Thứ Sáu Tuần Thánh là một ngày khủng khiếp nhất trong năm. Bạn đã xem phim “The Passion of the Christ” (Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu) chưa?
Tại sao người ta cho rằng cái chết của Chúa Giêsu là ngày TỐT LÀNH trong khi lại là ngày Đại Tang của Kitô giáo?
Thứ Sáu Tuần Thánh đã được hoạch định
Từ đầu, Thiên Chúa đã biết những gì sẽ xảy ra nên Ngài đã hoạch định phương cách. Ngài hóa thân làm người để giải quyết tất cả mọi khúc mắc. Chúng ta đã biết điều này, đúng không? Nhưng đôi khi chúng ta bỏ lỡ Phụng Vụ ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Thiên Chúa biết rõ: “Mọi sự đã hoàn tất” (Ga 19:30).
Khi Chúa Giêsu trở nên của lễ cứu chuộc, tất cả đã xong. Những gì còn dở dang cũng được hoàn tất. Cái chết của Ngài là “chất xúc tác” làm cho mọi điều nên trọn. Sự sống lại, Chúa Thánh Thần hiện xuống, sự tái lâm của Chúa Giêsu. Khi cái chết xảy ra, mọi thứ khác cũng được thực hiện theo cách nhìn của Thiên Chúa. Chúng ta được mời gọi hướng thượng để được vào Nước Trời. Ngài muốn chúng ta hy vọng sự sống lại và mong đợi ngày Ngài tái lâm. Ngài đã hoàn tất mọi sự, không còn gì dở dang. Sự chết không còn quyền gì đối với linh hồn chúng ta, vì mọi sự đã hoàn tất. Tội lỗi không còn có thể làm chúng ta dơ bẩn khi Thiên Chúa nhìn chúng ta, vì mọi sự đã hoàn tất.
Ngày duy nhất không có Thánh Lễ
Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh hợp với truyền thống cổ xưa: Không có Thánh Lễ – tức là không có truyền phép Thánh Thể. Tuy nhiên, Thánh Thể vẫn được giữ từ Thánh Lễ hôm trước, và chúng ta vẫn được đón nhận Thánh Thể. Các bí tích khác vẫn được cử hành trong trường hợp khẩn cấp, như rửa tội cho người hấp hối hoặc xức dầu cho người bệnh nặng. Nghi thức an táng được cử hành nhưng không có đàn hát hoặc chuông.
Chúa Giêsu bị phản bội hai lần
Lần thứ nhất là Tông đồ Giuđa Ítcariốt. Ông nhận 30 đồng bạc, tiền “bán đứng” Thầy mình, ở một góc tối trong Vườn Ghếtsimani, nơi Chúa Giêsu thường tới cầu nguyện vào ban đêm. Lúc đó Giuđa thay đổi ý định, nhưng không thể được. Vì thất vọng, Giuđa đã treo cổ tự kết liễu đời mình. Lần thứ hai là Tông đồ Phêrô. Chỉ vài giờ sau khi Chúa Giêsu bị bắt, ông đã sợ nên chối phăng là không biết Thầy Giêsu khi có người nhận ra ông là người đi theo Chúa Giêsu. Ông không chối một lần mà chối tới ba lần. Khi bị dẫn đi, ánh mắt Chúa Giêsu đã nhìn Phêrô với ánh mắt nghiêm nghị và đầy lòng trắc ẩn.
Sự phản bội đã biến đổi Phêrô
Sau khi thấy ánh mắt Chúa Giêsu, Phêrô sợ hãi và hoảng hốt vì tính hèn nhát của mình, ông bật khóc ăn năn. Ông được Chúa tha thứ và can đảm rao giảng Tin Mừng. Bài giảng của ông vào ngày lễ Ngũ Tuần đã khiến 3.000 người xin được rửa tội. Ông trở nên giáo hoàng tiên khởi và chịu tử đạo tại Rôma. Khi người Rôma đóng đinh ông vào thập giá, ông cảm thấy mình không xứng với Chúa Giêsu nên xin được đóng đinh ngược. Quân lính đã lật ngược thập giá theo ý ông muốn. Hằng trăm năm sau, các Kitô hữu bị bách hại đã bí mật đến viếng mộ Thánh Phêrô, và rồi Kitô giáo được công nhận thời Hoàng đế Constantine. Hài cốt Thánh Phêrô được cải táng về Đền thờ Thánh Phêrô. Ngày nay, Vatican lưu giữ những gì được tin là hài cốt Thánh Phêrô, được phát hiện những năm trước đây tại hầm mộ bên dưới bàn thờ của đền thờ này.
