“Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham.” (Lc 19,9)
Suy niệm: Ơn cứu độ nơi Đức Ki-tô là ơn cứu độ phổ quát nghĩa là dành cho mọi người, không loại trừ ai. Thế mà ông Da-kêu lại bị loại trừ! Muốn nhìn thấy Đức Giê-su mà không được vì ông là người thấp bé: ông bị mất hút giữa đám đông! Ông còn bị cả xã hội Do thái loại trừ vì ông làm nghề thu thuế, một nghề bị coi là tội lỗi! Nhưng Đức Ki-tô không loại trừ ông. Chúa nhìn thấy tấm lòng thành của Da-kêu (‘chạy tới phía trước’, ‘leo lên cây sung’). Thế là Người ‘nhìn lên gọi’, và đến ‘trọ nhà’ ông. Kết quả của cuộc gặp gỡ ấy là Da-kêu vui mừng vì được tiếp đón Chúa (được cứu độ). Bởi vì khi để cho Chúa ‘đụng chạm’ đến, ông đủ sức phá đổ mọi hàng rào ngăn cách giữa mình với anh em.
Mời Bạn: Có khi nào bạn chợt nhận ra mình đã trở thành “đám đông” một thứ rào cản khiến người khác không đến được với Đức Ki-tô không? Hoặc bạn nghĩ bạn đang nắm giữ ơn cứu độ, còn họ thì không? Bạn nhớ Chúa Ki-tô, chứ không phải bạn, là người đem lại ơn cứu độ cho họ! Vậy hãy có thái độ tôn trọng những anh em tôn giáo bạn, và biết đối thoại về những giá trị cao đẹp chứa đựng trong niềm tin của họ.
Sống Lời Chúa: Chọn đọc một trong những đoạn Phúc Âm: - Ga 4: người phụ nữ Sa-ma-ria; - Lc 7,1-10: viên sĩ quan Rôma; - Mt 15,21-27: người đàn bà Ca-na-an, để thấm nhuyễn tinh thần phổ quát của ơn cứu độ.
Cầu nguyện: Giê-su ơi, xin Lời Chúa và Thánh Thể mà con được diễm phúc lãnh nhận trở nên niềm vui, nguồn hạnh phúc cho con, để con trở nên đẹp hơn và xích lại gần anh em con hơn.
(Hosanna)
THÁNH ELISABÉT HUNGARI
Elisabét sinh năm 1204 giữa cảnh phồn hoa náo nhiệt trong triều đình vua Anrê II, nước Hungari. Ai cũng tưởng rằng đời Elisabét sẽ là đời sống trên nhung lụa, nhưng thực tế đã trái hẳn với sự phán đoán của loài người.
Thời ấy, vua xứ Turinge nước Đức mở yến tiệc khoản đãi những công hầu khanh tướng có công với nhà vua. Đang bữa tiệc, vua cho triệu tập một nghệ sĩ đến ngâm thơ ca hát giúp vui và trình bày những chiến thuật cho khách tiệc nghe. Sau khi ca hát, nghệ sĩ nọ như được ơn soi sáng đã tâu lên rằng: "Tâu bệ hạ, hạ thần vừa nhận được một tin mới và lại là tin rất vui mừng: đêm vừa qua Hoàng hậu nước Hungari vừa sinh hạ một công chúa, công chúa ấy lớn lên sẽ sánh duyên cùng hoàng tử của bệ hạ. Nàng sẽ nên thánh cả và sẽ làm rạng danh Giáo hội và nước Hungari. Nhà vua nghe vậy rất bỡ ngỡ, vì Turinge cách xa nước Hungari trăn ngàn dặm đường; như vậy làm sao nghệ sĩ kia có thể biết được nếu không phải Đức Chúa Trời đã soi sáng cho. Vì thế vua xứ Turinge cấp tốc sai sứ giả đến xem xét tình thế thực hư ra sao… Quả thật, sứ giả đã gặp đúng y như lời nghệ sĩ kia nói trước.
