Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Lich phung vu trong tuan

Filled under:

kk

Posted By Đỗ Lộc Sơn11:43

Niềm vui tìm thấy Thiên Chúa

Filled under: ,

Trưa Chúa nhật 30.07.2017, trong buổi đọc kinh Truyền Tin tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha quảng diễn bài Tin Mừng Chúa nhật nói về dụ ngôn kho báu và ngọc quý, và Ngài làm nổi bật niềm vui của nhưng ai tìm thấy Thiên Chúa. Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Trong chương 13 Tin Mừng theo thánh Mát-thêu, Chúa Giêsu kể cho chúng ta bảy dụ ngôn. Và hôm nay là ba dụ ngôn cuối trong số bảy dụ ngôn ấy. Ba dụ ngôn đó là: dụ ngôn kho báu (Mt 13:44) và ngọc quý (Mt 13:45-46), dụ ngôn chiếc lưới (Mt 13:47-48). Cha muốn dừng lại ở dụ ngôn kho báu và ngọc quý, với điểm nhấn là nhân vật chính trong hai dụ ngôn ấy đều bán tất cả mọi sự họ có, để có được điều họ tìm thấy. Trong dụ ngôn kho báu, người nông dân vô tình gặp được kho báu chôn giấu trong ruộng mà ông canh tác. Vì đây không phải là ruộng của ông, nên ông quyết định liều bán hết những gì ông có, để mua thửa ruộng ấy, nhằm giữ được kho báu. Ông không để mất dịp đặc biệt ấy. Trong dụ ngôn ngọc quý, chúng ta thấy một thương gia tìm được viên ngọc quý. Là chuyên gia, ông xác định được giá trị của viên ngọc ấy. Ông cũng quyết định bán tất cả mọi thứ để mua cho được viên ngọc quý.
Tìm kiếm và hy sinh
Những điểm tương đồng nổi bật của hai dụ ngôn ấy, làm sáng tỏ hai đặc tính liên quan để có được Nước Thiên Chúa: đó là tìm kiếm và hy sinh. Đúng là Nước Thiên Chúa được ban tặng cho tất cả mọi người. Đó là một món quà, một ơn ban, nhưng không phải là có sẵn trên đĩa bạc. Nước Thiên Chúa đòi hỏi một sự năng động, đó là cuộc kiếm tìm, là cần tiến bước, là cần phải làm gì đó. Thái độ kiếm tìm chính là điều kiện thiết yếu cho cuộc tìm kiếm. Cần có một trái tim đầy nhiệt huyết và khát khao giá trị cao quý, giá trị ấy chính là Nước Thiên Chúa hiện diện ngay nơi Chúa Giêsu. Người là kho báu ẩn giấu, Người là viên ngọc quý giá. Người chính là Đấng mà chúng ta cần khám phá, cần tìm thấy, vì Người có tác động mang tính quyết định trên cuộc đời chúng ta, vì Người làm cho cuộc đời chúng ta đầy tràn ý nghĩa.
Không bỏ lỡ cơ hội duy nhất
Trước những khám phá bất ngờ, người nông dân cũng như thương gia đã nhận ra trước mắt họ cơ hội duy nhất không thể bỏ qua, vì thế họ đã dám bán đi tất cả. Việc lượng định giá trị vô song của kho báu, đã dẫn tới quyết định có tính hy sinh, có tính tách rời, có tính từ bỏ. Khi kho báu và ngọc quý được tìm thấy, có nghĩa là khi chúng ta tìm thấy Chúa, chúng ta không nên bỏ qua cuộc khám phá này, nhưng chúng ta sẵn sàng hy sinh cho những gì cao quý hơn. Khi từ bỏ và bán hết những gì mình có, không có nghĩa là chúng ta coi khinh những điều ấy, nhưng có nghĩa là chúng ta đặt những điều ấy dưới Chúa Giêsu, có nghĩa là chúng ta thấy Chúa Giêsu là trên hết. Đó là ơn ban. Người môn đệ của Chúa Kitô không phải là người bị tước đoạt những điều thiết yếu, nhưng môn đệ là tìm thấy những gì cao quý hơn. Người môn đệ tìm thấy niềm vui đầy tràn mà chỉ có Chúa mới có thể ban tặng. Đó là niềm vui Tin Mừng của những người bệnh được chữa lành, niềm vui của những tội nhân được tha thứ, niềm vui của kẻ trộm được vào Nước Trời.  
Niềm vui tìm thấy Thiên Chúa
Niềm vui Tin Mừng lấp đầy trái tim và cuộc sống của những ai gặp gỡ Chúa Giêsu. Đó là những người để cho mình được Chúa cứu rỗi, đó là những người tự do khỏi tội lỗi, khỏi những buồn sầu, khỏi sự trống rỗng nội tâm, khỏi nỗi cô đơn. Cùng với Chúa Giêsu Kitô, niềm vui luôn nảy sinh luôn tái sinh (Niềm Vui Tin Mừng, 1). Hôm nay chúng ta được mời gọi chiêm ngắm niềm vui của người nông dân và thương gia trong dụ ngôn. Đó là niềm vui của tất cả chúng ta. Đó là niềm vui, khi chúng ta khám phá ra sự gần gũi và sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời chúng ta. Sự hiện diện ấy biến đổi tâm hồn chúng ta, và mở lòng chúng ta, để chúng ta có thể đón nhận các anh chị em, đặc biệt là những người yếu đuối.
Chúng ta hãy cầu nguyện, nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, để với từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ việc làm hằng ngày, mỗi người chúng ta biết làm chứng cho niềm vui tìm được kho báu là Nước Thiên Chúa. Niềm vui ấy chính là tình yêu mà Chúa Cha ban cho chúng ta qua Chúa Giêsu.
Cầu nguyện nhân ngày thế giới chống nạn buôn người
Sau khi đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành Tòa Thánh cho mọi người, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Hôm nay là Ngày Thế Giới chống nạn buôn người. Mỗi năm hàng ngàn người nam nữ và trẻ em là nạn nhân vô tội của nạn bóc lột lao động và khai thác tình dục cũng như nạn buôn bán cơ phận. Những điều ấy có vẻ quá quen đến nỗi chúng ta thấy là bình thường. Không, không phải thế, những điều ấy là xấu xa, là độc ác, là tội ác! Tôi muốn cho mọi người thấy rằng, những điều tệ hại ấy là hình thức nô lệ thời hiện đại, và chúng ta phải chống lại tội ác ấy. Chúng ta hãy cầu nguyện cùng Đức Trinh Nữ Maria, để Mẹ nâng đỡ các nạn nhân và hoán cải những kẻ buôn người. Chúng ta hãy cũng nhau cầu nguyện với Đức Mẹ. (Kính mừng Maria…)

Posted By Đỗ Lộc Sơn06:09

SUY NIỆM HẰNG NGÀY - NGÀY 31/07/2017

Filled under:


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Mátthêu (Mt 13: 31-35)

Khi ấy, Chúa Giêsu phán một dụ ngôn khác cùng dân chúng rằng: "Nước Trời giống như hạt cải người kia gieo trong ruộng mình. Hạt ấy bé nhỏ hơn mọi thứ hạt giống, nhưng khi mọc lên, thì lớn hơn mọi thứ rau cỏ, rồi thành cây, đến nỗi chim trời đến nương náu nơi ngành nó". Người lại nói với họ một dụ ngôn khác nữa mà rằng: "Nước Trời giống như nắm men người đàn bà kia lây đem trộn vào ba đấu bột, cho đến khi bột dậy men". Chúa Giêsu dùng dụ ngôn mà phán những điều ấy với dân chúng. Người không phán điều gì với họ mà không dùng dụ ngôn, để ứng nghiệm lời tiên tri đã chép rằng: "Ta sẽ mở miệng nói lời dụ ngôn: Ta sẽ tỏ ra những điều bí nhiệm tư lúc dựng nên thế gian".

SUY NIỆM 1

Những dụ ngôn về Nước Trời mà Chúa Giêsu dùng để giảng dạy cho dân chúng mà chúng ta nghe hôm nay mang lại cho chúng ta cảm giác dễ chịu, nhẹ nhàng. Hạt cải bé nhỏ lúc gieo nhưng chậm rãi lớn lên để rồi trở thành thứ cây cao lớn, đến nỗi chim trời có thể tới làm tổ trên cành; nắm men ít ỏi được vùi vào ba thúng bột vậy mà với thời gian đã âm thầm làm cho tất cả bột được dậy men và làm nên những chiếc bánh thơm ngon.