Không ăn uống gì từ 12 giờ tới 15 giờ
Ăn chay và kiêng thịt là truyền thống ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Tại sao? Vì đây là ngày Thiên Chúa bị phản bội, hạ nhục, hành hạ, mỉa mai bởi chính đám người mà mới vài ngày trước tung hô vạn tuế Ngài, rồi giết chết Ngài như một tên tội phạm. Truyền thống nói rằng Chúa Giêsu bị treo Thập Giá từ trưa cho tới 3 giờ chiều. Đây là khoảng thời gian nắng gay gắt. Đây cũng là khoảng thời gian tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại. Thiên Chúa đã ban cho chúng ta ơn cứu độ, nhưng chúng ta đã rũ bỏ. Để nhớ ba tiếng đồng hồ ghê rợn này, nhiều người nhịn ăn uống bất cứ thứ gì. Tại sao? Để than khóc chính mình, để đền tội mình, để thông phần đau khổ với Chúa Giêsu, đặc biệt là để sám hối về những lần chúng ta đã hèn nhát, không dám đứng lên bảo vệ sự thật, không dám đấu tranh chống lại bất công, hoặc không dám tuyên xưng niềm tin vào Đức Giêsu Kitô là Đấng cứu độ.
Thứ Sáu Tuần Thánh: Tôn kính Thánh Giá
Trong Giáo Hội Công giáo, Thứ Sáu Tuần Thánh không cử hành Thánh Lễ, nhưng có nghi thức tôn kính Thánh Giá để tưởng niệm cuộc khổ nạn và sự chết của Chúa Giêsu. Nghi thức này thường được cử hành lúc 3 giờ chiều, giờ Con Thiên Chúa trút hơi thở trên Thánh Giá. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh, có thể cử hành trễ hơn, nhưng phải trước 9 giờ tối.
Thứ Sáu Tuần Thánh: Tử thần chiến bại
Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày ảm đạm, ngày đại tang, nhưng lại là ngày tốt lành vì Con Thiên Chúa đã hoàn tất mọi sự. Chính cái chết của Ngài khiến Tử Thần phải bó tay, đành thua cuộc. Kẻ thù vẫn tìm cách hãm hại chúng ta, muốn kéo chúng ta về phe chúng, nhưng chúng không thể chiến thắng vì chúng đã thua Con Thiên Chúa.
Thứ Sáu Tuần Thánh: Khởi đầu phục sinh
Thứ Sáu Tuần Thánh là khởi đầu của sự chết, nhưng cũng chính là khởi điểm của sự phục sinh. Alleluia, Chúa Giêsu đã sống lại vinh quang!
Người ta sợ Thứ Sáu ngày 13 vì người ta thấy trong Bữa Tiệc Ly có 13 người: Chúa Giêsu và 12 môn đệ. Giuđa Ítcariốt là người phản bội, bị coi là người mang “bí số” 13. Đừng dị đoan nhảm nhí mà "sợ" ngày này. Thứ Sáu nào cũng tốt lành, Thứ Sáu Tuần Thánh càng tốt lành hơn!
Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày mà Chúa Giêsu chịu sự bất công oan sai nhất: bị phản bội, bị chế nhạo, bị nhục nhã, rồi bị giết chết bằng cách chịu đóng đinh vào Thập Giá – loại hình phạt tệ nhất dành cho các tử tội dạng “đại ca” thời đó. Tiếng Anh gọi Thứ Sáu Tuần Thánh là Good Friday – Thứ Sáu Tốt Lành. Thứ Sáu Tuần Thánh có là Ngày Tốt Lành không? Sao người ta sợ Thứ Sáu ngày 13 vậy?
Tại sao người ta cho rằng cái chết của Chúa Giêsu là ngày TỐT LÀNH trong khi lại là ngày Đại Tang của Kitô giáo?