Mặc dầu Elisabét còn ít tuổi, nhưng lòng đạo đức của cô đã đánh động nhiều người, nhiều chàng con những công hầu khanh tướng đã rắp ranh muốn được kết tóc xe duyên với cô. Thấy vậy, vua xứ Turinge đã cho phái đoàn sang Hungari mối lái để xin cưới công chúa cho hoàng tử Louis.
Nghĩ đến việc trở về đoàn tụ với hoàng tử Louis, lòng Êlisabét nao nao buồn, phần vì phải xa cha mẹ, phần vì thấy cuộc đời xa hoa nơi cung điện nguy nga hầu như không hợp với tâm hồn mình, Êlisabét muốn sống một cuộc đời nghèo nàn để dễ thương giúp những người cùng cực, xấu số, bệnh hoạn mà xã hội đã bỏ rơi. Nhưng phải vâng lệnh vua cha, công chúa Êlisabét đã ngậm ngùi bước lên xe hoa về Turinge giữa một đám rước vô cùng linh đình do triều đình tổ chức. Sống trong lâu đài lộng lẫy nguy nga, Êlisabét lại muốn bắt chước cảnh sống Đức Mẹ ở Nagiarét xưa, nên hằng ngày thánh nữ vẫn làm tất cả những việc tầm thường của một tôi tớ trong triều như giặt quần áo, quét nhà, dọn bàn... Chả thế mà lúc ấy có người đã nói rằng: công chúa mà hãm mình cầu nguyện hơn cả vị tu hành.
Cuộc sống khem khổ của Êlisabét đã nhiều lần làm cho chồng phải bực mình, nhưng khi Êlisabét biện bạch thì hoàng tử Louis lại lấy làm cảm phục cuộc sống như thế. Do đó, dần dà chồng cũng nhiễm lây tinh thần đạo hạnh của vợ và làm cho cả nước phải trầm trồ khen ngợi. Trong khi còn sống trong hoàng triều, nhiều lần thánh nữ đã trốn vua cha ra đi mang theo tiền bạc, đến sống trong những nhà mồ côi để tắm rửa, vỗ về những đứa trẻ bạc số. Tâm hồn thánh nữ lúc nào cũng hướng về những người đói khổ, nhưng địa vị xã hội chưa cho phép ngài được sống hòa lộn với họ. Vì thế, ngày đêm thánh nữ hằng cầu nguyện để được thi hành ý định ấy.
Thiên Chúa nào có phụ những tâm hồn có thiện chí. Thực vậy, khi vua cha băng hà, hoàng tử Louis lên nối ngôi. Lúc này thánh nữ được dễ dàng giúp đỡ những người cùng quẫn nhiều hơn, vì vua Louis cũng tán thành những công việc từ thiện của thánh nữ. Chẳng bao lâu, Êlisabét đã xây được một nhà thương đồ sộ ở ngay bên cạnh hoàng cung, có thể dung nạp được mấy trăm bệnh nhân, lại có khu nuôi dưỡng những người nghèo khổ hay già cả. Hằng ngày thánh nữ coi việc đi an ủi, giúp đỡ những bệnh nhân là một món ăn thích thú cho tâm hồn. Người ta thuật lại rằng: một hôm, khi Êlisabét ra khỏi cung điện, mang theo hoa quả, bánh trái cho bệnh nhân, vua bắt gặp, liền âu yếm hỏi: "Em đi đâu và mang theo gì đấỷ". Thánh nữ liền mở vạt áo choàng cho chồng xem thì chỉ thấy toàn là những hoa hồng tươi đẹp tỏa mùi hương thơm lạ lùng.
Bấy giờ là mùa đông, hoa lá đều tàn trụi cả, vua Louis nhận biết đó là ơn Chúa ban cho gia đình mình, nên càng đem lòng kính nể, yêu thương hoàng hậu và trao tất cả của cải trong triều để thánh nữ tự do sử dụng mà làm việc thiện. Có lẽ thánh nữ đã say mê lời Chúa Giêsu: "Con làm điều gì cho kẻ rốt hết trong những người này là làm cho Cha vậy", nên ngài thường hay đi đó đây để lượm lặt những trẻ bị bỏ rơi mang về nhà săn sóc, nuôi nấng.
