngôn Tây Ban Nha còn nói: - Hãy uống nước Thày Vincentê
Một người trong cơn thù hằn đã không muốn tha thứ cho người thợ đóng giày. Thánh nhân bảo: - Hãy tha thứ cho chính mình. Ông đang gậm nhấm lòng mình vì không quan tâm đến linh hồn hư mất trong khi vẫn ăn uống và phí phạm thời gian.
Người đó đành thú nhận : - Vâng, tôi hiểu rằng: ghen ghét như vậy là khùng.
Ngoài nhiệt tình và tài hùng biện đã mang lại thành công cho thánh Vincentê, còn phải kể đến những phép lạ mà Chúa đã làm qua tay thánh nhân. Ngài đã làm vô số những phép lạ. Chỉ nguyên việc điều tra ở Avignon và một vài thành phố khác cũng ghi lại được hơn 860 phép lạ thánh nhân đã làm. Chúng ta ghi một vài sự kiện:
Năm 1417 bá tước miền Bretanghe mời thánh nhân tới lãnh điạ của mình. Giữa cuộc tiếp rước long trọng, Ngài đã yếu đuối khó đứng vững nổi, nhưng mỗi khi làm việc, một sinh lực mới khiến Ngài hăng hái hoạt động như hồi thiếu niên, để rồi khi xong việc sức lực Ngài lại tàn tạ như cũ. Ròng rã hai mươi tháng như vậy, thánh nhân đã nỗ lực cải hoá miền Bretagne và Normandie.
Cuối cùng Ngài mới trở về Valentia. Nhưng tới Valentia Ngài kiệt sức và qua đời ngày 05 tháng 04 năm 1419.