Thứ Sáu Tuần Thánh đã được hoạch định
Từ đầu, Thiên Chúa đã biết những gì sẽ xảy ra nên Ngài đã hoạch định phương cách. Ngài hóa thân làm người để giải quyết tất cả mọi khúc mắc. Chúng ta đã biết điều này, đúng không? Nhưng đôi khi chúng ta bỏ lỡ Phụng Vụ ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Thiên Chúa biết rõ: “Mọi sự đã hoàn tất” (Ga 19:30).
Khi Chúa Giêsu trở nên của lễ cứu chuộc, tất cả đã xong. Những gì còn dở dang cũng được hoàn tất. Cái chết của Ngài là “chất xúc tác” làm cho mọi điều nên trọn. Sự sống lại, Chúa Thánh Thần hiện xuống, sự tái lâm của Chúa Giêsu. Khi cái chết xảy ra, mọi thứ khác cũng được thực hiện theo cách nhìn của Thiên Chúa. Chúng ta được mời gọi hướng thượng để được vào Nước Trời. Ngài muốn chúng ta hy vọng sự sống lại và mong đợi ngày Ngài tái lâm. Ngài đã hoàn tất mọi sự, không còn gì dở dang. Sự chết không còn quyền gì đối với linh hồn chúng ta, vì mọi sự đã hoàn tất. Tội lỗi không còn có thể làm chúng ta dơ bẩn khi Thiên Chúa nhìn chúng ta, vì mọi sự đã hoàn tất.
Ngày duy nhất không có Thánh Lễ
Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh hợp với truyền thống cổ xưa: Không có Thánh Lễ – tức là không có truyền phép Thánh Thể. Tuy nhiên, Thánh Thể vẫn được giữ từ Thánh Lễ hôm trước, và chúng ta vẫn được đón nhận Thánh Thể. Các bí tích khác vẫn được cử hành trong trường hợp khẩn cấp, như rửa tội cho người hấp hối hoặc xức dầu cho người bệnh nặng. Nghi thức an táng được cử hành nhưng không có đàn hát hoặc chuông.
Chúa Giêsu bị phản bội hai lần
Lần thứ nhất là Tông đồ Giuđa Ítcariốt. Ông nhận 30 đồng bạc, tiền “bán đứng” Thầy mình, ở một góc tối trong Vườn Ghếtsimani, nơi Chúa Giêsu thường tới cầu nguyện vào ban đêm. Lúc đó Giuđa thay đổi ý định, nhưng không thể được. Vì thất vọng, Giuđa đã treo cổ tự kết liễu đời mình. Lần thứ hai là Tông đồ Phêrô. Chỉ vài giờ sau khi Chúa Giêsu bị bắt, ông đã sợ nên chối phăng là không biết Thầy Giêsu khi có người nhận ra ông là người đi theo Chúa Giêsu. Ông không chối một lần mà chối tới ba lần. Khi bị dẫn đi, ánh mắt Chúa Giêsu đã nhìn Phêrô với ánh mắt nghiêm nghị và đầy lòng trắc ẩn.
Sự phản bội đã biến đổi Phêrô
Sau khi thấy ánh mắt Chúa Giêsu, Phêrô sợ hãi và hoảng hốt vì tính hèn nhát của mình, ông bật khóc ăn năn. Ông được Chúa tha thứ và can đảm rao giảng Tin Mừng. Bài giảng của ông vào ngày lễ Ngũ Tuần đã khiến 3.000 người xin được rửa tội. Ông trở nên giáo hoàng tiên khởi và chịu tử đạo tại Rôma. Khi người Rôma đóng đinh ông vào thập giá, ông cảm thấy mình không xứng với Chúa Giêsu nên xin được đóng đinh ngược. Quân lính đã lật ngược thập giá theo ý ông muốn. Hằng trăm năm sau, các Kitô hữu bị bách hại đã bí mật đến viếng mộ Thánh Phêrô, và rồi Kitô giáo được công nhận thời Hoàng đế Constantine. Hài cốt Thánh Phêrô được cải táng về Đền thờ Thánh Phêrô. Ngày nay, Vatican lưu giữ những gì được tin là hài cốt Thánh Phêrô, được phát hiện những năm trước đây tại hầm mộ bên dưới bàn thờ của đền thờ này.