Tất cả những điều này không chỉ giúp chúng ta hiểu biết hơn về giá trị và cách thế hoạt động của Nước Trời. Ở đây, chúng ta còn có thể nhận ra cách Chúa Giêsu nói về những điều bé nhỏ trong cuộc sống, cách Người trân quý những giá trị đơn sơ, âm thầm mà đôi khi bị người đời xem nhẹ, không quan tâm đến.

chúng ta hãy để Chúa Giêsu luôn nhìn vào cuộc đời chúng ta; hãy để Chúa trân trọng những gì đơn thành và giản dị nhất của chúng ta; hãy để Chúa dùng cả những điều bình thường nhất của chúng ta để làm sáng danh Chúa và mưu ích cho các linh hồn. Chúng ta cũng vậy, chúng ta cũng noi theo gương Chúa Giêsu để biết nhận ra và trân quý những điều nhỏ bé, đơn sơ, khiêm tốn nơi anh chị em xung quanh mình, ngõ hầu mỗi ngày có thể cảm nhận sâu xa hơn quyền năng Chúa đang thực hiện nơi tha nhân.

Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm tạ Chúa đã dạy cho chúng con được hiểu biết hơn về mầu nhiệm Nước Trời. Xin cho chúng con biết hăng say khám phá và tinh tế nhận ra sự quan phòng yêu thương và quyền năng của Chúa nơi những điều giản dị và khiêm tốn nơi cuộc đời chúng con cũng như nơi anh chị em mình. Amen.

GKGĐ Giáo Phận Phú Cường


SUY NIỆM 2
 “Người Gieo Giống đi ra gieo giống”
Trước khi lắng nghe các dụ ngôn, chúng ta nên hình dung ra cung cách giảng dạy rất gần gũi của Đức Giê-su. Ngài là Ngôi Lời Thiên Chúa và Ngài đến để nói Lời Thiên Chúa cho chúng ta, nhưng, như thánh sử Mát-thêu tường thuật, Ngài ra khỏi nhà và đến ngồi ở ven Biển Hồ; rồi người ta đến với Ngài rất đông. Đứng ở bờ hồ và có rất đông người đến với mình, thì sẽ có nguy cơ bị xô đẩy té xuống hồ. Chính vì thế, Ngài phải xuống thuyền mà ngồi (13, 1-2)[1].
Chúng ta hay nghĩ Đức Giê-su ngự trên ngai hay trên tòa; nhưng ở đây, Ngài hiện diện thật là bình dị và thật là gần gũi giữa chúng ta. Và Đức Giê-su thích hiện diện ở giữa chúng ta như thế đó: ngay trong môi trường sống của chúng ta, ngay trong cuộc sống bình thường của chúng ta, ngay trong giáo xứ của chúng ta, ngay gia đình của chúng ta, ngay ở giữa những vấn đề cuộc sống của chúng ta, và thậm chí, ngay trong lòng của chúng ta, qua Lời của Ngài và bí tích Thánh Thể, được ban cho chúng ta hằng ngày.

2. Mở miệng ra, tôi sẽ kể dụ ngôn
Ngoài ra, Đức Giê-su còn trở nên gần gũi với chúng ta trong lời giảng dạy nữa, bởi vì Ngài dùng dụ ngôn mà giảng dạy; và chúng ta nên biết rằng, nói về Thiên Chúa bằng dụ ngôn là cách thức giảng dạy đặc trưng nhất của Đức Giêsu, bởi vì theo các tác giả Tin Mừng: “Người không nói gì với họ mà không dùng dụ ngôn” (Mt 13, 34; Mc 4, 34). Và như chúng ta đều đã biết, những dụ ngôn Đức Giêsu kể luôn là một câu chuyện đến từ kinh nghiệm cuộc sống; chẳng hạn dụ ngôn muời cô mang đèn đi đón chàng rể, dụ ngôn những yến bạc, dụ ngôn chiên và dê, dụ ngôn người cha nhân hậu, dụ ngôn nắm men, dụ ngôn hạt cải, và nhất là dụ ngôn Hạt Giống và Người Gieo Giống. Dụ ngôn là những câu chuyện đến từ kinh nghiệm đời thường, nhưng khi được Đức Giê-su kể, lại nói cho chúng ta những điều kín ẩn: kín ẩn về Thiên Chúa, kín ẩn về con người, kín ẩn về mối tương quan giữa Thiên Chúa và con người và giữa con người với nhau, kín ẩn về chương trình cứu độ của Thiên Chúa, kín ẩn về Nước Trời, như thánh sử Mát-thêu tường thuật trong bài Tin Mừng
Mở miệng ra, tôi sẽ kể dụ ngôn,
công bố những điều được giữ kín từ tạo thiên lập địa.
(c. 35)
Hơn nữa, dụ ngôn còn có một đặc điểm tuyệt vời nữa là có nhiều nghĩa, giống như một bức tranh; và vì thế, dụ ngôn rất tôn trọng ngôi vị và tự do của người nghe, như chính Đức Giê-su hay kết thúc dụ ngôn bằng câu nói: “Ai có tai thì nghe”. Người nghe có thể tự do chú ý đến bất cứ chi tiết nào, hay tự do đặt mình vào bất cứ nhân vật nào trong dụ ngôn, và tự mìmh khám phá ra ý nghĩa tùy theo kinh nghiệm sống, vấn đề và tâm trạng hiện có của mình. Đức Giê-su thích dùng dụ ngôn là vì vậy, Ngài tôn trọng ngôi vị và tự do của chúng ta, dù chúng ta là ai và đang ở trong tình trạng nào.

3. Dụ ngôn hạt cải và nắm men
Hai dụ ngôn hạt cải và nắm men diễn tả Nước Trời là hai dụ ngôn rất nhỏ bé và rất tự nhiên (nghĩa là không có những yếu tố “lạ thường” mà các dụ ngôn thường có), nhỏ bé và tự nhiên như chính hình thức (rất ngắn) và nội dung của dụ ngôn (hạt cải và nắm men nhỏ bé khiêm tốn). Tuy nhiên, niềm hy vọng mà hai dụ ngôn này có thể khơi dậy nơi tâm hồn người nghe thì rất to lớn và rất siêu nhiên:
Niềm hy vọng to lớn. Bất chấp tất cả, bất chấp Sự Dữ, bất chấp những hoàn cảnh khó khăn hay bất lợi, bất chấp những giới hạn, yếu đuối, tội lỗi của loài người, của người khác, của anh em, của chị em và của chính chúng ta, bất chấp hạt giống rất nhỏ bé mong manh đang có trong thế giới, trong cộng đoàn và trong lòng chúng ta, Nước Trời mà chúng ta hy sinh cả đời để xây dựng trong hành trình đi theo Đức Ki-tô trong ơn gọi gia đình hay ơn gọi dâng hiến, tất yếu sẽ hiện hữu, lớn mạnh và đạt tới sự viên mãn. Hình ảnh cây cải cành lá sum suê đến độ chim trời làm tổ trên cành được và hình ảnh cả ba thúng bột dậy men diễn tả sự viên mãn tất yếu của Nước Trời.
Niềm hy vọng siêu nhiên. Bởi vì đó chỉ có thể là công trình của Thiên Chúa, công trình kì diệu diễn ra trước mắt chúng ta. Thật ra, ngay trong tiến trình lớn lên tự nhiên của hạt cải, tiến trình dậy men tự nhiên trong ba thúng bột, đã có điều gì đó là siêu nhiên rồi, trong mức độ con người không thấu suốt và làm chủ được hoàn toàn.
Điều mà hai dụ ngôn này muốn diễn tả, đang được thực hiện cho cộng đoàn chúng ta, cho từng người chúng ta mỗi ngày ngang qua việc đọc và cầu nguyện với Lời Chúa, ngang qua Thánh Lễ được cử hành và ngang qua ngày sống được nuôi dưỡng bằng Lời và Mình của chính Đức Ki-tô. Từng ngày và từng ngày, dù bất cứ điều gì đã xẩy ra trong nội tâm của chúng ta, tất cả chúng ta, từng người và cả cộng đoàn, đã được Chúa gieo hạt giống và tất cả đã được Chúa vùi vào một nắm men. Hạt giống và nắm men thật nhỏ bé và mong manh, nhưng tất yếu sẽ trở nên to lớn và bền vững. Bởi vì đó là sức mạnh tất yếu của Lời Chúa. Hạt giống và nắm men chính là Lời Chúa, như chính Đức Chúa nói qua miệng ngôn sứ Isaia:
Lời TA, một khi xuất phát từ miệng ta, sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó.
(Is 55, 11)
* * *
Trong bữa tiệc li, theo Tin Mừng Gioan, Đức Giêsu nói: « Anh em là bạn của Thầy » và « Không có ai có tình yêu lớn hơn người từ bỏ sự sống cho những người bạn của mình » (Ga 15, 13-14). Qua hành vi trao bánh và rượu cho các môn đệ, qua hành vi rửa chân của các ông, Đức Giêsu muốn thánh Phê-rô và tất cả chúng ta hiểu ra rằng, Ngài không chỉ muốn gieo Lời của Ngài, nhưng còn muốn gieo chính bản thân của Ngài. Vì Lời của Ngài và Ngôi Vị của Ngài là một, như chính Ngài đã ví mình như hạt lúa:
Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác.
(Ga 12, 24)
Hạt giống và nắm men chính là Sự Thiện và Sự Sống nơi Đức Kitô, mạnh hơn Sư Dữ và Sự Chết. Chính vì thế, sự viên mãn của Nước Trời là tất yếu.
Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc, S.j.


