Cô bé từ giáo xứ ở Singapore gặp Đức Giáo hoàng
Qua dự án quyển sách Kính gởi Đức Giáo hoàng Phanxicô, Bé Faith Ng, là một trong số 14 trẻ em được chọn để gặp mặt Đức Giáo hoàng. Mẹ của bé, Jenifer Tan, chia sẻ cho chúng ta cảm nghiệm kinh ngạc của cô.
‘Đức Giáo hoàng Phanxicô ơi, tại sao cha cần cái mũ cao vậy?’
Tôi phải bật cười to khi đọc được câu hỏi của con gái gởi Đức Giáo hoàng thân thương của chúng tôi. Lúc đó, tôi không biết rằng, gần một năm sau, chúng tôi được cơ hội gặp mặt ngài, được tận mắt nhìn thấy Đức Giáo hoàng Phanxicô không đội mũ cao.
Chị Julie Phua, một cộng tác viên dạy giáo lý ở giáo xứ thánh Inhaxiô của tôi, đã mời các bé đặt câu hỏi cho Đức Giáo hoàng, nhân một buổi tĩnh tâm cho trẻ em chuẩn bị rước lễ lần đầu, vào năm 2015.
Con gái của tôi, bé Faith Ng, lúc đó 8 tuổi, chưa đủ tuổi để dự buổi tĩnh tâm này, nhưng lúc tôi hỏi bé có câu nào muốn hỏi Đức Thánh Cha không, thì bé đã viết. Ngoài chuyện cái mũ, bé còn hỏi Đức Thánh Cha chuyện tại sao một số thánh có ‘các vết thương’ và bé vẽ hình thánh Phanxicô thành Assisi mang các dấu thánh trên mình.
Mọi lá thư của các trẻ em được gom lại, rồi chúng tôi cũng quên bẵng đi chuyện này. Vài tháng trôi qua. Tôi bất ngờ nghe Julie báo là thư của bé Faith được đưa vào danh sách rút gọn trong quyển sách Kính gởi Đức Giáo hoàng Phanxicô. Thật là một bất ngờ tuyệt vời. Chúng tôi cũng được biết rằng câu hỏi của bé Maximus, ở Giáo xứ Chúa Kitô Phục Sinh, cũng được chọn. Bé Maximus hỏi rằng, ‘Con muốn biết, tại sao Chúa tạo dựng chúng ta, dù biết là chúng ta sẽ phạm tội chống lại Chúa?’
Rồi chúng tôi vỡ òa, hồi tháng mười hai, khi được báo tin là bé Faith sẽ có cơ hội gặp Đức Thánh Cha ở Roma.
Chúng tôi không tin nỗi vào tai mình. Nhà xuất bản Loyola Press đã hỏi liệu chúng tôi có thể đến Roma hay không. Tôi trả lời chắc nịch. Tất nhiên rồi! Bé Faith có lỡ mất vài ngày ở trường, không phải là vấn đề. Bởi đây là cơ hội cả đời có một.
Cần một tháng để xác nhận mọi chuyện. Tôi chỉ thực sự tin chắc khi nhận được dự kiến hành trình và chi tiết chuyến bay. Chúng tôi được yêu cầu giữ kín chuyến đi đặc biệt này trước buổi gặp mặt. Nhưng chuyện này không dễ gì!
Chúng tôi phải báo với trường của Faith. Tin tức cũng lan nhanh trong cộng đoàn giáo xứ gắn kết của chúng tôi. Tất cả đều thích thú vui mừng cho bé Faith và cho tôi, nhiều người cầu nguyện cho chúng tôi lên đường bình an.
Và ngày 20 tháng hai chúng tôi bay đến Roma, háo hức về buổi tiếp kiến riêng với Đức Giáo hoàng Phanxicô vào ngày 22.
Chiều ngày 22, chúng tôi đi bộ qua các hàng cột của Quảng trường thánh Phêrô, hướng đến Sảnh tiếp kiến Phaolô VI. Băng qua sảnh trông, chúng tôi vào một gian phòng để chờ Đức Phanxicô.
