CÙNG ĐI VỚI ĐẤNG PHỤC SINH
“Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?” (Lc 24,32)
Suy niệm: Từ Giê-ru-sa-lem đi Em-mau đường chim bay dài khoảng gần 12km, một con đường khá dài với khách bộ hành. Con đường ấy lại càng như dài vô tận với hai môn đệ mệt mỏi, rã rời bỏ cuộc, về lại quê cũ. Cùng với người bạn đồng hành Giê-su, những cây số đường dài ấy rồi cũng kết thúc. Thế nhưng quan trọng hơn, nỗi buồn, lòng tuyệt vọng của hai môn đệ cũng tan biến theo từng cây số. Điều gì đã tạo nên sự kỳ diệu này? Thưa, nhờ người bạn đồng hành Giê-su: lời gợi ý để họ thổ lộ, tâm tình lắng nghe, lời giải thích ý nghĩa đau khổ trong chương trình cứu độ. Nhờ đó, 'lòng họ bừng cháy lên,' ý nghĩa đời sống trở nên rõ nét hơn, đêm đen trở thành ánh sáng ban ngày.
Mời Bạn: Em-mau nằm ở phía tây Giê-ru-sa-lem, hướng mặt trời lặn. Vì thế, con đường Em-mau cũng có thể được coi như hành trình của cuộc đời bạn, hành trình đi đến chỗ kết thúc cuộc sống thể lý. Bạn không cô đơn, vì có Đức Giê-su đồng hành với bạn, trò chuyện với bạn, giải thích Kinh Thánh cho bạn, và bẻ Bánh Sự Sống trao cho bạn mỗi ngày.
Sống Lời Chúa: Ngày hôm nay vẫn có nhiều người như đang lê gót về Em-mau trong buồn chán, mất hết hy vọng. Tôi sẽ tập “đồng hành” với họ qua thái độ quan tâm, lắng nghe, giải thích Lời Chúa cho họ trong khả năng của mình.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, con ngắm nhìn Chúa cùng bước với hai môn đệ Em-mau trên con đường dài. Ngày hôm nay, con tin rằng Chúa cũng đang đồng hành với con trên hành trình về quê trời. Xin cho con luôn hy vọng vì có Chúa hiện diện với con. Amen.
“Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?” (Lc 24,32)
Suy niệm: Từ Giê-ru-sa-lem đi Em-mau đường chim bay dài khoảng gần 12km, một con đường khá dài với khách bộ hành. Con đường ấy lại càng như dài vô tận với hai môn đệ mệt mỏi, rã rời bỏ cuộc, về lại quê cũ. Cùng với người bạn đồng hành Giê-su, những cây số đường dài ấy rồi cũng kết thúc. Thế nhưng quan trọng hơn, nỗi buồn, lòng tuyệt vọng của hai môn đệ cũng tan biến theo từng cây số. Điều gì đã tạo nên sự kỳ diệu này? Thưa, nhờ người bạn đồng hành Giê-su: lời gợi ý để họ thổ lộ, tâm tình lắng nghe, lời giải thích ý nghĩa đau khổ trong chương trình cứu độ. Nhờ đó, 'lòng họ bừng cháy lên,' ý nghĩa đời sống trở nên rõ nét hơn, đêm đen trở thành ánh sáng ban ngày.
Mời Bạn: Em-mau nằm ở phía tây Giê-ru-sa-lem, hướng mặt trời lặn. Vì thế, con đường Em-mau cũng có thể được coi như hành trình của cuộc đời bạn, hành trình đi đến chỗ kết thúc cuộc sống thể lý. Bạn không cô đơn, vì có Đức Giê-su đồng hành với bạn, trò chuyện với bạn, giải thích Kinh Thánh cho bạn, và bẻ Bánh Sự Sống trao cho bạn mỗi ngày.
Sống Lời Chúa: Ngày hôm nay vẫn có nhiều người như đang lê gót về Em-mau trong buồn chán, mất hết hy vọng. Tôi sẽ tập “đồng hành” với họ qua thái độ quan tâm, lắng nghe, giải thích Lời Chúa cho họ trong khả năng của mình.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, con ngắm nhìn Chúa cùng bước với hai môn đệ Em-mau trên con đường dài. Ngày hôm nay, con tin rằng Chúa cũng đang đồng hành với con trên hành trình về quê trời. Xin cho con luôn hy vọng vì có Chúa hiện diện với con. Amen.
