THƯỞNG PHẠT
(1)
.Nhiều người nghe nói đến Tôn Giáo thì nghĩ ngay đến
Thưởng Phạt. Họ có quan niệm, Trời là một vị chỉ làm có hai việc
thưởng và phạt. Rồi họ theo Tôn Giáo, họ lo giữ Tôn Giáo, cũng
chỉ vì họ sợ bị phạt, họ mong cho được thưởng. Dần dần, vô tình,
chứ không phải cố ý, họ đã đổi Tôn Giáo thành ra ích kỷ, họ chỉ lo
cho họ, đổi Tôn Giáo thành ra một thứ thương mãi, họ mua bán
tính toán làm thế nào để được thưởng cho nhiều và bị phạt rất ít; có
người cũng vô tình đổi những việc rất tốt đẹp như đọc kinh cầu
nguyện, xây dựng chùa chiền, nhà thờ, thánh thất thành ra những
việc mua chuộc Trời, mua chuộc thần thánh.
Vì đâu có như thế? Nguyên vì người ta vốn sẵn tính ích kỷ,
ai cũng muốn được sung sướng, và tránh đau khổ cho mình. Rồi có
những người muốn sai khiến điều này hay xa lánh điều khác thì đặt
ra những thứ Thưởng Phạt, để khuyến khích hay là ngăn ngừa
người ta. Đến khi muốn dạy cho người ta ăn ở đạo đức, tránh điều
tội lỗi, cũng đem Thưởng Phạt mà khuyến khích và ngăn ngừa. Vì
nói thái quá khiến cho có người chỉ thấy một khía cạnh sửa phạt.
Vậy Trời có Thưởng Phạt chăng? Trời có quyền đến vạn
vật, tất nhiên Trời vẫn có quyền Thưởng Phạt vạn vật. Vì nói đến
một vị có quyền là nói đến Thưởng Phạt, cũng như nói đến
Thưởng Phạt là nói đến một vị bề trên, một vị có quyền. Vậy nói
Trời Thưởng Phạt không phải là một điều sai lầm. Nhưng xin ai
đừng nhìn Tôn Giáo chỉ trong một vấn đề Thưởng Phạt. Và xin
đừng nghĩ Trời Thưởng Phạt như người ta. Tuyệt nhiên là không
có điều gì bất công. Và Trời không dùng phần thưởng để mua
chuộc người ta, để làm cho người ta thêm kiêu ngạo. Trời cũng
không dùng phần phạt để làm cho người ta đau khổ. Vì xét cho kỹ,
nhiều khi thưởng hay phạt chỉ là những phương pháp khuyến khích
hay ngăn ngừa còn kém cỏi. Nếu người trên người dưới đã lên đến
một bậc cao sáng suốt khôn ngoan, thì không còn dùng đến
phương pháp Thưởng Phạt. Vậy cần phải phân biệt cho rõ ràng.
Khi nói đến Trời Thưởng Phạt, cần phải tuyệt đối tránh những ý
2
tưởng kém cỏi như của người ta để mua chuộc, hay là làm đau khổ
thế nào.
Người ta có thể Thưởng Phạt sai lầm, chứ Trời tuyệt nhiên
không có một chút nào bất công, hay là sai lầm trong việc Thưởng
Phạt. Vậy rất cần khi nói Trời Thưởng Phạt người ta, đừng có ý
tưởng như những Thưởng Phạt của người ta ở dưới đất này. Dù có
những câu hay những việc trong Thánh Kinh, cũng cần phải hiểu
thế nào để tránh cho khỏi gán những điều sai lầm, hay là bất công
hoặc hung ác cho Trời, là những điều rất mâu thuẫn với tính cách
chí thánh, chí minh, chí nhân và chí ái của Trời.
Vậy khi Tôn Giáo nói đến Thưởng Phạt, là nói Trời có
quyền đến hạnh phúc hay đau khổ của người ta, nhưng Trời không
lập ra những thứ để lừa gạt mua chuộc người ta hay là những thứ
để làm đau khổ người ta. Có lẽ nói được là tự người ta thưởng hay
là tự người ta phạt lấy mình, trong đường lối đã quy định do Trời.
