ĐỨC MA-RI-A, THÂN MẪU CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
“Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.” (Lc 1,50)
Suy niệm: Đức Ma-ri-a và người chị họ Ê-li-sa-bét gặp nhau để chia sẻ niềm vui. Người chị đang cưu mang Gio-an tẩy giả. Còn cô em, Ma-ri-a đang cưu mang Con Thiên Chúa. Cả hai chị em đều được đón nhận tin vui trong mầu nhiệm. Cuộc gặp gỡ để chia sẻ niềm vui đã trở thành bối cảnh cho lời Đức Ma-ri-a ca ngợi lòng thương xót của Thiên Chúa, một lòng thương xót “trải dài từ đời nọ đến đời kia”. Với lòng tin tuyệt đối vào quyền năng của Thiên Chúa, Mẹ đã cưu mang “Chúa Giê-su, Dung Nhan của Lòng Thương Xót”. Dưới chân thập giá, Mẹ trở thành chứng nhân của lòng thương xót khi nghe “lời tha thứ đến từ môi miệng Chúa Giê-su”. Cái nhìn của Mẹ luôn là toàn thể. Mẹ đã nhìn thấy toàn thể vũ trụ, toàn thể nhân loại, trong bàn tay của Thiên Chúa, Đấng làm chủ lịch sử hoá thân làm người trong lòng Mẹ. Chính vì thế Tông Sắc khai mở Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót đã gọi Mẹ là “Thân Mẫu của Lòng Thương Xót” (x. số 24).
Mời Bạn: Thế giới hôm nay đầy dẫy bất an, một bầu khí bi quan bao trùm thế giới. Đây chính là lúc mà “chúng ta được kêu gọi hướng cái nhìn lên Lòng Thương Xót với một cách thức hoàn toàn đặc biệt” để nhờ đó, chúng ta, cùng với Đức Ma-ri-a, trở nên “chứng tá của Lòng Thương Xót cách mạnh mẽ và hữu hiệu hơn” (số 3).
Sống Lời Chúa: Kinh “Thương Người 14 Mối” (x. Tv 146,7-9) liệt kê những dấu chỉ cụ thể của Lòng Thương Xót. Bạn chọn một việc thích hợp với bạn để sống chứng nhân lòng thương xót đó.
Cầu nguyện: Đọc kinh “Lạy Nữ Vương.”
“Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.” (Lc 1,50)
Suy niệm: Đức Ma-ri-a và người chị họ Ê-li-sa-bét gặp nhau để chia sẻ niềm vui. Người chị đang cưu mang Gio-an tẩy giả. Còn cô em, Ma-ri-a đang cưu mang Con Thiên Chúa. Cả hai chị em đều được đón nhận tin vui trong mầu nhiệm. Cuộc gặp gỡ để chia sẻ niềm vui đã trở thành bối cảnh cho lời Đức Ma-ri-a ca ngợi lòng thương xót của Thiên Chúa, một lòng thương xót “trải dài từ đời nọ đến đời kia”. Với lòng tin tuyệt đối vào quyền năng của Thiên Chúa, Mẹ đã cưu mang “Chúa Giê-su, Dung Nhan của Lòng Thương Xót”. Dưới chân thập giá, Mẹ trở thành chứng nhân của lòng thương xót khi nghe “lời tha thứ đến từ môi miệng Chúa Giê-su”. Cái nhìn của Mẹ luôn là toàn thể. Mẹ đã nhìn thấy toàn thể vũ trụ, toàn thể nhân loại, trong bàn tay của Thiên Chúa, Đấng làm chủ lịch sử hoá thân làm người trong lòng Mẹ. Chính vì thế Tông Sắc khai mở Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót đã gọi Mẹ là “Thân Mẫu của Lòng Thương Xót” (x. số 24).
Mời Bạn: Thế giới hôm nay đầy dẫy bất an, một bầu khí bi quan bao trùm thế giới. Đây chính là lúc mà “chúng ta được kêu gọi hướng cái nhìn lên Lòng Thương Xót với một cách thức hoàn toàn đặc biệt” để nhờ đó, chúng ta, cùng với Đức Ma-ri-a, trở nên “chứng tá của Lòng Thương Xót cách mạnh mẽ và hữu hiệu hơn” (số 3).