Có lần gặp một đứa trẻ bị phong cùi, mình mẩy chốc lở hôi thối, thánh nữ đã bế mang về tắm rửa, lau chùi, nuôi nấng cẩn thận trong buồng mình. Hoàng thái hậu thấy vậy lấy làm khó chịu, nói với vua phải vào buồng Hoàng hậu đem đứa trẻ sang viện mồ côi cho người ta nuôi nấng. Vừa vào buồng, tới gần giường đứa trẻ nằm, thì không thấy đứa trẻ đâu mà chỉ thấy Chúa Giêsu chịu đóng đinh đang nằm trên giường, mắt mở to, âu yếm nhìn hoàng thái hậu và vua Louis. Cảm động, cả hai quỳ phục dưới đất thờ lạy Chúa Giêsu. Khi ngửa mặt lên, họ chỉ còn thấy đứa trẻ đang oe oe khóc… Hai người không dám thi hành ý định ấy nữa.
Được toàn quyền sử dụng tiền của trong hoàng cung, thánh nữ đã cho xây một nhà dòng dâng cho các cha dòng Phanxicô, và thánh nữ đã xin nhập dòng Ba. Sau sáu năm sống trong hoàng triều, Êlisabét đã sinh hạ được hai trai hai gái. Cảnh gia đình vẫn ấm cúng, dân chúng được thịnh vượng no ấm, người người hoan hỉ ca tụng công đức của hoàng hậu. Nhưng Chúa muốn chiếm đoạt tâm hồn Êlisabét cho trọn vẹn, nên đã để ngài phải chịu nhiều thử thách cam go.
Lúc ấy Hoàng đế nước Đức muốn triệu tập các vua chư hầu sang Giêrusalem đánh quân Hồi hồi để lấy lại đất thánh đã bị địch quân chiếm giữ. Vua Louis cũng tạm trao quyền cai dân trị nước cho người em là Henricô để lên đường chinh phạt quân Hồi giáo. Êlisabét cũng tiễn chân vua Louis hai ngày, rồi trở về hoàng cung nuôi nấng con cái. Nào ai biết đấy là cuộc vĩnh biệt giữa hoàng hậu và Hoàng đế! Tin Hoàng đế bị địch quân giết chết đã như tiếng sét đánh ngang tai, làm hoàng hậu chết ngất đi hồi lâu. Nhưng thánh nữ không hề mở miệng kêu trách một lời mà chỉ nguyện vâng theo ý Thiên Chúa.
Từ đây ngài muốn cuộc đời còn lại thành một của lễ hy sinh để đền tội cho dân chúng. Nghe tin anh đã chết, vua Henricô chính thức lên chiếm ngai vàng, và vì sợ mấy cậu bé kia lớn lên sẽ cản trở cho ngai báu của mình, nên ông đã lên mặt nạt nộ và tống cổ mẹ con Êlisabét ra khỏi triều đình. Êlisabét ra đi với hai bàn tay trắng; những người trước kia đã được thánh nữ giúp đỡ nay trở mặt chửi bới, sỉ nhục người thiếu phụ góa bụa ấy. Không tìm được chỗ trú thân, mẹ con Êlisabét phải vào trú nhờ trong một chuồng ngựa của một nhà phú hộ. Trong túp lều ấy, thánh nữ đã cảm thấy Chúa Giêsu gần gũi mình hơn trước. Lần đầu tiên bước chân vào chuồng ngựa, ngài đã thốt lên những lời sốt sắng cảm động: "Lạy Chúa, xưa Chúa đã sinh ra khó nghèo trong chuồng trâu bò, bây giờ con cũng gặp cảnh ấy vì tội lỗi con; trước đây con đã ước ao được giũ sạch những quyến rũ của cải trần gian, nay Chúa đã cho con được như ý nguyện, con xin cảm tạ lòng nhân lành Chúa, xin cho con được vâng theo ý Chúa luôn luôn". Rồi hai tháng liền như vậy, ngày ngày thánh nữ phải ra chợ ăn xin để nuôi con.
