CHỨNG NHÂN ĐÍCH THỰC
“Phần tôi, tôi có một lời chứng lớn hơn lời chứng của ông Gioan: đó là những việc Chúa Cha đã giao cho tôi để tôi hoàn thành; chính những việc tôi làm đó làm chứng cho tôi rằng Chúa Cha đã sai tôi.” (Ga 5,36)
Suy niệm: Không ít người giải thích lòng Chúa thương xót cách tùy tiện, như thể không cần một tấm lòng thành sám hối và khát khao nên thánh nào của tội nhân. Họ làm ra vẻ từ tâm và làm cho người nghe hiểu lệch lạc rằng, ơn thánh quí báu từ giá máu của Chúa trên thánh giá là thứ “ân sủng rẻ tiền”, nghĩa là được tha thứ mà không cần lòng thống hối, được rước lễ mà không cần xưng tội, được giải tội mà không cần đích thân đến tòa giải tội. Thật là lệch lạc và quá nguy hiểm! Trái lại, làm chứng cho lòng thương xót của Thiên Chúa không phải là muốn làm gì thì làm, hoặc nói hay làm những điều thỏa mãn thị hiếu của đám đông, mà là nói những điều Thiên Chúa muốn nói và làm những việc Thiên Chúa muốn thực hiện. Chúa Giê-su khẳng định, những việc Ngài làm theo ý của Chúa Cha chứng minh Ngài được Chúa Cha sai đến.
Mời Bạn: Bạn hiểu thế nào về lòng Chúa thương xót? Bạn sống và giải thích lòng Chúa thương xót có đúng với ý của Giáo Hội khi loan báo lòng Chúa thương xót không?
Sống Lời Chúa: Xét mình, thống hối và can đảm tiến đến tòa giải tội.
Cầu nguyện: Ánh mắt đầy yêu thương của Chúa đã giải thoát ông Da-kêu và thánh Mát-thêu khỏi ách nô lệ bạc tiền; làm cho người đàn bà ngoại tình và thánh Ma-đa-lê-na không còn tìm hạnh phúc nơi loài thụ tạo; cho thánh Phê-rô khóc lóc ăn năn sau khi chối Chúa và hứa ban thiên đàng cho kẻ trộm có lòng thống hối.
“Phần tôi, tôi có một lời chứng lớn hơn lời chứng của ông Gioan: đó là những việc Chúa Cha đã giao cho tôi để tôi hoàn thành; chính những việc tôi làm đó làm chứng cho tôi rằng Chúa Cha đã sai tôi.” (Ga 5,36)
Suy niệm: Không ít người giải thích lòng Chúa thương xót cách tùy tiện, như thể không cần một tấm lòng thành sám hối và khát khao nên thánh nào của tội nhân. Họ làm ra vẻ từ tâm và làm cho người nghe hiểu lệch lạc rằng, ơn thánh quí báu từ giá máu của Chúa trên thánh giá là thứ “ân sủng rẻ tiền”, nghĩa là được tha thứ mà không cần lòng thống hối, được rước lễ mà không cần xưng tội, được giải tội mà không cần đích thân đến tòa giải tội. Thật là lệch lạc và quá nguy hiểm! Trái lại, làm chứng cho lòng thương xót của Thiên Chúa không phải là muốn làm gì thì làm, hoặc nói hay làm những điều thỏa mãn thị hiếu của đám đông, mà là nói những điều Thiên Chúa muốn nói và làm những việc Thiên Chúa muốn thực hiện. Chúa Giê-su khẳng định, những việc Ngài làm theo ý của Chúa Cha chứng minh Ngài được Chúa Cha sai đến.
Mời Bạn: Bạn hiểu thế nào về lòng Chúa thương xót? Bạn sống và giải thích lòng Chúa thương xót có đúng với ý của Giáo Hội khi loan báo lòng Chúa thương xót không?
Sống Lời Chúa: Xét mình, thống hối và can đảm tiến đến tòa giải tội.
Cầu nguyện: Ánh mắt đầy yêu thương của Chúa đã giải thoát ông Da-kêu và thánh Mát-thêu khỏi ách nô lệ bạc tiền; làm cho người đàn bà ngoại tình và thánh Ma-đa-lê-na không còn tìm hạnh phúc nơi loài thụ tạo; cho thánh Phê-rô khóc lóc ăn năn sau khi chối Chúa và hứa ban thiên đàng cho kẻ trộm có lòng thống hối.