Có những việc thế nào thì gây nên kết quả thế nào. Trời chí nhân,
chí ái, khi nào Trời cũng dùng quyền nhân từ vô lượng vô biên để
tha thứ, Trời vẫn tha. Ngoài ra, theo thường, Trời vẫn tôn trọng
luật pháp của Trời. Khác nào ai biết ăn chất bổ thì thêm sức khỏe,
ai biết học thì thuộc bài, thì thi đỗ, chứ không phải Trời thưởng sức
khỏe hay thưởng thi đỗ cho riêng ai. Cũng như ai lái xe không cẩn
thận thì bị tai nạn, chứ không bao giờ Trời lại dùng đau ốm hay tai
nạn mà phạt người này người kia.
Dù là đời sau, được lên thiên đàng hay phải xuống hỏa
ngục, cũng không phải là chỉ tự Trời đưa lên thiên đàng, hay tự
Trời đuổi xuống hỏa ngục. Nhưng theo luật của Trời, ai ăn ở đạo
đức lương thiện, nghĩa là biết thờ phượng Trời, thì được sáng suốt
để biết thương yêu người ta; khôn ngoan biết giữ gìn thì được lên
thiên đàng; còn không thờ phượng Trời, thì phải tối tăm mù quáng,
làm hại người ta và làm hại mình, rồi bị xuống hỏa ngục. Tuy
nhiên, vạn sự vẫn trong quyền phép của Trời. Dù là việc trong
phạm vi thiên nhiên, nhất nhất đều phải nhờ ơn Trời và cần ơn
Trời, huống nữa trong phạm vi siêu nhiên, người ta có hình hài vật
chất mà được lên thiên đàng.
Còn việc sa xuống hỏa ngục, dĩ nhiên là không thể nói
được ơn Trời, cũng dĩ nhiên không nói được là Trời đuổi xuống
đấy. Dù người ta phạm tội quái gở đến chừng nào, trở nên như ma
quỷ, Trời cũng vẫn nhân từ vô cùng, Trời không nỡ đuổi người ta,
cũng như dù con cái có xấu xa tật nguyền đến thế nào, cha mẹ
3
cũng không nỡ đuổi con, có chăng chỉ dọa con ít lâu để cho nó hối
cải, chứ đâu nỡ đuổi đời đời.
Vậy bị xuống hỏa ngục là hoàn toàn tự người ta, không thể
vào thiên đàng nên phải vào hỏa ngục, vì chỉ có hai nơi, không ở
nơi này thì ở nơi kia, chứ sau ngày tận thế, không còn có một nơi
nào để chờ đợi thay đổi. Hiều được như thế, mới tránh khỏi điều
mâu thuẫn là vừa nói Trời nhân từ vô cùng, lại vừa nói Trời hung
ác đuổi người này kẻ khác xuống hỏa ngục, mặc dù họ phạm tội
ghê gớm, họ cũng vẫn còn là con người, dù có nói là họ giống như
ma quỷ, hay là thành ma quỷ sau khi đã vào hỏa ngục. Thành thử
Trời có thưởng có phạt, nhưng xin ai đừng nghĩ đừng nói Trời
thưởng Trời phạt như người ta; đừng nghĩ và đừng nói đến Thưởng
Phạt, chỉ nói về thương yêu.
***
(2).Vì quen với ý tưởng càng có quyền cai trị, điều khiển,
thì càng Thưởng Phạt. Tính người ta, ai cũng muốn được thưởng
và sợ bị phạt, nên xưa nay, nhiều luân lý và Tôn Giáo tin Trời làm
hai việc này. Tin chắc chắn đến nỗi kể người phủ nhận như là quái
gở, vô luân và vô đạo. Có người tưởng phải nói Trời thưởng và
Trời phạt để khuyến khích việc thiện và ngăn ngừa việc ác. Họ
không ngờ đó chỉ là một cách dạy người ấu trĩ về phần cơ thể hay
trí tuệ. Cũng là một cách phản ngược luân lý và Tôn Giáo, vì nuôi
tính ích kỷ, kiêu ngạo, nhu nhược, sợ hãi của con người. Ngày nay,
có nhiều phương pháp giáo dục tổ chức phản đối những cách thức
đó. Đời sau là hậu quả đời này, ai quen làm việc thiện thì ở với
người thiện, quen làm điều ác thì ở với người ác, gọi là thiên đàng
tiên cảnh hay là âm ty địa ngục. Cũng như ăn phải chất độc thì sinh
bệnh, uống được thuốc bổ thì có sức khỏe, chứ không phải sau khi
ăn uống, rồi Trời can thiệp phạt hay thưởng.
