Trong bối cảnh của Năm Thánh Từ Bi và chuẩn bị cho đại lễ Giáng sinh sắp đến, ĐGH Phanxicô kêu gọi Giáo triều của mình về tinh thần cao thượng, lối sống tỉnh thức và sự công bình. "Thật là vô ích khi mở ra tất cả các cửa Thánh nhà thờ của các giám mục trên thế giới, nếu cánh cửa trái tim của chúng ta cho tình yêu vẫn đóng khép lại". ĐGH đã trình bày cho Giáo Triều của mình một "danh mục các đức tính cần thiết".
Việc liệt kê 12 đức tính rất cần thiết, không những cho Giáo triều Rôma mà còn cho tất cả các linh mục và nhân viên làm việc trong Giáo Hội Công Giáo, để có thể làm cho thời gian ân sủng Năm Thánh đạt hiệu quả tốt.
1. Tinh thần truyền giáo và thái độ mục vụ
Tinh thần truyền giáo là những gì làm cho Giáo triều có tính sáng tạo và kết quả, và cũng có thể xuất hiện lúc hoạt động; nó là bằng chứng về tính hiệu quả, năng xuất và tính xác thực của công việc chúng ta. Mỗi người đã được rửa tội là một nhà truyền giáo của Tin Mừng. Thái độ lành mạnh hoạt động mục vụ là một đức tính không thể thiếu được, đặc biệt cho mỗi linh mục. Đây là nỗ lực hàng ngày để theo Đấng Chiên Lành, Người quan tâm cho con chiên của mình và hiến thân cuộc sống của mình để cứu mạng sống của người khác.
2. Năng khiếu và sự nhạy bén
Sự phù hợp đòi hỏi nỗ lực cá nhân để có được các điều kiện cần thiết nhằm thực hiện tốt nhất nhiệm vụ và hoạt động của mình, với trí tuệ và trực giác. Năng khiếu không cần thư giới thiệu và tiền hối lộ. Sự nhạy bén là sự hiện diện của tâm trí để hiểu tình hình, bằng trí tuệ và sự sáng tạo trong những bước tiến.
3. Tâm linh và tình người
Tâm linh là cột sống của bất kỳ hoạt động nào trong Giáo Hội và trong đời sống Kitô hữu. Đó là sự dinh dưỡng cho công việc của mình. Tình người là hiện thân của chân lý đức tin chúng ta. Ai đánh mất tình người là mất tất cả. Tình người làm cho chúng ta khác biệt với máy móc và người máy, là những gì chẳng có cảm nhận và rung động trong lòng.
4. Gương mẫu và lòng trung thành
Đức cố Giáo Hoàng Phaolô VI đã nhắc nhở các Giáo Triều Rôma về "Ơn gọi trở nên gương mẫu" - Bản chất mẫu mực, để tránh những vụ bê bối làm đau lòng người khác và đe dọa đến sự tín nhiệm làm nhân chứng của chúng ta. Sự trung thành với chức thánh của chúng ta, với ơn gọi của chúng ta.
5. Tính hợp lý và lòng tử tế
Tính hợp lý phục vụ để tránh sự đa cảm quá mức và lòng tử tế để tránh sự phóng đại trong quan liêu, cũng như trong các chương trình, kế hoạch. Mọi sự phóng đại là một dấu hiệu của sự mất cân bằng.
6. Thận trọng từ ái và cương quyết
Sự thận trọng từ ái làm cho chúng ta cẩn trọng trong phán đoán và có khả năng để tránh những hành động bốc đồng và nóng vội. Nó là khả năng tốt nhất để chăm chú và thấu hiểu trong hoạt động của chúng ta, của những người khác và trong các tình huống để giúp tiến đến bước đột phá. Sự cương quyết là hành động với ý thức có mục đích, có một quan điểm rõ ràng và sự vâng phục Thiên Chúa.
7. Tình yêu và Chân lý
Tình yêu và chân lý là hai đức tính không thể tách rời của đời sống Kitô hữu: thực hiện chân lý trong tình yêu và sống tình yêu trong chân lý. Tình yêu mà không có chân lý nghĩa là trở thành ý thức hệ của tàn phá "tất cả phê duyệt", và sự thật không có chân lý trở thành mù lòa "pháp lý".