Các bé ngồi trên sàn gỗ trước một chiếc ghế lớn. Nửa giờ chờ đợi trôi qua rất dài. Bé Faith ‘hơi bồn chồn, nhưng hạnh phúc.’ Có 14 bé, từ 5 đến 13 tuổi, kiên nhẫn chờ đợi, thầm thì với nhau, mà mắt thì chăm chăm về phía lối cửa vào.
Khi Đức Giáo hoàng Phanxicô bước vào phòng, một sự phấn khích bùng lên rõ rệt. Tôi đứng cạnh cửa vào, nên có thể nhìn sát ngài khi ngài đi vào, mĩm cười và nhìn hết mọi người. Rồi ngài bước vài bước về phía các bé, rồi dừng lại. Giang hai tay ra và nói, ‘Chào các con.’ Các bé ngay lập tức bật dậy và chạy đến với ngài, vui mừng được ngài ôm hết một lần.
Tôi còn xúc động hơn, và khóc những giọt nước mắt vui mừng. Được thấy Đức Giáo hoàng thân yêu, và các em bé đến từ khắp nơi trên thế giới trong một vòng tay ôm yêu thương vui mừng, thật là quá đỗi xúc động. Giữa các bé, Đức Giáo hoàng, và những người lớn chúng tôi, thật khó để nói ai là người hạnh phúc hơn.
Về sau, bé Faith nói rằng bé thấy vô cùng hạnh phúc khi được ôm chung, bé nói Đức Thánh cha giống như ‘chiếc gối’ vậy.
Rồi từng bé một, tặng quà của mình cho Đức Giáo hoàng. Bé Faith tặng ngài một vài cây dương xỉ từ Singapore, bởi bé nói ‘Singapore sạch và xanh.’ Bé cũng tặng ngài một món quà từ Thiếu nhi Thánh Thể ở giáo xứ chúng tôi, và gởi ngài một lá thư từ Olivia, bạn của bé.
Rồi Đức Giáo hoàng chúc lành và tặng bé một quyển Kính gởi Đức Giáo hoàng Phanxicô, và một búp bê hình Chúa Giêsu Giảng dạy.
Tôi phải bật cười to khi đọc được câu hỏi của con gái gởi Đức Giáo hoàng thân thương của chúng tôi. Lúc đó, tôi không biết rằng, gần một năm sau, chúng tôi được cơ hội gặp mặt ngài, được tận mắt nhìn thấy Đức Giáo hoàng Phanxicô không đội mũ cao.
Chị Julie Phua, một cộng tác viên dạy giáo lý ở giáo xứ thánh Inhaxiô của tôi, đã mời các bé đặt câu hỏi cho Đức Giáo hoàng, nhân một buổi tĩnh tâm cho trẻ em chuẩn bị rước lễ lần đầu, vào năm 2015.
Con gái của tôi, bé Faith Ng, lúc đó 8 tuổi, chưa đủ tuổi để dự buổi tĩnh tâm này, nhưng lúc tôi hỏi bé có câu nào muốn hỏi Đức Thánh Cha không, thì bé đã viết. Ngoài chuyện cái mũ, bé còn hỏi Đức Thánh Cha chuyện tại sao một số thánh có ‘các vết thương’ và bé vẽ hình thánh Phanxicô thành Assisi mang các dấu thánh trên mình.
Mọi lá thư của các trẻ em được gom lại, rồi chúng tôi cũng quên bẵng đi chuyện này. Vài tháng trôi qua. Tôi bất ngờ nghe Julie báo là thư của bé Faith được đưa vào danh sách rút gọn trong quyển sách Kính gởi Đức Giáo hoàng Phanxicô. Thật là một bất ngờ tuyệt vời. Chúng tôi cũng được biết rằng câu hỏi của bé Maximus, ở Giáo xứ Chúa Kitô Phục Sinh, cũng được chọn. Bé Maximus hỏi rằng, ‘Con muốn biết, tại sao Chúa tạo dựng chúng ta, dù biết là chúng ta sẽ phạm tội chống lại Chúa?’
Rồi chúng tôi vỡ òa, hồi tháng mười hai, khi được báo tin là bé Faith sẽ có cơ hội gặp Đức Thánh Cha ở Roma.
Chúng tôi không tin nỗi vào tai mình. Nhà xuất bản Loyola Press đã hỏi liệu chúng tôi có thể đến Roma hay không. Tôi trả lời chắc nịch. Tất nhiên rồi! Bé Faith có lỡ mất vài ngày ở trường, không phải là vấn đề. Bởi đây là cơ hội cả đời có một.
Cần một tháng để xác nhận mọi chuyện. Tôi chỉ thực sự tin chắc khi nhận được dự kiến hành trình và chi tiết chuyến bay. Chúng tôi được yêu cầu giữ kín chuyến đi đặc biệt này trước buổi gặp mặt. Nhưng chuyện này không dễ gì!
Chúng tôi phải báo với trường của Faith. Tin tức cũng lan nhanh trong cộng đoàn giáo xứ gắn kết của chúng tôi. Tất cả đều thích thú vui mừng cho bé Faith và cho tôi, nhiều người cầu nguyện cho chúng tôi lên đường bình an.
Và ngày 20 tháng hai chúng tôi bay đến Roma, háo hức về buổi tiếp kiến riêng với Đức Giáo hoàng Phanxicô vào ngày 22.
Chiều ngày 22, chúng tôi đi bộ qua các hàng cột của Quảng trường thánh Phêrô, hướng đến Sảnh tiếp kiến Phaolô VI. Băng qua sảnh trông, chúng tôi vào một gian phòng để chờ Đức Phanxicô.
Các bé ngồi trên sàn gỗ trước một chiếc ghế lớn. Nửa giờ chờ đợi trôi qua rất dài. Bé Faith ‘hơi bồn chồn, nhưng hạnh phúc.’ Có 14 bé, từ 5 đến 13 tuổi, kiên nhẫn chờ đợi, thầm thì với nhau, mà mắt thì chăm chăm về phía lối cửa vào.
Khi Đức Giáo hoàng Phanxicô bước vào phòng, một sự phấn khích bùng lên rõ rệt. Tôi đứng cạnh cửa vào, nên có thể nhìn sát ngài khi ngài đi vào, mĩm cười và nhìn hết mọi người. Rồi ngài bước vài bước về phía các bé, rồi dừng lại. Giang hai tay ra và nói, ‘Chào các con.’ Các bé ngay lập tức bật dậy và chạy đến với ngài, vui mừng được ngài ôm hết một lần.
Tôi còn xúc động hơn, và khóc những giọt nước mắt vui mừng. Được thấy Đức Giáo hoàng thân yêu, và các em bé đến từ khắp nơi trên thế giới trong một vòng tay ôm yêu thương vui mừng, thật là quá đỗi xúc động. Giữa các bé, Đức Giáo hoàng, và những người lớn chúng tôi, thật khó để nói ai là người hạnh phúc hơn.
Về sau, bé Faith nói rằng bé thấy vô cùng hạnh phúc khi được ôm chung, bé nói Đức Thánh cha giống như ‘chiếc gối’ vậy.
Rồi từng bé một, tặng quà của mình cho Đức Giáo hoàng. Bé Faith tặng ngài một vài cây dương xỉ từ Singapore, bởi bé nói ‘Singapore sạch và xanh.’ Bé cũng tặng ngài một món quà từ Thiếu nhi Thánh Thể ở giáo xứ chúng tôi, và gởi ngài một lá thư từ Olivia, bạn của bé.
Rồi Đức Giáo hoàng chúc lành và tặng bé một quyển Kính gởi Đức Giáo hoàng Phanxicô, và một búp bê hình Chúa Giêsu Giảng dạy.
Và bé cũng hỏi ngài thêm một câu nữa: ‘Ai là vị thánh yêu thích của cha?’ Ngài ngừng một lúc, rồi trả lời, ‘Cha có nhiều người bạn thánh ..’ Rồi ngài kể ra thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu, thánh Inhaxiô thành Loyola, và thánh Phanxicô thành Assisi, mà ngài rất mến.
Tôi ngạc nhiên khi một tiếng đồng hồ trôi qua quá nhanh. Đức Giáo hoàng trả lời câu hỏi của các bé với một sự khôn ngoan, chân thành, và sâu sắc. Ngài thẳng thắn cho chúng tôi biết nỗi đau đớn của ngài khi thấy các trẻ em bị đau khổ. Ngài nói ngài không thể hiểu được. Rồi ngài lấy trong túi ra một bản Đàng Thánh Giá, nói rằng khi đọc kinh Đàng Thánh giá,ngài thấy được soi sáng để đương đầu với nỗi đau buồn này.