Thánh Ðaminh Saviô
(c. 1857)
(c. 1857)
Thanh Daminh Savio Nhiều người thánh thiện dường như lại chết yểu. Trong số đó có Thánh Ðaminh Saviô, quan thầy của các chú hội hát.
Sinh trong một gia đình nông dân ở Riva, Ý Ðại Lợi, ngay từ khi lên bốn, mẹ ngài đã thấy cậu con trai bé nhỏ quỳ cầu nguyện trong một góc nhà. Lúc năm tuổi, ngài là chú giúp lễ. Khi lên bẩy, ngài được Rước Lễ Lần Ðầu. Vào ngày trọng đại ấy, ngài đã chọn phương châm: "Thà chết chứ không phạm tội!" và ngài luôn luôn giữ điều ấy.
Quả thật, Ðaminh là một cậu bé bình thường nhưng lòng yêu mến Thiên Chúa của cậu thật phi thường.
Vào lúc 12 tuổi, Ðaminh theo học trường của Thánh Don Bosco. Qua cách cầu nguyện của Ðaminh, mọi người trong trường đều nhận thấy cậu thật khác biệt. Ðaminh yêu quý tất cả mọi người, và dù trẻ hơn họ, cậu cũng lo lắng để ý đến họ. Cậu sợ rằng họ sẽ mất ơn sủng của Thiên Chúa vì tội lỗi.
Có lần, chúng bạn đưa cho cậu xem hình ảnh đồi trụy. Vừa thoáng nhìn thấy, cậu đã cầm lấy tờ báo xé tan ra từng mảnh và hỏi, "Thiên Chúa ban cho chúng ta cặp mắt để nhìn những điều xấu xa như vậy hả? Các anh không thấy xấu hổ sao ?"
Một lần khác, hai đứa con trai giận dữ lấy đá ném nhau. Thấy thế, Ðaminh đứng vào giữa, cầm tượng thánh giá nhỏ đưa lên cao, và nói, "Trước khi đánh nhau, mấy anh hãy nhìn vào thánh giá và nói, 'Ðức Giêsu Kitô vô tội khi Ngài chịu chết đã tha thứ cho kẻ giết mình. Tôi là kẻ tội lỗi, và tôi sẽ làm đau khổ Ngài khi không tha thứ cho kẻ thù.' Rồi sau đó mấy anh hãy bắt đầu -- và hãy ném đá tôi trước!"
Hai anh kia cảm thấy xấu hổ, xin lỗi nhau và hứa sẽ đi xưng tội.
Sức khoẻ của Ðaminh rất mỏng manh, thường hay đau yếu luôn và đưa đến biến chứng về phổi khiến cậu phải về nhà để tĩnh dưỡng. Tuy nhiên, khi ở nhà, bệnh tình lại càng gia tăng nên đã được chịu các Bí Tích sau cùng. Lúc ấy Ðaminh mới 15 tuổi, nhưng cậu không sợ chết. Thật vậy, cậu vô cùng sung sướng khi nghĩ đến lúc được lên thiên đàng. Ngay trước khi chết, cậu cố gượng ngồi dậy. Cậu nói thầm vào tai cha mình, "Giã biệt bố." Rồi bỗng dưng mặt cậu tươi sáng với nụ cười rạng rỡ. Cậu kêu lên, "Con đang nhìn thấy những điều kỳ diệu!" và trút hơi thở cuối cùng.
Chính Thánh Don Bosco là người viết lại tiểu sử của Ðaminh Saviô.
Ðaminh Saviô được phong thánh năm 1954. Trong buổi lễ phong thánh, Thánh Giáo Hoàng Piô X đã nói, "Một thiếu niên như Ðaminh, là người cố gắng giữ mình sạch tội từ khi rửa tội cho đến khi chết, quả thật là một vị thánh."
Lời Trích
Thánh Ðaminh Saviô thường nói, "Tôi không làm được những điều trọng đại. Nhưng tôi muốn tất cả những gì tôi làm, ngay cả những gì nhỏ nhặt nhất, là để vinh danh Thiên Chúa ."