ÂN SỦNG TỪ LÒNG CHÚA BAN
Người thu thuế thì đứng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: “Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.” (Lc 18,13)
Suy niệm: Vì sao người Pha-ri-sêu kể lể công trạng của mình, nào là ăn chay mỗi tuần hai lần, nào là nộp phần thu nhập, nào là không tham lam, ngoại tình…? Vì sao người thu thuế chỉ biết đấm ngực và nhận mình là người tội lỗi? Tất cả thái độ của họ là kết quả từ nhận thức họ có về ân sủng. Hiểu sao, sống vậy. Người Pha-ri-sêu hiểu rằng Thiên Chúa phải ban ơn cho ông, vì ông làm những việc theo Luật dạy, nên đã kể lại một cách chính xác và tỉ mỉ những gì ông làm, không thêm thắt điều gì. Đối với ông, ân sủng ông nhận được là do công trạng của ông. Còn người thu thuế hiểu rằng, ân sủng không đến từ tội lỗi, nhưng là hồng ân của Thiên Chúa ban cách vô điều kiện. Ông không làm được việc gì đáng được hưởng ân sủng. Ông chỉ còn lòng tin vào Chúa, nhờ đó ông được hưởng ân sủng Chúa ban, như lời thánh Phao-lô đã nói: “Vì chúng ta tin, nên Đức Giê-su đã mở lối cho chúng ta vào hưởng ân sủng của Thiên Chúa” (Rm 5,2). Quả thật, Chúa ban ân sủng của Ngài cho chúng ta theo lòng thương xót của Ngài, vượt xa mọi công trạng của chúng ta.
Mời Bạn: Bạn rút tỉa được gì từ thái độ hai nhân vật trong dụ ngôn trên? Bạn trở nên khiêm tốn và nài xin ơn Chúa hay tự phụ những việc mình làm, những gì mình có để bắt bẻ, xét đoán anh em?
Sống Lời Chúa: Xếp lại thời khóa biểu mỗi ngày, trong đó có giờ tạ ơn Chúa.
Cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.” Xin cho con nghiệm thấy lòng thương xót của Chúa và vui mừng vì được Chúa thứ tha.
Người thu thuế thì đứng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: “Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.” (Lc 18,13)
Suy niệm: Vì sao người Pha-ri-sêu kể lể công trạng của mình, nào là ăn chay mỗi tuần hai lần, nào là nộp phần thu nhập, nào là không tham lam, ngoại tình…? Vì sao người thu thuế chỉ biết đấm ngực và nhận mình là người tội lỗi? Tất cả thái độ của họ là kết quả từ nhận thức họ có về ân sủng. Hiểu sao, sống vậy. Người Pha-ri-sêu hiểu rằng Thiên Chúa phải ban ơn cho ông, vì ông làm những việc theo Luật dạy, nên đã kể lại một cách chính xác và tỉ mỉ những gì ông làm, không thêm thắt điều gì. Đối với ông, ân sủng ông nhận được là do công trạng của ông. Còn người thu thuế hiểu rằng, ân sủng không đến từ tội lỗi, nhưng là hồng ân của Thiên Chúa ban cách vô điều kiện. Ông không làm được việc gì đáng được hưởng ân sủng. Ông chỉ còn lòng tin vào Chúa, nhờ đó ông được hưởng ân sủng Chúa ban, như lời thánh Phao-lô đã nói: “Vì chúng ta tin, nên Đức Giê-su đã mở lối cho chúng ta vào hưởng ân sủng của Thiên Chúa” (Rm 5,2). Quả thật, Chúa ban ân sủng của Ngài cho chúng ta theo lòng thương xót của Ngài, vượt xa mọi công trạng của chúng ta.
Mời Bạn: Bạn rút tỉa được gì từ thái độ hai nhân vật trong dụ ngôn trên? Bạn trở nên khiêm tốn và nài xin ơn Chúa hay tự phụ những việc mình làm, những gì mình có để bắt bẻ, xét đoán anh em?
Sống Lời Chúa: Xếp lại thời khóa biểu mỗi ngày, trong đó có giờ tạ ơn Chúa.
Cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.” Xin cho con nghiệm thấy lòng thương xót của Chúa và vui mừng vì được Chúa thứ tha.
THÁNH GIOAN GIUSE THÁNH GIÁ
DÒNG ANH EM HÈN MỌN
(1654-1734)
DÒNG ANH EM HÈN MỌN
(1654-1734)
Ischia, một hòn đảo nhỏ nằm giữa cửa vịnh thành Napôli nước Ý, một hòn đảo phì nhiêu vì thừa hưởng phún thạch của mấy ngọn núi lửa, đã hân hạnh là quê quán của thánh Gioan Giuse Thánh giá. Thánh nhân ra đời đúng ngày lễ Thăng Thiên năm 1654 trong một gia đình quý phái và nổi tiếng nhân đức. Cha ngài là ông Giuse Calôsitô, mẹ là bà Dona Gaguilo. Ông bà sinh hạ được năm người con cùng dâng mình vào nhà Chúa cả năm. Tuy nhiên, Gioan là người trổi vượt nhất xét về cả tài lẫn đức.
