YÊU CHÚA LÀ VÂNG Ý CHÚA
Đức Giê-su lên tiếng nói với họ rằng: “Thật, tôi bảo thật các ông: người Con không thể tự mình làm bất cứ điều gì, ngoại trừ điều Người thấy Chúa Cha làm.” (Ga 5,19)
Suy niệm: Ngày nay, đa số các gia đình có ít con, nhiều cha mẹ tưởng rằng con cái muốn gì thì cho nấy mới là thương con, nên có những trẻ nhỏ được nuông chiều thái quá, lâu dần trở thành thói quen và rồi chúng mắc phải hội chứng “con vua”, còn cha mẹ tự nguyện trở thành “ô-sin” lúc nào không hay! Ma quỷ cũng rành rẽ xu hướng đó, nên trong sa mạc, chúng cám dỗ Chúa Giê-su cứ làm theo sở thích của mình để đòi hỏi Chúa Cha phải chiều theo. Nhưng đối với Chúa Giê-su, yêu mến Chúa Cha là tuân phục thánh ý của Chúa Cha. Chúa Cha yêu Con Một của mình là Chúa Giê-su, mọi sự Chúa Cha có đều là của Chúa Giê-su. Về phần Chúa Giê-su, Ngài biết rõ Chúa Cha yêu thương Ngài và không giữ riêng gì cho mình, nên Ngài không thể hành động nghịch lại hay khác với ý Chúa Cha. Chúa Cha yêu thương Chúa Con và bày tỏ tình yêu qua những gì Ngài hành động; cũng vậy, Chúa Con yêu thương Chúa Cha và bày tỏ tình yêu như cách Chúa Cha làm. Ngài không làm điều gì ngoài những việc Chúa Cha muốn.
Mời Bạn: Với lòng yêu mến Chúa, mùa Chay này bạn quyết tâm từ bỏ ý riêng của mình và thay vì muốn gì cho mình, bạn xin Chúa muốn thay cho bạn
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày dâng lên Chúa một việc thực hành theo lời Chúa hằng ngày bạn suy niệm.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, con mến yêu Chúa và quyết tâm theo gương Chúa mỗi ngày, bằng việc thực hành lời Chúa dạy. Con không dám ước mơ gì hơn, chỉ một điều làm đẹp lòng Chúa hằng ngày.
Đức Giê-su lên tiếng nói với họ rằng: “Thật, tôi bảo thật các ông: người Con không thể tự mình làm bất cứ điều gì, ngoại trừ điều Người thấy Chúa Cha làm.” (Ga 5,19)
Suy niệm: Ngày nay, đa số các gia đình có ít con, nhiều cha mẹ tưởng rằng con cái muốn gì thì cho nấy mới là thương con, nên có những trẻ nhỏ được nuông chiều thái quá, lâu dần trở thành thói quen và rồi chúng mắc phải hội chứng “con vua”, còn cha mẹ tự nguyện trở thành “ô-sin” lúc nào không hay! Ma quỷ cũng rành rẽ xu hướng đó, nên trong sa mạc, chúng cám dỗ Chúa Giê-su cứ làm theo sở thích của mình để đòi hỏi Chúa Cha phải chiều theo. Nhưng đối với Chúa Giê-su, yêu mến Chúa Cha là tuân phục thánh ý của Chúa Cha. Chúa Cha yêu Con Một của mình là Chúa Giê-su, mọi sự Chúa Cha có đều là của Chúa Giê-su. Về phần Chúa Giê-su, Ngài biết rõ Chúa Cha yêu thương Ngài và không giữ riêng gì cho mình, nên Ngài không thể hành động nghịch lại hay khác với ý Chúa Cha. Chúa Cha yêu thương Chúa Con và bày tỏ tình yêu qua những gì Ngài hành động; cũng vậy, Chúa Con yêu thương Chúa Cha và bày tỏ tình yêu như cách Chúa Cha làm. Ngài không làm điều gì ngoài những việc Chúa Cha muốn.
Mời Bạn: Với lòng yêu mến Chúa, mùa Chay này bạn quyết tâm từ bỏ ý riêng của mình và thay vì muốn gì cho mình, bạn xin Chúa muốn thay cho bạn
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày dâng lên Chúa một việc thực hành theo lời Chúa hằng ngày bạn suy niệm.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, con mến yêu Chúa và quyết tâm theo gương Chúa mỗi ngày, bằng việc thực hành lời Chúa dạy. Con không dám ước mơ gì hơn, chỉ một điều làm đẹp lòng Chúa hằng ngày.
