“BÌNH AN CHO ANH EM”
Các ông còn đang nói, thì chính Đức Giê-su đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!” (Lc 24,36)
Suy niệm: Thấy người chết hiện về là một hiện tượng khủng khiếp, có thể làm ta sợ chết ngất đi được. Vì thế, Đức Giê-su phục sinh đã tìm mọi cách giúp các môn đệ vượt khỏi nỗi sợ này. Ngài chúc bình an cho các ông, Ngài cho các ông xem thấy những vết thương ở chân và tay, Ngài ăn miếng cá nướng trước mặt các ông. Ngài cho thấy thân xác ấy không phải là của một hồn ma, nhưng là thân xác vinh hiển của Đấng Phục Sinh. Thân xác phục sinh ấy vẫn còn mang những vết thương ở tay, chân và cạnh sườn, chứng tích của tình yêu thương mà Ngài đã trải qua. Thân xác phục sinh ấy ngày nay vẫn còn tiếp tục hiện diện với thế giới, đặc biệt trở thành lương thực nuôi sống con người trần thế trong tư thế Bánh ban sự sống.
Mời Bạn: Hãy tin tưởng rằng thân xác vinh hiển của Đấng đang ngự bên hữu Chúa Cha mãi mãi mang những vết thương của cuộc Khổ Nạn ngày xưa. Bạn hãy vượt qua những nỗi sợ trong cuộc sống vì xác tín Đấng Phục Sinh ấy đang ở với mình, đồng hành với mình, luôn yêu thương chăm sóc bạn. Hiện nay bạn đang có những nỗi sợ nào (dư luận, bệnh tật, áp lực công việc, tương lai...)?
Sống Lời Chúa: Sau khi gặp gỡ, đón nhận Mình Máu của Đấng Phục Sinh trong thánh lễ, tôi ý thức mình được mời gọi trở thành chứng nhân cho Ngài bằng một đời sống tích cực, nhiệt thành hơn trong đời sống đức tin.
Cầu nguyện: Lạy Đấng Phục Sinh, Chúa tiếp tục ban bình an cho con qua các bí tích, sự hiện diện của Chúa. Xin giúp con không còn nô lệ cho các nỗi sợ, can đảm làm chứng tá cho niềm tin vào sự phục sinh của Chúa. Amen.
Các ông còn đang nói, thì chính Đức Giê-su đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!” (Lc 24,36)
Suy niệm: Thấy người chết hiện về là một hiện tượng khủng khiếp, có thể làm ta sợ chết ngất đi được. Vì thế, Đức Giê-su phục sinh đã tìm mọi cách giúp các môn đệ vượt khỏi nỗi sợ này. Ngài chúc bình an cho các ông, Ngài cho các ông xem thấy những vết thương ở chân và tay, Ngài ăn miếng cá nướng trước mặt các ông. Ngài cho thấy thân xác ấy không phải là của một hồn ma, nhưng là thân xác vinh hiển của Đấng Phục Sinh. Thân xác phục sinh ấy vẫn còn mang những vết thương ở tay, chân và cạnh sườn, chứng tích của tình yêu thương mà Ngài đã trải qua. Thân xác phục sinh ấy ngày nay vẫn còn tiếp tục hiện diện với thế giới, đặc biệt trở thành lương thực nuôi sống con người trần thế trong tư thế Bánh ban sự sống.
Mời Bạn: Hãy tin tưởng rằng thân xác vinh hiển của Đấng đang ngự bên hữu Chúa Cha mãi mãi mang những vết thương của cuộc Khổ Nạn ngày xưa. Bạn hãy vượt qua những nỗi sợ trong cuộc sống vì xác tín Đấng Phục Sinh ấy đang ở với mình, đồng hành với mình, luôn yêu thương chăm sóc bạn. Hiện nay bạn đang có những nỗi sợ nào (dư luận, bệnh tật, áp lực công việc, tương lai...)?
Sống Lời Chúa: Sau khi gặp gỡ, đón nhận Mình Máu của Đấng Phục Sinh trong thánh lễ, tôi ý thức mình được mời gọi trở thành chứng nhân cho Ngài bằng một đời sống tích cực, nhiệt thành hơn trong đời sống đức tin.
