CON ĐƯỜNG THẦY ĐI
Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó.” (Ga 14,3)
Suy niệm: Nếu đặt câu hỏi: “con đường để làm gì?”, có lẽ nhiều người sẽ trả lời rằng: “để đi”. Điều đó không sai, nhưng thực ra con đường được hình thành là để dẫn đến đích. Dù là đường bộ, đường thuỷ, đường truyền tín hiệu, hay đường đời, đường tình duyên… nếu không có điểm đến thì đã chẳng có con đường. Giữa đất với trời, giữa con người với Thiên Chúa là một khoảng cách ngàn trùng, nhưng không phải vì thế mà không có con đường. Chúa Giê-su nói Ngài là chính con đường đó. Nhưng “con đường Thầy đi” không phải là con đường mà người ta bỏ lại sau lưng khi họ đạt tới đích. Con đường Giê-su còn “là sự thật và là sự sống”. Điều đó có nghĩa là “đi con đường Giê-su” cũng đồng nghĩa với việc sống kết hiệp với Đức Ki-tô và trong Đức Ki-tô để “Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó với Thầy.”
Mời Bạn: Đích điểm mà Chúa Ki-tô muốn dẫn nhân loại đến chính là Chúa Cha. Nhưng để đạt tới đích, Chúa Ki-tô đã đi qua con đường thập giá. Bạn có dám đi theo Ngài trên con đường đó để được cùng Ngài vinh quang không?
Sống Lời Chúa: Để vác thập giá theo Đức Ki-tô, chúng ta hãy sống vâng phục như Ngài, và vui lòng đón nhận những nghịch cảnh trong cuộc sống mà không đầu hàng hay than trách số phận.
Cầu nguyện: Hát hoặc tâm sự với Chúa: “Lạy Chúa, xin cho con bước đi với Ngài, xin cho con cùng vác với Ngài, thập giá trên đường đời con đi. Lạy Chúa, xin cho con đóng đinh với Ngài, xin cho con cùng chết với Ngài để được sống với Ngài vinh quang.”
Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó.” (Ga 14,3)
Suy niệm: Nếu đặt câu hỏi: “con đường để làm gì?”, có lẽ nhiều người sẽ trả lời rằng: “để đi”. Điều đó không sai, nhưng thực ra con đường được hình thành là để dẫn đến đích. Dù là đường bộ, đường thuỷ, đường truyền tín hiệu, hay đường đời, đường tình duyên… nếu không có điểm đến thì đã chẳng có con đường. Giữa đất với trời, giữa con người với Thiên Chúa là một khoảng cách ngàn trùng, nhưng không phải vì thế mà không có con đường. Chúa Giê-su nói Ngài là chính con đường đó. Nhưng “con đường Thầy đi” không phải là con đường mà người ta bỏ lại sau lưng khi họ đạt tới đích. Con đường Giê-su còn “là sự thật và là sự sống”. Điều đó có nghĩa là “đi con đường Giê-su” cũng đồng nghĩa với việc sống kết hiệp với Đức Ki-tô và trong Đức Ki-tô để “Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó với Thầy.”
Mời Bạn: Đích điểm mà Chúa Ki-tô muốn dẫn nhân loại đến chính là Chúa Cha. Nhưng để đạt tới đích, Chúa Ki-tô đã đi qua con đường thập giá. Bạn có dám đi theo Ngài trên con đường đó để được cùng Ngài vinh quang không?
Sống Lời Chúa: Để vác thập giá theo Đức Ki-tô, chúng ta hãy sống vâng phục như Ngài, và vui lòng đón nhận những nghịch cảnh trong cuộc sống mà không đầu hàng hay than trách số phận.
Cầu nguyện: Hát hoặc tâm sự với Chúa: “Lạy Chúa, xin cho con bước đi với Ngài, xin cho con cùng vác với Ngài, thập giá trên đường đời con đi. Lạy Chúa, xin cho con đóng đinh với Ngài, xin cho con cùng chết với Ngài để được sống với Ngài vinh quang.”
