Bánh giầy được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp đồ lên xong dã và chúng ta bắt đầu cảm thấy khó khi chỉ ăn bánh giầy trắng.
Vì vậy ,mà người ta sáng tạo ra nhiều loại bánh hơn dựa trên bánh giầy truyền thống ngày xưa. Và một loại bánh rất được ưa chuộng hiện nay, đó là bánh giầy giò. Nó đã trở thành thức ăn cho buổi sáng hoặc bữa ăn nhẹ.
Hôm nay, mình xin được giới thiệu tới các bạn cách làm bánh giầy giò, cách dùng bột gạo thay vì phải đồ xôi lên xong dã. Do công thức làm rất đơn giản nên bạn hãy tự tay làm cho người thân thưởng thức để đảm bảo chất lượng và độ an toàn vệ sinh thực phẩm nhé!
*** Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món bánh dày giò bao gồm: Bột nếp: 300 gam, Bột gạo: 30gam, Sữa tươi không đường: 00ml (không nhất thiết phải có), Giò lụa: 300 gam, Lá chuối tươi.
Cách làm bánh dày giò, trải qua 5 bước đơn giản như sau:
Bước 1: Đầu tiên, các bạn cho bột nếp và bột gạo vào một cái tô lớn trộn đều lên, sau đó đổ thêm 300ml sữa tươi(nếu không có sữa thì dùng nước cũng được) và nhào đều bột lên. Các bạn phải nhào kĩ cho tới khi bột thật nhuyễn và không dính tay.
Bước 2: Lá chuối: Rửa sạch, để ráo sau đó cắt thành hình vuông cạnh 8cm hoặc từ hình vuông đấy cắt lượn các cạnh thành đường cong cho đẹp. Các bạn thoa một ít dầu lên mặt lá, sau đó vo bột thành hình tròn, dẹp, cân xứng kích thước của lá rồi đặt lên lá.
Bước 3: Sau khi làm xong hết chỗ bột đó, các bạn mang bánh đi hấp cách thủy. Tầm 8 phút sau, bánh chín, các bạn bỏ bánh ra để nguội.
Bước 4: Khi bánh đã nguội, các bạn thái giò thành miếng, kẹp ở giữa từng cái bánh hoặc có thể kẹp giữa 2 cái bánh một.
Bước 5: Hương vị của giò ngấm vào bánh giầy tạo ra một màu sắc mới lạ cho bánh. Nó không chỉ còn mỗi vị của gạo nếp nữa mà thêm vào đó một chút vị mặn, ngon thơm từ giò.
Ngày trước, bánh giầy được chế biến từ gạo nếp và phải dã lên, bây giờ các bạn có thể làm ngay từ bột gạo nếp rất đơn giản. Vậy nên hãy làm cho người thân trong gia đình cùng thưởng thức nhé!
Chúc các bạn thành công với cách làm bánh dày giò của mình!
Làm xôi vò dẻo thơm ngon béo ngậy
Hôm nay chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu cách làm món xôi gấc thế nào nhé, Việt Nam ta được thiên nhiên ưu đãi có rất nhiều nguồn nguyên liệu để chế biến các món ăn đặc biệt, và đậm sắc màu.
Món xôi vò gấc là một ví dụ, làm cũng rất dễ dàng, ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng, lại vừa có tính chất tâm linh khi để thờ cúng hoặc dùng trong cỗ bàn với màu đỏ thường tượng trưng cho sự may mắn thịnh vượng.
Nào, chúng ta cùng vào bếp, cùng làm món xôi vò gấc này nào!, sau khi làm xong xôi gấc, chỉ cần đem đi giã nhuyễn và nặn thành bánh, là thành bánh giầy rồi đó
Bước 1: Là bước chuẩn bị nguyên liệu, tùy theo số người ăn bao nhiêu mà bạn nâng tỉ lệ trọng lượng lên tương ứng nhé, với hướng dẫn này thì làm cho 2 người ăn….1 cặp cho tình cảm yêu thương.
– Gạo nếp (300 gr): bạn có thể chọn bất kỳ loại gạo nếp nào, nhưng muốn dẻo và thơm thì nên chọn nếp cái hoa vàng
– Đậu xanh (100 gr): Đã bỏ vỏ
– Gấc tươi (150 gr): Bổ lấy lõi bên trong, 1 quả gấc ta nhỏ thông thường trọng lượng trung bình là 500gr
– Gia vị: Muối, đường, rượu, mỡ gà
– Gạo nếp (300 gr): bạn có thể chọn bất kỳ loại gạo nếp nào, nhưng muốn dẻo và thơm thì nên chọn nếp cái hoa vàng
– Đậu xanh (100 gr): Đã bỏ vỏ
– Gấc tươi (150 gr): Bổ lấy lõi bên trong, 1 quả gấc ta nhỏ thông thường trọng lượng trung bình là 500gr
– Gia vị: Muối, đường, rượu, mỡ gà
Bước 2: Thực hiện làm xôi thực hiện theo tuần tự như các hướng dẫn gạch đầu dòng sau:
– Gạo nếp ngâm 8 tiếng hoặc qua đêm cho nở, sau đó đãi gạo, để thật ráo rồi xóc gạo với chút muối tinh.
– Gấc bổ đôi, dùng thìa nạo lấy phần thịt gấc, thêm 1 thìa nhỏ rượu trắng rồi đánh nhuyễn, bỏ hạt để lấy phần thịt gấc.