THÁNH PHANXICA RÔMA
QUẢ PHỤ
(1384 -1440)
QUẢ PHỤ
(1384 -1440)
Thánh Phanxica được tiếng là một thiếu nữ hồn nhiên, một người chị đáng yêu, một người vợ đảm đang và sau cùng là một bà mẹ dịu hiền, tận tâm. Sau khi đã chu toàn bổn phận trong những chặng đường đời, thánh nữ đã tận hiến cho Chúa, kết liễu quãng đời còn lại cách thánh thiện trong một dòng nữ do chính người sáng lập.
Phanxica sinh ra tại kinh thành Rôma năm 1384, dưới thời Đức Giáo Hoàng UbanôVI. Cha ngài là ông Phaolô Bussi thuộc gia đình quý tộc, mẹ là bà Giacobella. Ngay khi còn nhỏ Phanxica đã tỏ ra nhiều dấu sau này sẽ nên thánh. Cô đã học thuộc lòng trên cánh tay mẹ kinh nhật khóa Đức Mẹ và đọc hằng ngày. Với tính nết nhu mì, đơn sơ, cô không để mình bị lôi cuốn vì những cảnh sống náo động và xa hoa của người đời. Cô yêu bầu khí trầm lặng để dễ kết hợp với Thiên Chúa và Đức Mẹ. Cô thường theo mẹ đi viếng các tu viện, nhất là các thánh đường danh tiếng. Sẵn có tâm hồn hướng về Chúa bằng cầu nguyện và hy sinh, Phanxica dễ thông cảm với những con người xấu số. Người ta kể cứ chiều đi học về cô mau mắn đem cơm bánh, đôi khi cả tiền bạc, phân phát cho các trẻ em và những người bần cùng trong xóm. Chỗ cô thích lui tới nhất vào Chúa nhật mỗi tuần lễ là bệnh viện và nhà tế bần. Có người muốn hỏi lý do tại sao, Phanxica chỉ trả lời bằng một câu vắn tắt: "Vì ở đó Chúa dạy tôi nhiều bài học". Còn gì sâu xa và chân thật hơn.
Thêm vào những đức tính hiếm có, cô thiếu nữ thành Rôma ấy lại được trời phú cho một duyên sắc tuyệt trần. Vì thế vừa lớn lên, cô đã được nhiều gia đình quý phái để ý. Thậm chí ông bà thân sinh cũng đã có những dự định thầm kín về duyên số cô. Phải chăng đó là lý do khiến Phanxica nhiều lần gục khóc trước bàn thờ Chúa và Đức Mẹ, nhất là từ ngày thân phụ tỏ rõ thái độ không cho cô đi tu bất cứ vào dòng nào. Bà mẹ cưng con lắm nhưng lại ít hiểu con, và không dám can ngăn ý định của chồng. Bà chỉ còn cách cố gắng chọn cho con gái một người chồng xứng đáng về cả tài lẫn đức. Vâng theo ý Chúa và lời dạy của cha mẹ, Phanxica vui vẻ bước vào giai đoạn mới của đời sống gia đình với ý nguyện sẽ là một người vợ hiền, một bà mẹ tốt.
Nhưng mấy tháng sau ngày cưới, Phanxica ngã bệnh nằm liệt giường. Sẵn có ý thức về giá trị đau khổ và hy sinh, Phanxica cam tâm chịu bệnh, không chút phàn nàn. Lời từ chối của bác sĩ, nét mặt thất vọng của hiền phu Laurenxô và cô em chồng là Vannoza cũng không làm suy giảm lòng tin tưởng và yêu mến của Phanxica. Thánh nữ không xin Chúa cho khỏi bệnh, mà chỉ xin Chúa ban cho họ. Nhưng ai hiểu được việc Chúa làm? Chúa không để phần thiệt cho những ai thực lòng quảng đại với Chúa. Vì thế, không những Chúa muốn yên ủi mọi thân nhân của Phanxica, mà lại còn làm sáng tỏ nhân đức của chị nữa. Giữa lúc cơn bệnh trầm trọng đến cực độ, thì bỗng nhiên, một đêm phòng thánh nữ tràn ngập ánh sáng, một vị thánh hiện ra nói với ngài: "Ta là Alêxiô được Chúa sai đến chữa con khỏi bệnh". Khỏi bệnh cách lạ lùng, Phanxica sung sướng, chạy như người lạc trí báo cho chồng và cô em hay. Niềm hân hoan hiện lên nét mặt, họ mừng rỡ và vội vàng đến tạ ơn Chúa tại đền thờ thánh Alêxiô trong giữa đêm khuya.