THÁNH TÊÔĐÔRÊ, GIÁM MỤC ANASTASIÔPÔLI HIỂN TU
(538-613)
(538-613)
Các quán trọ thời xưa, thường là những nơi kém thuần phong mỹ tục. Nhưng dù ở hoàn cảnh gia đình và xã hội thế nào đi nữa, Thiên Chúa vẫn ban ơn dư dật cho những người thành tâm thiện chí.
Thánh Têôđôrê là con một bà chủ quán ở miền Sicée xứ Galatia. Ngài không có cha chính thức, vì ngay sau khi ngài sinh ra, mẹ ngài đã bị bạn tình ruồng rẫy và không làm lễ thành hôn. Dầu vậy thân mẫu ngài vẫn kiên nhẫn chịu tủi nhục; về sau bà đã quyết sửa đổi cuộc đời và kết bạn với một người giầu có ở Angora.
Trong khung cảnh một quán trọ, hầu như thiếu hẳn bầu không khí đạo đức, vì kể từ thân mẫu Têôđôrê cho đến những người giúp việc và các khách trọ ai nấy đều dễ dàng bỏ quên Chúa và mải mê đuổi theo khoái lạc. Lòng đạo đức khác thường của Têôđôrê đã như một bức tường để chặn bớt cái đà sa ngã ấy.
Hồi 12 tuổi, Têôđôrê đã tỏ ra là một người rất đạo hạnh theo tinh thần tu đức của những người thời đó. Suốt mùa chay, cậu chỉ ở trong phòng. Trong tuần lễ thứ nhất và đặc biệt là tuần cuối cùng, vì là Tuần Thánh, cậu tuyệt đối không nói một lời nào.
Sau đó hai năm, cậu bỏ nhà đến ở tại một nhà nguyện nhỏ. Hằng ngày bà mẹ và họ hàng thường mang bánh và những món ăn hảo hạng đến cho cậu. Têôđôrê cũng chiều lòng nhận lấy tất cả, nhưng khi họ đi về, cậu chỉ giữ lại bánh và một vài món thường, còn thì đem đặt ra phiến đá ở góc đường để tặng những người qua lại.
Ít lâu sau, ngài lại đào dưới nhà nguyện một hầm nhỏ và sống tại đấy hai năm. Cứ ngày thứ bảy và chủ nhật, bà mẹ mới đem của ăn đến, vì các ngày khác ngài không ăn uống chi hết. Dù thế ngài vẫn thấy là chưa đủ, nên đã đi đào một hầm khác bên dưới một tảng đá cách xa nhà nguyện. Ngài ở đó hai năm, mặc áo vải thô, và chỉ nhận nước với rau do một thầy phó tế, bạn của ngài mang đến. Mẹ và bà con tưởng ngài đi lại nhiều, người ta mới sinh nghi tò mò tìm xem, và gặp ngài nằm trong hầm mới bán sống bán chết, mình đầy ung nhọt và giòi bọ lúc nhúc.
Công việc vỡ lở và đồn tới tai Đức Giám mục. Đức Giám mục địa phận thấy ngài có nhân đức đã quyết định truyền chức linh mục cho ngài, dù ngài chỉ mới có 18 tuổi, nghĩa là chưa đủ tuổi như giáo luật đã định. Vì cớ đó, nhiều linh mục và Giám mục đã kêu trách. Nhưng Đức Giám mục sở tại đã đáp rằng: "Vì là một trường hợp đặc biệt, nên có thể vượt quá luật thường".
Vì ước mong xem thấy những nơi thánh, nơi Chúa Giêsu đã sống và chết, đồng thời để thoát khỏi những săn sóc của bà con, sau khi chịu chức linh mục, cha Têôđôrê, đã đi viếng Đất thánh. Tiện dịp ngài cũng thăm nhiều nhà dòng để lĩnh phép lành và những lời hướng dẫn tu đức. Về sau ngài còn qua Đất thánh hai lần nữa.
