Một vài năm trước đây tờ Chicago Tribune cho biết tia laser có thể dùng để tẩy xoá các hình xăm trên thân
thể.
Giám Đốc Trung Tâm Y Tế
Sinai thành phố Chicago cho biết:
Chúng tôi có trên 700 người đang chờ đợi để được
hưởng dịch vụ này.
Một phụ nữ 25 tuổi cho
biết một sự kiện xảy ra vào chiều Chúa Nhật đã khiến cô quyết định tẩy xoá các
hình xăm trên thân thể.
Khi cô đang đẩy đứa con
gái nhỏ trên xích đu, một vài phần tử băng đảng nhìn thấy hình chĩa ba trên
cánh tay và chân của cô,
hình này là dấu hiệu của
băng địch thủ, bọn chúng đã nổ súng.
Thật may mắn, khi vội vàng
nổ súng chúng đã không bắn trúng cô và đứa con gái.
Câu chuyện của tờ Chicago Tribune cho
thấy một điểm quan trọng.
Trong cuộc đời, tất cả chúng ta đều đã
thi hành những gì mà giờ đây chúng ta hối hận và muốn xoá bỏ chúng.
Bài báo vừa xuất hiện, ai nấy đều ngạc
nhiên khi thấy trên cả ngàn lá thư của
các bạn trẻ trên tòan quốc gửi tới yêu cầu cho biết thêm chi tiết về chương
trình trên.
Để đáp ứng sự nhiệt tình trên,
người ta cho sản xuất một cuốn phim nhan đề “Untattoo You”
(Hãy tẩy xóa các vết xâm của bạn đi).
Cuốn phim kể lại những nguy hiểm của tục xâm mình và
cho biết rõ những
vết xâm ấy thật khó
tẩy xóa.
Các diễn viên trong phim là chính đám người trẻ.
Họ thẳng thắn trình bầy lý do tại sao trước đây họ xâm
mình, và tại sao bây giờ họ lại muốn tẩy xóa những vết xâm ấy đi.
Việc tẩy xóa các vết xâm dẫn chúng ta đến việc hoán
cải trong bài Tin Mừng hôm nay.
Trong tất cả các lời giảng của Gioan, điều đòi hỏi cơ bản
là: “Hoán cải” (Mt 3,2).
Đó cũng là sứ điệp cơ bản của Chúa Giêsu.
Ngài đã đến và truyền dạy: “Anh em hãy hoán cải và
tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15).
Điều đáng chú ý là Chúa Giêsu và Gioan đều dùng chữ hoán
cải mà không có lời giải thích. Cả hai đều coi chữ này như một từ chắc chắn mà
người nghe sẽ biết và hiểu rõ ý nghĩa.
Chúng ta hãy xem người Do Thái dạy thế nào về hoán cải.
Đối với người Do Thái, hoán cải là trọng tâm của mọi đức
tin tôn giáo,
Cũng vậy, đối với người Do Thái, cổng duy nhất để trở về
với Thiên Chúa là cổng hoán cải.
Chữ Do Thái Teshubah dùng chỉ hoán cải cũng rất hay.
Đó là danh từ của động từ shub có nghĩa quay lại. Hoán
cải là bỏ điều dữ và quay lại cùng Thiên Chúa, thay đổi cách ăn nết ở, cải tạo
đời sống luân lý và tôn giáo của toàn dân hoặc của cá nhân.
C.G.Montefiore viết: “Đối với các Rabbi, bản chất của hoán cải là ở
chỗ hoàn toàn thay đổi tâm trí, từ đó đem lại sự thay đổi trong cuộc sống và
trong cách cư xử”.
Maimonides, một học giả Do Thái danh tiếng trong thời
trung cổ định nghĩa hoán cải như sau: “Hoán cải là gì?
Hoán cải là tội nhân lìa bỏ tội lỗi và khai trừ nó ra khỏi tư
tưởng mình, hoàn toàn quyết định trong tâm trí sẽ không tái phạm nữa như có
chép rằng: “Kẻ ác bỏ đường mình, người bất nghĩa bỏ các ý tưởng”.
Người Do Thái chủ trương hoán cải thật không chỉ biểu
hiện bằng một cảm xúc buồn thảm mà còn phải thật sự thay đổi đời sống. Đây cũng
là quan niệm của Kitô giáo.[2]
Để thực sự hoán cải, điều quan trọng
là chúng ta phải nhận ra tội lỗi của mình, nghĩa là phải thực sự thấy mình có
tội,
nhưng con người ngày nay càng mất dần
ý thức về tội, bởi vì họ mất dần ý thức về Thiên Chúa.
Tội lỗi chỉ có ý nghĩa trong mối liên
hệ với Thiên Chúa.
Tội lỗi trước hết là hành động xúc
phạm tới Thiên Chúa, vi phạm luật Chúa, và nhất là từ chối tình thương của
Ngài. Cho nên Sám Hối là nhận ra tội lỗi của mình rồi ăn năn sám hối, quyết tâm
trở về với Chúa.
Chính vì thế, Sám Hối là một chủ đề
nổi bật trong Thánh Kinh.
Giavê không ngừng đòi hỏi Dân Chúa
phải luôn canh tân đổi mới cuộc sống và Giavê đã dùng đủ mọi cách đổi mới con
tim Dân Người.
Trong cuốn “Ơn Trở Về”, Đức Cha JB.
Bùi Tuần
có nói đến những người tội lỗi cứng lòng,
mà những người ngay chính cũng cứng
lòng nữa.
Tôi tự nghĩ,
Người con thứ trong dụ ngôn “người con
hoang đàng” là hình ảnh của người tội lỗi,
còn người anh cả có thể là hình bóng
của những người ngay cứng lòng.
Người tự coi mình là công chính, đạo
đức mà cứng lòng và tự mãn thì thật khó trở về.
Và Đức cha JB. Bùi Tuần đã kể lại câu
chuyện như sau:
Trong một phòng khách của Đức Giáo
Hoàng,
tôi thấy có một bức tượng thánh Phêrô
bằng đồng đen, đặt trên bệ cao.
Có lần tôi tò mò lại gần xem, thì thấy
tay ông thánh Phêrô cầm một chùm hai chìa khóa.
Tôi tự hỏi: mở cửa thiên đàng thì một
chìa là đủ, sao lại phải hai chìa
?
và đột nhiên một ý tưởng thoáng qua
trả lời rằng:
Chùm này là để mở lòng người. Kẻ tội
lỗi cứng lòng thì một chìa là đủ. Còn người công chính cứng lòng, thì hai chìa
chưa chắc đã mở được. [3]