Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

Phép lạ Thánh Thể ở Ba lan đã được xác nhận bởi Giám mục sau khi kiểm nghiệm

Filled under:




Vâng, đôi khi có những “mình thánh chảy máu” được chứng minh, nhưng khi kiểm nghiệm thì thực sự chỉ đơn giản là nấm mốc của bánh mì đỏ (red bread mold).


Nhưng thỉnh thoảng, một “mình thánh chảy máu” được soi dưới kính hiển vi và qua các kiểm nghiệm thì phát hiện ra đó là các mô tim của con người (human cardiac tissue).

Năm 2013, ở Ba lan, một Bánh Thánh được chứng minh đúng như vậy, và sự kiện đã được công bố hôm nay (it was announced today) bởi Đức Giám Mục Zbigniew Kiernikowski, Giáo Phận Legnica:

"Ngày 25 tháng 12 năm 2013 khi đang Rước Lễ, một Bánh Thánh đã được truyền phép rơi xuống đất, sau đó được nhặt lên và bỏ vào một hộp nhỏ đựng Mình Thánh chứa đầy nước. Liền sau đó các vệt màu đỏ xuất hiện. Giám mục trước đây của Giáo Phận Legnica là Đức Cha Stefan Cichy, lập một hội đồng quan sát hiện tượng. Vào tháng 2 năm 2014, một mẩu nhỏ xíu màu đỏ của Mình Thánh được tách ra và đặt trên khăn bàn thánh. Hội đồng lập tức yêu cầu đưa các mẫu đi làm xét nghiệm chuyên sâu bởi các viện nghiên cứu uy tín.

Trong công bố cuối cùng của Phòng Pháp Y viết như sau:

Tronh ảnh phân tích mô bệnh học, các mẩu vỡ của mô đã được tìm thấy có chứa các phần bị vỡ ra của cơ vân ( ...) Toàn bộ ( ...) hầu như tương tự như cơ tim với những biến đổi thường xuất hiện trong thời gian bị đau đớn cực độ. Những nghiên cứu về gien cho thấy nguồn gốc của mô là của người.

Vào tháng 1 năm nay tôi đã đệ trình toàn bộ vụ việc lên Thánh Bộ Đức Tin ở Tòa thánh Vatican. Hôm nay, theo những đề nghị của Đức Thánh Cha, tôi ra lệnh cho linh mục quản xứ Andrzej Ziombro phải chuẩn bị một nơi phù hợp để đặt Thánh Tích để mọi tín hữu có thể đến thờ phụng .”

Một ân sủng tuyệt vời cho nước Ba lan, và cho rất nhiều khách hành hương sẽ đến Ba lan trong năm nay, bất kể là tham dự ngày Quốc Tế Giới Trẻ hay với các mục đích cá nhân, trong năm Lòng Chúa Thương Xót này.

 [Nguồn: aleteia.org]
Chuyển ngữ: TRI KHOAN
 

Linh mục Georg Ratzinger, 92 tuổi, anh cả của Đức Bênêđictô XVI có mặt trong buổi mừng sinh nhật 89 tuổi của ngài

Linh mục Georg Ratzinger 160419Năm 1951, hai người được Đức Hồng y Michael von Faulhaber phong chức cùng một lần. Đức Hồng y Michael von Faulhaber nổi tiếng là người chống Hitler, năm 1934 ngài viết: “Tinh thần dân tộc của chúng ta cần phải được biến đổi, phải làm mờ đi hào quang các đồng phục, các cuộc diễn binh, phải loại đi các bài hát ca tụng chiến tranh ra khỏi đầu óc dân chúng ... Một phong trào ái quốc bệnh hoạn giáng xuống dân tộc chúng ta. Điều họ muốn, là tiêu diệt mọi cố gắng hòa giải với kẻ thù hôm qua. Để tai nghe người la hét đầu tiên, đó không phải là yêu nước .”
Chính trong bầu khí mù quáng của các chế độ toàn trị mà anh em gia đình Ratzinger nhận ơn gọi làm linh mục, trong bối cảnh của một nước Đức hoang tàn, cần tái xây dựng không những về mặt kinh tế mà cả về mặt thiêng liêng.