ÔNG THÁNH GIOAN CLIMACÔ
TU VIỆN TRƯỞNG
(525 – 605)
TU VIỆN TRƯỞNG
(525 – 605)
Người ta không được biết đích xác giải đất nào đã là nơi chôn nhau cắt rốn của Thánh Gioan Climax. Theo thuyết đáng tin cậy hơn cả, có lẽ thánh nhân sinh tại xứ Palestina vào khoảng năm 525. Sở dĩ người ta gọi ngài là Gioan Climacô vì ngài đã sáng tác một tác phẩm thời danh với nhan đề Climacộ Đây là một danh từ Hi lạp có nghĩa: "Thang Thiên Quốc". Vì thế trước đây các sách đạo Việt Nam gọi ngài là Gioan Thang. Thánh nhân là môn đệ thánh Grêgorio Nazian. Ngay từ nhỏ Gioan đã tỏ ra là người có thiên tài. Nhờ sự chuyên cần và trí khôn sắc sảo, Gioan đã sớm hấp thụ được một vốn kiến thức khá đầy đủ về mọi khoa học. Năm lên 16 tuổi, Gioan dâng mình cho Chúa tại tu viện núi Sinai. Tại đây Gioan được một tu viện trưởng đạo đức quý danh Máctiriô hướng dẫn chu đáo trên đường trọn lành. Tu viện trưởng Máctiriô rất quý mến Gioan. Ngài đưa Gioan tới thăm thánh Anastasiô, bấy giờ đang làm Tổng Giám mục thành Antiôkia. Thánh Anastasiô tiên báo sau này Gioan sẽ làm bề trên tu viện núi Sinai. Sau đó cha bề trên lại đưa Gioan tới thăm một vị tu hành đáng kính tên là Gioan Sabaite, thầy được vị tu hành tiếp đãi hết sức nồng hậu.
Chính vị tu hành lấy nước rửa chân cho Gioan. Thầy một mực từ chối, nhưng vị ẩn tu lão thành tuyên bố đây là vinh dự đặc biệt cho mình vì được tiếp đãi và rửa chân cho một vị tu viện trưởng tương lai của tu viện núi Sinai. Năm 560, tu viện trưởng Máctiriô tạ thế. Cũng từ năm đó Gioan bỏ tu viện vào tu trong một nơi hoang vắng và sống ở đó suốt 40 năm trời. Ngài ăn tất cả những gì cha giải tội cho phép; nhưng ngài ăn rất ít, hình như là nếm chứ không phải là ăn. Đến sau, để hãm mình nhiệm nhặt hơn, thánh nhân chỉ ăn bánh với nước lã. Ngài sống một đời thánh thiện phi thường đến nỗõi ai trông thấy cũng cho là người của thiên quốc giáng trần. Ngày đêm thánh nhân giam mình trong hang đá để tâm hồn chìm đắm trong lời kinh và suy niệm. Hang đá lạnh lẽo thường vang lên những lời ca hòa lẫn với những tiếng than khóc. Đôi mắt ngài đã trở nên như hai suối nước. Bao nhiêu thời giờ nhàn rỗi, thánh nhân đổ dồn vào việc sáng tác những tác phẩm tu đức. Nói tới những tác phẩm tu đức của ngài, chúng ta không thể không nhắc tới cuốn: "Thang Thiên Quốc", một tác phẩm tu đức thời danh và sâu sắc nhất của thánh nhân. Nội dung cuốn sách rất phong phú được viết ra với chủ đích giúp các linh hồn tiến tới trên đường trọn lành.
Chiếc "Thang Thiên Quốc" của thánh nhân gồm 30 bậc, nhờ đó các linh hồn có thể leo tới đỉnh trọn lành.
Mùi thơm nhân đức của thánh nhân lan tỏa khắp nơi lôi cuốn một số lớn thanh niên có thiện chí muốn sống đời thánh thiện. Trong số thanh thiếu niên này người ta nhận thấy có Maisen là người có thiện chí hơn cả. Maisen đến năn nỉ thánh nhân cho phép theo hầu ngài để học đòi bắt chước nhân đức của người thánh. Vị tu hành mở rộng tay đón tiếp Maisen và quý mến chàng như một người con vậy. Tình yêu đã khiến ngài linh cảm thấy những tai họa, để kịp thời che chở cho Maisen.
Lần kia thánh nhân sai Maisen đem ít hạt giống đi gieo ngoài vườn bên rừng. Maisen vui vẻ ra đi làm việc chăm chỉ.
