CƠ HỘI LÀM CHỨNG
“Đó sẽ là cơ hội để anh em làm chứng cho Thầy. Vậy anh em hãy ghi lòng tạc dạ điều này, là anh em đừng lo nghĩ phải bào chữa cách nào.” (Lc 21,13)
Suy niệm: Thời bao cấp, có những Ki-tô hữu, ngày Chúa Nhật vác cuốc đi như thể ra đồng làm việc, nhưng khi đến gần nhà thờ mới lấy quần áo đẹp trong giỏ ra mặc chỉnh tề vào tham dự thánh lễ. Trong thời hội nhập hiện nay, lại có những người buôn bán, ngày Chúa Nhật khách mua đông dày, nhưng lại đóng hàng, đóng quán để đi dự lễ trước đã. Có lẽ những Ki-tô hữu đơn sơ ấy không biết phải nói về Chúa, về đạo thế nào, nhưng họ đã biết tận dụng mọi cơ hội dù là “thuận tiện hay không thuận tiện” (x. 2Tm 4,2) để làm chứng cho Đức Ki-tô và cho Tin Mừng. Là một Ki-tô hữu chính danh, là phải làm chứng cho Đức Ki-tô và cho Tin Mừng của Ngài mọi lúc mọi nơi, làm chứng bằng một cuộc sống đầy “chất Ki-tô”, là “tôi sống, nhưng không phải là tôi sống, mà là chính Đức Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2,20).
Mời Bạn: Tốc độ quay cuồng của cuộc sống hôm nay có làm bạn quên đi bản chất của Hội Thánh và của mỗi người chúng ta là làm chứng không? Dành ưu tiên ngày Chúa Nhật cho việc thờ phượng Chúa, giữ lòng trọn vẹn thuỷ chung trong đời sống vợ chồng, tôn trọng và nỗ lực bảo vệ sự sống, sống trung thực và kiên quyết loại trừ mọi hình thức gian tham, v.v… sống trung tín với Đức Ki-tô như thế, tự nó là làm chứng cho Ngài rồi.
Sống Lời Chúa: Làm một việc thờ phượng hoặc bác ái với ý chỉ làm chứng cho Chúa Ki-tô và cho Tin Mừng.
Cầu nguyện: Lạy Đức Ki-tô, Vua vũ trụ, xin ban thêm đức tin cho chúng con, để chúng con ý thức hơn ơn gọi Ki-tô hữu và can đảm làm chứng Chúa.
“Đó sẽ là cơ hội để anh em làm chứng cho Thầy. Vậy anh em hãy ghi lòng tạc dạ điều này, là anh em đừng lo nghĩ phải bào chữa cách nào.” (Lc 21,13)
Suy niệm: Thời bao cấp, có những Ki-tô hữu, ngày Chúa Nhật vác cuốc đi như thể ra đồng làm việc, nhưng khi đến gần nhà thờ mới lấy quần áo đẹp trong giỏ ra mặc chỉnh tề vào tham dự thánh lễ. Trong thời hội nhập hiện nay, lại có những người buôn bán, ngày Chúa Nhật khách mua đông dày, nhưng lại đóng hàng, đóng quán để đi dự lễ trước đã. Có lẽ những Ki-tô hữu đơn sơ ấy không biết phải nói về Chúa, về đạo thế nào, nhưng họ đã biết tận dụng mọi cơ hội dù là “thuận tiện hay không thuận tiện” (x. 2Tm 4,2) để làm chứng cho Đức Ki-tô và cho Tin Mừng. Là một Ki-tô hữu chính danh, là phải làm chứng cho Đức Ki-tô và cho Tin Mừng của Ngài mọi lúc mọi nơi, làm chứng bằng một cuộc sống đầy “chất Ki-tô”, là “tôi sống, nhưng không phải là tôi sống, mà là chính Đức Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2,20).
Mời Bạn: Tốc độ quay cuồng của cuộc sống hôm nay có làm bạn quên đi bản chất của Hội Thánh và của mỗi người chúng ta là làm chứng không? Dành ưu tiên ngày Chúa Nhật cho việc thờ phượng Chúa, giữ lòng trọn vẹn thuỷ chung trong đời sống vợ chồng, tôn trọng và nỗ lực bảo vệ sự sống, sống trung thực và kiên quyết loại trừ mọi hình thức gian tham, v.v… sống trung tín với Đức Ki-tô như thế, tự nó là làm chứng cho Ngài rồi.
Sống Lời Chúa: Làm một việc thờ phượng hoặc bác ái với ý chỉ làm chứng cho Chúa Ki-tô và cho Tin Mừng.
Cầu nguyện: Lạy Đức Ki-tô, Vua vũ trụ, xin ban thêm đức tin cho chúng con, để chúng con ý thức hơn ơn gọi Ki-tô hữu và can đảm làm chứng Chúa.
THÁNH CATARINA
ĐỒNG TRINH TỬ ĐẠO
ĐỒNG TRINH TỬ ĐẠO
Catarina là con nhà giầu sang ở thành Alêxanđria nước Ai cập.