8. Trung thực và trưởng thành
Trung thực là sự công bình, sự thống nhất và hành động trong sự chân thành tuyệt đối đối với chính mình và hướng về Thiên Chúa. Ai trung thực là trung thực không chỉ đối với ánh mắt của bề trên hoặc người giám sát; sự trung thực không sợ do ngạc nhiên vì người đó không bao giờ phản bội lại người đã tin tưởng anh ta. Trưởng thành là những nỗ lực để đạt được sự hài hòa giữa khả năng thể chất, tinh thần và tâm linh của chúng ta. Đó là mục tiêu và kết quả của một quá trình phát triển mà không bao giờ kết thúc và không phụ thuộc vào tuổi tác của chúng ta.
9. Tôn trọng và khiêm tốn
Tôn trọng là món quà cao quý và tấm lòng nhạy cảm; nó là đức tính của con người để luôn luôn nỗ lực chú ý đến người khác, vai trò của chính mình, của cấp trên và cấp dưới, các tập tin và tài liệu, sự bảo mật và tin tưởng; những người hiểu, lắng nghe một cách cẩn thận và nói chuyện một cách lịch sự. Khiêm tốn - tuy nhiên là nhân đức của các vị Thánh và hoàn thành bởi Thiên Chúa: họ càng đạt được tầm quan trọng, thì họ lại mạnh mẽ hơn trong nhận thức rằng họ chẳng là gì và nếu không có ân sủng của Thiên Chúa thì không thể làm bất cứ điều gì.
10. Lòng quảng đại và sự chú ý
Chúng ta càng tin tưởng vào Thiên Chúa và sự quan phòng của Ngài, thì nhận ra Ngài quảng đại hơn và rộng lượng hơn chúng ta, bởi vì chúng ta biết rằng: càng cho nhiều, bạn càng nhận lại được nhiều. Trong thực tế, đó là điều vô ích khi mở ra tất cả các cửa Thánh của tất cả nhà thờ chính tòa trên thế giới, nếu cánh cửa trái tim của chúng ta cho tình yêu vẫn đóng khép lại, nếu đôi tay giữ chặt sự cho đi, nếu ngôi nhà hiếu khách của chúng ta đóng cửa, và nếu các ngôi thánh đường không mở ra cho sự đón nhận. Chú ý nghĩa là để ý đến các chi tiết, cho đi những gì tốt nhất của chúng ta và đối với gánh nặng và các lỗi lầm của chúng ta không bao giờ làm cho chúng ta bị kìm hãm dây cương.
11. Can đảm và tỉnh táo
Để có can đảm nghĩa là không phải sợ hãi khi đối mặt với các khó khăn; nó có nghĩa là dũng cảm và hành động dứt khoát - tránh sự hờ hững. Ngược lại, sự tỉnh táo có khả năng hành động với sự tự do nội tâm và tính di động mà không cần bám vào những thứ vật chất, là sự làm cho chóng qua. Tỉnh táo có nghĩa là luôn luôn linh động, mà không bao giờ trở nên gánh nặng và bị ràng buộc vào những thứ không cần thiết, và không để cho mình bị chi phối bởi khuynh hướng thế lực.
12. Tin cậy và giản dị
Người đáng tin cậy là một trong những người biết tôn trọng nghĩa vụ của mình một cách nghiêm túc và khi người đó được quan sát, đặc biệt là khi anh ta sống một mình; người đáng tin cậy là người có một cảm giác bình tĩnh làm lây lan xung quanh anh ta, vì anh ta không bao giờ gây thất vọng cho sự tin tưởng đã được trao phó cho anh ta. Tính giản dị là khả năng từ chối những sự không cần thiết và chống lại được sự chi phối của tâm lý tiêu dùng. Tính giản dị có nghĩa là để nhìn thế giới qua con mắt của Thiên Chúa - với cái nhìn của người nghèo và ở bên cạnh người nghèo.
(Luợc dịch từ Radio Vatikan)
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn