“Đức Giêsu kể cho các môn đệ nghe dụ ngôn... để dạy các ông phải cầu nguyện luôn,
không được nản chí” (Lc 18,1).
không được nản chí” (Lc 18,1).
Như Mẹ: Đời sống cầu nguyện rất cần thiết đối với người Kitô hữu. Qua dụ ngôn ông quan tòa và bà góa, Đức Giêsu dạy phải “cầu nguyện luôn, không được nản chí”. Khi chúng ta kiên trì kêu xin Chúa, chúng ta sẽ được Chúa nhậm lời, vì Người đã hứa là “ai xin thì sẽ được”.
Với Mẹ: Lạy Chúa, chúng con thường thất vọng và chán nản nếu những ước nguyện của chúng con không sớm thành hiện thực. Ước gì chúng con luôn kiên trì cầu nguyện với thái độ hoàn toàn tin tưởng và phó thác nơi Chúa.
Nhờ Mẹ: Lạy Rất Thánh Đức Mẹ Maria, cả cuộc đời Mẹ là chuỗi ngày cầu nguyện, gắn bó với Chúa. Xin cho chúng con biết luôn tìm đến Chúa từng giây từng phút trong cuộc đời chúng con.
Trong Mẹ: Đức Bà tìm được Đức Chúa Giêsu trong đền thánh. Ta hãy xin cho được giữ nghĩa cùng Chúa luôn.
(Đọc 1 Kinh Lạy Cha, 10 Kinh Kính Mừng và 1 Kinh Sáng Danh).
Cái chết là chìa khoá vàng mở cửa Nước Trời. Điều này nghe có vẻ nghịch lý, nhưng đó lại là cảm nghiệm rất thực của Thánh Charles Borrômêô (1538 – 1584) khi ngài đối diện với cái chết. Nội dung bức bích hoạ diễn tả cái chết mà thánh nhân yêu cầu hoạ sĩ vẽ để treo trong tư thất của mình là một bộ xương người, thần chết, tay nắm chìa khoá vàng, thay vì nắm chiếc lưỡi hái tử thần. Cảm nghiệm này của thánh nhân giúp chúng ta xem xét lại cảm thức bi quan về cái chết.
Quả thực, mọi người đều phải chết. Đó là một điều đáng sợ! “Phận con người là phải chết một lần, rồi sau đó chịu phán xét” (Dt 9, 27). Vì thế, chẳng có ai thay đổi được số phận cái chết của mình, điều quan trọng là con người đón nhận nó với thái độ nào? Cái chết là lưỡi hái tử thần, là dấu chấm hết, hay là chìa khoá duy nhất để ta mở cửa bước vào sự sống mới? Người viết xin chia sẻ hai điểm dưới đây.
Quả thực, mọi người đều phải chết. Đó là một điều đáng sợ! “Phận con người là phải chết một lần, rồi sau đó chịu phán xét” (Dt 9, 27). Vì thế, chẳng có ai thay đổi được số phận cái chết của mình, điều quan trọng là con người đón nhận nó với thái độ nào? Cái chết là lưỡi hái tử thần, là dấu chấm hết, hay là chìa khoá duy nhất để ta mở cửa bước vào sự sống mới? Người viết xin chia sẻ hai điểm dưới đây.
- Quy luật của sự chết là sự sống nẩy sinh
Trong tác phẩm “I believe in death, tôi tin vào sự chết”, Michelangelo Onicha xác tín “sự chết là một phần của sự sống và chúng ta được sinh ra để chết, chết để có thể sống trọn vẹn hơn”. Còn trong Kinh Tin Kính Công đồng Nixê Contantinôpôli, người Kitô hữu tinvà “trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau”. Chúa Giêsu cũng đưa ra quy luật này, khi Người mượn hình ảnh hạt lúa để nói: “nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”(Ga 12,24).