Cầu nguyện: Lạy Đấng Phục Sinh, Chúa tiếp tục ban bình an cho con qua các bí tích, sự hiện diện của Chúa. Xin giúp con không còn nô lệ cho các nỗi sợ, can đảm làm chứng tá cho niềm tin vào sự phục sinh của Chúa. Amen.
THÁNH GUIĐÔ
TU VIỆN TRƯỞNG
(+1046)
TU VIỆN TRƯỞNG
(+1046)
Casêma một làng quê nhỏ bé thuộc tỉnh Ravenna bên Ý, là nơi đây Guiđô đã chào đời. Sinh ra trong gia đình đạo hạnh, Guiđô được lãnh nhận một nền giáo dục rất chu đáo; nền giáo dục đó đã tạo cho cậu một tư cách nết na nhu mì và một tâm hồn yêu thích làm điều thiện.
Ngay từ buổi thiếu thời, người ta đã thấy cậu rất chăm chỉ học hành, có một trí nhớ dẻo dai, nhưng nhất là có tính tình chín chắn không khác chi một người đã đứng tuổi. Nhưng cậu lại có khuyết điểm là thích ăn mặc chải chuốt và thích làm đỏm để được người ta chú ý. Nhưng rồi với ơn Chúa tác động, cậu nhìn nhận đó là một khuyết điểm và quyết định từ bỏ cái tính háo danh giả trá đó. Để thực hiện ý chí cương quyết ấy cậu đã đi dự lễ thánh Apolinariô tại Ravenna với bộ đồ rách rưới và bẩn thỉu, còn áo quý của mình thì cởi cho người nghèo khó hết. Vẫn giữ bộ quần áo "tang thương" đó, Guiđôâ còn ngang nhiên đi Rôma viếng mộ các thánh Tông đồ. Và với ý chí tận hiến cuộc đời cho Chúa, Guiđôâ đã xin chịu chức cắt tóc gia nhập hàng giáo sĩ mà không cho cha mẹ hay biết chút nào. Cậu còn định tâm sẽ đi viếng Đất Thánh và không trở về quê hương nữa.
Đang lúc ôm ấp hoài vọng tốt đẹp kia, Thiên Chúa lại muốn cho người thanh niên có thiện chí ấy đến với Người bằng một đường lối khác. Người muốn cho Guiđôâ trở về Ravenna ngay để hấp thụ giáo huấn của một vị ẩn tu thánh thiện và đầy kinh nghiệm đang sống trên một cù lao nhỏ giữa giòng sông Pô. Vị ẩn tu đó chính là Mactinô, người đang gián tiếp coi sóc tu viện Pompose. Sau ba năm tập luyện và thực hành đức vâng lời, Guiđôâ được vị ẩn tu đưa về tu viện giới thiệu với các tu sĩ và cho mặc áo dòng. Nhờ những công trình tập luyện trước Guiđôâ làm quen được với nếp sống khắc khổ và đạo đức của tu viện một cách dễ dàng.
Chưa được bao lâu tiếng nhân đức của thầy Guiđôâ đã vang đồn khắp nơi trong dòng đến nỗi tuy còn trẻ tuổi, thầy cũng đã được ủy thác trông coi tu viện thánh Sêvêriô ở Ravenna. Dù đổi nơi đổi nhà, ở đâu thầy cũng vẫn tỏ ra hết lòng mến Chúa và bác ái đối với anh em.
Đã đến lúc Thiên Chúa muốn dùng người tôi tớ trung thành để đảm đang những công việc trọng đại. Vào năm 998, tu viện trưởng Mactinô và cả cha phụ tá cùng tạ thế, mọi người trong dòng đều đồng thanh bầu thầy Guiđô làm tu viện trưởng Pômposa. Thầy khiêm nhường lãnh nhận trọng trách Chúa gửi đến và nỗ lực chu toàn sứ mệnh để đem lại cho tu viện những ngày sống hưng thịnh và sốt sắng.