Sống Lời Chúa: Kinh “Thương Người 14 Mối” (x. Tv 146,7-9) liệt kê những dấu chỉ cụ thể của Lòng Thương Xót. Bạn chọn một việc thích hợp với bạn để sống chứng nhân lòng thương xót đó.
Cầu nguyện: Đọc kinh “Lạy Nữ Vương.”
THÁNH NẾ PHANXICA CABRINI
SÁNG LẬP DÒNG CHỊ EM TRUYỀN GIÁO
Trong khi hết mọi xã hội đều phải qua bước suy tàn, và cùng với thời gian mất đi nguồn nhựa sống thì Giáo hội vẫn hằng tỏ ra trẻ trung, mặc dầu trải qua 20 thế kỷ. Cùng với vẻ xuân sắc của mình, Giáo hội luôn luôn sinh ra muôn vàn vị thánh, ở mọi thời mọi nơi, thuộc mọi chủng tộc và ở trong mọi tầng lớp xã hội.
Thế kỷ thứ 19, giữa lúc nhân loại đang đi vào con đường xa Chúa, vùi đầu vào cuộc đời vật chất, không kể gì là công bình bác ái, thì Giáo hội lại xướng xuất ra nhiều phong trào đạo đức. Giáo dân đua nhau tổ chức các hội đoàn để thực hiện chương trình bác ái nhất là nơi dân chúng nghèo khổ.
Thánh nữ Phanxica là một người rất nhiệt thành với mọi công cuộc bác ái. Chính tay bà đã cứu trợ nhiều người Ý tị nạn ở Mỹ châu.
Phanxica sinh ngày 15 tháng 7 năm 1850 trong địa phận Lodi. Người là con thứ 13 của một gia đình nông dân nước Ý.
Từ thuở mới lọt lòng mẹ, Phanxica vốn ốm yếu hơn các anh chị em, đến nỗi ai nấy hầu thất vọng không trông cô có thể sống nên thân nên người được. Nhưng, trái lại, với cái thân hình ẻo lả ấy, Phanxica cứ mỗi ngày mỗi khôn lớn đồng thời lòng kính mến Chúa cũng tăng tiến.
Khi vừa chẵn 13 tuổi, Phanxica khấn giữ trinh khiết để suốt đời tận hiến cho Chúa và phục vụ anh em đồng loại. Với thời gian trôi qua, năm 18 tuổi, sau kỳ thi mãn khóa lớp sư phạm, Phanxica trúng tuyển và trở thành một nữ giáo viên.
Dạy học được hai năm thì vào năm 1870, cô phải chịu hai tang lớn của song thân. Sau đó, để tận hiến toàn thân cho Chúa, hầu tròn nhiệm vụ tôi ngay con thảo, Phanxica đến gõ cửa một tu viện, nhưng vì điều kiện sức khỏe quá thiếu thốn, nên không được thâu nhận. Biết đó là ý Chúa, cô liền khiêm tốn quay về sống cuộc đời một giáo dân hết mực đạo đức.
Năm 1874 cha xứ Codogno có ý nhờ Phanxica đứng ra lo việc từ thiện, săn sóc viện mồ côi trong xứ lúc đó đang thiếu người trông nom, nên công việc tổ chức đều không được chu đáo lắm. Vâng lời cha xứ, Phanxica đã nhận trách nhiệm đó và đêm ngày những lo lắng tổ chức cho viện được hoàn hảo. Người đã chăm sóc và giáo dục các em với tất cả tình thương yêu và lòng tận tụy của một người mẹ đạo đức. Trong khi đó, cũng có mấy người phụ nữ khác cùng phụ việc với Phanxica. Lòng đạo đức đã khiến họ ý hợp tâm đồng, để rồi hội nhau cùng soạn thảo một qui luật riêng với những lời khấn hứa để giúp nhau nên trọn lành hơn. Sau khi thảo xong bản nội qui, các chị em cùng nhau thi hành và nhận thánh Phanxicô Xaviê làm bổn mạng của hội.