Không ăn uống gì từ 12 giờ tới 15 giờ
Ăn chay và kiêng thịt là truyền thống ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Tại sao? Vì đây là ngày Thiên Chúa bị phản bội, hạ nhục, hành hạ, mỉa mai bởi chính đám người mà mới vài ngày trước tung hô vạn tuế Ngài, rồi giết chết Ngài như một tên tội phạm. Truyền thống nói rằng Chúa Giêsu bị treo Thập Giá từ trưa cho tới 3 giờ chiều. Đây là khoảng thời gian nắng gay gắt. Đây cũng là khoảng thời gian tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại. Thiên Chúa đã ban cho chúng ta ơn cứu độ, nhưng chúng ta đã rũ bỏ. Để nhớ ba tiếng đồng hồ ghê rợn này, nhiều người nhịn ăn uống bất cứ thứ gì. Tại sao? Để than khóc chính mình, để đền tội mình, để thông phần đau khổ với Chúa Giêsu, đặc biệt là để sám hối về những lần chúng ta đã hèn nhát, không dám đứng lên bảo vệ sự thật, không dám đấu tranh chống lại bất công, hoặc không dám tuyên xưng niềm tin vào Đức Giêsu Kitô là Đấng cứu độ.
Thứ Sáu Tuần Thánh: Tôn kính Thánh Giá
Trong Giáo Hội Công giáo, Thứ Sáu Tuần Thánh không cử hành Thánh Lễ, nhưng có nghi thức tôn kính Thánh Giá để tưởng niệm cuộc khổ nạn và sự chết của Chúa Giêsu. Nghi thức này thường được cử hành lúc 3 giờ chiều, giờ Con Thiên Chúa trút hơi thở trên Thánh Giá. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh, có thể cử hành trễ hơn, nhưng phải trước 9 giờ tối.
Thứ Sáu Tuần Thánh: Tử thần chiến bại
Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày ảm đạm, ngày đại tang, nhưng lại là ngày tốt lành vì Con Thiên Chúa đã hoàn tất mọi sự. Chính cái chết của Ngài khiến Tử Thần phải bó tay, đành thua cuộc. Kẻ thù vẫn tìm cách hãm hại chúng ta, muốn kéo chúng ta về phe chúng, nhưng chúng không thể chiến thắng vì chúng đã thua Con Thiên Chúa.
Thứ Sáu Tuần Thánh: Khởi đầu phục sinh
Thứ Sáu Tuần Thánh là khởi đầu của sự chết, nhưng cũng chính là khởi điểm của sự phục sinh. Alleluia, Chúa Giêsu đã sống lại vinh quang!
Người ta sợ Thứ Sáu ngày 13 vì người ta thấy trong Bữa Tiệc Ly có 13 người: Chúa Giêsu và 12 môn đệ. Giuđa Ítcariốt là người phản bội, bị coi là người mang “bí số” 13. Đừng dị đoan nhảm nhí mà "sợ" ngày này. Thứ Sáu nào cũng tốt lành, Thứ Sáu Tuần Thánh càng tốt lành hơn!
9 điều cần biết về lễ Lá
Chúa Nhật Lễ Lá khởi đầu Tuần Thánh. Ngày này không cử hành riêng lẻ mà cử hành hai sự kiện rất quan trọng trong cuộc đời Chúa Giêsu. Đây là 9 điểm chúng ta cần biết:
1. Chúa Nhật Lễ Lá là gì?
Chúa Nhật Lễ Lá còn gọi là Chúa Nhật Khổ Nạn. Gọi là Chúa Nhật Lễ Lá phát xuất từ việc tưởng nhớ Chúa Giêsu hiển hách vào Thành Giêrusalem, được dân chúng vừa cầm lá vừa tung hô (Ga 12:13). Gọi là Chúa Nhật Khổ Nạn vì Bài Thương Khó được đọc vào ngày này.
Theo tài liệu chính thức Paschales Solemnitatis nói về việc cử hành các ngày lễ liên quan Lễ Phục Sinh: Tuần Thánh bắt đầu từ Chúa Nhật Lễ Lá, liên kết việc tiên báo cuộc rước hiển hách với việc công bố cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Việc liên kết giữa hai sự kiện này của Mầu nhiệm Vượt qua được tỏ hiện, được giải thích việc cử hành ngày này và giáo lý về ngày này.