Thưởng phạt là thay đổi, trước không mà sau có là trái với
vĩnh viễn. Lại phải theo một luật pháp nào, điều kiện nào, công
việc gì, như tùy thuộc người ta có công hay có tội, thế là trái với
toàn quyền toàn năng. Nếu thưởng trên phần công nghiệp, thì bất
công, tư vị. Nếu phần thưởng chỉ là một thứ bề ngoài, vật chất,
hình thức, thì giả dối, lừa gạt. Nếu thưởng để khuyến khích, thì
nuôi tính ích kỷ và kiêu ngạo của những người thi hành để được
thưởng và để khoe khoang. Đó là những điều trái với Trời chí minh
và chí công.
Hay là có thể hiểu, thưởng là do cấp trên cho cấp dưới điều
sung sướng, và phạt là bắt điều đau khổ. Theo nghĩa này, chỉ có thể
4
nói Trời thưởng; không thể nói Trời phạt. Còn nói thưởng là cho
trên phần công nghiệp, khác với trả công, thì thưởng lại bất công,
tại sao đáng ít mà cho nhiều? Hoặc lấy cớ Trời thương yêu, thì ai
đáng thương yêu chừng nào, Trời thương yêu chừng ấy. Nhiều nhà
thần học Tây Phương muốn nhấn mạnh nguyên lý Trời chỉ tùy
mình, không tùy thụ tạo, nên đã dạy ai đáng nhiều ít, chỉ tùy Trời
thương yêu nhiều hay ít. Rồi có người kết luận, Trời có thưởng
chăng, cũng là thưởng chính mình, vì tự người ta không có gì đáng
cho Trời thương và Trời thưởng. Mới nghe qua mấy ý tưởng này,
tưởng là rất hay, có vẻ đạo đức nhiệt thành, tôn kính Trời. Nhưng
nghĩ kỹ lại, dường như chơi chữ, hay là Trời thương và Trời
thưởng tùy tiện không có luật pháp gì cả, chỉ độc đoán và độc tài;
lại là điều trái với bậc chí minh và chí thiện. Còn phạt là vì kém
cỏi, không biết có cách nào hơn; vì độc ác, hung dữ, muốn làm cho
người ta đau khổ; cũng nuôi tính ích kỷ và sợ hãi của những người
thi hành để cho khỏi bị thiệt hại, không cần gì hiểu biết và tự do,
không vì điều hợp lý và ích lợi. Đó là những điều trái với Trời chí
minh và toàn năng, chí nhân và chí thiện.
Với quan niệm như thế, có thể có Tôn Giáo quả quyết
không tin Trời thưởng phạt. Nhưng vẫn tin, ai theo ý và luật của
Trời thương yêu thì được sung sướng; ai không theo thì bị đau khổ;
theo định luật của Trời nhân nào quả ấy, quen thế nào thì được hay
bị thế ấy.
Tuy nhiên, không nên hiểu luật nhân quả một cách máy
móc, dường như không có Trời, hay Trời bỏ mặc người ta. Trới chí
minh, định luật của Người khôn ngoan, sáng suốt vô cùng, không
thiếu một chi tiết nhỏ mọn thế nào. Có thể ví như một bài toán đại
số, các số cộng trừ thêm bớt là nguyên nhân, mà tổng số là kết quả,
không thể lầm lẫn sai chậy. Trời chí thiện, sắp đặt đầy đủ các điều
kiện tương xứng; có những nguyên nhân thế nào, bổ túc thừa trừ,
để cho có hậu quả tốt đẹp. Trời không cần làm như người ta can
thiệp xét xử để kết án.
Trước là vì Trời chí minh, biết rõ ràng từng chi tiết của mỗi
việc, khả năng, tính tình, hoàn cảnh, ảnh hưởng của mỗi người.