[1] Hình ảnh này đã có thể nói cho chúng ta mầu nhiệm Vượt Qua rồi: đám đông sẽ xổ đẩy Ngài vào sự chết, và Ngài cứ để như thế, để làm cho dụ ngôn Người Gieo Giống được hoàn tất cách trọn vẹn: Người Gieo Giống gieo chính mình, vì ngôi vị của Ngài là Hạt Giống, sẽ sinh hoa kết quả gấp trăm, khi “được gieo” vào lòng đất.

Posted By Đỗ Lộc Sơn06:05

Vì sao các chính trị gia nên đọc Thánh Kinh bởi - phanxicovn

Filled under:

Theo Linh mục Paul Valadier các sách Kinh Thánh chất chứa khôn ngoan minh triết, tri thức và kinh nghiệm, khôn ngoan này nhằm cảnh giác cho những người nắm quyền lực khỏi lạm dụng quyền của mình để trở nên độc tài.

Trong quyển sách “Khôn ngoan kinh thánh, khôn ngoan chính trị” (Sagesse biblique, sagesse politique, nxb Salvator) linh mục Dòng Tên, triết gia Paul Valadier đối chiếu thực tế chính trị của xã hội đương đại với khôn ngoan kinh thánh vượt lên khuôn khổ của các tín hữu: “Kinh Thánh chứa cả một kho tàng minh triết, chúng ta cẩn thận đứng đánh giá thấp các giá trị của nó”. Một lời mời gọi để nhận định giữa quyền lực và quyền uy và suy nghĩ về sự dấn thân về mặt chính trị để phục vụ lợi ích chung. 
Thánh Kinh dạy cho chúng ta, trong lãnh vực chính trị các thiện hướng tốt nhất có thể trở nên tệ nhất
Các chính trị gia cần đọc Thánh Kinh
Các câu chuyện của ông Nôê, của vua Đavít, vua Salomon có thể bị xem là những câu chuyện qua xưa cổ. Đó là cái nhìn biện minh cho các chính trị gia không muốn  quan tâm đến Thánh Kinh. Nếu khôn ngoan thánh kinh làm phong phú cho chính trị thì xã hội thế tục có thể tự đứng vững.
Theo Linh mục Paul Valadier các sách Thánh Kinh chất chứa khôn ngoan minh triết, tri thức và kinh nghiệm, khôn ngoan này nhằm cảnh giác cho những người nắm quyền lực khỏi lạm dụng quyền của mình để trở nên độc tài. 
Khôn ngoan thánh kinh chống lại cám dỗ trở nên độc tài
Các đề nghị của Linh mục Paul Valadier không cho rằng, trong Thánh Kinh có những lời dạy phải theo từng chữ để thay “Hiến chế hay điều chỉnh luật lệ của chúng ta”, đó là tư thế của trào lưu chính thống. Điều hữu ích cho chúng ta trong Kinh Thánh ở thế kỷ 21 này – hữu ích và gây cảm hứng – là sự “thông minh về các sự”.
Chúng ta thấy điều này trong các sách Cựu Ước và Tân Ước, nó giúp chúng ta “cảnh giác chống lại các cám dỗ liên tục, những cám dỗ của mọi thời”. Và nhất là cám dỗ của chủ nghĩa toàn trị. Đôi khi chỉ cần một chút. Linh mục Valadier nhắc lại, một lắng nghe kín đáo các trao đổi điện thoại của chúng ta thì sẽ làm dễ dàng và lối cuốn.
Khôn ngoan thánh kinh, các thất bại của con người
Ngày nay người ta thương hay dễ dàng và chế giễu tội tổ tông. Trong tác phẩm của mình, Linh mục Paul Valadier triển khai tỉ mỉ: theo cha, đây là bài học chủ yếu cho các chính trị gia của chúng ta. Đối với linh mục, điều cần thiết phải luôn giữ trong đầu, Thánh Kinh dạy cho chúng ta trong lãnh vực chính trị các thiện hướng tốt nhất có thể trở nên tệ nhất. Chính xác, linh mục cho rằng, ngược với triết lý của Thời Ánh Sáng, cho rằng các khó khăn của con người có thể vượt lên khi người công dân được giáo dục. “Nếu người cộng sản đã có thể hình dung trong một chốc, hệ thống của họ có thể sai lệch, thì có thể họ đã ít giáo điều hơn, ít độc tài hơn là họ đã độc tài”.
Linh mục Paul Valadier, triết gia, Dòng Tên, thần học gia, tác giả của nhiều quyển sách về triết lý chính trị, cha là giáo sư danh dự của Trung tâm Sèvres. Cha là chủ bút báo Nghiên cứu (Etudes) trong nhiều năm. Chuyên gia về triết gia Nietzsche, cha làm việc không ngơi nghỉ về các vấn đề luân lý chính trị, đối thoại trong xã hội chúng ta.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

“Tâm hồn người Irak bị giẫm đạp, phải vực họ dậy”


Sau khi thấy các tượng Đức Mẹ bị đập phá hàng loạt trong các nhà thờ vùng đồng bằng sông Ninivê, Đức ông Pascal Gollnisch, tổng giám đốc Tổ chức Từ thiện Đông phương đã đề nghị với các tín hữu Irak là sẽ cho họ các tượng mới. Đức ông đã đến Mossol cuối tháng 7 để đặt tượng cho các cộng đồng địa phương. 
Vì sao cha tặng 15 tượng Đức Mẹ cho các tín hữu Irak?
Các tượng Đức Mẹ này đã có ở các nhà thờ Irak từ lâu. Chúng tôi chỉ dựng lại. Lòng kính mến Đức Mẹ Lộ Đức rất mạnh ở đây, nhưng các tượng đã bị nhóm Hồi giáo ISIS hủy hàng loạt khi họ chiếm đồng bằng sông Ninivê. Tại sao? Vì nhóm Hồi giáo ISIS muốn triệt tất cả mọi dấu hiệu của sự hiện diện kitô giáo trong vùng, một hình thức diệt chủng, không những đuổi người dân mà còn hủy các biểu tượng.  Vậy mà tín hữu kitô đã ở Irak từ thuở khai sinh kitô giáo. Họ không phải là hậu duệ của các cuộc thập tự chinh, không phải là thực dân, cũng không phải là nhà truyền giáo, họ là các tín hữu kitô đầu tiên. Họ ở đây trước khi Âu châu theo kitô giáo!
Chúng tôi muốn đặt tượng Đức Mẹ Lộ Đức ở các thành phố đồng bằng sông Ninivê và thành phố Mossoul khi các thành phố này được giải phóng. Mẹ Maria sống ở Đông phương, Mẹ là hình ảnh người phụ nữ gần với người bệnh, người đau khổ trên toàn thế giới: giáo dân thấy mình nơi Đức Mẹ. Thêm nữa, người hồi giáo rất kính trọng Đức Mẹ Maria: nhiều đền thờ hồi giáo đặc biệt tôn kính Đức Mẹ ở Đông phương như ở các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Liban, và nam nữ tín hữu hồi giáo đến kính Đức Mẹ. 
Không có chuyện muốn tạo “bản sắc” đàng sau việc đặt tượng này nhưng là ý muốn, rằng, tín hữu kitô vùng này không muốn hận thù. 
Mẹ Maria là “nữ vương hòa bình” ...
Đúng vậy, Mẹ Maria là biểu tượng hòa bình. Các tượng này không phải là dấu hiệu hận thù nhưng là dấu hiệu của hòa bình: Không có chuyện muốn tạo “bản sắc” đàng sau việc đặt tượng này nhưng là ý muốn, rằng, tín hữu kitô vùng này không muốn hận thù. Họ khát vọng được sống chung giữa người Irak. Nhưng sẽ không đơn giản: còn quá nhiều bạo lực trong hai ngày qua vì nhóm Hồi giáo ISIS đã bị đẩy lui, việc sống chung có thể xây dựng lại được. Cần phải hoán cải tâm hồn, tâm trí nhưng tôi nghĩ đây là con đường có thể làm được. 
Vì sao cha chưa đặt tượng ở thành phố Mossoul, thành phố này được giải phóng ngày 9 tháng 7?
Chúng tôi cùng làm việc với các nhà thờ địa phương và chỉ họ mới biết lúc nào thuận tiện để đặt, vì sự hiện diện của tượng phải mang tính cách ticu chứ không phải là ngọn “cờ hiệu”.. Mười lăm tượng này đã được Giám mục địa phận Lộ Đức làm phép ở hang đá Đức Mẹ và đã được chở đi ngang Âu châu qua ngã Thổ Nhĩ Kỳ để đến Irak. Không tượng nào bị vỡ khi đến nơi là cả một phép lạ! Đây là chuyến đi đầu tiên, nếu cần chúng tôi sẽ chở thêm.
Một tín hữu kitô Irak trước hết là một người Irak, họ có quyền sống bình an trong xứ của họ. Mẹ Maria, người ngẫng đầu lên, có phải đó là lời kêu gọi người tín hữu iark cũng ngẫng đầu lên?
Các tượng này là một biểu tượng nhưng dĩ nhiên nó cũng là một hành động trong tổng thể hành động. Cùng với các hành động khác trong các tổ chức công giáo như hỗ trợ tín hữu kitô xây lại nhà cửa, thiết lập lại hệ thống điện nước, tái dựng lại kinh tế để người dân có thể về sống lại trong đồng bằng sông Ninivê. Phải bảo đảm an ninh vì không phải chỉ hủy đi các hệ thống mà nhóm Hồi giáo ISIS xây ở Irak là xem như mọi chuyện đã được giải quyết. Các bạo lực có thể dấy lên.
Chuyện rắc rối nhất là các giải pháp chính trị, làm sao để các khu vực của tín hữu kitô này được quản trị đúng, không phải trong một hình thức độc lập nhưng tự lập đủ để những người này có thể sống trong xứ của họ. Một tín hữu kitô Irak trước hết là một người Irak, họ có quyền sống bình an trong xứ của họ.
Các quyền lực quốc tế có vai trò của họ, đặc biệt là nước Pháp từ lâu đã giúp các tín hữu kitô rất nhiều trong thời gian họ biệt xứ nhưng các tổ chức quốc tế như tổ chức Liên hiệp Âu châu cũng phải giúp đỡ. Phải tái xây dựng lại toàn nước Irak: tâm hồn của người Irak bị tổn thương, bị giẫm đạp, phải vực họ dậy. Vì nhóm Hồi giáo ISIS không những chỉ là cuộc chiến đấu hồi giáo hay của những người khủng bố, nhưng đó còn là nạn khủng bố man rợ, đã vứt đi các tiêu chuẩn căn bản của thế nào là văn minh. Đàng sau khía cạnh thực tiễn, là vấn đề nguyên tắc chung của các nền văn minh nhân loại. Chúng ta không thể để cho sự man rợ chiến thắng.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:55

