Bác sỹ Kimmel bắt đầu với những lời định nghĩa. Ông nói ‘bận tâm’ cho gia đình là chuyện bình thường, nhưng ‘lo lắng’ lại là một mức độ bận tâm cao hơn, và quá lo lắng thì có thể dẫn đến ‘lo âu’ một điều rất không lành mạnh.
Ông cũng nhắc nhở tôi là tôi có thể nghĩ đến khả năng những lo lắng của tôi kết cục sẽ tốt hơn là tôi tưởng. Và ông dùng từ ‘đức tin’ dùng một cách chắc chắn theo nghĩa thế tục, bởi tôi đã cho ông biết là tôi không có đạo. Ông nói rằng tôi có thể mang đức tin rằng những người thân yêu của tôi có thể khỏe hơn. Ông có thể dùng một từ khác mà, nhưng ông đã dùng từ ‘đức tin’ một từ thổi bừng lên trong tôi những ký ức thiếu thời trong giáo hội Công giáo.
…. Từ thời tôi học cao đẳng hồi 1960, khi thuyết sinh tồn đang thịnh hành, tôi tin vào một thế giới không có thần linh, trong đó mọi người đều phải quyét định xem nên tin vào điều gì, và nên sống theo luân lý cũng như các nguyên tắc nào. Tôi còn nhớ đã từng hỏi các cha và các xơ những câu hỏi, để rồi lúc nào cũng được trả lời rằng, đơn giản con phải có đức tin. Tôi cho rằng đức tin là ơn từ Thiên Chúa, và Thiên Chúa ban đức tin cho một số người, số khác thì không. Bây giờ, tôi lại đang phát triển một suy nghĩ khác, rằng tôi có thể chọn tin vào những khía cạnh nhất định của đức tin lòng đạo, và không nhất thiết phải mâu thuẫn với thuyết bất khả tri nền tảng của tôi. Tôi không cần phải theo cho trọn bộ, tôi có thể tin và làm những gì tôi thấy tốt và làm cho tôi cảm nhận mình là một phần trong sự gì đó lớn hơn bản thân mình.
Tôi bắt đầu đi lễ mỗi ngày chúa nhật. Tôi đi bởi những gì thánh lễ khơi lên trong cảm giác của tôi. Tôi nhớ lại những ngày thiếu thời hạnh phúc, thưở tôi yêu mến Chúa. Bây giờ, tôi nhìn các cô cậu bé rước lễ lần đầu, các cậu bé trong bộ vét trắng, và tôi ước ao được như các em, trở về những ngày ngây thơ vô tội. Tôi nhận thức được một điều mỉa mai rằng tôi đã kiểm soát khả năng chọn lựa của mình để có những cảm thức lòng đạo, rồi chính cảm thức đó lại đòi buộc tôi phải bỏ đi sự kiểm soát đối với ý niệm về một quyền năng cao hơn. Và thế là có một chuyện thú vị. Tôi thấy niềm vui khi dự phần trong cộng đoàn, một nhóm mà trước đây tôi không tôn trọng bởi tôi nghĩ họ là những con cừu vô tri được dắt đi vòng vòng trong một phụng vụ đáng ngờ. Bây giờ, tôi là một con chiên trong đàn. Từ bỏ sự kiểm soát của mình, thật là tuyệt diệu.
(J.B. Thái Hòa chuyển dịch, phanxico.vn 16.11.2015/
New York Times – J.L. Cowles – 10/11/2015)
New York Times – J.L. Cowles – 10/11/2015)