Sau khi viếng Đất thánh về, ngài ở tại đền thờ thánh Gocgiô. Cha truyền làm hai cũi lộ thiên, một bằng sắt và một bằng gỗ, đặt trên hang cũ của ngài. Từ đó, cứ từ lễ Sinh Nhật đến Lễ Lá, ngài sống trong cũi gỗ; còn trong Tuần Thánh và các ngày chay khác trong năm thì ở trong cũi sắt. Ngoài ra, ngài còn mang áo sắt nặng tới chín ký, một thánh giá dài chừng 18 gang, lại còn giầy và bao tay cũng bằng sắt nữa. Ngài cứ sống như thế ở giữa trời mặc dù mưa gió, băng tuyết. Có khi các đồ đệ đem nước nóng tới để sưởi cho ngài đỡ tê cóng, nhưng thánh nhân vẫn cứ tiếp tục những cách hãm mình khủng khiếp và kỳ dị như thế!
Thánh Têôđôrê sống như vậy trong bao nhiêu năm, vị chép sử của ngài không nói rõ, nhưng có thể đoán được là rất lâu năm; vì ngài đã chỉ gián đoạn khi làm các việc bác ái như chữa bệnh nhân, trừ quỷ ám thôi…
Một việc khác cũng làm cho Têôđôrê nổi danh là nói tiên tri. Vào năm 582, một người trong họ hàng của Hoàng đế Hy lạp là đại tướng Mauriciô sau trận chiến thắng quân Ba tư, nhân dịp trở về Galatica đã ghé thăm thánh nhân xin ngài cầu nguyện cho, vì đại tướng xưa nay vẫn nghe người ta ca tụng nhân đức của thánh nhân. Têôđôrê đã tiếp đón đại tướng và nói: "Thưa tướng quân, nếu ngài tôn kính thánh tử đạo Gocgiô, ngài sẽ thấy rằng rồi đây ngài sẽ được lên chức Hoàng đế; và khi ngài được vinh dự ấy thì xin hãy nhớ thương giúp những người nghèo khó". Sự việc hoàn toàn xảy ra đúng như lời ngài đã tiên báo. Khi được lên ngôi Hoàng đế, đại tướng Mauriciô lại biên thư cho thánh Têôđôrê để xin ngài cầu nguyện cho mình, và xin sẵn sàng dâng cúng như thánh nhân mong muốn. Thánh nhân đã xin đủ lúa để phân phát cho dân nghèo.
Hai mươi năm sau, thánh nhân lại nói tiên tri về Hoàng đế Mauriciô băng hà. Đây là câu truyện người chép tiểu sử của thánh nhân đã thuật lại. Một hôm, Têôđôrê đang đọc Thánh vịnh trong cung thánh, bỗng chiếc đèn chầu phụt tắt.
Ngài ra hiệu cho một tu sĩ thắp lại, nhưng đèn lại tắt. Và cứ như thế hai lần, đến lần thứ ba thánh nhân mắng tu sĩ kia là vụng về, rồi tự mình đi thắp lấy. Nhưng chiếc đèn vẫn tắt hoài. Đoán chắc là có sự khác thường, thánh nhân ra lệnh cho các tu sĩ thẩm vấn lương tâm. Các tu sĩ đã vâng lời và thưa rằng không có sai lỗi gì cả. Thánh nhân liền cầu nguyện xin Chúa cho biết ý nghĩa điềm lạ này. Bỗng chốc ngài tỏ vẻ buồn rầu và than thở: "Ôi Isaia ngài đã nhận xét về bản tính con người đúng lắm khi nói rằng: loài người là cỏ cây, mọi vinh hoa của con người đều giống như hoa cỏ, cỏ héo thì hoa cũng tàn rụng!" Các tu sĩ nghe nhưng không hiểu ngài nói gì, nên đã xin ngài giải nghĩa. Sau khi cấm mọi người không được lộ bí mật, ngài mới nói cho mọi người biết Hoàng đế Mauriciô sẽ chết thế nào và tiếp đó sẽ có thảm họa lớn lao.