Bà già đạo đức Cêcillia, khoan khoái thấy con dâu được phép lạ. Từ đó bà càng tin tưởng đức hạnh của con dâu hơn. Năm 1401, bà ngã bệnh và qua đời, hưởng thọ 56 tuổi. Bà chết, để lại cho Phanxica gánh nặng gia đình. Thánh nữ một thân tận tụy lo lắng cho chồng, hướng dẫn các em và giáo dục đoàn con thơ dại.
Phanxica sinh hạ hai trai một gái. Cậu đầu lòng mang tên là Gioan. Cậu lớn lên với một trí khôn minh mẫn, một con tim dễ thông cảm. Sau khi mãn học, Gioan xin lập gia đình và làm quan trong triều vua. Khác với anh cả, cậu Evangêlêsa ra đời với một tâm hồn yêu chiêm niệm. Sau cùng là em bé Anê, một hài nhi duyên dáng. Em sống như một thiên thần giáng thế, với một quãng đời ngắn ngủi năm năm để rồi sớm nhẹ gót về trời.
Quan sát và nhận định cách sống thánh thiện của người yêu, Laurenxô vô cùng sung sướng. Ông thấy cần phải để Phanxica sống tự do hơn mới dễ bề tiến đức và hoạt động tông đồ. Vì thế, ông tỏ ý xin Phanxica chỉ coi mình như người anh ruột, đối lại ông cũng hứa coi Phanxica như một em gái. Còn gì sung sướng hơn cho Phanxica khi nghe biết quyết định thánh thiện ấy! Phanxica rộng tay làm phúc cho kẻ khó và bắt đầu sống đời hy sinh khắc khổ, ngày đêm chuyên việc làm phúc và cầu nguyện… đến khi nhàn rỗi thánh nữ cùng với cô em Vannôza đi thăm các gia đình, đặc biệt những gia đình rối và khô khan. Thấy ngài đến thăm, nhiều gia đình tỏ vẻ bất mãn. Nếu không sao lẩn được, họ buộc lòng phải tiếp đón bằng nét mặt không vui và với lời chào kém lễ độ. Dầu vậy hai người không chán nản, còn hiểu rằng đó chỉ là những cái gai của bó hoa hồng mà hai ngài muốn hái dâng cho Chúa. Nhờ ơn Chúa, với đức khiêm nhường và chí nhẫn nại, các ngài đã thắng vượt mọi thiên kiến, mọi lãnh đạm của người đời. Chứng cớ là mùa chay năm 1416, hàng ngàn người nghèo và bệnh hoạn đã hưởng ứng lời kêu gọi của thánh nữ, họp thành buổi rước cầu nguyện tại nhà thờ thánh Phaolô. Dịp đó, nhiều người ngoại giáo trở lại nhận đức tin, kẻ khô khan nên sốt sắng vì gương nhân đức của thánh nữ. Thánh Phanxica thực là tông đồ dân nghèo và bệnh nhân.