Sau là vì Trời không thay đổi để vào trong thời gian. Về phần
người ta, bao lâu còn sống trên mặt đất này, nhiều người không
biết rõ mình có những nhân nào và quả nào. Nhưng đến khi bước
vào vĩnh viễn, thì không còn gì vương vấn, trông thấy được rõ
ràng, nên cũng hiểu phần mình lãnh nhận rất hợp lý hợp tình,
không nói là Trời thưởng phạt; chỉ biết hậu quả rất chính đáng, vì
5
mình đã giữ Tôn Giáo là liên lạc với Trời và với người ta thế nào,
hay là đã theo hay không theo định luật của Trời.
THẢO LUẬN
* Xưa nay vẫn nghe người ta nói, Thiên Chúa tạo nên thiên
đàng để thưởng kẻ lành, và làm ra hỏa ngục để phạt kẻ dữ; sao
bây giờ lại nói lên thiên đàng không phải là được Thiên Chúa
thưởng, xuống hỏa ngục không phải là bị Thiên Chúa phạt?
-May quá, nhờ câu hỏi như thế để nói thêm cho rõ ràng,
chứ không thì người nghe sẽ hiểu lầm. Việc được lên thiên đàng
hay bị xuống hỏa ngục đều là việc trong định luật của Thiên Chúa,
cần phải hiểu Thiên Chúa không Thưởng Phạt như người ta, nghĩa
là thưởng hay phạt là như hai việc thêm vào, có thể không làm mà
cứ làm. Nếu bảo phạt là ác, là dữ, là trả thù, thì đâu dám quả quyết
không bao giờ Thiên Chúa phạt. Còn nói thưởng là làm cho người
ta sung sướng, thì cũng đâu dám quả quyết là bao giờ Thiên Chúa
cũng sẵn sàng thưởng cho người ta mà không có tiêu chuẩn nào,
chỉ vì người ta không lo cho có điều kiện để mà lãnh phần thưởng
của Thiên Chúa, lại vướng mắc phải những điều kiện để bị đau
khổ, chứ không phải là Thiên Chúa phạt.
Còn bảo rằng Thiên Chúa tạo nên thiên đàng để thưởng
người lương thiện, Thiên Chúa làm ra hỏa ngục để phạt kẻ hung
ác, chỉ là một kiểu nói, nên hiểu về nghĩa bóng, chứ không nên
hiểu về nghĩa đen. Vì thiên đàng là Thiên Chúa, là một bên Thiên
Chúa, là gần Thiên Chúa, thì Thiên Chúa không cần phải tạo gì
thêm, đã có Thiên Chúa là có thiên đàng. Và ngoài Thiên Chúa, xa
Thiên Chúa là hỏa ngục, Thiên Chúa cũng không cần phải làm ra.
Có thể ví dụ, như có đỉnh núi thì có chân núi, chứ không ai
làm ra một cái đỉnh núi và một cái chân núi; hay là, hễ xây nhà thì
thế nào cũng có bên trong nhà và bên ngoài nhà, ở nhà và xa nhà,
chứ không ai xây một ngôi nhà, lại làm thêm cái nơi gọi là ngoài
nhà, và ở xa nhà.
* Vậy Thiên Chúa không làm ra một nơi giam cầm để phạt
kẻ có tội ư? Và để ngăn ngừa kẻ khác đừng phạm tội sao?
-Thiên Chúa đâu có kém cỏi như thế. Vua quan dưới đất là
những người kém cỏi mới phải làm ra các nhà giam, nhà nhốt tù,
các chốn lưu đày, các trại cải huấn cải tạo; chứ Thiên Chúa chí
minh, chí nhân, không bao giờ lại làm ra những thứ để phạt người
ta. Thiên Chúa có những cách ngăn ngừa mà không làm cho người
ta phải buồn sầu đau khổ, chứ không phải như người ta tầm
thường, chỉ biết dùng những cách đau khổ để trả thù hăm dọa
6
những kẻ phản ngược với mình. Như có người đã nói, đến đâu có
nhiều nhà giam, thì có thể nói được, ở đó nhà cầm quyền còn kém
cỏi.
* Vậy cha mẹ phạt con cái, thầy cô giáo phạt học trò đều là
những người kém cỏi cả hay sao?
