Chúng con thân mến,
1. Cha đố chúng con, chúng con đã bước vào mùa gì của năm Phụng vụ?
- Mùa vọng.
- Vậy, “Vọng” là gì?
“Vọng” là ngóng chờ, trông chờ.
Trong kho tàng văn chương Việt Nam có một câu truyện diễn tả sự trông chờ một cách hứng thú: đó là truyện “Chinh phụ ngâm”.
Tục truyền lại: xưa có một gia đình có một người con.
Người cha ra đi tòng quân cứu nước.
Ở nhà, người vợ chờ chồng, ôm con ngồi đợi...
Đợi mãi không thấy chồng về.
Để cho người đời soi gương... ông Trời đã biến người vợ ôm con ngóng chờ chồng về thành một núi đá, mà người ta hôm nay còn thấy và hòn đá đó được đặt tên làHòn vọng phu.
Rồi trong cuộc sống hằng ngày, cha vẫn thấy người ta hay nói đến hy vọng và thất vọng. Vậy, “hy vọng” là gì, “thất vọng” là sao vậy chúng con?
Thí dụ, hôm nay mình học thuộc bài, mình đi học mình hy vọng cô giáo cho làm bài tập, mình hy vọng được điểm mười. Thế nhưng, không may, hôm đó tự nhiên mình bị nhức đầu. Bài cô giáo ra mình chỉ làm được một nửa. Hôm sau khi bài được trả lại, mình chỉ được điểm năm. Việc được điểm năm làm mình thất vọng. Nhưng không sao mình sẽ lại cố gắng trở lại.
Hôm sau cô giáo thay đổi cách kiểm tra. Thay vì làm bài tập, cô cho kiểm tra bằng cách bắt mỗi học sinh phải tìm một câu chuyện cụ thể để trả lời cho cô biết: Thế nào là một người hiếu thảo với cha mẹ.
Cả lớp suy nghĩ. Mình cũng cảm thấy khó và mình hơi thất vọng. Thế nhưng may quá, mình nhớ lại câu chuyện cậu bé Gandhi thề với mẹ là sẽ không bao giờ nói dối mẹ nữa. Thế là mình được cô khen. Thất vọng lúc ban đầu không còn nữa. Bây giờ đã thành sự thật rồi. Hy vọng những lần sau mình cũng được như thế.
2. Hôm nay chúng con đã bước vào Mùa Vọng.
Giáo Hội dùng Mùa Vọng để giúp mỗi người chúng con sống tâm tình chờ đợi ngày Chúa đến.
Dĩ nhiên là không phải như người Do Thái thuở xưa. Người Do Thái mong chờ Chúa Cứu Thế đến.
Với những người hôm nay thì Chúa Cứu Thế đã đến rồi.
Nhưng như lời Chúa đã nói: Chúa còn đến một lần nữa trong vinh quang – đến với tất cả loài người vào ngày tận thế nhưng trước khi đến với tất cả loài người ngày tận thế thì Chúa đến một cách đặc biệt với mỗi người mỗi ngày, khi người ta nhắm mắt lìa đời.
Lìa đời lúc nào thì không ai biết được.
Cha nhớ lại câu truyện của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I.
Ngày 26.8.1978 Luciana được bầu làm Giáo hoàng – sức khỏe rất tốt – không ai dè chỉ một tháng sau đó, 28.9.1978 Đức Giáo hoàng từ trần và sau đó phải gặp Chúa (sau 33 ngày làm Giáo hoàng).
Muốn việc gặp Chúa mà không phải là một sự sợ hãi, thì thánh Phaolô bảo: Hãy luôn sống đẹp lòng Chúa.
Báo Corrispondenia và nhiều báo khác có thuật lại một câu truyện về chiếc tàu E. M. L đi từ Belige. Trên tàu có Đức Giám mục Hopkims (79 tuổi) cai quản địa phận Houduras.
Tàu đang chạy thì gặp nạn, nước tràn vào, tàu sắp chìm, ai cũng sợ.
Nhưng Đức cha bình tĩnh la to:
- Hãy cứu đàn bà và trẻ em trước.
Có thủy thủ tìm cách cứu Ngài, Ngài nói:
- Tôi đã sẵn sàng ra trước tòa Chúa rồi.
Và Ngài bảo họ đi cứu những người đang chới với – Nước lên tới ngực – Ngài giơ tay ban ơn xá giải cuối cùng cho những người đang chìm dần. Nước cứ lên, người ta thấy Ngài nhìn trời, tay giơ cao cầu nguyện và mọi người phát khóc khi thấy Ngài chìm dần, hôm đó là ngày 4.4.1923.
Đức cha Hopkims thật đáng cho nhiều người ca tụng. Nhưng làm sao Ngài được như thế?
Đây, Lời Chúa sẽ trả lời cho chúng con.