5 Phút cho Lời Chúa ngày 31/7/2017

Filled under:


LÀ MEN TIN MỪNG
“Nước Trời cũng giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba đấu bột, cho đến khi tất cả bột dậy men.” (Mt 13,33)
Suy niệm: Ba đấu bột khoảng 50kg bột, một khi đã dậy men, trương nở, đủ cho cả trăm người ăn no và ngon miệng. Ta có được thành quả ngoạn mục này đang khi chỉ cần một nắm men nhỏ xíu, rất ít so với khối bột to lớn. Nắm men thật kỳ diệu, âm thầm tác động đêm ngày để đem lại kết quả mấy ai ngờ. Nắm men ấy là hình tượng của người Ki-tô hữu giữa khối bột nhân loại, đặc biệt như trong xã hội Việt Nam hôm nay. Tại nhiều vùng miền, các Ki-tô hữu chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ bé. Tuy vậy, ta không tự ti hay ngã lòng, nhưng nỗ lực trở thành men Tin Mừng cho môi trường mình sống, để môi trường ấy được công bằng và liên đới hơn, huynh đệ và nhân nghĩa hơn.
Mời Bạn: Nếu hơn bảy triệu người Công giáo ở Việt Nam đồng lòng sống Tin mừng giữa lòng dân tộc, yêu thương  người lân cận, nâng đỡ, phục vụ người nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội, họ sẽ là men làm cho khối bột đồng bào mình được dậy men Tin Mừng, giúp cho xã hội được tốt đẹp hơn. Hãy bắt đầu là men Tin Mừng trước hết từ chính bạn, để qua đời sống của bạn, người lân cận có thiện cảm hơn với Chúa Giê-su.
Sống Lời Chúa: Tôi sẽ không nản lòng khi nỗ lực sống đức tin giữa đời thường, như có vẻ như “cánh én không làm nên mùa xuân.” Tôi tin những nỗ lực ấy như men đang âm thầm tác động nơi người khác. 
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa là men Tin Mừng số một, đem lại sự đổi mới cho cả nhân loại. Xin cho con cũng trở thành men Tin Mừng, âm thầm tác động từ từ vào môi trường, trong những người anh em chung quanh. Amen. 


Thánh I-nha-xiô ở Loyola (Y Nhã)
(1491-1556)
Vị sáng lập dòng Tên này đang trên đà danh vọng và quyền thế của một sĩ quan trong quân đội Tây Ban Nha thì một trái đạn đại bác đã làm ngài bị thương ở chân. Trong thời kỳ dưỡng bệnh, vì không có sẵn các cuốn tiểu thuyết để giết thời giờ nên ngài đã biết đến cuộc đời Đức Kitô và hạnh các thánh. Lương tâm ngài bị đánh động, và từ đó khởi đầu một hành trình lâu dài và đau khổ khi trở về với Đức Kitô.

Vào năm 1522, được thấy Mẹ Thiên Chúa trong một thị kiến, ngài thực hiện cuộc hành hương đến đan viện dòng Biển Đức ở Monserrat. Ở đây, ngài xưng thú tội lỗi, mặc áo nhặm và đặt thanh gươm trên bàn thờ Đức Maria thề hứa sẽ trở nên một hiệp sĩ cho Đức Mẹ.

Trong khoảng thời gian một năm, ngài sống gần Manresa, có khi thì ở với các tu sĩ Đa Minh, có khi thì ở nhà tế bần, nhưng lâu nhất là sống trong một cái hang ở trên đồi để cầu nguyện. Chính trong thời gian hoán cải này ngài bắt đầu một công trình mà sau đó rất nổi tiếng, cuốn Những Thao Luyện Tâm Linh.

Vào năm 1523, ngài rời Manresa đến Rôma và Giêrusalem, là nơi ngài sống nhờ việc khất thực và hăng say hoán cải người Hồi Giáo ở đây. Vì lo sợ cho tính mạng của ngài các tu sĩ Phanxicô khuyên ngài trở về Barcelona. Tin tưởng rằng kiến thức uyên bác sẽ giúp đỡ tha nhân cách thiết thực hơn, ngài dành 11 năm tiếp đó trong việc học ở Alcalá, Salamanca và Balê.

Vào năm 1534, lúc ấy đã 43 tuổi, cùng với sáu người khác (trong đó có Thánh Phanxicô Xaviê) ngài thề sống khó nghèo và khiết tịnh và tất cả cùng đến Đất Thánh. Các ngài thề quyết rằng nếu không thể ở đây thì sẽ dâng mình cho công việc tông đồ của đức giáo hoàng. Và đó là điều đã xảy ra. Bốn năm sau, Thánh Y Nhã hợp thức hóa tổ chức của ngài. Tu Hội của Đức Giêsu (Dòng Tên) được Đức Giáo Hoàng Phaolô III chuẩn nhận và Thánh Y Nhã được bầu làm bề trên đầu tiên.

Trong khi các bạn đồng hành được đức giáo hoàng sai đi truyền giáo thì Thánh Y Nhã vẫn ở Rôma, chăm sóc tổ chức mới của ngài nhưng vẫn dành thời giờ để thành lập các nhà cho cô nhi, cho người tân tòng. Ngài thành lập Trường Roma (sau này là Đại Học Grêgôriô), với mục đích là trường này sẽ trở nên khuôn mẫu cho các trường của Tu Hội.

Thánh Y Nhã đích thực là một vị thần bí. Ngài tập trung vào đời sống tâm linh dựa trên các nền tảng thiết yếu của Kitô Giáo -- Thiên Chúa Ba Ngôi, Đức Kitô, Bí Tích Thánh Thể. Linh đạo của ngài được tỏ lộ trong châm ngôn của Dòng Tên, ad majorem Dei gloriam -- "để Thiên Chúa được vinh danh hơn." Trong quan niệm của ngài, sự tuân phục là một đức tính nổi bật nhằm đảm bảo cho thành quả và sự năng động của tu hội. Mọi hoạt động phải được hướng dẫn bởi lòng yêu mến Giáo Hội thực sự và tuân phục Đức Thánh Cha vô điều kiện, vì lý do đó, mọi thành viên của dòng phải khấn lời thề thứ tư, đó là phải đến bất cứ đâu mà đức giáo hoàng đã sai đi để cứu rỗi các linh hồn.