Tôi rất xúc động, khi Đức Phanxicô nói với một bé rằng: ‘Đừng bao giờ sợ, dù là khi có chuyện gì xấu xảy ra với con, hay khi con phạm tội, bởi tình yêu thương của Chúa Giêsu lớn hơn tất cả.’
Sau buổi gặp, chúng tôi không thể kìm nỗi sự vui mừng. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên lần này. Tôi chưa bao giờ ngại ngùng chia sẻ những gì Đức Giáo hoàng nói với chúng tôi, và tôi cầu nguyện cho ngài mỗi ngày, biết rằng ngài mang một trọng trách nặng nề và lớn lao, đại diện Chúa Kitô trên mặt đất.
Nguyện xin Chúa chúc lành cho Đức Giáo hoàng Phanxicô, và cho Loyola Press vì chuyến đi không thể nào quên này!
J.B. Thái Hòa chuyển dịch
Mohammed Christophe Bilek, người hồi giáo trở lại công giáo, ông làm chứng
Ngày thứ thư, 6 tháng 4, họ đạo Notre-Dame-du-Rosaire ở Saint-Maur-des-Fossés (Val-de-Marne), Paris sẽ đón một diễn thuyết gia ngoại hạng, một người hồi giáo trở lại đạo công giáo.
Ngày thứ thư, 6 tháng 4, họ đạo Notre-Dame-du-Rosaire ở Saint-Maur-des-Fossés (Val-de-Marne), Paris sẽ đón một diễn thuyết gia ngoại hạng, một người hồi giáo trở lại đạo công giáo.
Ông Mohammed Christophe Bilek người gốc kabyle, ông được rửa tội năm 1970, hai mươi năm sau ông xây dựng Hiệp hội Đức Bà để đón nhận những người hồi giáo trở lại kitô giáo. Ở cương vị này và dựa trên kinh nghiệm của mình, ông nói về vấn đề: “Chúng ta có thể nói về Chúa Giêsu với người hồi giáo không?”.
“Rời bỏ đạo Hồi là hiểm nghèo vì có thể bị mất mạng sống của mình”
Thật lạ lùng, khi còn là đứa con nít, ông Bilek biết Chúa Giêsu hoàn toàn như được Chúa quan phòng: trước hết là nhờ các chương trình trên đài phát thanh, sau là theo lời bạn, vì muốn đến trường cho nhanh thì mỗi ngày đi qua lối nhà thờ. “Đối với người hồi giáo chúng tôi, theo Chúa Kitô là tự khắc cắt đứt với quá khứ, với gia đình, với cộng đồng với các xác quyết tinh thần và thiêng liêng của mình. Muốn không bị rắc rối thì nên ở lại với hồi giáo … như vậy đó! Các biện minh thì rất nhiều và rất dễ dàng để khỏi bị bật gốc. Rời bỏ đạo Hồi là hiểm nghèo vì có thể bị mất mạng sống của mình. Vậy, vì lòng thương xót, anh chị em Phương Tây, xin anh chị em đón nhận và nâng đỡ những người này”, ông Bilek van nài.
Buổi diễn thuyết sẽ được tổ chức vào ngày thứ tư, 6 tháng 4, ở họ đạo Notre-Dame-du-Rosaire, Saint-Maur-des-Fossés (Val-de-Marne), và có chủ đề là: “Chúng ta có thể nói về Chúa Giêsu với người hồi giáo không?
Marta An Nguyễn chuyển dịch
“Rời bỏ đạo Hồi là hiểm nghèo vì có thể bị mất mạng sống của mình”
Thật lạ lùng, khi còn là đứa con nít, ông Bilek biết Chúa Giêsu hoàn toàn như được Chúa quan phòng: trước hết là nhờ các chương trình trên đài phát thanh, sau là theo lời bạn, vì muốn đến trường cho nhanh thì mỗi ngày đi qua lối nhà thờ. “Đối với người hồi giáo chúng tôi, theo Chúa Kitô là tự khắc cắt đứt với quá khứ, với gia đình, với cộng đồng với các xác quyết tinh thần và thiêng liêng của mình. Muốn không bị rắc rối thì nên ở lại với hồi giáo … như vậy đó! Các biện minh thì rất nhiều và rất dễ dàng để khỏi bị bật gốc. Rời bỏ đạo Hồi là hiểm nghèo vì có thể bị mất mạng sống của mình. Vậy, vì lòng thương xót, anh chị em Phương Tây, xin anh chị em đón nhận và nâng đỡ những người này”, ông Bilek van nài.