2. Một điểm quan trọng của ngày này là cuộc rước lá trước Thánh Lễ. Tại sao chúng ta làm vậy?
Tài liệu Paschales Solemnitatis cho biết: Theo truyền thống, việc tưởng nhớ Chúa Giêsu vào Thành Giêrusalem được cử hành bằng cuộc rước trọng thể, mọi người hát noi gương các trẻ em Do Thái đồng thanh tung hô Đức Giêsu: “Thánh, thánh, thánh! Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến”.
Cuộc rước lá được thực hiện trước Thánh Lễ, có thể vào chiều tối Thứ Bảy hoặc Chúa Nhật. Lá được làm phép và mọi người cầm lá trong cuộc rước, tưởng nhớ lúc Chúa Giêsu hiển hách vào Thành Giêrusalem.
3. Phải dùng lá cọ, lá dừa?
Không nhất thiết phải dùng lá cọ, lá dừa. Có thể dùng các loại cành lá khác. Cuộc rước lá kỷ niệm việc Chúa Giêsu vào Thánh Giêrusalem là cuộc vui mừng, mọi người cầm lá đã được làm phép, sau đó đưa lá về nhà.
4. Có cần hướng dẫn giáo dân?
Rất cần. Giáo dân nên được hướng dẫn về ý nghĩa của cuộc rước để họ hiểu tầm quan trọng của cuộc rước. Đây là dịp họ được nhắc nhở rằng họ cần tham dự cuộc rước để tôn vinh Con Thiên Chúa.
Lá được làm phép và được giữ lại, nhưng đừng coi lá đó như “bùa hộ mệnh” (amulet), hoặc coi lá đó có thể chữa bệnh, trừ tà, hoặc ngăn ngừa tai họa, vì như vậy là mê tín dị đoan. Lá đó được giữ tại nhà để biểu hiện niềm tin vào Đức Kitô là Đấng Thiên Sai, Đấng Cứu Độ, Ngôi Hai Thiên Chúa.
5. Chúa Giêsu làm gì trong khi vào Thành Thánh?
Chúa Giêsu là Vua các vua nhưng rất khiêm nhường. Ngài cưỡi lừa con vào Thành Thánh chứng tỏ Ngài là Vua. Từ nay chúng ta hãy chý ý: Chúa Giêsu thực sự xưng vương. Ngài muốn con đường Ngài đi và hành động của Ngài được hiểu rằng các lời hứa Cựu ước được hoàn tất nơi Ngài... Kinh Thánh cho biết rõ: “Nào thiếu nữ Sion, hãy vui mừng hoan hỷ! Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy vui sướng reo hò! Vì kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi: Người là Đấng Chính Trực, Đấng Toàn Thắng, khiêm tốn ngồi trên lưng lừa, một con lừa con vẫn còn theo mẹ” (Dcr 9:9). Ngài là Vua nhưng Ngài không có ý thu nạp quân đội hoặc âm mưu lật đổ chính quyền La Mã. Quyền hành của Ngài ở trong sự nghèo khó của Thiên Chúa, sự bình an của Thiên Chúa, sức mạnh đó có ơn cứu độ.
6. Phản ứng của đám đông biểu hiện điều gì?
Đám đông tung hô Chúa Giêsu chứng tỏ họ nhận biết Ngài là Đấng Thiên Sai. Họ trải áo cho Ngài đi qua là làm truyền thống Ít-ra-en, như khi dân chúng tôn vinh ông Giê-hu: “Họ vội vàng lấy áo choàng trải lên đầu thềm cấp, dưới chân ông. Họ thổi tù và, rồi hô lên: Giê-hu làm vua!” (2 V 9:13). Hành động của các môn đệ là động thái tôn phong theo truyền thống Vua Đa-vít, chứng tỏ niềm hy vọng vào Đấng Thiên Sai.
Đoàn người đến Giêrusalem với Chúa Giêsu được bắt gặp trong sự nhiệt thành của các môn đệ. Họ trải áo trên đường khi Chúa Giêsu đi qua, họ bẻ những cành lá vừa vẫy chào vừa tung hô chúc tụng: “Hoan hô! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa! Chúc tụng triều đại đang tới, triều đại vua Đa-vít, tổ phụ chúng ta. Hoan hô trên các tầng trời!” (Mc 11:9-10; x. Tv 118:26).