Ba năm sau, vì công việc trong viện mồ côi không còn nữa, nên viện phải đóng cửa. Tuy nhiên hội đó vẫn tồn tại và đổi sang hoạt động truyền giáo rất mạnh mẽ, đến nỗi đã được Đức Giám mục địa phận chấp thuận và cho phép tổ chức thật hoàn toàn chu đáo.
Năm 1880, tại Codogno một tu viện đầu tiên được thành lập với mục đích huấn luyện các thiếu nữ, nhất là hướng dẫn các thiếu nữ lầm đường lạc lối.
Tới năm 1888, với bộ qui luật mới, tu viện được Toà thánh chính thức châu phê. Ngoài mục đích chính như vừa trình bày, mỗi ngày nữ tu còn phải dành bốn giờ để chuyên việc cầu nguyện và chầu Chúa trong thinh lặng.
Chị Phanxica được đề cử làm bề trên dòng. Mặc dầu phải gánh trọng trách nặng nề, chị cũng không hề quên lý tưởng truyền giáo. Chị mong được sang truyền giáo tại Á đông, nhất là nước Trung hoa, nhưng vì hoàn cảnh chưa cho phép, nên các chị em khuyên chị hãy lưu ý đến các kiều dân Ý bên Mỹ châu. Tại đó có tới hàng vạn người đang cần săn sóc giúp đỡ, vì họ quá túng thiếu về cả vật chất lẫn tinh thần.
Hưởng ứng lời khuyên nhủ của chị em, năm 1889, Phanxica cùng với một số chị em vượt biển sang Mỹ châu để thi hành sứ mạng. Sau nhiều ngày vượt trùng dương gian nguy, các chị mới tới đất Mỹ châu. Tới nơi, dân chúng nhất là những người tỵ nạn, hết sức mừng rỡ và đón tiếp các chị rất nồng hậu. Sau đó họ góp ý kiến giúp đỡ các chị lập một viện cô nhi, mở trường dạy học cho các trẻ em người Ý. Nhưng công việc của các chị đều gặp nhiều cản trở lớn lao. Cản trở thứ nhất là chính Đức Giám mục ở Mỹ châu không muốn tiếp nhận các chị, cản trở thứ hai là vấn đề vật chất rất thiếu kém khiến không thể thi hành chương trình đã hoạch định. Dầu vậy chị Phanxica và các chị đồng hành cũng không hề thất vọng. Các chị hoàn toàn phó mặc Chúa định liệu vì biết rằng, nếu công việc đẹp lòng Chúa nhất định sẽ thành công tốt đẹp. Thật vậy, Chúa đã không phụ lòng tin tưởng của con cái. Người đã cho các chị lượm được nhiều kết quả quá lòng sở ước: một viện cô nhi được thành lập để săn sóc những trẻ em nghèo khó; tiếp đến một học đường được xây cất và chính các chị đảm nhận việc điều khiển và huấn luyện các học sinh. Qua năm này sang năm khác, các cơ sở của tu viện được tuần tự thiết lập để rồi trở nên như trung tâm của dòng chị em truyền giáo.
Say sưa với công việc truyền giáo ấy, chị Phanxica đã xuất toàn lực hầu làm vinh danh Chúa, vì thế thân thể mỗi ngày một hao mòn. Sau một thời gian lâm trọng bệnh, chị được Chúa đem về nơi vĩnh phúc. Hôm đó là ngày 22 tháng 12 năm 1917. Thi hài người được mai táng tại New York.
Để thưởng công và nhất là để nêu gương nhiệt thành truyền giáo của chị Phanxica cho muôn thế hệ ghi nhớ và bắt chước. Đức Giáo Hoàng Piô XI đã tôn phong người lên bậc chân phước vào năm 1938. Tới năm 1949, Thiên Chúa lại muốn làm vinh danh người con yêu dấu của mình hơn nữa, nên đã khiến Đức Thánh Cha Piô XII phong người lên bậc hiển thánh.