-Xin miễn cho khỏi nói phạm đến các bậc cha mẹ và thầy
cô giáo, cũng không dám đưa ra những khuôn vàng thước ngọc, để
có ý chê ai là kém cỏi, chỉ xin tường thuật một vài câu chuyện mà
chính mình chứng kiến, liên quan đến vấn đề:
Được biết, có một giáo sư nọ, khi muốn phạt học trò thì bảo
với nó: Thầy muốn làm thế nào cho anh vui vẻ sung sướng để anh
sửa đổi tính nết, nhưng thầy suy nghĩ mãi mà tìm chưa ra cách,
thầy còn kém cỏi quá, nên bất đắc dĩ bây giờ thầy phải phạt anh.
Thầy xin anh cầu nguyện cho thầy, biết sáng suốt hơn, để lần sau,
thầy biết dùng cách nào mà không làm cho anh phải đau khổ buồn
phiền.
Lần khác, thấy một thí sinh làm bài thi viết và trả lời vấn
đáp mắc nhiều sai lầm, thì thầy ấy bảo: Anh làm khổ tôi quá, tôi
muốn cho anh nhiều điểm, nhưng chính anh ngăn cấm tôi, anh bắt
buộc tôi phải cho ít điểm, anh làm cho tôi vừa phải đau tay lại
thêm đau lòng.
Tại Mỹ, có một người cha nọ, buồn phiền vì con cái không
nghe lời mình; ông tham khảo nhiều ý kiến khác, ông đã gặp riêng
từng đứa con, nói những lời tâm tình thống thiết, cốt sao cho các
người con đó chịu nghe lời ông. Ông đã áp dụng thuật tâm lý, như
có lúc ông đã phải thốt lên: ”Bố ’lạy con’ con nghe bố một lần cuối
đi ...”. Và ông vui mừng vì có những người con đã mủi lòng, biết
nhìn ra tấm lòng thương yêu của ông đối với chúng.
Cho thấy trong việc giáo dục, rất bao la, mênh mông, phức
tạp, tế nhị ….. cầm phải biết áp dụng luật tâm lý, chứ không phải
chỉ một biện pháp phạt.
* Nếu Thiên Chúa không phạt, thì sao lại có những đau khổ
trên mặt đất này? Làm sao lại có người ở dưới hỏa ngục?
-Vấn đề đau khổ được mô tả hầu như đầy khắp mặt đất này,
trong các lãnh vực triết lý, văn chương, khoa học, nghệ thuật, cả
trong Tôn Giáo nữa, từ xưa chí nay, từ đông sang tây. Chung quy,
có người đã cho nguyên nhân gây nên đau khổ là do người ta
không biết hay sai lầm, qua giáo dục hay tổ chức, chứ không phải
Thiên Chúa là nguyên nhân trực tiếp của đau khổ; theo đó, Thiên
Chúa định ra luật, để ai theo đúng thì được sung sướng và hạnh
7
phúc, vật chất và tinh thần, ai không theo luật đó, hay không biết
hoặc sai lầm với luật đó thì bị đau khổ, thất bại, thiệt hại.
Không một cha mẹ nào nỡ để cho con phải đau khổ, chẳng
qua chỉ vì con nó sai lầm thế nào thì làm cho chính nó, hay anh chị
em nó phải đau khổ, mà cha mẹ không ngăn ngừa được. Thiên
Chúa trên trời quyền phép vô cùng, cũng không ngăn ngừa được,
vì Thiên Chúa vẫn tôn trọng luật pháp của Người. Còn người bị ở
dưới hỏa ngục, cũng vì tự họ không có điều kiện để vào thiên đàng,
mà có điều kiện để ở hỏa ngục, chứ không phải Thiên Chúa bắt họ
vào đấy.
Cũng như đã làm rắn thì phải bò trên đất, mà làm chim thì
bay trên trời, chứ không phải có ai bắt con rắn bò và con chim bay.
Người có tội là tự mình làm cho mình giống ma quỷ, thuộc về ma
quỷ, thì cũng tự mình đến ở với ma quỷ, hay là chính ma quỷ ác
nghiệt bắt mình; chứ Thiên Chúa nhân từ vô cùng, và người ta
cũng không ai nỡ bắt mình vào hỏa ngục.