Lời Bàn
Vào năm 1517, Luther đã niêm yết các đề án của ông lên cửa nhà thờ ở Wittenberg. Mười bảy năm sau, Thánh Y Nhã sáng lập một tu hội góp phần quan trọng trong việc chống lại sự cải cách Tin Lành. Ngài là một kẻ thù bất khả tiêu diệt của Tin Lành. Tuy nhiên, trong lời lẽ của ngài người ta vẫn thấy tiềm ẩn sự đại kết: "Phải rất thận trọng khi đưa ra các chân lý chính truyền để nếu người lạc giáo có mặt ở đó, họ sẽ cảm nhận được lòng bác ái và sự ôn hòa Kitô Giáo. Không được dùng lời lẽ cứng rắn và cũng không được khinh miệt những sai lầm của họ." Một trong những khuôn mặt vĩ đại của phong trào đại kết hiện nay là Đức Hồng Y Bea, một linh mục dòng Tên.

Lời Trích
Thánh Y Nhã đề nghị lời nguyện sau đây cho các hối nhân: "Lạy Chúa, xin hãy chấp nhận mọi đặc quyền, mọi ký ức, mọi hiểu biết và toàn thể ý chí của con. Ngài đã ban cho con tất cả những gì con có, tất cả con người của con, và con xin phó thác chúng cho thánh ý của Ngài, để Ngài tùy ý sử dụng. Con chỉ xin Chúa ban cho con tình yêu và ơn sủng. Được như thế, con đã giàu sang đủ và không dám đòi hỏi gì nữa."

Tiếng Kêu Của Ếch

Một vị ẩn sĩ đạo đức nọ nổi tiếng là người có thể sai khiến được thú vật.
Một buổi tối nọ, ông đang tịnh niệm cầu nguyện, một con ếch không biết từ đâu cất tiếng kêu lên inh ỏi. Vị ẩn sĩ cố gắng tập trung ý chí vào lời cầu nguyện để không còn nghe tiếng ếch kêu nữa. Nhưng ông càng cố gắng, tiếng ếch càng kêu to. Không còn tự chế được nữa, vị ẩn sĩ quát lên: "Hãy câm miệng cho ta cầu nguyện được không?".
Mệnh lệnh đầy uy lực của nhà ẩn sĩ đã bịt miệng được chú ếch. Thinh lặng trở lại với không gian. Nhưng cũng chính lúc đó, nhà ẩn sĩ như nghe vang vọng trong tâm hồn ông một tiếng kêu khác. Ông nghe như có người nói với ông rằng: "Có lẽ Chúa cũng ưa thích tiếng kêu của ếch như lời cầu kinh của ngươi". Vị ẩn sĩ hỏi vặn lại: "Tiếng kêu của ếch mà cũng làm cho lỗ tai của Chúa vui được saỏ". Tiếng kêu trong tâm hồn ông đáp trả: "Vậy thì ngươi có biết tại sao Chúa tạo ra âm thanh không?".
Vị ẩn sĩ chợt hiểu được bài học từ trong nội tâm... Ông đến bên cửa sổ và ra lệnh cho chú ếch: "Nào, hãy hát lên đi". Tiếng kêu của chú ếch vang lên, mấy chú ếch xung quanh cũng hòa theo một nhịp tạo thành một bài ca lúc trầm lúc bổng, lúc dặt dìu, lúc tha thiết... Ðêm vắng bỗng trở nên vui hơn.
Với sự khám phá trên đây, trái tim của nhà ẩn sĩ bỗng trở nên hài hòa với vũ trụ và lần đầu tiên trong đời, ông hiểu được thế nào là cầu nguyện.
Sự cầu nguyện thường cần phải có một khung cảnh thích hợp. Có một không gian đặc biệt dành cho cầu nguyện, có một quãng thời gian đặc biệt dành cho cầu nguyện, có một bầu khí đặc biệt dành cho cầu nguyện. Ðó là điều thiết yếu dành cho cuộc sống con người.... Ðó là lý do hiện hữu của một bàn thờ nhỏ trong nhà, đó là mục đích của các ngôi thánh đường.
Tuy nhiên, sự cầu nguyện sẽ đánh mất của nó, nếu con người đóng khung nó trong một khung cảnh và bầu khí đặc biệt. Cầu nguyện là một gặp gỡ với Chúa và đồng thời cũng là một giao kết với tha nhân. Thiên Chúa, chúng ta không thể đóng khung trong bốn bức tường vắng lặng của nhà thờ. Con người, chúng ta phải gặp gỡ ngay trên chợ đờị
Thành ra, lời cầu nguyện đích thực phải là lời cầu nguyện mà con người có thể dâng lên Thiên Chúa trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong bất cứ lúc nào, bằng tất cả cuộc sống. Lời cầu nguyện đích thực là lời cầu nguyện được thốt lên trong thời thuận tiện cũng như không thuận tiện. Lời cầu nguyện đích thực là cả một cuộc sống tuân phục ý Chúa, một cuộc sống hài hòa với tha nhân, một cuộc sống "xin vâng" trong từng phút giây.

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:30

Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

Gia đình dâng hiến: Ba anh em, ba linh mục

Filled under:


Khi ơn gọi Giáo hội công giáo ở Phương Tây đang trên đà đi xuống thì một gia đình ở Mỹ dâng hiến ba con trai của mình cho Giáo hội.
Theo hãng tin AP cho biết, họ là Luke, Vincent và Jake thuộc gia đình Strand, tất cả ba ae đều đáp lời kêu gọi của Chúa, lời kêu gọi đã có từ lâu qua bà ngoại Ruth của gia đình, bà cầu nguyện hết sức hết lòng để làm sao chỉ có một trong ba cháu của bà làm linh mục. Lúc nào bà cũng lặp đi lặp lại với các cháu: “Có thể nào một trong ba các con làm linh mục không?” Và các cháu vừa cười vừa trả lời bà: “Dám lắm!” Người anh cả Luke nhớ lại: “Không khi nào chúng tôi nghĩ đến chuyện đi học để thành linh mục”.
“Ơn gọi là món quà của Chúa!”
Cuối cùng, tất cả mọi người đều ngạc nhiên khi ba anh em thay phiên nhau đi tu, trước hết, ba anh em có khát khao được tận hiến cho chức thánh. Anh Luke cho biết: “Bỗng nhiên ơn gọi linh mục đến trong đầu tôi. Tôi ngạc nhiên vì tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện này trước đó”. Rồi đến Jake, người em út: “Mới đầu tôi nghĩ, không thể được, làm sao tôi lại được gọi để phục vụ Giáo hội; với tôi công việc này là của anh Luke. Cuối cùng tôi hiểu, đây hoàn toàn không phải là công việc ... mà đúng là một món quà của Chúa!”
“Bà con thường hỏi chúng tôi, làm sao chúng tôi dạy các con để chúng chọn được đời sống như vậy. Thật khôi hài, vì chúng tôi thật sự chẳng làm gì đặc biệt: các con chúng tôi nhận được giáo dục cổ điển nhất: thể thao, vui chơi với bạn bè, đi học.. .”, cha mẹ ba anh em cho biết.
Ba anh em cùng chọn một con đường ... và cùng gặp các khó khăn giống nhau! Khó khăn chính yếu là lời khấn giữ độc thân.

Tại sao các vợ chồng tín hữu kitô phải mang nhẫn?

bởi phanxicovn
Nhẫn cưới không phải là một biểu tượng, nó nói lên các đức tính vững bền. Dù làm bằng đồng, bằng bạc, bằng vàng hay bất cứ hợp kim nào, chiếc nhẫn mang rất nhiều giá trị mà Giáo hội đã biến chiếc nhẫn thành biểu tượng cho giao ước bất khả phân ly của hai vợ chồng.
Nơi người Do Thái và người Rôma – người ta còn ngờ rằng ở các dân tộc lương dân – người đàn ông có truyền thống mang nhẫn vào ngón áp út cho vợ mình, như bằng chứng của sự tin tưởng. Ngày xưa đó là bản sao một chiếc vòng hay một dấu ấn mà người chồng mang ở ngón trỏ của mình, đặt người đàn bà dưới quyền của mình. Phong tucï phổ biến ở tầng lớp khá giả hơn là người thường.
Ngày nay, truyền thống này không có cùng ý nghĩa như ngày xưa. Người đàn ông đàn bà ở bất cứ thành phần nào đều trao nhẫn trong ngày lễ cưới như dấu chỉ của tình yêu, họ mang nhẫn ở ngón áp út trái.
Phong tục này có từ thế kỷ thứ 6 trong hôn nhân của các tín hữu kitô, sau đó được lan ra khắp toàn thế giới. Ở một vài nước, các chiếc nhẫn này được “long trọng” đặt trong chiếc gối nhỏ và một em bé mang lên cho cô dâu chú rể.
Khi cử hành bí tích hôn phối, linh mục rảy nước thánh lên nhẫn và mời đôi tân hoan trao nhẫn, họ thề hứa trưởng thành với nhau suốt đời.
Hôn nhân, một ơn gọi
Dĩ nhiên nghi thức này không bắt buộc phải có trong bí tích hôn phối, cũng không có một giá trị nào để chứng thực cho hôn nhân. Nhưng nhẫn cưới cũng có thể mang khía cạnh thiêng liêng theo hình ảnh chiếc nhẫn ngư ông của Đức Giáo hoàng khi ngài nhận vào đầu triều giáo hoàng của mình hoặc nhẫn của hàng giáo sĩ như của các hồng y, giám mục, các nữ tu ...