Đời sống thánh thiện của Gioan đã bộc lộ ngay từ bé. Hồi còn sống dưới mái gia đình ấm cúng, Gioan đã sớm yêu đời sống thinh lặng, ẩn dật và cầu nguyện. Gioan ít nô đùa hoặc giao du với anh em chúng bạn, nhưng thường tìm giờ rỗi tới nhà thờ viếng Chúa hay nói truyện đạo đức với những người thánh thiện. Gioan yêu mến Đức Mẹ cách riêng, cậu lập một bàn thờ nhỏ kính Người; mỗi ngày cậu lần hạt, đọc sách về Đức Mẹ và những hy sinh nhỏ mọn. Lòng bác ái của cậu nhờ đó mỗi ngày một lớn mạnh và bộc lộ ngay trên nét mặt, trong lời nói và việc làm. Cho đến nay, gương bác ái của Gioan vẫn còn sống động trong tâm trí người bản xứ. Bằng chứng là không một ai kể truyện thánh nhân lại bỏ sót câu: Gioan có lòng thương người như yêu Chúa.
Lặng lẽ sống trong gia đình và trên ghế học đường cho tới 17 tuổi, Gioan nhận biết ơn Chúa muốn gọi mình đi tu, sống đời tận hiến. Tuy nhiên Gioan còn do dự không biết nên chọn dòng nào: dòng khổ tu thành Sactrơ (Chartreux), hay dòng Anh em hèn mọn cũng gọi là dòng thánh Phanxicộ Để tìm biết ơn Chúa, Gioan làm tuần chín ngày kính Chúa Thánh Thần, rồi đến gặp cha Gioan Bênađô thuộc chi dòng họ Phan cải tổ. Cha vừa ở Tây Ban Nha tới với mục đích nghiên cứu và lập một tu viện tại đảo Ischia. Sau buổi tiếp truyện thân mật, Gioan thán phục nhân đức và sự thánh thiện của cha dòng, cố nài xin cho được thụ huấn với cha theo tinh thần thánh Phanxicô. Sau đó Gioan quyết định theo tiếng Chúa gọi và từ giã gia đình để đến gõ cửa một nhà dòng họ Phan tại Napôli.
Với tất cả cố gắng, thầy Gioan sống qua những năm nhà tập thánh thiện, để rồi chính thức từ giã đời trong buổi lễ mặc áo dòng. Từ đây Gioan mang thêm tên là Gioan Giuse Thánh Giá. Chuỗi tên chứng tỏ lòng yêu mến nồng nàn của ngài đối với thánh Gioan Tiền hô, thánh Giuse đồng trinh và Chúa Kitô tử nạn. Theo sử liệu nhà dòng còn để lại người ta được biết thầy Gioan sống những năm nhà tập một cách rất nhiệm nhặt. Hằng ngày thầy chỉ ăn bánh khô và uống nước lã; thầy chăm chú nghiền ngẫm Phúc âm và thư thánh Phaolô, nhất là sự thương khó Chúa Kitô. Vì thế mới sống trong mấy năm mà nhân đức thầy đã trổi vượt hơn các thầy. Thầy cũng rất được bề trên tín nhiệm. Ngay năm 1674 khi thầy Gioan mới 20 tuổi, các vị tu viện trưởng vì thán phục nhân đức và sự thánh thiện của thầy đã cử thầy điều khiển và thiết lập một nhà mới tại chân đồi miền Afila. Công việc thật khó khăn và phức tạp, nhưng với đức tin bền vững và chí làm việc không biết mệt mỏi, thầy Gioan đã hoàn thành mọi việc đúng ý cha tu viện trưởng. Công việc xong thầy lại trở về sống trong trầm lặng trung thành với quy luật vì đó là đường lối giúp thầy kết hợp mật thiết với Chúa Kitô trong mọi lúc. Thầy kết hợp với Chúa cách khăng khít đến nỗi nhiều lần đã ngất trí. Một lần kia trong giờ nguyện ngắm tại nhà nguyện, mọi người bỡ ngỡ nhìn thầy từ từ lên cao khỏi mặt đất. Ít lâu sau thầy được bề trên gọi chịu chức linh mục. Lúc đó thầy mới 23 tuổi.