Luca 21,25-28.34-36
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao; dưới đất, các dân tộc buồn sầu lo lắng, vì biển gầm sóng vỗ. Người ta sợ hãi kinh hồn chờ đợi những gì sẽ xảy đến trong vũ trụ, vì các tầng trời sẽ rung chuyển. Lúc đó, người ta sẽ thấy trên đám mây, Con Người hiện đến đầy quyền năng và uy nghi cao cả. Khi những điều đó bắt đầu xảy đến, các con hãy đứng dậy và ngẩng đầu lên, vì giờ cứu rỗi các con đã gần đến. Các con hãy giữ mình, kẻo lòng các con ra nặng nề, vì chè chén say sưa và lo lắng việc đời, mà ngày đó thình lình đến với các con, như chiếc lưới chụp xuống mọi người sống trên mặt đất. Vậy các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người!"
Lời Chúa chúng con vừa nghe là những lời thật đáng sợ nhưng chỉ đáng sợ cho những ai không sẵn sàng, với những người đã sẵn sàng thì Lời Chúa thật là một khích lệ - chúng con hãy sẵn sàng vì giờ cứu rỗi chúng con đã gần tới.
Đức cha Hopkims đã ngẩng đầu lên...
Thái độ của một người dám hiên ngang vì cuộc sống của mình không có gì đáng trách cả.
Cha lấy ví dụ.
Alexander là một cậu bé thông minh. Một hôm vua mua phải một con ngựa rất khó tính – con ngựa này không ai cỡi nổi, dù là một người rất chuyên môn cỡi ngựa cũng phải chịu thua, nhưng với Alexande thì lại rất dễ.
Có người hỏi cậu về bí quyết dùng để khắc phục con ngựa khó tính ấy thì cậu trả lời.
- Chẳng có gì lạ cả. Tôi đã để ý và thấy con ngựa này rất sợ cái bóng của nó. Vì vậy chỉ cần quay nó về hướng mặt trời để nó không còn thấy cái bóng của nó nữa là được.
Chúa là mặt trời công chính.
Nếu quay đi khỏi ánh mặt trời con ngựa sẽ sợ. Chúng con cũng thế quay đi khỏi Chúa, bóng tối sẽ làm chúng con sợ.
I. NHẬP :
“Hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể đứng vững trước mặt con người ” . Trong thánh lễ này Con Thiên Chúa đang đến với chúng ta. Xin cho chúng ta biết tỉnh thức dứt mình khỏi mọi thứ lo ra chia trí, dọn tâm hồn sốt sắng và tha thiết cầu nguyện, để Chúa có thể đến viếng thăm và ban lại cho chúng ta niềm vui ơn cứu độ.
II. GIẢNG : Xin nhấn vào đây để tải file hỗ trợ
Du khách đi Đà Lạt, thường hay ghé lại một địa danh rất nổi tiếng, nằm cách thị xã Bảo Lộc hơn 20 cây số. Đó là thác Đambri. Đambri theo tiếng K’ho là thác đợi chờ. Nhà thơ Hoài Vũ đã có mấy câu thơ khi đến thăm thác Đambri hữu tình này : “ Đã ngàn năm chia ly. Nhớ ai? Này Hơbi. Tiếng khóc thành tiếng thác. Rì rào ơi Đambri”. Nếu như tiếng khóc của nàng Hơbi vang rộng giữa núi rừng, trở thành thác reo vô vọng vì người yêu đã ra đi không trở về, thì tiếng than khóc của Israel bên đất lưu đày Babylon lại được Thiên Chúa lắng nghe và đón nhận.
Hình 1 : Dân Chúa bị bắt lưu đầy bên Babylon
1/ Quay lưng phản bội lại Thiên Chúa/ Israel phải lãnh lấy hậu quả nào ?
T. Bị bắt đi lưu đầy ở bên Babylon.
T. Bị bắt đi lưu đầy ở bên Babylon.
2/ Cuộc sống lưu đầy thế nào ?
T. Vất vả, cay cực, đau thương/ và thấm đẫm nước mắt.
T. Vất vả, cay cực, đau thương/ và thấm đẫm nước mắt.
3/ Trong nỗi ê chề tủi cực đó/ họ đã làm gì ?
T. Họ đã van xin Chúa thương mau đến để giải thoát.
T. Họ đã van xin Chúa thương mau đến để giải thoát.
Hình 2 : Giêrêmia tuyên sấm
4/ Qua Giêrêmia/ Thiên Chúa đã đáp lời kêu xin của dân Chúa ra sao ?
T. Ngài hứa sẽ làm nảy sinh cho Đavít một mầm công chính.
T. Ngài hứa sẽ làm nảy sinh cho Đavít một mầm công chính.
5/ Mầm giống công chính mà Chúa hứa là ai ?