Từ một chiếc vòng kim loại, chiếc nhẫn cưới được làm phép, được nâng giá trị và nó trở thành vật dụng thiêng liêng, nhắc cho cô dâu chú rể nhớ, hôn nhân cũng là một ơn gọi, cần có những từ bỏ, những hy sinh thánh hiến.
Dấu hiệu cầu nguyện của Giáo hội dành cho con cái mình, chiếc nhẫn thể hiện một sự trợ giúp thiêng liêng và có thể có sức mạnh loại được các cám dỗ và sự dữ đưa đến việc ngoại tình.
Còn hơn cả một hành vi yêu thương, trung tín hoặc bổn phận vợ chồng, mang nhẫn luôn là một cách tốt để bảo vệ vì có lời nói, khi một cặp vợ chồng kết hiệp, Thiên Chúa gởi một thiên thần đặc biệt đến bảo vệ họ để họ thành một da một thịt. Họ không là hai nhưng là một cho đến khi cheat: “Quả vậy, khi người ta từ cõi chết sống lại, thì chẳng còn lấy vợ lấy chồng, nhưng sẽ giống như các thiên thần trên trời” (Mc 12, 25).
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch


Posted By Đỗ Lộc Sơn06:47

SUY NIỆM CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN A

Filled under:


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Mátthêu (Mt 13: 44-52)


"Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy. "Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp. Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy. "Nước Trời lại còn giống như chuyện chiếc lưới thả xuống biển, gom được đủ thứ cá. Khi lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi nhặt cá tốt cho vào giỏ, còn cá xấu thì vứt ra ngoài. Đến ngày tận thế, cũng sẽ xảy ra như vậy. Các thiên thần sẽ xuất hiện và tách biệt kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ người công chính, rồi quăng chúng vào lò lửa. Ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng. "Anh em có hiểu tất cả những điều ấy không?" Họ đáp: "Thưa hiểu". Người bảo họ: "Bởi vậy, bất cứ kinh sư nào đã được học hỏi về Nước Trời, thì cũng giống như chủ nhà kia lấy ra từ trong kho tàng của mình cả cái mới lẫn cái cũ".

SUY NIỆM 1

Anh em có hiểu tất cả những điều ấy không?”

Sau khi dùng các dụ ngôn: “kho báu chôn giấu trong ruộng”, “thương gia đi tìm ngọc đẹp”, “chiếc lưới thả xuống biển, gom được đủ thứ cá” để nói về Nước Trời, Chúa Giêsu chất vấn các môn đệ rằng: họ có hiểu những điều Người giảng dạy hay không.

Quả vậy, Chúa Giêsu đến thế gian với sứ vụ loan báo Tin Mừng cứu độ, rao giảng tình yêu Thiên Chúa cho tất cả mọi người. Chúa đã dùng tất cả mọi phương thế nhằm chu toàn sứ vụ đó: giảng dạy bằng Kinh Thánh và những câu chuyện gần gũi với đời sống dân chúng, hiện diện, chữa lành và thậm chí hy sinh chính mạng sống của mình. Vấn đề là không phải tất cả đều sẵn sàng học hỏi, thông hiểu và mở lòng mình ra để đón nhận sứ điệp mà Người rao giảng. Họ đã vô tình đánh mất kho tàng quý giá mà Thiên Chúa dành sẵn cho họ.

Hôm nay, Chúa cũng đặt câu hỏi này cho chính chúng ta: “Anh em có hiểu tất cả những điều ấy không?”. Thánh ý cứu độ luôn được thể hiện và hồng ân Chúa vẫn đầy tràn chan chứa trong cuộc đời của mỗi người chúng ta. Phần chúng ta, rất nhiều lần đã thờ ơ và dửng dưng trước lời mời gọi của Chúa, rất nhiều lần chúng ta đã không nhiệt tâm học hỏi và suy gẫm những giáo huấn của Chúa và Giáo Hội. Hậu quả là chúng ta đã không ít lần lạc lối và bất an, bối rối khi phải chọn lựa, giải quyết những khó khăn, thử thách trong đời sống gia đình, xã hội và mọi biến cố của cuộc đời. Chúng ta đã không “hiểu tất cả” những điều Chúa muốn thực hiện nơi chúng ta.

Xin cho chúng ta biết ham hỏi học biết Lời Chúa để có thể can đảm và tín thác vào thánh ý Chúa trên mỗi người chúng ta.

Lạy Chúa, xin ban Thánh Thần Chúa soi dẫn để chúng con có thể lắng nghe và thấu hiểu những điều Chúa truyền dạy nơi Kinh Thánh, nơi giáo huấn của Hội Thánh và nơi các biến cố của cuộc đời, ngõ hầu chúng con có thể vững vàng bước đi và đạt tới hạnh phúc Nước Trời. Amen.

GKGĐ Giáo Phận Phú Cường

SUY NIỆM 2
Trong Tin Mừng theo thánh Mát-thêu, khi nói về Nước Trời, Đức Giê-su dùng nhiều dụ ngôn. Theo sự phân chia của lịch phụng vụ năm A, những dụ ngôn này được công bố trong ba Chúa Nhật liên tiếp, Chúa Nhật XV (dụ ngôn Người Gieo Giống), Chúa Nhật XVI (dụ ngôn Cỏ Lùng, dụ ngôn Hạt Cải, dụ ngôn Nắm Men) và Chúa Nhậ XVII hôm nay (dụ ngôn Kho Tàng, dụ ngôn Viên Ngọc và dụ ngôn Mẻ Lưới).
Như thế, một dụ ngôn không thể diễn tả hết được mầu nhiệm Nước Trời ; và để hiểu và sống mầu nhiệm Nước Trời, chúng ta cần lắng nghe nhiều dụ ngôn, vì mỗi dụ ngôn nói cho chúng ta một khía cạnh về mầu nhiệm Nước Trời.
1. Các dụ ngôn về Nước Trời
Dụ ngôn Người Gieo Giống (13, 1-23) là dụ ngôn đầu tiên, vì thế là dụ ngôn của mọi dụ ngôn, là “dụ ngôn mẹ”. Thực vậy, dụ ngôn này mặc khải cho chúng ta “những điều được giữ kín từ thủa tạo thiên lập địa” (c. 35), đó là mầu nhiệm Ngôi Lời Thiên Chúa trong Sáng Tạo, mầu nhiệm Ngôi Lời Thiên Chúa trong Lịch Sử, ngang qua những mảnh đất khác nhau và những hình ảnh nói về tội và Sự Dữ, về mầu nhiệm Nhập Thể và về mầu nhiệm Vượt Qua. Do đó, các Tin Mừng kể về dụ ngôn này dài nhất: dụ ngôn Người Gieo Giống (c. 1-9); ngôn ngữ dụ ngôn (c. 10-17); giải thích dụ ngôn Người Gieo Giống (c. 18-23). Và vì tầm mức quan trọng của dụ ngôn Người Gieo Giống, nên Đức Giê-su đã trách các môn đệ, khi họ xin Người giải thích: “Anh em không hiểu dụ ngôn này, thì làm sao hiểu các dụ ngôn khác” (Mc 4, 13).
Sau dụ ngôn Người Gieo Giống, Đức Giê-su kể thêm một loạt sáu dụ ngôn. Tùy theo nội dung, các dụ ngôn này có thể được sắp xếp như sau:
(A) Dụ ngôn cỏ lùng (c. 24-30)
(B)Dụ ngôn hạt cải và nắm men (c. 31-33)
Du ngôn kho tàng và ngọc quí (c. 44-46)
(A’) Dụ ngôn mẻ lưới (c. 47-50)
(1) Dụ ngôn cỏ lùng và mẻ lưới nói về thời điểm tận cùng chắc chắn sẽ xẩy ra và về hành động của chính Thiên Chúa tách biệt ánh sáng và bóng tối, sự sống và sự chết, điều tốt và điều xấu, những người công chính và những người gian ác.
(2) Dụ ngôn hạt cải và nắm men nói về sự lớn mạnh và viên mãn tất yếu của Nước Trời, do dù điểm khởi đầu rất nhỏ bé, giới hạn và khiêm tốn.
(3) Hai dụ ngôn kho tàng và viên ngọc quí khá giống nhau, vì đều nói đến thời gian sống hôm nay và đến hành động của con người, hành động này là sự lựa chọn dứt khoát, triệt để và trong niềm vui hướng về điều rất cao quí mình hằng ao ước và tìm kiếm.
Các dụ ngôn này soi sáng cho nhau, bởi vì nếu nhóm dụ ngôn thứ nhất chất vấn chúng ta và làm cho chúng ta sợ hãi, thì nhóm dụ ngôn thứ hai và thứ ba mang lại cho chúng ta niềm hi vọng và chỉ ra cho chúng ta con đường vượt qua sự sợ hãi, đó là lòng khao khát và tìm kiếm « Điều Cao Quí ». Và « Điều Cao Quí », chính là Đức Ki-tô, là lựa chọn và dấn thân trọn vẹn, triệt để và dứt khoát để có được « Điều Cao Quí », như kinh nghiệm của chính thánh Phao-lô :
Những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Ki-tô, tôi cho là thiệt thòi. Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Ki-tô Giê-su, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Ki-tô và được kết hợp với Người.
(Phil 3, 7-8)
Còn một điều khác, rất thú vị, chúng ta cũng cần để ý, đó là, để giúp chúng ta hiểu Nước Trời, ngang qua các dụ ngôn, Đức Giê-su khởi đi từ những điều rất đời thường ở dưới đất, đó là hạt giống, cây lúa, cọng cỏ, đánh bắt cá, kho tàng, viên ngọc. Do đó, chúng ta được mời gọi « bắt chước » Đức Giê-su, và nhất là dưới ánh sáng đến từ ngôi vị của Ngài, từ lời nói và hành động của Ngài và nhất là từ mầu nhiệm Vượt Qua, chúng ta được mời gọi nhìn, nghe và sống những thực tại đời thường trong thiên nhiên và trong đời sống của chúng ta, như là những « dụ ngôn » nói về Nước Thiên Chúa và nói về chính Thiên Chúa.