– Đậu xanh ngâm tương đương với gạo nếp tầm 6-8 tiếng, đãi sạch rồi đem đồ chín, cho vào cối dùng chày giã nhuyễn.
– Cho phần thịt gấc vào trộn đều với gạo rồi rắc 1/2 lượng đậu xanh vừa giã vào trộn cùng.
– Gạo nếp ngâm 8 tiếng hoặc qua đêm cho nở, sau đó đãi gạo, để thật ráo rồi xóc gạo với chút muối tinh.
– Gấc bổ đôi, dùng thìa nạo lấy phần thịt gấc, thêm 1 thìa nhỏ rượu trắng rồi đánh nhuyễn, bỏ hạt để lấy phần thịt gấc.
– Đậu xanh ngâm tương đương với gạo nếp tầm 6-8 tiếng, đãi sạch rồi đem đồ chín, cho vào cối dùng chày giã nhuyễn.
– Cho phần thịt gấc vào trộn đều với gạo rồi rắc 1/2 lượng đậu xanh vừa giã vào trộn cùng.
– Đổ nước vào chõ, đợi nước sôi mới rải gạo vào để đồ thành xôi, dùng đũa tạo vài lỗ tròn nhỏ trên gạo, vì nước có chỗ thoát hơi sẽ giúp xôi đồ sẽ mau chín hơn. Có thể dùng xửng hấp bằng nồi cơm điện cũng được nhé.
– Khi xôi chín rắc đường vào rồi trộn đều. Lượng đường nhiều hay ít tùy vào khẩu vị ăn ngọt của các bạn.
– Đợi đường tan hoàn toàn, trút xôi ra một chiếc mâm hay đĩa rộng, tãi cho xôi nguội bớt rồi trút nốt 1/2 phần đậu xanh còn lại, đeo bao tay nilon vừa vò vừa xoa nhẹ để các hạt xôi bám đều đậu và tơi ra.
– Khi xôi chín rắc đường vào rồi trộn đều. Lượng đường nhiều hay ít tùy vào khẩu vị ăn ngọt của các bạn.
– Đợi đường tan hoàn toàn, trút xôi ra một chiếc mâm hay đĩa rộng, tãi cho xôi nguội bớt rồi trút nốt 1/2 phần đậu xanh còn lại, đeo bao tay nilon vừa vò vừa xoa nhẹ để các hạt xôi bám đều đậu và tơi ra.
Cuối cùng đợi nguội là bạn đã có thể thưởng thức món xôi vò gấc hấp dẫn cùng người thân của bạn rồi đấy. Chúc bạn có những phút giây thật thoải mái bên bếp ăn nhà mình.
Nghề làm bánh giầy giò
Làm bánh giầy giò chỉ cần gạo nếp, mỡ lợn. bánh giầy rất kén gạo, chỉ cần gạo có lẫn hạt đầu ruồi (bị đen) khi giã sẽ rất xấu, hoặc chỉ cần lẫn một vài hạt gạo tẻ nhìn bột bánh sẽ trắng, rắn, bánh khô. Nên gạo nếp phải được lựa chọn rất kỹ, phải là loại nếp thơm. Sau đó đem vo và ngâm nửa ngày rồi cho vào chõ đồ chín. Khi gạo bốc hơi và gần chín thì tưới thêm nước lên trên để xôi dẻo hơn.
Gỡ xôi ra khỏi chõ và đổ vào một tấm bạt được bôi một lượt mỡ. Mỡ sẽ giúp cho xôi không dính vào bạt và trở nên bóng mịn hơn. Sau đó đem vào cối giã ngay khi xôi còn nóng để bột mịn.
Nếu như trước đây người ta thường giã xôi thủ công bằng chày và cối thì giờ mỗi nhà đã trang bị được 1, 2 chiếc cối máy và chỉ cần người ngồi đảo bạt xôi cho đều.
Mất khoảng 40-50 phút thì một mẻ bánh mới được giã xong hoàn thành. Bánh giã đạt yêu cầu là khi dùng hai đầu ngón tay miết bột không thấy hạt xôi nữa.
Tiếp theo là công đoạn nặn bánh, căn khối xôi đã giã mịn thành những nắm bằng nhau ngày khi vẫn còn nóng, mịn, dẻo thành những chiếc bánh tròn đều.
Bánh sau khi hoàn thành phải để khoảng 20-30 phút cho nguội mới đem gói lá.
Trước khi úp gói dong cần xoa lên bề mặt bánh một lượt dầu, mỡ để bánh không dính, nhìn bóng mịn hơn. Mỗi chiếc lá dong nhỏ chỉ bọc một cặp bánh giầy. Bánh giầy Lạc Đạo được đem bán cho nhiều tỉnh lân cận như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hài Phòng… Khi bán, họ kẹp thêm vào giữa 2 chiếc bánh giầy một miếng giò, chả lụa để ăn kèm.
Ngoài bánh giầy kẹp giò nổi tiếng, Lạc Đạo cũng làm loại bánh giầy đỗ phục vụ đám cưới. Cũng công đoạn như trên nhưng bánh sẽ thêm nhân đỗ trộn đường và cho vào giữa làm nhân bánh. Trước khi giao cho khách, bánh lại được lăn qua lớp đỗ khô và bột đậu xanh để thơm ngon hơn và bảo quản được lâu hơn.