Chuẩn bị: 3 ly nước lọc và 3 loại cà phê gồm: loại 1 là cà phê làm chủ yếu từ đỗ tương và ngô rang cháy khét; loại 2 là cà phê có pha thêm hương liệu, trong đó có bơ thực vật; loại 3 là cà phê rang và xay thuần.
1) Quan sát 3 ly nước (từ trái sang)
- Ly nước số 1 với bột làm chủ yếu từ đỗ tương và ngô rang cháy khét (gọi là cà phê công nghiệp). Có thể dễ dàng mua tại một số siêu thị hay các cửa hàng tạp hóa bất kỳ trên cả nước, hiện đang được dùng phổ biến.
- Ly nước số 2 với bột cà phê có pha thêm hương liệu, trong đó có bơ thực vật (margarine). Loại này có thể mua được từ một, vài cửa hàng gắn biển là “cafe rang xay nguyên chất” và hiện đang rất “hot” (do người tiêu dùng tin cậy hơn cà phê công nghiệp).
- Ly nước số 3 với bột cà phê rang và xay thuần, không sử dụng bơ thực vật (margarine) và hương liệu trong quá trình sản xuất.
2) Khi thả bột cà phê vào nước
- Ly số 1 chứa cà phê công nghiệp: chìm nhanh nhất. Có thể thấy bột cà phê rơi “lả tả” như “sung rụng”.
Màu nước ngay lập tức chuyển sang đen kịt. Đó là do bột ngô và đỗ tương nặng nên chìm nhanh hơn, và phẩm màu “hiện nguyên hình” khi hòa trong nước lọc.
- Ly số 2 chứa cà phê có pha hương liệu và margarine: bột cà phê không chìm trong nước.
Đó là do trong quá trình chế biến, nhà sản xuất xao tẩm thêm bơ thực vật nhằm tăng độ thơm. Do có bơ bao quanh nên bột cà phê này, tuy đúng là từ hạt cà phê không trộn đỗ tương hay ngô rang cháy, nhưng cũng không chìm trong nước mà nổi hoàn toàn.
- Ly số 3 chứa cà phê thuần không xao tẩm: Có chìm nhưng chìm chậm hơn ly đỗ tương, nước có màu nâu đặc trưng do cà phê được rang nguyên chất.
3) Khi dùng thìa ngoáy mạnh
- Ly số 2 cà phê không chìm hết trong nước mà phần lớn vẫn nổi trên bề mặt cốc, nhìn kĩ sẽ thấy có váng bơ không tan, nước màu vàng trong.
- Ly số 3: Cà phê chìm hoàn toàn trong nước, lúc này ly nước có màu nâu đặc trưng của cà phê.
Như vậy, cà phê ở một số quán gọi là “rang xay nguyên chất” hiện nay mà bạn đang uống, tuy là hạt cà phê thật nhưng chưa chắc tốt và “nguyên chất” như bạn nghĩ.
Nếu bột cà phê bị bọc bởi bơ thực vật không tan trong nước, thì nó sẽ như thế nào khi đưa vào cơ thể bạn? Chưa kể tới, cà phê có thể bị để lâu trong kho với điều kiện bảo quản không đảm bảo, nhất là với khí hậu thất thường của miền Bắc, dễ bị ẩm mốc.
Cách chọn cà phê nguyên chất chuẩn
Anh Bạch Hồng Sơn, một chuyên gia về các giống cà phê đặc sản của các vùng miền trên cả nước và được anh chia sẻ kình nghiệm cách nhận biết cà phê hạt nguyên chất không xao tẩm như sau:
- Nếu có hạt cà phê, bạn cắn trực tiếp hạt, khi phát hiện có vị béo, mặn, mùi thơm ngọt như cacao thì đó là cà phê.
Quan sát hạt cà phê thấy có lên dầu dù bảo quản trong hộp kín thì rất có thể cà phê đã để quá lâu hoặc bảo quản không tốt.
Hạt cà phê nguyên chất gần như không lên dầu nếu bảo quản tốt, cắn vào thấy giòn, đắng tự nhiên, mùi thơm xuất hiện sau cùng khi lớp hậu vị đắng đã đi qua đầu lưỡi.
- Nếu chỉ có bột cà phê, bạn thực hiện như thí nghiệm nêu trên. Bột cà phê nguyên chất chìm trong nước với tốc độ chậm, nước có màu nâu của cà phê.
Bột cà phê xao tẩm không chìm xuống nước do rang bằng bơ thực vật, khi quấy mạnh lên vẫn không chìm, thậm chí còn có váng bơ nổi lên bề mặt nước. Loại cà phê xao tẩm này khi pha bằng phin, bã cà phê thường sủi rất nhiều bọt.
Bản tin VTV24 mới đây phát trên truyền hình đã cung cấp thông tin gây sốc: 70% là đậu, ngô và hóa chất, chỉ có 30% là cà phê – đó là thức uống bạn đang dùng mỗi ngày!
Ít ai biết rằng trong các gói “cà phê bột” có mùi thơm quyến rũ bán sẵn trong các tiệm tạp hóa, các quán cafe lại chứa thành phần không phải cà phê mà là đỗ tương và ngô rang cháy khét, tiềm tàng mối nguy ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Hơn nữa, hóa chất tạo hương cho cà phê pha sẵn, không nguồn gốc, tiềm ẩn nhiều độc tố cho cơ thể.
Trị ho cho bé bằng cam chưng cách thủy với muối
Bài thuốc này cũng đã được các bà mẹ Việt Nam thực nghiệm và chia sẻ. Tuy nhiên, các bạn chỉ nên áp dụng khi bé chớm bệnh, hoặc dùng kèm theo trong quá trình điều trị, để bé cảm thấy dễ chịu và mau hết bệnh. Nếu bệnh trở nặng, các bà mẹ cần cho bé đi viện khám ngay. Vì đó có thể là dấu hiệu bé nhiễm các bệnh nguy hiểm khác không đơn thuần là ho thông thường.
Bài thuốc trị ho này rất dễ thực hiện, hiệu quả tốt, vừa có thể trị ho, vừa giúp bé long đờm. Mặc khác mùi cam nướng rất hấp dẫn, thơm ngon sẽ khiến các bé tự động ăn ngay mà không phải nhọc công ép như uống thuốc.
Cách thức làm cũng không quá khó. Cách thực hiện như sau:
Bước 1:
Mẹ chọn cam tươi màu vàng, rửa và ngâm nước muối thật sạch.
Ảnh: internet.
Ảnh: internet.
Bước 2:
Dùng dao sắc cắt một phần chóp cam rồi bỏ muối vào
Ảnh: internet.
Ảnh: internet.
Bước 3:
Dùng đũa nhọn trộn đều cam với muối.
Ảnh: internet.
Bước 4:
Cho cam vào một cái bát sứ hấp cách thủy trong 15 phút.
Ảnh: internet.
Khi cam chín, mẹ bỏ vỏ, cho con ăn xơ tép bên trong và uống nước cam muối đó.
Ảnh: internet.
Mùa lạnh đến trẻ rất hay bị ho và cảm. Các bà mẹ hãy chú ý giữ gìn sức khỏe cho bé và thử làm món cam nướng hoặc cam hấp muối này cho con ăn xem sao nhé!