Trưa đến, vì quá mệt nhọc và vì sức nóng gay gắt của mặt trời, chàng nằm dưới tảng đá lớn và ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Đang suy sưa trong giấc điệp, Maisen như mơ màng nghe có tiếng thánh nhân gọi. Chàng giật mình tỉnh dậy vội chạy về nhà. Maisen vừa chạy khỏi, hòn đá liền nứt làm hai và đổ sụp xuống chính chỗ Maisen vừa nằm ngủ. Thực vậy, chính hôm đó trong lúc chiêm bao, thánh nhân được Thiên Chúa bảo cho biết mối nguy hiểm môn đệ ngài sắp sửa gặp. Thánh nhân liều cầu xin Thiên Chúa cho môn đệ ngài thoát khỏi và Thiên Chúa đã chấp nhận lời ngài xin.
Lần khác một tu sĩ tên là Isaac bị cám dỗ rất mạnh về đức sạch sẽ. Isaac ra sức chống trả nhưng vẫn vô hiệu. Thầy rất buồn phiền, ngày kia thầy đánh bạo tới trình với thánh Gioan tất cả những nỗi lo lắng của mình. Người của Thiên Chúa đem hết lời an ủi Igiaác và nói: "Con yêu quý, giờ đây chúng ta hãy khiêm tốn quỳ gối cầu khẩn Thiên Chúa giúp. Người đầy lòng nhân hậu và khoan hồng sẽ không bao giờ từ chối lời chúng ta nguyện xin. Nguyện vừa dứt, Isaac cảm thấy mình được thanh thoát nhẹ nhõm khác thường.
Đời sống thánh thiện của thánh nhân thật như đá nam châm thu hút nhiều người. Người ta tìm đến chỗ ngài để được nghe ngài giảng thuyết lời hằng sống. Đầy lòng bác ái, thánh nhân không ngần ngại thông truyền cho họ ánh sáng chính ngài đã tiếp nhận được trong lúc suy niệm.
Thanh danh của ngài một ngày một lừng lẫy khiến nhiều kẻ ghen tương và tìm cách hãm hại ngài. Họ vu cáo và nói xấu ngài nhiều điều, nhưng ngài không đối đáp lại bằng lời nói, ngài chỉ nhịn nhục, hiền hòa và khiêm tốn. Thấy thế, bọn địch thủ hổ thẹn trước những hành động đê tiện của mình. Họ kéo đến xin lỗi thánh nhân và xin ngài tiếp tục tổ chức những cuộc giảng thuyết đã bị họ làm gián đoạn.
Trong lúc thánh nhân đang suy mê với đời sống tu hành nơi rừng vắng, bỗng một biến cố khá quan trọng tới làm thay đổi hẳn cuộc sống thường nhật của ngài. Tu viện trưởng tu viện núi Sinai vừa tạ thế; các tu sĩ hướng cả về thánh nhân. Họ đồng thanh chọn thánh Gioan làm tu viện trưởng mà không đếm xỉa chi tới những lời phản kháng của ngài. Rút cuộc thánh nhân đành phải nhận vì biết đó là thánh ý Thiên Chúa.
Từ nay Gioan như ngọn đèn được đặt trên đế cao để chiếu rọi xa hơn. Ý thức đến trách vụ nặng nề đó, nên ngài hằng đem hết năng lực để điều khiển tu viện. Ngài tổ chức lại tu viện cho có quy củ hơn. Ngài nhằm nâng cao tinh thần và chú trọng về phương diện thiêng liêng hơn hình thức bề ngoài. Tài cai trị và đức khôn ngoan ấy khiến mọi người trong dòng đều cảm phục.
Công nghiệp của ngài đã to tát dường ấy nên, ngay khi còn sống lời ngài cầu xin thường được Chúa ưng nhận ngay. Có một lần xứ Palestina bị hạn hán, ruộng nương bị nứt nẻ hết; người ta lo sợ những ngày mất mùa và bệnh dịch xẩy đến. Động lòng trắc ẩn, thánh nhân cầu nguyện xin Chúa cho mưa. Tức thì trời đổ mưa liên tiếp mấy ngày làm cho ruộng nương phì nhiêu.
Gần cuối đời thánh nhân tiếp được thư của Đức Giáo hoàng Grêgoriô Cả yêu cầu ngài xây cất một bệnh viện dành riêng cho các khách hành hương Đất thánh. Thánh nhân vâng lời khởi công xây cất một bêïnh viện xong thánh nhân ngã bêïnh nặng. Tuổi cao sức yếu không chịu nổi cơn bệnh quá phũ phàng, thánh nhân đã trút hơi thở cuối cùng giữa đoàn con thân yêu đang quây quần quanh giường ngài bùi ngùi thương nhớ.
Giáo hội mừng lễ thánh nhân vào ngày 30 tháng 03. các hoạ sĩ thường vẽ thánh nhân tay cầm thang biểu hiệu cuốn "Thang Thiên Quốc" mà thánh nhân đã dầy công sáng tác.