Bên quê nhà nghe biết sự thể ấy, vua cha Êlisabét bực mình hết sức, đã toan đem binh sang chinh phạt vua Henricô. Nhưng đoàn quân trước kia đi theo vua Louis trở về bắt vua Henricô phải trả lại ngôi báu cho con chính thức của vua Louis. Sợ ngoại bang xâm chiếm, lo lòng dân oán hờn, vua Henricô đã ăn năn hối hận và rước mẹ con Êlisabét về và trao trả ngôi vua cho người con cả.
Thánh nữ tha thứ tất cả. Trở về cung điện ít lâu, rồi ngài ra ở nơi hẻo lánh, ngày đêm hãm mình cầu nguyện và giúp đỡ bệnh nhân trong các nhà thương. Cuộc đời thánh nữ cứ kéo dài trong những công việc âm thầm lặng lẽ ấy. Năm 1231, sau hơn một tháng nằm tê liệt trên giường bệnh, thánh nữ đã nhè nhẹ thở than: "Lạy Chúa, xin nhận lấy linh hồn con". Rồi ngài từ trần trong một gian nhà lụp xụp. Thánh nữ Êlisabét đã bỏ tất cả để theo Chúa thì ngài cũng đã nhận được tất cả. Vì thế, ngày ngài qua đời, gian nhà nhỏ bé kia đã trở nên như một bầu trời trong sáng đầy hương hoa thơm ngát.
Thời ấy, vua xứ Turinge nước Đức mở yến tiệc khoản đãi những công hầu khanh tướng có công với nhà vua. Đang bữa tiệc, vua cho triệu tập một nghệ sĩ đến ngâm thơ ca hát giúp vui và trình bày những chiến thuật cho khách tiệc nghe. Sau khi ca hát, nghệ sĩ nọ như được ơn soi sáng đã tâu lên rằng: "Tâu bệ hạ, hạ thần vừa nhận được một tin mới và lại là tin rất vui mừng: đêm vừa qua Hoàng hậu nước Hungari vừa sinh hạ một công chúa, công chúa ấy lớn lên sẽ sánh duyên cùng hoàng tử của bệ hạ. Nàng sẽ nên thánh cả và sẽ làm rạng danh Giáo hội và nước Hungari. Nhà vua nghe vậy rất bỡ ngỡ, vì Turinge cách xa nước Hungari trăn ngàn dặm đường; như vậy làm sao nghệ sĩ kia có thể biết được nếu không phải Đức Chúa Trời đã soi sáng cho. Vì thế vua xứ Turinge cấp tốc sai sứ giả đến xem xét tình thế thực hư ra sao… Quả thật, sứ giả đã gặp đúng y như lời nghệ sĩ kia nói trước.
Mặc dầu Elisabét còn ít tuổi, nhưng lòng đạo đức của cô đã đánh động nhiều người, nhiều chàng con những công hầu khanh tướng đã rắp ranh muốn được kết tóc xe duyên với cô. Thấy vậy, vua xứ Turinge đã cho phái đoàn sang Hungari mối lái để xin cưới công chúa cho hoàng tử Louis.
Nghĩ đến việc trở về đoàn tụ với hoàng tử Louis, lòng Êlisabét nao nao buồn, phần vì phải xa cha mẹ, phần vì thấy cuộc đời xa hoa nơi cung điện nguy nga hầu như không hợp với tâm hồn mình, Êlisabét muốn sống một cuộc đời nghèo nàn để dễ thương giúp những người cùng cực, xấu số, bệnh hoạn mà xã hội đã bỏ rơi. Nhưng phải vâng lệnh vua cha, công chúa Êlisabét đã ngậm ngùi bước lên xe hoa về Turinge giữa một đám rước vô cùng linh đình do triều đình tổ chức. Sống trong lâu đài lộng lẫy nguy nga, Êlisabét lại muốn bắt chước cảnh sống Đức Mẹ ở Nagiarét xưa, nên hằng ngày thánh nữ vẫn làm tất cả những việc tầm thường của một tôi tớ trong triều như giặt quần áo, quét nhà, dọn bàn... Chả thế mà lúc ấy có người đã nói rằng: công chúa mà hãm mình cầu nguyện hơn cả vị tu hành.