Buổi diễn thuyết sẽ được tổ chức vào ngày thứ tư, 6 tháng 4, ở họ đạo Notre-Dame-du-Rosaire, Saint-Maur-des-Fossés (Val-de-Marne), và có chủ đề là: “Chúng ta có thể nói về Chúa Giêsu với người hồi giáo không?
Marta An Nguyễn chuyển dịch
Nguồn tin: Phanxico
THI HÀI THÁNH NỮ BERNADETTE NGUYÊN VẸN
Câu nói hay của Thánh nữ Bernadette: “Người tin thì không cần giải thích, người không tin thì có giải thích cũng vô ích”.
Điều đáng lưu ý là các nữ tu hồi đó được an táng trong một hòm gỗ thông và không được ướp hương thơm như ngày nay, vậy mà thi thể không hề Thánh nữ Bernadette Soubirous (1844-1879) hư nát.
Đây là một trong hơn 200 điều lạ về các thi hài không hư nát mà chỉ có thể thấy được đối với đa số các vị thánh của Giáo hội Công giáo Rôma.
Bernadette là con cả trong một gia đình người thợ phay rất nghèo ở Lộ Đức, thuộc miền Nam Pháp quốc. Gia đình sống ở tầng hầm một khu nhà tồi tàn.
Ngày 11-2-1858, Đức Mẹ hiện ra với Bernadette ở một hang động trên bờ sông Gave gần Lộ Đức. Bernadette lúc đó 14 tuổi, là một cô bé đạo đức nhưng học hành chậm hiểu nên vẫn chưa được rước lễ lần đầu. Sức khỏe yếu vì Bernadette bị hen suyễn từ nhỏ.
Đức Mẹ hiện ra với Bernadette 18 lần, lần cuối cùng là ngày lễ Đức Mẹ Camêlô, ngày 16 tháng 7.
Thánh nữ Bernadette Soubirous đã qua đời hơn trăm năm trước tại Lộ Đức (Lourdes, Pháp) và đã được an táng. Thi hài Thánh nữ mới được phát hiện hơn 30 năm trước. Sau khi Giáo hội quyết định khám nghiệm thi hài Thánh nữ, và thấy thi hài vẫn như người sống. Nếu bạn đến Lộ đức, bạn có thể thấy thi hài Thánh nữ Bernadette tại nhà thờ Lộ Đức. Thi hài Thánh nữ không phân hủy vì khi còn sống, Đức Mẹ luôn hiện ra với Thánh nữ, trao các sứ điệp và lời khuyên cho nhân loại để sống đúng đắn. Nhiều phép lạ đã xảy ra tại Lộ Đức và vẫn còn xảy ra cho đến ngày nay.
Các khoa học gia đã ngạc nhiên về điều này vì thi hài không theo quy luật tự nhiên, thay vì mùi hôi thối thì lại là mùi thơm như hoa mỗi khi hòm kính được mở ra. Một số người cho biết họ đã ngửi thấy mùi thơm khi đi ngang qua gần quan tài. Bạn có thể kính viếng nhà thờ Lộ đức để xác nhận sự thật này và tìm cho mình một mầu nhiệm sống động trong thời đại chúng ta.
Các khoa học gia đã ngạc nhiên về điều này vì thi hài không theo quy luật tự nhiên, thay vì mùi hôi thối thì lại là mùi thơm như hoa mỗi khi hòm kính được mở ra. Một số người cho biết họ đã ngửi thấy mùi thơm khi đi ngang qua gần quan tài. Bạn có thể kính viếng nhà thờ Lộ đức để xác nhận sự thật này và tìm cho mình một mầu nhiệm sống động trong thời đại chúng ta.
TRẦM THIÊN THU