Nhìn vào những gì xẩy ra trong thế giới xung quanh ta và nơi chính bản bản thân mỗi người, chúng ta sẽ thấy rõ qui luật này. Một hạt giống phải trải qua giai đoạn thối nát, mục rữa, rồi mới nảy mầm, trổ bông, và kết trái. Hay một que diêm, một cây nến phải chịu thiêu đốt hết bản thân để thắp lên một ngọn lửa mang lại ánh sáng cho chúng ta v.v. Thân phận con người cùng chung một số phận với mọi loài thụ tạo là phải chết. Nhạc sỹ Y Vân cảm nghiệm cuộc đời chỉ vọn vẹn kéo dài 60 năm ngang qua nhạc phẩm “60 năm cuộc đời”. Cuộc đời một con người, theo tác giả thánh vịnh, thì“Tính tuổi thọ, trong ngoài bảy chục; mạnh giỏi chăng là được tám mươi” (Tv 90, 10). Với Đại thi hào Nguyễn Du, cuộc đời con người dẫu cho sống đến trăm năm, rồi cũng kết thúc nơi phần mộ,“Trăm năm nào có gì đâu, chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì”. Phận con người là phải chết một lần, nhưng cái chết ấy không phải là dấu chấm hết mà, theo Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, người chết là cầu nối linh thiêng vào đời. Sự chết là cửa mở về phía linh thiêng, về cõi vô biên vĩnh cửu, là khát vọng trở về với cội nguồn của mình như thi sĩ Tagore khát vọng: Như đàn hạc hoài hương/Bay thẳng về tổ ấm/Trên đỉnh núi vút cao/Nguyện đời tôi phiêu diêu/Qua vùng trời thăm thẳm/Lên tận chốn huyền siêu. (Gitanjali, 103). Thánh Phanxicô quan niệm chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời. Và Chúa Giêsu, trong thân phận làm người, cũng đã phải trải qua cái chết để Phục sinh vinh hiển, đem lại niềm hy vọng lớn lao cho người Kitô hữu trước mầu nhiệm về sự chết.
Nhìn vào những gì xẩy ra trong thế giới xung quanh ta và nơi chính bản bản thân mỗi người, chúng ta sẽ thấy rõ qui luật này. Một hạt giống phải trải qua giai đoạn thối nát, mục rữa, rồi mới nảy mầm, trổ bông, và kết trái. Hay một que diêm, một cây nến phải chịu thiêu đốt hết bản thân để thắp lên một ngọn lửa mang lại ánh sáng cho chúng ta v.v. Thân phận con người cùng chung một số phận với mọi loài thụ tạo là phải chết. Nhạc sỹ Y Vân cảm nghiệm cuộc đời chỉ vọn vẹn kéo dài 60 năm ngang qua nhạc phẩm “60 năm cuộc đời”. Cuộc đời một con người, theo tác giả thánh vịnh, thì“Tính tuổi thọ, trong ngoài bảy chục; mạnh giỏi chăng là được tám mươi” (Tv 90, 10). Với Đại thi hào Nguyễn Du, cuộc đời con người dẫu cho sống đến trăm năm, rồi cũng kết thúc nơi phần mộ,“Trăm năm nào có gì đâu, chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì”. Phận con người là phải chết một lần, nhưng cái chết ấy không phải là dấu chấm hết mà, theo Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, người chết là cầu nối linh thiêng vào đời. Sự chết là cửa mở về phía linh thiêng, về cõi vô biên vĩnh cửu, là khát vọng trở về với cội nguồn của mình như thi sĩ Tagore khát vọng: Như đàn hạc hoài hương/Bay thẳng về tổ ấm/Trên đỉnh núi vút cao/Nguyện đời tôi phiêu diêu/Qua vùng trời thăm thẳm/Lên tận chốn huyền siêu. (Gitanjali, 103). Thánh Phanxicô quan niệm chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời. Và Chúa Giêsu, trong thân phận làm người, cũng đã phải trải qua cái chết để Phục sinh vinh hiển, đem lại niềm hy vọng lớn lao cho người Kitô hữu trước mầu nhiệm về sự chết.
- Cái chết của người Kitô hữu được Đức Kitô bảo đảm
Đạo Kitô giáo là tôn giáo của sự hy vọng. Chúng ta hy vọng một cuộc sống tốt đẹp hơn nơi Trời Mới Đất Mới, đặc biệt là vào ngày chúng ta sắp nhắm mắt lìa đời. Niềm hy vọng và xác quyết của chúng ta được chính Đức Kitô bảo đảm. Chính Ngài đã Phục sinh ngay bên nấm mộ của sự chết. Đức Kitô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu (1Cr 15, 20). Thánh Phaolô cũng nói lên niềm hy vọng lớn lao này: “gieo xuống thì hư nát, mà trỗi dậy thì bất diệt; gieo xuống thì hèn hạ, mà trỗi dậy thì vinh quang; gieo xuống thì yếu đuối, mà trỗi dậy thì mạnh mẽ, gieo xuống là thân thể có sinh khí, mà trỗi dậy là thân thể có thần khí.” (1 Cr 15, 42-44). Gieo xuống hay chết đi là quy luật tất yếu của đời sống con người. Nhưng người Kitô hữu chúng ta mong đợi điều tốt đẹp hơn, mong được bước vào cửa Sự Sống mới. Chúa Giêsu đã mở cánh cửa sự sống ấy cho chúng ta bằng việc đóng cánh cửa sự chết, hạ gục “knock – out” thần chết: “Tử thần đã bị chôn vùi. Đây giờ chiến thắng! (1Cr 15,54). Đức Ki-tô đã sống lại từ cõi chết, thì không bao giờ Người chết nữa, cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người (Rm 6,10). Như vậy, trong Đức Ki-tô Giê-su, Thần chết đã phải buông bỏ lưỡi hái và cầm lấy chìa khoá vàng.