* Trong Thánh Kinh có những đoạn nói rõ ràng là Thiên
Chúa phạt người nọ người kia phải đau ốm tật bệnh, có khi lại
phải chết cách này hay cách khác.
-Trong Thánh Kinh người Công Giáo quen dùng ngày nay,
phần trước là Cựu Ước, do người Do Thái viết theo kiểu nói của
những người đơn sơ chất phác ngày xưa, viết cho những người đơn
sơ mộc mạc, nên nói theo kiểu người ta, người đọc phải cẩn thận,
không nên hiểu theo nghĩa (đen) có điều gì trái ngược với tính
nhân từ vô cùng của Thiên Chúa. Phải hiểu thế nào để tránh các
điều mâu thuẫn, nhất là phải nhớ Thiên Chúa thương yêu nhân từ
vô cùng, thì đừng có một điều gì ác độc hung dữ nơi Người, đừng
có hiều Người như một người ta, rồi gán cho Người những việc
của những người cầm quyền mà kém cỏi lại hung ác dưới đất này.
* Trong Thánh Kinh, Tân Ước, Chúa Cứu Thế cũng có
những lời hăm dọa, bảo rằng, sẽ bị vào nơi khóc lóc nghiến răng;
vậy có nên nhắc đến hỏa ngục để cho người ta sợ mà tránh điều tội
lỗi chăng?
-Muốn lời nói của mình cho có hiệu lực thì phải tùy người
nghe mình. Nói với trẻ con hay những người kém cỏi, thì có khi
phải dùng những cách hăm dọa hay sợ hãi, nhưng không nên luôn
dùng những cách ấy. Hoặc khi trẻ con đã biết khôn ngoan, hoặc lúc
nó đã trưởng thành, thì không nên dùng lời trẻ con với nó. Cũng
như khi Chúa Cứu Thế phán với những người Biệt Phái là bọn giả
8
hình, giả nhân, giả nghĩa, cứng lòng, nên Người phải nói đến hỏa
ngục.
Còn lúc Người nói chuyện với các môn đệ, thì không bao
giờ Người dùng những cách hăm dọa, không nói đến Thưởng Phạt,
chỉ nói về thương yêu. Đối với các môn đệ, có khi họ còn non nớt,
hỏi Người, là họ theo Người ngày nay thì ngày sau họ được gì?
Người phải nói cách đơn sơ với họ, là ngày sau họ sẽ được ngồi
trên ngai mà phán xét dân chúng. Đến khi có bà mẹ hai người môn
đệ đến xin cho hai con mình được thưởng cho cao, thì Người bảo,
đó không phải là quyền của Người, và Người hỏi có thể uống chén
đắng với Người không, là Người có ý nhắc nhủ, đã là môn đệ của
Người thì đừng nghĩ đến phần thưởng, nhưng phải hợp lòng hợp ý
với Người, phải sẵn sàng chịu khó quên mình, bỏ mình, dù có phải
đắng cay đau đớn mà vinh danh Người và hạnh phúc cho người ta,
cũng đừng ngần ngại, do dự chút nào. Thánh Phaolô cũng đã nhắc
nguyên tắc, là khi người ta còn nhỏ thì cho uống sữa, nhưng đến
khi đã lớn lên thì cho ăn những thức cứng chắc hơn.
Vậy khi đọc Thánh Kinh phải tìm hiểu cho đúng nghĩa,
trước là thận trọng, xem lời ai nói với ai, trong những dịp nào, chứ
không nên đặt chung vào một loại với nhau. Còn khi giảng dạy
khuyên bảo người ta, có dùng cách làm cho người ta sợ hãi, vì phải
chiều theo tính còn kém cỏi của người ta, cũng nên tìm cách đưa
người ta lên, không nên làm cho người ta thêm ích kỷ, hay là người
ta lầm Tôn Giáo cũng chỉ là một thứ mua bán mưu mô, tìm lợi vật
chất riêng cho mình, chứ không nghĩ gì đến Trời, đến Thiên Chúa
và người ta, là điều rất sai lầm./
@Thiên Phong-Trần Minh Đức Bảy
About Metro UI Theme
Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam, quis nostrud exercitation ullamco laboris nisi ut aliquip ex ea commodo consequat. Duis aute irure dolor in reprehenderit...