Thầy thụ phong linh mục vừa được một năm, thì cha bề trên cử thầy làm bề trên nhà tập. Với nhiệm vụ mới cha Gioan càng cố gắng tăng cường đời sống nội tâm. Tinh thần yêu kỷ luật và lòng bác ái bao la của cha đã giúp cha sống với các tu sĩ cách nghiêm nhặt nhưng lại rất thân mật. Chủ trương của cha trong việc huấn luyêïn tập sinh là giúp họ hiểu và sống hiệp nhất với tình yêu Chúa để nhờ đó mà họ trung thành với kỷ luật. Ngoài sự hưởng nhờ đời sống thánh thiện của cha Gioan, tập sinh còn được chứng kiến nhiều phép lạ Chúa làm vì lời cầu nguyện của cha. Sau đó cha Gioan lại được cử làm giám thị nhà thử ở Afila, rồi hai năm sau tức năm 1690, cha lại trở về giữ chức vụ bề trên nhà dòng.
Nhưng đèn càng sáng, Chúa càng muốn đặt cao để cho mọi người đều được ánh sáng của đèn soi dẫn. Đó là lý do Chúa gọi cha nhận chức bề trên tỉnh dòng thánh Phanxicô cải tổ, theo lời đề nghị của nhiều tu viện nước Ý. Với tất cả niềm tin tưởng và cố gắng, cha đã thắng mọi khó khăn và thành công trong việc cải tổ quy luật dòng theo đúng tinh thần thánh Phanxicô. Sứ mệnh hoàn thành vừa đúng với nhiệm kỳ, cha Gioan sung sướng trở lại đời sống bình thường của một cha dòng tại tu viện thánh Luxia để hoàn tất đời tận hiến và phục vụ các linh hồn. Trong những ngày cuối đời, cha hân hoan hưởng tuổi già và lại được Chúa tỏ dấu yêu thương cho làm nhiều phép lạ. Nói đến những phép lạ Chúa làm vì lời cầu nguyện của thánh nhân, người ta không quên nhấn mạnh rằng đó là kết quả một đời sống đã chín mùi đức mến Chúa yêu người và lòng tín nhiệm hoàn toàn vào tình yêu Thiên Chúa. Ngày kia vì thông cảm sâu xa nỗi khổ tâm của một anh chàng lao động, thánh nhân đã khiến cành nho khô cắm vào bình trở nên xanh tươi, sinh ra những chùm quả chín mọng, dù rằng lúc đó không phải mùa nho chín; hơn thế nữa, chùm nho lạ kia còn biến thành thuốc thiêng cứu vợ anh thoát tay tử thần.
Riêng phần cha, không kể những lần ngất trí đàm đạo thân mật với Chúa, một lần vào đêm Giáng Sinh năm 1730, Chúa Hài Nhi đã hiện ra trên cánh tay Đức Mẹ, dạy bảo và an ủi thánh nhân. Chúa cũng cho ngài ơn nói tiên tri, đoán biết những sự kín nhiệm trong tâm hồn người ta. Lần kia có chị dòng lâm cơn hấp hối, người ta vội mời cha đến giúp chị trong giờ sau hết. Đến nơi cha thấy một thiếu nữ duyên dáng tuổi vừa đôi mươi, ngồi bên giường bệnh nhân; thiếu nữ đó là cháu của chị nữ tu. Tự nhiên nhưng với giọng quả quyết cha nói với thiếu nữ kia: "Này con, cha được mời đến để giúp dì con; người ta tưởng dì con chẳng còn sống mấy nỗi, nhưng không, dì con còn sống lâu. Trái lại cha bảo cho con biết một tin không ai ngờ kể cả con, là con đã bước tới ngưỡng cửa đời đời rồi đấy !" Mấy ngày sau xẩy ra đúng như lời cha đã tiên báo.
Nhưng điều cha mong ước hơn cả là được mau về trời hưởng kiến Thiên Chúa. Một tuần trước khi chết, Chúa đã cho cha hay giờ hạnh phúc cha hằng ao ước. Cha báo tin ấy cho mọi người trong nhà dòng, và hai hôm sau cha ngã bệnh. Năm hôm sau, cha kết thúc đời tận hiến bằng cái chết êm ái và thánh thiện. Hôm ấy là ngày 04-03 năm 1734.
Cha Gioan được Đức Piô VI cất lên bậc Chân phước ngày 15-05-1739, và Đức Grêgôriô tôn phong lên bậc Hiển thánh ngày 26-05 năm 1839. Xác cha hiện còn để trong nhà nguyện tu viện thánh nữ Lucia tại tỉnh Napôli. Nơi đây người ta dựng một phiến đá khắc mấy hàng chữ vàng lời cha thường nói khi còn sinh thời: "Cho dù không có thiên đàng và hoả ngục đi nữa, tôi vẫn một dạ yêu mến Thiên Chúa và anh em của tôi ".