2. Tại sao Đức Giê-su dùng dụ ngôn?
Đức Giê-su giảng dạy bằng dụ ngôn, đó là vì dụ ngôn có nhiều nghĩa, giống như một bức tranh; và vì thế, dụ ngôn rất tôn trọng ngôi vị và tự do của người nghe, như chính Đức Giê-su hay kết thúc dụ ngôn bằng câu nói: “Ai có tai thì nghe” (c. 9). Người nghe có thể tự do chú ý đến bất cứ chi tiết nào, hay tự do đặt mình vào bất cứ yếu tố biểu tượng (chẳng hạn hình ảnh mảnh đất sỏi đá, đất không nhiều) hay nhân vật nào trong dụ ngôn, và tự mìmh khám phá ra ý nghĩa tùy theo kinh nghiệm sống, vấn đề và tâm trạng hiện có của mình. Đức Giê-su thích dùng dụ ngôn là vì vậy, Ngài tôn trọng ngôi vị và tự do của chúng ta, dù chúng ta là ai và đang ở trong tình trạng nào.
Ngoài ra, khi các môn đệ hỏi Người: “Sao Thầy lại dùng dụ ngôn mà nói với dân chúng?” (c. 10) Đức Giê-su trả lời rằng, đó là ngôn ngữ dành riêng cho những người có ơn hiểu biết, là các môn đệ:
Bởi vì anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không.
(c. 11)
Vì thế, khi nghe các dụ ngôn, các môn đệ với ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời, họ sẽ được hiểu mầu nhiệm này sâu rộng hơn nữa, như Người nói: “Ai đã có thì được cho thêm và sẽ có dư thừa” (c. 12). Trong khi đó, dân chúng, vì không có ơn hiểu biết, họ giống như người “nhìn mà không nhìn, nghe mà không nghe không hiểu”! Vậy, để hiểu các dụ ngôn, chúng ta phải có ơn “hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời”; và các mầu nhiệm Nước Trời là các mầu nhiệm liên quan đến chính ngôi vị của Đức Giê-su, bởi vì Người rao giảng Nước Trời và làm cho Nước Trời hiện diện bằng chính ngôi vị của mình. Vì thế, để đón nhận ơn “hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời”, chúng ta không có con đường nào khác, là con đường đi theo Đức Giê-su như người môn đệ.
Chúng ta là Ki-tô hữu, nghĩa là người môn đệ của Đức Ki-tô, người đi theo Đức Ki-tô trong một ơn gọi, ơn gọi gia đình hay dâng hiến, chúng ta hãy khát khao và xin Người ban cho chúng ta ơn “hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời”, để chúng ta biết lắng nghe các dụ ngôn nói về Nước Trời và để, như các môn đệ, có thể trả lời cho Đức Giê-su như các môn đệ, khi Người hỏi:
“Anh em có hiểu tất cả những điều ấy không?” Họ đáp: “Thưa hiểu.”
(c. 51)
Và một khi biết lắng nghe các dụ ngôn, chúng ta cũng sẽ “lắng nghe” đời mình như là một dụ ngôn nói về Thiên Chúa và Nước của Người, bởi lẽ dụ ngôn là kinh nghiệm sống được hiểu dưới ánh của Đức Giê-su Ki-tô, Con TC, Ngôi Lời nhập thể. Khi đó, có thể nói chúng sẽ giống như các “kinh sư” được học hỏi về Nước Trời. Thật vậy, Đức Giê-su nói:
Bởi vậy, bất cứ kinh sư nào đã được học hỏi về Nước Trời, thì cũng giống như chủ nhà kia lấy ra từ trong kho tàng của mình cả cái mới lẫn cái cũ.
(c. 52)
Và xin Chúa đừng để chúng ta tự đặt mình vào phía “dân chúng” hay đám đông, nghĩa là nhóm người lòng đã ra chai đá, khiến họ “bịt tai nhắm mắt”, hoặc “có lắng tai nghe cũng chẳng hiểu, có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy”. Bởi vì, ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời có liên quan đến đối mắt và đôi tai.

3. Dụ ngôn cỏ lùng và chiếc lưới
Thế giới chúng ta đang sống giống như cánh đồng lúa, trong đó có lúa, những cũng có cỏ, cỏ ở khắp nơi; hay giống như cá ở dưới biển : có đủ thứ cá, cá tốt và cá xấu. Các dụ ngôn, khi được hiểu dưới ánh sáng của mầu nhiệm Vượt Qua, sẽ củng cố niềm hi vọng mỏng dòn của chúng ta.
Với dụ ngôn thứ nhất về cỏ lùng, chúng ta cần ghi nhận rằng, chính kẻ thù đã gieo điều xấu. Điều này có nghĩa là, điều xấu không đến từ chúng ta, nhưng đến từ bên ngoài, từ Con Rắn (x. St 3, 1-7). Sự thật này phải giải phóng chúng ta khỏi mặc cảm tội lỗi chết chóc, và cởi bỏ khỏi lòng chúng ta trách nhiệm hoàn toàn đối với sự dữ và tội lỗi. Sự dữ đến từ bên ngoài và mạnh hơn chúng ta ; vì thế, chúng ta là nạn nhân cần được thương cảm hơn là bị lên án. Nhưng nếu Sự Dữ mạnh hơn chúng ta, thì Thiên Chúa mạnh hơn Sự Dữ. Lịch sử cứu độ, mà điểm tới là Mầu nhiệm Vượt Qua, nói cho chúng ta chân lí này.
Dụ ngôn này nói cho chúng ta biết rằng cây lúa, nghĩa là sự thiện, vẫn được bảo vệ và gìn giữ cho đến cùng, nghĩa là cho đến mùa gặt. Vì thế, chúng ta không cần phải đối đầu với sự dữ để chống chọi với sức của chúng ta, bởi vì Đức Giê-su mời gọi chúng ta « Đừng chống lại kẻ dữ » (Mt 5, 39) ; trong cuộc Thương Khó, Đức Giê-su đã sống lời này của Ngài, và sống cho đến cùng. Hơn nữa, chúng ta đâu có chống lại được Sự Dữ (x. St 3, 1-7) ; và thực tế cho thấy, chúng ta hay dùng phương tiện của Sự Dữ để chống lại Sự Dữ. Nhưng chúng ta được mời gọi nhận ra và làm cho sinh hoa kết quả « phần đất tốt » vốn có nơi chúng ta, nhận ra « hạt giống » tốt lành đã được gieo, và vẫn được gieo cách quảng đại mỗi ngày. Bởi vì, chúng ta được dựng nên bởi Ngôi Lời (x. St 1 và Ga 1, 3), theo hình ảnh của Ngôi Lời và cho Ngôi Lời. Và chính Sự Thiện và những gì thuộc về Sự Thiện có sức mạnh lấn át Sự Dữ và những gì thuộc về Sự Dữ, tương tự như ánh sáng phá tan bóng tối một cách tự nhiên và tất yếu.
Theo hai dụ ngôn này, sự phân loại sau cùng là điều tất yếu, vì sẽ đến lúc ánh sáng, sự sống và sự thiện sẽ phải tách rời tuyệt đối khỏi bóng tối, sự chết và sự dữ ; đó là lúc chúng ta phải trở về với Chúa hay vào ngày tận thế, và thời điểm này có thể làm cho chúng ta sợ hãi, bởi vì chúng ta hay tự xếp loại mình. Chúng ta hãy để cho Chúa « xếp loại » chúng ta : chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, được sinh ra và được tái sinh làm con Thiên Chúa trong Đức Ki-tô. Vì thế, trong Ngài, không còn bị lên án nữa (x. Rm 8, 1) : chúng ta là giống tốt sinh ra lúa tốt, chúng ta là « cá tốt » chứ không phải cá xấu, là chiên chứ không phải là dê (x. Mt 25, 31-46). Chúa mời gọi chúng ta nhận ra, ước ao và nỗ lực sống mỗi ngày căn tính của chúng ta, ngang qua sự mỏng dòn và những thăng trầm của cuộc sống.
Chắc chắn, chúng ta sẽ là những « người công chính » (c. 43) vào thởi điểm tận cùng của cuộc sống và của thời gian, vào thởi điểm mà chỉ còn một mình Thiên Chúa mới có thể hành động mà thôi. Chúng ta là những người công chính không phải là do nỗ lực của chúng ta, vì chúng ta không thể tự tạo cho mình đức công chính của Nước Trời xuất phát từ con tim (x. Mt 7, 17-48), nhưng là đức công chính đích thực mà Đức Ki-tô chết và phục sinh ban cho chúng ta, như thánh Phao-lo nói :
Những ai Thiên Chúa đã tiền định, thì Người cũng kêu gọi; những ai Người đã kêu gọi, thì Người cũng làm cho nên công chính; những ai Người đã làm cho nên công chính, thì Người cũng cho hưởng phúc vinh quang (Rm 8, 30)