7. Chữ “Hosanna” nghĩa là gì?
ĐGH Benedict XVI giải thích: Nguồn gốc từ này là lời khẩn cầu, chẳng hạn như: “Xin đến cứu giúp chúng tôi!”. Các tư tế lặp lại lời cầu này vào ngày thứ bảy của kỳ Lễ Lều Tạm, trong khi đi vòng quanh bàn thờ bảy lần, như lời khẩn khoản cầu mưa. Lễ Lều Tạm dần dần thay đổi từ lễ cầu xin trở thành lễ ca tụng, là tiếng kêu vui mừng.
Vào thờ Chúa Giêsu, từ này cũng ngụ ý Đấng Thiên Sai. Khi tung hô “thánh, thánh, thánh”, chúng ta thấy có cảm xúc phức tạp của đám đông theo Chúa Giêsu và các môn đệ vào Thành Thánh: Vui mừng chúc tụng, hy vọng Đấng Thiên Sai đến, mong chờ Vương Triều Đa-vít, đặc biệt là Vương Quốc Thiên Chúa đến để quốc gia Ít-ra-en được tái lập.
8. Chỉ vài ngày sau, chính đám đông đón rước Chúa lại đòi đóng đinh Chúa Giêsu?
Cả bốn Phúc Âm đều nói rõ rằng lòng kính trọng Chúa Giêsu khi Ngài vào Thành Giêrusalem được thể hiện nhưng không phải tất cả đều là cư dân Giêrusalem. Thánh Mát-thêu cho biết: “Khi Đức Giêsu vào Giêrusalem, cả thành náo động, và thiên hạ hỏi nhau: ‘Ông này là ai vậy?’. Dân chúng trả lời: ‘Ngôn sứ Giêsu, người Nadarét, xứ Galilê đấy” (Mt 21:10-11).
Người ta nghe nói có một ngôn sứ xuất thân từ Na-da-rét, nhưng Chúa Giêsu không mấy quan trọng đối với Giêrusalem, thế nên người ta không biết Ngài là ai. Đám đông tỏ lòng kính trọng Chúa Giêsu tại cửa ngõ vào Thánh Giêrusalem không là đám đông đòi đóng đinh Ngài.
9. Trình thuật cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu thế nào?
Tài liệu Paschales Solemnitatis cho biết: Trình thuật cuộc khổ nạn chiếm vị trí đặc biệt. Trình thuật này – tức là Bài Thương Khó – nên được hát hoặc đọc theo truyền thống, nghĩa là có ba người thể hiện Bài Thương Khó: Một người đóng vai Chúa Giêsu, một người kể chuyện, và một người đóng các vai khác.
Khi đọc Bài Thương Khó, không có đèn nến hoặc xông hương, cũng không làm dấu Thánh Giá. Vì lợi ích tâm linh, Bài Thương Khó nên được công bố đầy đủ.
Ý nghĩa Chúa Nhật Lễ Lá
Với Lễ Lá, chúng ta bắt đầu tuần lễ quan trọng nhất của Năm Phụng Vụ gọi là Tuần Thánh.
Trong Tuần Thánh, chúng ta cử hành cuộc khổ nạn, sự chết và nhất là sự Phục Sinh của Chúa Giêsu, Ðấng Cứu Thế. Dầu cho với cái nhìn chính trị, xã hội của con mắt người đời, việc Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem để mừng lễ Vượt Qua, là một việc có tính cách gây rối chính trị, vì đế quốc Rôma đang cai trị và Hêrôđê đang làm vua. Nhưng Chúa Giêsu, Người biết rõ việc Người làm. Trước mặt Philatô, Người tuyên bố rõ ràng: "Tôi là Vua nhưng nước tôi không thuộc về thế gian này".
Vậy Phụng vụ Lễ Lá có thể gợi lên cho chúng ta ba ý nghĩa
- Trước tiên Chúa Nhật Lễ Lá là việc tưởng niệm cuộc vào thành Giêrusalem long trọng của Chúa Giêsu trước khi Người chịu khổ hình và chết. Biến cố đó cho chúng ta thấy Chúa Giêsu biết rằng giờ của Người đã đến, biết rằng Người phải làm gì và Người đã tự nguyện bước vào cái chết sinh ơn cứu độ, như hạt lúa miến đã chết đi để sinh sự sống mới. Người tự hiến mình để chu toàn thánh ý của Chúa Cha. Vì thế trước đó nhiều lần, những người Do Thái chống đối lập mưu để giết Người, như ném đá Người hoặc xô Người xuống vực thẳm, nhưng họ không làm được việc gì, vì giờ của Người chưa đến. Và cũng đã nhiều lần dân chúng hợp lại định tôn phong Người lên làm vua, nhưng Người đã lẩn trốn sang nơi khác cũng chỉ vì giờ của Người chưa đến.