T. Là Đấng Messia/ hay còn gọi là Đấng cứu thế.
T. Là Đấng Messia/ hay còn gọi là Đấng cứu thế.
6/ Đấng cứu thế sẽ đến để làm gì ?
T. Để xét xử/ và thi hành công lý trên mọi xứ sở.
T. Để xét xử/ và thi hành công lý trên mọi xứ sở.
Hình 3 : Con Thiên Chúa Giáng Sinh
7/ Việc sinh hạ của Con Thiên Chúa nói lên điều gì ?
T. Thiên Chúa luôn trung thành với lời hứa cứu độ / : Đó là gửi Con Thiên Chúa đến trần gian.
T. Thiên Chúa luôn trung thành với lời hứa cứu độ / : Đó là gửi Con Thiên Chúa đến trần gian.
8/ Dấu chỉ nào cho ta biết ngày giờ Con Chúa đang đến ?
T. Sẽ có các điềm lạ trên mặt trời/ mặt trăng/ và các ngôi sao/ Dưới đất sẽ có biển gầm sóng vỗ/ Thiên hạ kinh hồn bạt vía.
T. Sẽ có các điềm lạ trên mặt trời/ mặt trăng/ và các ngôi sao/ Dưới đất sẽ có biển gầm sóng vỗ/ Thiên hạ kinh hồn bạt vía.
9/ Trong khi chờ đợi ngày ấy đến/ Chúa dạy chúng ta phải làm gì ?
T. Trong khi chờ đợi ngày Chúa đến/ Ngài gọi mời chúng ta hãy tỉnh thức và cầu nguyện.
T. Trong khi chờ đợi ngày Chúa đến/ Ngài gọi mời chúng ta hãy tỉnh thức và cầu nguyện.
III. ÁP DỤNG :
Hình 4 : Cảnh sập nhà vòm tại đất thánh 01 của giáo xứ Tân Mai
10/ Chúa có đến với mỗi người chúng ta không ?
T. Ngài vẫn đang đến/ qua các biến cố mỗi ngày như :
1. Thiên tai/ dịch bệnh/ chiến tranh/ tai ương hoạn nạn……
2. Đến qua cái chết của những người chung quanh/ và của chính bản thân mình.
T. Ngài vẫn đang đến/ qua các biến cố mỗi ngày như :
1. Thiên tai/ dịch bệnh/ chiến tranh/ tai ương hoạn nạn……
2. Đến qua cái chết của những người chung quanh/ và của chính bản thân mình.
11/ Chúng ta phải làm gì để được cứu thoát trong ngày Chúa đến?
– Tỉnh thức/ để dứt mình ra khỏi các thứ tội/ : cãi cọ/ ganh ghét/ mê game/ dối trá/ trộm cắp/ xem phim ảnh xấu…
– Cầu nguyện/ để có đủ ơn Chúa/ mà chống trả lại với những cám dỗ của ma quỉ/ thế gian/ xác thịt.
– Mở lòng mình ra để sống bác ái/ hiền hoà/ và rộng rãi với mọi người chung quanh/ nhất là anh chị em khổ đau bất hạnh.
– Tỉnh thức/ để dứt mình ra khỏi các thứ tội/ : cãi cọ/ ganh ghét/ mê game/ dối trá/ trộm cắp/ xem phim ảnh xấu…
– Cầu nguyện/ để có đủ ơn Chúa/ mà chống trả lại với những cám dỗ của ma quỉ/ thế gian/ xác thịt.
– Mở lòng mình ra để sống bác ái/ hiền hoà/ và rộng rãi với mọi người chung quanh/ nhất là anh chị em khổ đau bất hạnh.
IV. BÀI CA Ý LỰC SỐNG : MÙA VỌNG ĐÃ VỀ
1/ Mùa vọng đã về nhắc em nhớ chuyện ngày xưa/ Một mùa đông giá con Chúa từ trời hạ sinh/ Ngài là tình yêu đất trời/ Ngài là hạnh phúc cho đời/ Ngài là con Chúa giáng sinh trong kiếp con người.
2/ Mùa vọng đã về nhắc em nhớ chuyện hôm nay/ Hằng ngày con Chúa vẫn đến cùng người trần gian/ Này là Mình Máu Chúa Trời/ Là lời hằng sống cho đời/ Là nguồn tình yêu Chúa ban cho hết mọi người.
3/ Mùa vọng đã về nhắc em nhớ chuyện ngày sau/ Ngày mà con Chúa sẽ đến tập họp đoàn chiên/ Vì Ngài sẽ đến bất ngờ/ Cầu nguyện tỉnh thức đón chờ/ Này giờ cứu rỗi/ Chúa đưa ta đến quê trời.
Lm. Giuse Vũ Đức Hiệp