4. Dụ ngôn hạt cải và nắm men
Hai dụ ngôn này diễn tả Nước Trời rất nhỏ bé và rất tự nhiên (nghĩa là không có những yếu tố “lạ thường” mà các dụ ngôn thường có), nhỏ bé và tự nhiên như chính hình thức (rất ngắn) và nội dung của dụ ngôn (hạt cải và nắm men nhỏ bé khiêm tốn). Tuy nhiên, niềm hy vọng mà hai dụ ngôn này có thể khơi dậy nơi tâm hồn người nghe thì rất to lớn và rất siêu nhiên:
Niềm hy vọng to lớn. Bất chấp tất cả, bất chấp Sự Dữ, bất chấp những hoàn cảnh khó khăn hay bất lợi, bất chấp những giới hạn, yếu đuối, tội lỗi của loài người, của người khác, của anh em, của chị em và của chính chúng ta, bất chấp hạt giống rất nhỏ bé mong manh đang có trong thế giới, trong cộng đoàn và trong lòng chúng ta, Nước Trời mà chúng ta hy sinh cả đời để xây dựng trong hành trình đi theo Đức Ki-tô trong ơn gọi gia đình hay ơn gọi dâng hiến, tất yếu sẽ hiện hữu, lớn mạnh và đạt tới sự viên mãn. Hình ảnh cây cải cành lá sum suê đến độ chim trời làm tổ trên cành được và hình ảnh cả ba thúng bột dậy men diễn tả sự viên mãn tất yếu của Nước Trời.
Niềm hy vọng siêu nhiên. Bởi vì đó chỉ có thể là công trình của Thiên Chúa, công trình kì diệu diễn ra trước mắt chúng ta. Thật ra, ngay trong tiến trình lớn lên tự nhiên của hạt cải, tiến trình dậy men tự nhiên trong ba thúng bột, đã có điều gì đó là siêu nhiên rồi, trong mức độ con người không thấu suốt và làm chủ được hoàn toàn.
Điều mà hai dụ ngôn này muốn diễn tả, đang được thực hiện cho cộng đoàn chúng ta, cho từng người chúng ta mỗi ngày ngang qua việc đọc và cầu nguyện với Lời Chúa, ngang qua Thánh Lễ được cử hành và ngang qua ngày sống được nuôi dưỡng bằng Lời và Mình của chính Đức Ki-tô. Từng ngày và từng ngày, dù bất cứ điều gì đã xẩy ra trong nội tâm của chúng ta, tất cả chúng ta, từng người và cả cộng đoàn, đã được Chúa gieo hạt giống và tất cả đã được Chúa vùi vào một nắm men. Hạt giống và nắm men thật nhỏ bé và mong manh, nhưng tất yếu sẽ trở nên to lớn và bền vững. Bởi vì đó là sức mạnh tất yếu của Lời Chúa. Hạt giống và nắm men chính là Lời Chúa.
Lời TA, một khi xuất phát từ miệng ta, sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó.
(Is 55, 11)
Trong bữa tiệc li, theo Tin Mừng Gioan, Đức Giêsu nói: « Anh em là bạn của Thầy » và « Không có ai có tình yêu lớn hơn người từ bỏ sự sống cho những người bạn của mình » (Ga 15, 13-14). Qua hành vi trao bánh và rượu cho các môn đệ, qua hành vi rửa chân của các ông, Đức Giêsu muốn thánh Phê-rô và tất cả chúng ta hiểu ra rằng, Ngài không chỉ muốn gieo Lời của Ngài, nhưng còn muốn gieo chính bản thân của Ngài. Vì Lời của Ngài và Ngôi Vị của Ngài là một. Hạt giống và nắm men chính là Sự Thiện và Sự Sống nơi Đức Kitô, mạnh hơn Sư Dữ và Sự Chết, chính vì vậy mà sự viên mãn của Nước Trời là tất yếu.

5. Dụ ngôn kho báo và ngọc quí
a. Dụ ngôn kho báu
Một người đi bán tất cả những gì mình có để mua một thủa ruộng. Hành động của người này vừa tận căn và vừa kì lạ.
Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy.
Tận căn, vì người này bán tất cả những gì mình có ; tính tận căn hệ ở « tất cả », chứ không phải một phần. Như thế, ngang qua quyết định bán tất cả, người này dấn thân hoàn toàn và dứt khoát. Và chúng ta có thể nói rằng, ở đâu có sự dấn thân hoàn toàn và dứt khoát vì điều gì đó, có giá trị lớn lao, ở đó có sự hiện diện của Nước Trời.
Kì lạ, bởi vì người này đi bán tất cả những gì mình có, nhưng rốt cuộc là để mua một thủa ruộng, bề ngoài xem ra rất bình thường ; hơn nữa, anh ta còn thực hiện việc mua bán này trong niềm vui. Đúng là thủa ruộng này không giống như các thủa ruộng khác, nhưng không ai biết chuyện này, chuyện thủa ruộng mà người này mua có ẩn chứa kho tàng. Người này có kinh nghiệm đích thân khám phá ra kho tàng và chôn dấu lại.
Như thế, điều làm cho người này dấn thân trọn vẹn và dứt khoát, đó là khám phá ra một cách đích thân điều thuộc bình diện bí ẩn, chứ không phải lộ ra bên ngoài, nhưng có giá trị rất lớn lao, lớn lao đến độ mang lại cho anh niềm vui, đi bán tất cả, từ bỏ tất cả để sống với kho tàng được chôn dấu trong thủa ruộng. Đó là gì nếu không phải là Ngôi Vị tuyệt vời của Đức Ki-tô hiện diện cách kín ẩn trong những trang sách có vẻ bình thường của Kinh Thánh, và Ngài cũng hiện diện nơi những gì và những ai bé nhỏ, hiền lành và khiêm tốn.
b. Dụ ngôn ngọc quí
Dụ ngôn viên ngọc quí dường như có cùng một sứ điệp như dụ ngôn kho báu :
Một thương gia đi tìm ngọc đẹp. Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy.
Tuy nhiên, nếu chúng ta để ý, vẫn có sự khác biệt đầy ý nghĩa giữa hai dụ ngôn: trong dụ ngôn thứ nhất, Đức Giê-su nói: “Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn dấu trong ruộng…”; nhưng trong dụ ngôn thứ hai: “Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp”. Như thế, dụ ngôn thứ nhất nhấn mạnh đến đối tượng được tìm thấy, còn dụ ngôn thứ hai mời gọi chúng ta chú ý đến người đi tìm.
Vậy, chúng ta có đang đi tìm những gì có giá trị lớn lao không ? Đó là những gì ? Chúng ta đã tìm thấy chưa ? Nếu đã tìm thấy, đâu là quyết định của chúng ta ?
Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc, S.J

Posted By Đỗ Lộc Sơn06:41