Nhân đức vị tu viện trưởng mới vang lừng khắp nơi, thu hút một số đông những người đến xin thụ giáo. Tu viện không còn đủ sức chứa, cha bề trên phải vội xây cất thêm nhà. Công việc thật bề bộn, phần thì thiếu tiền của, phần thì ngài còn "chân ướt chân ráo" đã phải lo những công việc lớn lao, song ngài hoàn toàn phó thác và tin tưởng ở Chúa quan phòng. Trong dịp này lời cầu nguyện của ngài tỏ ra thế lực lạ lùng đến nỗi cứu sống được bọn thợ xây bị đè bẹp dưới đống gạch vụn vì một bức tường bỗng đổ xuống; lần khác trong lúc kho hết sạch cả lương thực và quỹ không còn một xu để trả công thợ, bỗng nhiên Chúa quan phòng gửi đến cho ngài hai thuyền chở đầy lúa và rượu.
Công việc xây cất hoàn tất, ngài liền trao quyền tạm cho mấy tu sĩ khôn ngoan thay ngài lãnh đạo tu viện; còn ngài lại muốn được rảnh tâm chăm lo phụng sự Chúa hơn hầu lãnh nhận thêm nhiều nghị lực mới. Theo gương cựu tu viện trưởng Mactinô, ngài ẩn mình một thời gian khá lâu trong nơi xa vắng để hoàn toàn thanh thản trong sự chiêm niệm và sống khắc khổ.
Khi đã dư dật của ăn tinh thần, ngài trở về tu viện hăng hái hoạt động không còn biết mỏi mệt. Càng nghiêm khắc với bản thân bao nhiêu ngài càng hiền từ và bác ái với các tu sĩ bấy nhiêu, vì thế hết mọi người đều yêu mến ngài như cha vậy.
Tuy người tôi tớ Chúa đã sống cuộc đời thánh thiện và đức hạnh phi thường, song Chúa còn muốn tinh luyện nhân đức ngài bằng một cơn thử thách vĩ đại làm chấn động cả tu viện. Ma quỷ thấy ngài hăng hái hoạt động tông đồ, liền xui khiến nhiều người bá cáo lên Đức Tổng Giám mục Ravenna, những điều xấu xa không thể có nơi ngài. Đức Tổng Giám mục tin lời và muốn bắt chính các tu sĩ trong tu viện phải trục xuất bề trên Guiđôâ khỏi tu viện.
Tin bất ngờ đó làm cho cả nhà hồi hộp lo sợ. Toàn thể tu sĩ sốt sắng gia tăng lời cầu nguyện và hãm mình ăn chay phạt xác, để xin Chúa rủ lòng thương ngăn cản cơn khốn khó sắp đổ xuống trên tu viện. Chúa đã nhận lời cầu nguyện tha thiết của những tâm hồn đầy tin tưởng: chính ngày Đức Tổng Giám mục thân hành đến tu viện để truất chức tu viện trưởng Guiđôâ, ngài mới hay mình đã bị người ta lừa dối, lập tức ngài đổi lòng và hứa sẽ bênh vực tu viện trưởng và bảo trợ cả nhà dòng.
Tu viện trưởng Guiđôâ luôn luôn tỏ ra sáng suốt và hoạt động không ngừng trong việc điều khiển tu viện Pompose. Thấm thoát đã được 48 năm, bỗng có lệnh vua Henricô III triệu ngài về Placentia, ngài vâng lệnh ra đi. Đường dài sức yếu, càng đi ngài càng cảm thấy kiệt sức. Nhưng ngài vẫn gượng đi tới ấp thánh Domnin, tới đây ngài trút hơi thở cuối cùng để về chầu Chúa ngày 31.03.1046. Mọi người được chứng kiến sự lạ lùng khi một người mù chạm tới xác thánh nhân liền được sáng. Tin lạ ấy truyền đi nhanh chóng và người ta lũ lượt kéo đến kính viếng xác thánh nhân. Dân tỉnh Parma muốn được mai táng xác thánh nhân ngay ở tỉnh mình vì ngài đã từ trần tại đó; nhưng vua Henricô III truyền đem di hài đấng thánh về tỉnh Spirê bên Đức và an táng tại giáo đường thánh Gioan Tẩy giả sau được cải tên là nhà thờ thánh Guiđôâ.
Đèn sáng không ai đem để dưới thùng, vì thế Giáo hội đã muốn truy phong ngài lên bậc hiển thánh để treo cao gương sáng đời của một người đã tận tụy với nghĩa vụ: điều khiển tu viện và dẫn dắt những tâm hồn thiện chí trên con đường thánh thiện.