ÔNG GIÀ TỐT LÀNH” GIOAN XXIII

Hơn nửa thế kỷ qua, từ sau khi ĐGH Gioan XXIII triệu tập Công đồng Vatican II (1962-1965), Giáo hội Công giáo đã được canh tân. Người triệu tập Công đồng Vatican II là một “ông già vui vẻ”, được mệnh danh là vị “Giáo Hoàng Tốt Lành”, với khẩu hiệu: “Obedientia et Pax” (Vâng Lời và Bình An). Ngài đã được Thánh GH Gioan Phaolô II tôn phong chân phước ngày 3-9-2000.
Chiều ngày 3-6-1963, ĐGH Gioan XXIII đã đi vào cõi vĩnh hằng sau 4 năm rưỡi làm giáo hoàng. Văn phòng báo chí Tòa Thánh chỉ nói ngắn gọn: “Ngài không còn chịu đau khổ nữa”.
Ngay lập tức, có một phong trào nổii lên do một số người thân cận với ngài muốn ngài được phong thánh, như các vị thánh trong những thế kỷ đầu của Giáo hội. Khóa họp thứ nhất của Công đồng Vatican II kế thúc vào tháng 12-1962, ĐGH Gioan XXIII đã công bố Tông thư “Pacem in Terris” (Hòa Bình trên Thế Gian) hồi tháng 4-1963 tạo bước ngoặt mới trong cuộc đời ngài.
Ngài được lòng nhiều người trên thế giới, những người hiểu biết mức độ quan trọng của lịch sử đối với triều đại giáo hoàng ngắn ngủi và dự án Công đồng Vatican II của ngài. Được biết, vào lúc ĐHY Leo Suenens (Bỉ), thân cận với ĐGH Gioan XXIII, và có tiếng nói uy tín trong Công đồng Vatican II, ủng hộ việc mau chóng phong hiển thánh cho Chân phước Gioan XXIII. ĐHY Suenens nói rằng người ta cần những con người đương thời mới làm khuôn mẫu cho việc phong thánh để gợi hứng cho họ trong đời sống tâm linh.
Một lời đề nghị được lan truyền trong các giám mục, thúc đẩy tiến hành nhanh, nhưng các vị lãnh đạo theo truyền thống và Bộ phong thánh đã thắng. Người kế vị ĐGH Gioan XXIII là ĐGH Phaolô VI đã tuyên bố năm 1965 rằng hai án phong thánh cùng được mở: ĐGH Piô XII và ĐGH Gioan XXIII.
Ngoài Thánh Phêrô, mới chỉ có hơn 80 vị trong số 265 giáo hoàng được chính thức tôn kính trên bàn thờ. Trong 400 năm qua, Giáo hội vẫn nghiệm ngặt trong việc chính thức mở án phong thánh, điều tra và xác nhận phép lạ. Vì thế, dù thế nào thì cơ hội cho bất kỳ vị giáo hoàng nào được tôn phong hiển thánh cũng rất ít.
Tuy nhiên, ĐGH Gioan XXIII lại khác. Khi hài cốt ngài được chuyển từ hầm mộ giáo hoàng (papal crypt) bên dưới Đền thờ Thánh Phêrô và cải táng bên dưới Bàn thồ Thánh Jerome ở lầu chính của Đền thờ vào năm 2001, khoảng 40.000 người đã tham dự nghi thức cải táng này.
Khi mở quan tài, người ta thấy thi hài ĐGH Gioan XXIII vẫn nguyên vẹn, không hề hư nát. Sau gần một ngày, người ta thấy được khuôn mặt của ĐGH Gioan XXIII. ĐHY Virgilio Noe, người giám sát và chịu trách nhiệm vụ này, đã diễn tả khuôn mặt của ĐGH Gioan XXIII vẫn “nguyên vẹn và thanh thản” (intact and serene). Ngài nói rằng các nhân chứng hiện diện khi mở nắp quan tài đã ngạc nhiên và vui mừng khôn tả. Thế giới chỉ mong chờ một phép lạ được xác định là của Chân phước Gioan XXIII, thế là đủ thủ tục.
Và rồi tất cả đều diễn tiến tốt đẹp theo Thánh Ý Chúa. Chân phước Gioan XXIII đã được tôn phong hiển thánh vào Đại lễ Lòng Chúa Thương Xót, 27-4-2014, sau 50 năm ngài qua đời, cùng với ĐGH Gioan Phaolô II. Công đồng Vatican II của ĐGH Gioan XXIII đúng là một phép lạ vĩ đại!
Người Công giáo thâm tín rằng, nhờ Chúa Thánh Thần, Công đồng Vatican II đã cứu Giáo hội Công giáo khỏi tình trạng xơ cứng và suy sụp. Người ta vẫn nói rằng, cứ khoảng 300 năm tới 500 năm, Giáo hội lại cần tái tự kiểm tra và kiểm tra vị trí của mình trên thế giới. Đó là điều đã xảy ra tại Công đồng Nicê hồi thế kỷ thứ 4 và Công đồng Trentô hồi thế kỷ XVI – và đặc biệt là Công đồng Vatican II trong thế kỷ XX.
ĐGH Gioan XXIII đã tìm cách canh tân Giáo hội, luôn sống bác ái và khiêm nhường, qua những tháng ngày đen tối nhất của lịch sử thế giới, cả khi còn là một linh mục trẻ và là một binh sĩ, khi là nhà ngoại giao của Giáo hội, nhất là khi trở thành người kế vị Thánh Phêrô. Chứng cớ đời sống nội tâm của ngài được ghi rõ trong “Journal of a Soul” (Tờ Báo của một Linh Hồn), một kiệt tác tôn giáo và phản ánh rõ nét. ĐGH Gioan XIII thực sự là một vị thánh từ lúc sinh thời, được nhiều người yêu mến trên khắp thế giới.
Lạy Thánh Gioan XXIII, xin thương nguyện giúp cầu thay!
TRẦM THIÊN THU