Cuộc sống khem khổ của Êlisabét đã nhiều lần làm cho chồng phải bực mình, nhưng khi Êlisabét biện bạch thì hoàng tử Louis lại lấy làm cảm phục cuộc sống như thế. Do đó, dần dà chồng cũng nhiễm lây tinh thần đạo hạnh của vợ và làm cho cả nước phải trầm trồ khen ngợi. Trong khi còn sống trong hoàng triều, nhiều lần thánh nữ đã trốn vua cha ra đi mang theo tiền bạc, đến sống trong những nhà mồ côi để tắm rửa, vỗ về những đứa trẻ bạc số. Tâm hồn thánh nữ lúc nào cũng hướng về những người đói khổ, nhưng địa vị xã hội chưa cho phép ngài được sống hòa lộn với họ. Vì thế, ngày đêm thánh nữ hằng cầu nguyện để được thi hành ý định ấy.
Thiên Chúa nào có phụ những tâm hồn có thiện chí. Thực vậy, khi vua cha băng hà, hoàng tử Louis lên nối ngôi. Lúc này thánh nữ được dễ dàng giúp đỡ những người cùng quẫn nhiều hơn, vì vua Louis cũng tán thành những công việc từ thiện của thánh nữ. Chẳng bao lâu, Êlisabét đã xây được một nhà thương đồ sộ ở ngay bên cạnh hoàng cung, có thể dung nạp được mấy trăm bệnh nhân, lại có khu nuôi dưỡng những người nghèo khổ hay già cả. Hằng ngày thánh nữ coi việc đi an ủi, giúp đỡ những bệnh nhân là một món ăn thích thú cho tâm hồn. Người ta thuật lại rằng: một hôm, khi Êlisabét ra khỏi cung điện, mang theo hoa quả, bánh trái cho bệnh nhân, vua bắt gặp, liền âu yếm hỏi: "Em đi đâu và mang theo gì đấỷ". Thánh nữ liền mở vạt áo choàng cho chồng xem thì chỉ thấy toàn là những hoa hồng tươi đẹp tỏa mùi hương thơm lạ lùng.
Bấy giờ là mùa đông, hoa lá đều tàn trụi cả, vua Louis nhận biết đó là ơn Chúa ban cho gia đình mình, nên càng đem lòng kính nể, yêu thương hoàng hậu và trao tất cả của cải trong triều để thánh nữ tự do sử dụng mà làm việc thiện. Có lẽ thánh nữ đã say mê lời Chúa Giêsu: "Con làm điều gì cho kẻ rốt hết trong những người này là làm cho Cha vậy", nên ngài thường hay đi đó đây để lượm lặt những trẻ bị bỏ rơi mang về nhà săn sóc, nuôi nấng.
Có lần gặp một đứa trẻ bị phong cùi, mình mẩy chốc lở hôi thối, thánh nữ đã bế mang về tắm rửa, lau chùi, nuôi nấng cẩn thận trong buồng mình. Hoàng thái hậu thấy vậy lấy làm khó chịu, nói với vua phải vào buồng Hoàng hậu đem đứa trẻ sang viện mồ côi cho người ta nuôi nấng. Vừa vào buồng, tới gần giường đứa trẻ nằm, thì không thấy đứa trẻ đâu mà chỉ thấy Chúa Giêsu chịu đóng đinh đang nằm trên giường, mắt mở to, âu yếm nhìn hoàng thái hậu và vua Louis. Cảm động, cả hai quỳ phục dưới đất thờ lạy Chúa Giêsu. Khi ngửa mặt lên, họ chỉ còn thấy đứa trẻ đang oe oe khóc… Hai người không dám thi hành ý định ấy nữa.
Được toàn quyền sử dụng tiền của trong hoàng cung, thánh nữ đã cho xây một nhà dòng dâng cho các cha dòng Phanxicô, và thánh nữ đã xin nhập dòng Ba. Sau sáu năm sống trong hoàng triều, Êlisabét đã sinh hạ được hai trai hai gái. Cảnh gia đình vẫn ấm cúng, dân chúng được thịnh vượng no ấm, người người hoan hỉ ca tụng công đức của hoàng hậu. Nhưng Chúa muốn chiếm đoạt tâm hồn Êlisabét cho trọn vẹn, nên đã để ngài phải chịu nhiều thử thách cam go.