Song song với những hoạt động tông đồ bên ngoài là đời sống khắc kỷ bản thân. Thánh Phanxica ăn mặc đơn sơ như những người nghèo; thường ngày ngài chỉ ăn bánh khô và uống nước lã, rất ít khi dùng trứng và thịt. Giường ngài nằm là một đệm rơm bọc bao bố… Nếp sống ấy, giúp thánh Phanxica dễ suy gẫm sự thương khó của Chúa hơn. Suốt 30 năm sống như tôi đòi trong các xóm nghèo, thánh Phanxica thoả tâm vì đã góp phần xoa dịu vết thương của Chúa. Chúa cũng cảm nhận lòng hiếu thảo của ngài. Và muốn ngài phát triển tình ái cách rộng rãi hơn. Một hôm giảng thuyết cho các bà quý phái, thánh nữ được Chúa soi sáng nói với họ: "Thưa các bà, tôi nghĩ chúng ta sẽ làm một việc rất đẹp lòng Chúa, nếu chúng ta cùng nhau tận hiến cho Đức Mẹ, rồi, dưới sự phù trợ của Người, chúng ta sống thành cộng đồng tương trợ truyền giáo ". Nghe những lời đơn sơ và thánh thiện, các bà đồng thanh hưởng ứng. Thế là một hội đoàn được thành lập với danh hiệu "Hội Tận Hiến", sống theo quy luật thánh Biển đức. Nhờ sự phù trợ của Đức Mẹ và sự hướng dẫn của thánh Phanxica, hội phát triển mau chóng. Sinh nhật năm 1433, Chúa Hài Đồng hiện đến trên cánh tay thánh nữ, tỏ dấu yêu thương và dạy thánh nữ nhiều điều trong giờ hiệp lễ. Tiếp đó là những lần thánh Phêrô, thánh Phaolô, thánh Mađalêna cũng hiện ra với thánh nữ. Các ngài khuyến khích và dạy thánh nữ những chi tiết thiết yếu để biến đoàn Tận Hiến thành hội Trinh nữ. Nỗ lực vượt mọi gian nan, năm 1434 đoàn đã chính thức thành lập tại Tôdipêki và thánh Phanxica được cử làm bà mẹ tiên khởi.
Tuy nhiên thánh nữ vẫn sống ở nhà cho đến năm 1436. Sau khi chồng ngài là Laurensô từ trần, thánh nữ mới chính thức sống tại nhà dòng. Ngài đi chân không, mặc áo nhặm; khi đến nơi, ngài sấp mình xuống giang tay hình thánh giá và kêu lên: "Chị em yêu quý, tôi khẩn nài chị em thương nhận tôi, một con người tội lỗi khốn nạn. Sau khi tôi đã dành tuổi xuân xanh cho đời, lúc này chỉ còn quãng ngày tàn để dâng cho Chúa …" Với tất cả niềm sung sướng, đoàn con Tận Hiến ra đón người mẹ hiền nhân đức. Như đã thẩm định trước, họ bầu ngài làm bà mẹ, làm vị sáng lập độc nhất của hội dòng. Lòng tín nhiệm của chị em càng thúc đẩy thánh nữ tận tâm với nhiệm vụ và tiến mau trên đường thánh thiện. Đó là đường lối duy nhất ngài sống với chị em. Ngài thường nói: "Tôi sống với chị em như tôi sống với Chúa ". Đời sống của chị em và cách riêng của mẹ Phanxica đã đáng Chúa thương ban nhiều phép lạ. Những lúc cùng quẫn không có bánh cho chị em ăn, thánh nữ chỉ thưa với Chúa một câu: "Lạy Chúa, đoàn tôi tớ Chúa hoàn toàn thiếu bánh ăn và nước uống, xin Chúa nuôi dưỡng chúng con như xưa Chúa đã nuôi dân trên núi ". Thế là một bàn bánh thơm ngon, một chum nước trong ngọt tự nhiên xuất hiện giữa nhà cơm trước những cặp mắt biết ơn và yêu mến của chị em dòng. Họ là những bông hoa quý, mà Chúa là vị chủ vườn quảng đại!
Trong những ngày sống xem ra được Chúa biệt đãi, thánh nữ luôn cảm thấy bị dằn vặt vì lo toan, thử thách và cám dỗ… Ma quỷ tìm mọi mưu chước quyến rũ ngài phạm tội, nhất là tội kiêu ngạo và tội thất tín đối với Thiên Chúa! Ngài âm thầm chống trả và chịu như thế cho đến phút cuối cùng, phút linh hồn nhẹ nhàng trở về thế giới bên kia. Hôm ấy là ngày 9 tháng 3 năm 1440 Ngài thọ 56 tuổi. Xác ngài được mai táng trong nhà thờ của tu viện, nơi đây Chúa làm nhiều phép lạ vì lời bầu cử của thánh nữ. Thánh Phanxica được Đức Giáo Hoàng Phaolô V tôn phong lên bậc hiển thánh ngày 29 tháng 5 năm 1608