Khi đã được chứng kiến cái chết thê thảm của Hoàng đế Mauriciô, thánh Têôđôrê liền xin từ chức Giám mục địa phận Anastasiôpôli mà ngài đã phải đảm nhiệm trong mười năm trường. Ngài làm Giám mục địa phận Anastasiôpôli là vì mọi người đều biết sự thánh thiện và các phép lạ ngài làm, nên khi toà Giám mục vừa khuyết vị, người ta đều vận động xin cho ngài lên coi địa phận. Têôđôrê rất không đồng ý, nhưng sau ngài cũng vâng ý Thiên Chúa và lĩnh chức Giám mục. Dù đã làm Giám mục, ngài vẫn cứ hãm mình như trước. Ngài khổ tâm vì phải bỏ mất nhiều giờ nguyện ngắm để tham gia những công việc trần tục; hơn nữa, các giáo hữu vẫn để ngoài tai những lời khuyên dạy của ngài và chẳng sửa đổi cách ăn nết ở chút nào.
Thánh Têôđôrê còn sống được 13 năm nữa. Trong khoảng thời gian này, ngài thường sống ẩn dật ở Cicêa; đôi khi người ta mới gặp thấy bóng ngài trên các nẻo đường vùng Tiểu Á, vì dân chúng mời ngài đến để hưởng nhờ lời cầu nguyện và phép lạ. Mà thực ngài đã làm nhiều phép lạ chữa đủ mọi thứ bêïnh: què, mù, câm, điếc, tê bại… Chỉ xin nhắc lại ở đây một tích chứng tỏ ngài đã được Chúa ban cho biết nhiều điều bí mật tương lai.
Năm 609, nhiều thành phố ở Galatica đã tổ chức rước kiệu. Nhưng có một điềm lạ là những thánh giá người ta mang khi rước kiệu tự nhiên đều lúc lắc. Đức Giáo chủ Côntantinôpôli tên là Tôma thấy vậy rất lo sợ, liền cho mời thánh Têôđôrê đến để hỏi về sự kiện kỳ dị này. Thánh nhân đến nhưng không trả lời điều Đức giáo chủ muốn biết. Sau cùng Đức giáo chủ đã sấp mình dưới chân thánh nhân và nói hễ thánh nhân không cho biết thì sẽ không đứng dậy. Thế là thánh Têôđôrê phải gạt lệ mà thưa: "Con không muốn làm cha phải phiền lòng, vì thực sự việc biết điều đó không làm ích gì cho cha, nhưng bởi cha muốn thì, con xin nói: sự đó báo nhiều biến cố thảm hại sắp xảy ra; nhiều người sẽ bỏ đạo; dân man di sẽ xâm lăng để quốc và gây nhiều cuộc đổ máu tàn khốc ở nhiều nơi. Nhiều thánh đường bị hoang vu; đế quốc đã đến giờ phút điêu tàn và địch thù tức Satan đã tiến đến".
Tuy rằng chính Đức giáo chủ và thánh nhân không được mục kích tấn bi kịch đó, nhưng sự thực đã sẩy ra: một cuộc quyết chiến đã diễn ra vô cùng ác liệt giữa đế quốc Hy lạp và Ba tư khiến hàng triệu người bỏ mạng, và phố phường bị tàn phá rất thảm hại. Thảm trạng đó vừa dịu bớt, thì tín đồ Hồi giáo lại đoạt chiếm những tỉnh miền đông đế quốc Côntantinôpôli và bắt ép nhiều tín hữu bỏ đạo!
Sau khi gặp Đức giáo chủ ở Contantinapôli về, thánh Têôđôrê còn sống ở trong nhà dòng ngài đã lập cho đến ngày 22-4-613 mới từ trần. Cũng vào ngày đó, Giáo hội sau này, đã cho làm lễ kính ngài và ghi tên vào sổ các thánh của Giáo hội.