Phải chăng người Kitô hữu cứ chết là được Đức Kitô bảo đảm vào cửa Nước Trời? Thưa không. Để vượt qua cánh cửa sự chết và bước vào trong cánh cửa sự sống mới, chúng ta phải liên đới với Đức Kitô. Thánh Phaolô cho biết : “mọi người nhờ liên đới với Đức Ki-tô, cũng được Thiên Chúa cho sống.” (1Cr 15,22). Người Kitô hữu sống tương quan, liên đới với Đức Kitô bằng cách tin nhận Đức Giêsu là Con Thiên Chúa (Ga 20,31), là Đấng Cứu thế (Cv 4,12), đi theo và trở thành môn đệ của Người (Mc 1, 16-20), bắt chước Đức Kitô trở nên đồng hình đồng dạng với Người (Rm 8, 29), mặc lấy Đức Kitô (Gl 3, 27), và sống trong Người (Gl 2, 20).
Tháng 11 là tháng mà Giáo hội dành riêng để tưởng nhớ, cầu nguyện và làm việc lành phúc đức thông chuyển ơn thánh cho các linh hồn. Nghĩ đến họ, một mặt, chúng ta xác tín vào Đức Kitô chính là Sự Sống Lại và là Sự Sống; Mặt khác, trong tinh thần hiệp thông, chia sẻ và liên đới, chúng ta luôn cầu nguyện cho họ được hưởng sự sống và tình yêu vĩnh cửu của Chúa. Đồng thời, chúng ta xác quyết rằng sự hiện diện của những người quá cố trong cuộc lữ hành trần gian này luôn nhắc nhớ mỗi người về cùng đích vững bền của mình. Nó luôn mời gọi chúng ta sống làm sao để cái chết không là một nỗi cách biệt đớn đau, sợ hãi, là dấu chấm hết cuộc đời của một con người, mà như là khởi đầu của một cuộc sống mới sung mãn hơn, là chìa khoá vàng mở cửa Nước Trời.
Nguyễn Giới, O.P.
Phải chăng người Kitô hữu cứ chết là được Đức Kitô bảo đảm vào cửa Nước Trời? Thưa không. Để vượt qua cánh cửa sự chết và bước vào trong cánh cửa sự sống mới, chúng ta phải liên đới với Đức Kitô. Thánh Phaolô cho biết : “mọi người nhờ liên đới với Đức Ki-tô, cũng được Thiên Chúa cho sống.” (1Cr 15,22). Người Kitô hữu sống tương quan, liên đới với Đức Kitô bằng cách tin nhận Đức Giêsu là Con Thiên Chúa (Ga 20,31), là Đấng Cứu thế (Cv 4,12), đi theo và trở thành môn đệ của Người (Mc 1, 16-20), bắt chước Đức Kitô trở nên đồng hình đồng dạng với Người (Rm 8, 29), mặc lấy Đức Kitô (Gl 3, 27), và sống trong Người (Gl 2, 20).
Tháng 11 là tháng mà Giáo hội dành riêng để tưởng nhớ, cầu nguyện và làm việc lành phúc đức thông chuyển ơn thánh cho các linh hồn. Nghĩ đến họ, một mặt, chúng ta xác tín vào Đức Kitô chính là Sự Sống Lại và là Sự Sống; Mặt khác, trong tinh thần hiệp thông, chia sẻ và liên đới, chúng ta luôn cầu nguyện cho họ được hưởng sự sống và tình yêu vĩnh cửu của Chúa. Đồng thời, chúng ta xác quyết rằng sự hiện diện của những người quá cố trong cuộc lữ hành trần gian này luôn nhắc nhớ mỗi người về cùng đích vững bền của mình. Nó luôn mời gọi chúng ta sống làm sao để cái chết không là một nỗi cách biệt đớn đau, sợ hãi, là dấu chấm hết cuộc đời của một con người, mà như là khởi đầu của một cuộc sống mới sung mãn hơn, là chìa khoá vàng mở cửa Nước Trời.
Nguyễn Giới, O.P.