- Ý hướng thứ hai của Lễ Lá là ngày lễ để tôn kính Chúa Kitô là Vua. Ðây là lần đầu tiên trong suốt cuộc đời trần thế của Người, Chúa Giêsu đồng ý để cho dân chúng tung hô vạn tuế Người là Vua: "Hoan hô chúc tụng Ðấng nhân danh Chúa mà đến. Hoan hô trên các tầng trời." Người vào Giêrusalem, thành của vua cả trong phong cách đế vương, và chính vì phong cách đế vương này mà Người đã bị kết án tử hình. Bản án của Người được viết bằng ba thứ tiếng, Do Thái, La Tinh và Hy Lạp, "Giêsu Nagiarét Vua dân Do Thái." Vì thế, dầu cho Người bị kết án tử hình bằng một hình khổ dã man và nhục nhã, đóng đinh chân tay căng thây trần truồng trên Thập Giá, nhưng các sách Phúc Âm đều ghi đậm nét vẻ vương giả của Người để khai mào một vương quốc mới. Vương quốc của sự thật và sự sống, vương quốc của yêu thương và an bình như Người đã nói trước mặt Philatô: "Tôi sinh ra và đến trong thế gian này là để làm chứng cho sự thật. Ai tôn trọng sự thật thì nghe tiếng Tôi." Vậy Chúa Nhật Lễ Lá cho chúng ta một cơ hội nữa để tuyên xưng niềm tin của chúng ta vào Vua các vua, Vua cả trời đất, nhất là Vua của mọi cõi lòng.
- Với ý nghĩa thứ ba, Chúa Nhật Lễ Lá nhắc cho chúng ta biết sống trên đời là đối đầu với đau khổ, vì lễ Lá dẫn đưa chúng ta vào cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, chuẩn bị chúng ta chiêm ngắm cái chết đau thương của Người trên đồi Canvê. Khi chấp nhận bằng lòng vác thập giá mình mà theo chân Chúa Giêsu, đó là chúng ta cũng chia sẻ gánh nặng của Người, noi gương Người để vác thập giá, nhưng điều quan trọng là không phải vác đi trong than khóc mà trong hy vọng. Vì với Chúa Giêsu, đau khổ và chết chóc không dồn con người vào ngõ bí, mà là dẫn đưa đến vinh quang của ngày sống lại.
Hôm nay trong cái nghịch lý của Lễ Lá, vị Vua của chúng ta tiến lên, vị Vua đã bênh vực nhân vị của con người, đã xoa dịu mọi đau khổ thể xác như tinh thần của những ai đến cùng Người. Vị Vua đó đã thu, đã hút tất cả những đau khổ của thể xác và tinh thần của con người vào chính bản thân mình, để chết đi một lần cho tất cả và đã mở ra cánh cửa vào chốn trường sinh. Ðó là niềm hy vọng của chúng ta.
Ðể có việc làm cụ thể trong tuần này, chúng ta sẽ tìm cách tế nhị giúp cho một người đang gặp khó khăn vật chất hoặc đau buồn tinh thần, để họ lấy lại được niềm hy vọng. Và noi gương Chúa Giêsu nơi vườn cây Dầu, khi Người cầu nguyện: "Lạy Cha nếu có thể được, xin cất chén đắng này xa Con, nhưng xin đừng theo ý Con một theo ý Cha mà thôi," chúng ta cũng xin Chúa cho chúng ta biết vui lòng vâng phục thánh ý Chúa, dầu lắm khi chúng ta không hiểu được tại sao.