Lúc ấy Hoàng đế nước Đức muốn triệu tập các vua chư hầu sang Giêrusalem đánh quân Hồi hồi để lấy lại đất thánh đã bị địch quân chiếm giữ. Vua Louis cũng tạm trao quyền cai dân trị nước cho người em là Henricô để lên đường chinh phạt quân Hồi giáo. Êlisabét cũng tiễn chân vua Louis hai ngày, rồi trở về hoàng cung nuôi nấng con cái. Nào ai biết đấy là cuộc vĩnh biệt giữa hoàng hậu và Hoàng đế! Tin Hoàng đế bị địch quân giết chết đã như tiếng sét đánh ngang tai, làm hoàng hậu chết ngất đi hồi lâu. Nhưng thánh nữ không hề mở miệng kêu trách một lời mà chỉ nguyện vâng theo ý Thiên Chúa.
Từ đây ngài muốn cuộc đời còn lại thành một của lễ hy sinh để đền tội cho dân chúng. Nghe tin anh đã chết, vua Henricô chính thức lên chiếm ngai vàng, và vì sợ mấy cậu bé kia lớn lên sẽ cản trở cho ngai báu của mình, nên ông đã lên mặt nạt nộ và tống cổ mẹ con Êlisabét ra khỏi triều đình. Êlisabét ra đi với hai bàn tay trắng; những người trước kia đã được thánh nữ giúp đỡ nay trở mặt chửi bới, sỉ nhục người thiếu phụ góa bụa ấy. Không tìm được chỗ trú thân, mẹ con Êlisabét phải vào trú nhờ trong một chuồng ngựa của một nhà phú hộ. Trong túp lều ấy, thánh nữ đã cảm thấy Chúa Giêsu gần gũi mình hơn trước. Lần đầu tiên bước chân vào chuồng ngựa, ngài đã thốt lên những lời sốt sắng cảm động: "Lạy Chúa, xưa Chúa đã sinh ra khó nghèo trong chuồng trâu bò, bây giờ con cũng gặp cảnh ấy vì tội lỗi con; trước đây con đã ước ao được giũ sạch những quyến rũ của cải trần gian, nay Chúa đã cho con được như ý nguyện, con xin cảm tạ lòng nhân lành Chúa, xin cho con được vâng theo ý Chúa luôn luôn". Rồi hai tháng liền như vậy, ngày ngày thánh nữ phải ra chợ ăn xin để nuôi con.
Bên quê nhà nghe biết sự thể ấy, vua cha Êlisabét bực mình hết sức, đã toan đem binh sang chinh phạt vua Henricô. Nhưng đoàn quân trước kia đi theo vua Louis trở về bắt vua Henricô phải trả lại ngôi báu cho con chính thức của vua Louis. Sợ ngoại bang xâm chiếm, lo lòng dân oán hờn, vua Henricô đã ăn năn hối hận và rước mẹ con Êlisabét về và trao trả ngôi vua cho người con cả.
Thánh nữ tha thứ tất cả. Trở về cung điện ít lâu, rồi ngài ra ở nơi hẻo lánh, ngày đêm hãm mình cầu nguyện và giúp đỡ bệnh nhân trong các nhà thương. Cuộc đời thánh nữ cứ kéo dài trong những công việc âm thầm lặng lẽ ấy. Năm 1231, sau hơn một tháng nằm tê liệt trên giường bệnh, thánh nữ đã nhè nhẹ thở than: "Lạy Chúa, xin nhận lấy linh hồn con". Rồi ngài từ trần trong một gian nhà lụp xụp. Thánh nữ Êlisabét đã bỏ tất cả để theo Chúa thì ngài cũng đã nhận được tất cả. Vì thế, ngày ngài qua đời, gian nhà nhỏ bé kia đã trở nên như một bầu trời trong sáng đầy hương hoa thơm ngát.