- Trước tiên Chúa Nhật Lễ Lá là việc tưởng niệm cuộc vào thành Giêrusalem long trọng của Chúa Giêsu trước khi Người chịu khổ hình và chết. Biến cố đó cho chúng ta thấy Chúa Giêsu biết rằng giờ của Người đã đến, biết rằng Người phải làm gì và Người đã tự nguyện bước vào cái chết sinh ơn cứu độ, như hạt lúa miến đã chết đi để sinh sự sống mới. Người tự hiến mình để chu toàn thánh ý của Chúa Cha. Vì thế trước đó nhiều lần, những người Do Thái chống đối lập mưu để giết Người, như ném đá Người hoặc xô Người xuống vực thẳm, nhưng họ không làm được việc gì, vì giờ của Người chưa đến. Và cũng đã nhiều lần dân chúng hợp lại định tôn phong Người lên làm vua, nhưng Người đã lẩn trốn sang nơi khác cũng chỉ vì giờ của Người chưa đến.
- Ý hướng thứ hai của Lễ Lá là ngày lễ để tôn kính Chúa Kitô là Vua. Ðây là lần đầu tiên trong suốt cuộc đời trần thế của Người, Chúa Giêsu đồng ý để cho dân chúng tung hô vạn tuế Người là Vua: "Hoan hô chúc tụng Ðấng nhân danh Chúa mà đến. Hoan hô trên các tầng trời." Người vào Giêrusalem, thành của vua cả trong phong cách đế vương, và chính vì phong cách đế vương này mà Người đã bị kết án tử hình. Bản án của Người được viết bằng ba thứ tiếng, Do Thái, La Tinh và Hy Lạp, "Giêsu Nagiarét Vua dân Do Thái." Vì thế, dầu cho Người bị kết án tử hình bằng một hình khổ dã man và nhục nhã, đóng đinh chân tay căng thây trần truồng trên Thập Giá, nhưng các sách Phúc Âm đều ghi đậm nét vẻ vương giả của Người để khai mào một vương quốc mới. Vương quốc của sự thật và sự sống, vương quốc của yêu thương và an bình như Người đã nói trước mặt Philatô: "Tôi sinh ra và đến trong thế gian này là để làm chứng cho sự thật. Ai tôn trọng sự thật thì nghe tiếng Tôi." Vậy Chúa Nhật Lễ Lá cho chúng ta một cơ hội nữa để tuyên xưng niềm tin của chúng ta vào Vua các vua, Vua cả trời đất, nhất là Vua của mọi cõi lòng.
- Với ý nghĩa thứ ba, Chúa Nhật Lễ Lá nhắc cho chúng ta biết sống trên đời là đối đầu với đau khổ, vì lễ Lá dẫn đưa chúng ta vào cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, chuẩn bị chúng ta chiêm ngắm cái chết đau thương của Người trên đồi Canvê. Khi chấp nhận bằng lòng vác thập giá mình mà theo chân Chúa Giêsu, đó là chúng ta cũng chia sẻ gánh nặng của Người, noi gương Người để vác thập giá, nhưng điều quan trọng là không phải vác đi trong than khóc mà trong hy vọng. Vì với Chúa Giêsu, đau khổ và chết chóc không dồn con người vào ngõ bí, mà là dẫn đưa đến vinh quang của ngày sống lại.
Hôm nay trong cái nghịch lý của Lễ Lá, vị Vua của chúng ta tiến lên, vị Vua đã bênh vực nhân vị của con người, đã xoa dịu mọi đau khổ thể xác như tinh thần của những ai đến cùng Người. Vị Vua đó đã thu, đã hút tất cả những đau khổ của thể xác và tinh thần của con người vào chính bản thân mình, để chết đi một lần cho tất cả và đã mở ra cánh cửa vào chốn trường sinh. Ðó là niềm hy vọng của chúng ta.
Ðể có việc làm cụ thể trong tuần này, chúng ta sẽ tìm cách tế nhị giúp cho một người đang gặp khó khăn vật chất hoặc đau buồn tinh thần, để họ lấy lại được niềm hy vọng. Và noi gương Chúa Giêsu nơi vườn cây Dầu, khi Người cầu nguyện: "Lạy Cha nếu có thể được, xin cất chén đắng này xa Con, nhưng xin đừng theo ý Con một theo ý Cha mà thôi," chúng ta cũng xin Chúa cho chúng ta biết vui lòng vâng phục thánh ý Chúa, dầu lắm khi chúng ta không hiểu được tại sao.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ NCRegister.com)