Ngày xưa người ta quen đợi khi đã lớn mới chịu phép Rửa tội; cho nên cha mẹ Catarina không vội gì đem con đi rửa tội. Một đêm, Catarina mơ thấy Đức Mẹ bế Chúa Hài Đồng hiện ra với mình, Đức Mẹ giới thiệu Catarina với Chúa và xin nhận cô làm con; nhưng Chúa lắc đầu quay mặt đi nói rằng:
"Con gái này chưa tái sinh bởi phép rửa tội". Khi tỉnh dậy, Catarina buồn rầu lắm, rồi lập tức quyết định dọn mình xin chịu phép rửa tội. Ngay đêm hôm chịu phép rửa tội, Chúa Giêsu lại hiện ra với cô, lần này Người vui lòng nhận Catarina làm con, và làm bạn: để tỏ dấu bề ngoài, Chúa xỏ vào ngón tay cô một chiếc nhẫn. Từ đó cô khấn hứa giữ mình đồng trinh trọn đời để trung thành với tình yêu của Chúa.
Catarina rất siêng năng việc đạo đức: cầu nguyện, hãm mình. Cô cũng ham mê học giáo lý và các khoa học thời đó. Mới lên 18 tuổi mà kiến thức đặc biệt của cô làm cho giới trí thức trong thành ngạc nhiên.
Thời đó, vua Maximinô đang cai trị. Ông này rất ghét đạo, ông truyền lệnh cho toàn dân phải giết súc vật để tế các tà thần: ai không tuân lệnh sẽ phải phạt rất nặng. Dù vậy, Catarina cũng công khai phản đối lệnh vua. Nhờ gương đạo đức và lý lẽ khôn ngoan sốt sắng, cô đã khuyên được rất nhiều giáo hữu cương quyết thà chết chẳng thà cúng tế tà thần. Đang lúc kẻ ngoại giết trâu bò, dê cừu để tế thần thì máu những người trung thành với Chúa cũng đổ ra lênh láng khắp nơi trong thành Alêxanđria. Thấy vậy, Catarina quá cảm xúc nên đã can đảm xin vào tận triều đình vua để tâu rằng:
"Đạo Công giáo là chân chính, còn tà thần chỉ là đá gỗ vô tri, sao vua lại bắt dân thờ quấy và giết hại kẻ thờ Chúa chân thật?".
Vua thấy một thiếu nữ vừa duyên dáng, vừa tài năng, ăn nói văn hoa lý sự thì đem lòng yêu. Nhưng không biết nói sao nên ông ra lệnh cứ giam cô lại. Vì thấy mình không thể đối đáp lại nổi cô, nên nhà vua truyền hội họp 50 người thông thái danh tiếng nhất trong thành để cãi lẽ đạo với cộ Đến ngày đã định, ai cũng tưởng Catarina sẽ thua to.
Phần cô, cô không mong khoe tài khôn khéo, nhưng chỉ hoàn toàn trông cậy vào Chúa. Kết quả cô đã diễn thuyết hùng hồn và, nhờ ơn soi sáng, cả năm mươi nhân tài kia đều công nhận đạo lý của cô là đúng và xin trở lại Công giáo. Thấy vậy, vua tức giận vô cùng, hô lính đem đốt cả 50 người, thế là họ đã chịu phép rửa bằng máu và lửa thay vì phép rửa bằng nước.
Vua nhất định không chịu thua Catarina. Sau mấy ngày giam trong ngục, vua lại bắt cô ra toà và nói:
- Trẫm yêu con lắm, nếu con bỏ đạo thì trẫm sẽ lấy con làm nữ hoàng và ly dị vợ trước.
Catarina tỏ vẻ khinh bỉ đáp lại rằng:
- Tôi chỉ tôn thờ một Thiên Chúa, và chỉ có một bạn trăm năm là Chúa Giêsu. Tôi thà chết để trọn nghĩa với Chúa còn hơn ngồi trên ngai tội lỗi của vua.
Vua lấy làm nhục nhã quá, liền nổi cơn thịnh nộ, truyền lệnh lấy dây da có móc sắt đánh nát mình mẩy Catarina rồi giam trong ngục đủ mười một ngày không cho ăn uống gì. Trong thời gian Catarina ở trong ngục, có một đêm bà Faustina là vợ vua mơ thấy Catarina mời mình ngồi bên cô, rồi đặt lên đầu mình một triều thiên và nói:
- Bạn trăm năm của tôi tặng bà triều thiên này.
Sáng hôm sau, nữ hoàng lập tức xin quan giám ngục tên là Porphyrô đưa vào thăm Catarina. Sau một hồi truyện vãn, nhờ ơn Chúa soi sáng, cả hai người đã nghe Catarina khuyên mà trở lại. Vua biết thế liền truyền giết cả hai. Vua tưởng giết vợ đi như thế, Catarina sẽ tin vào tình yêu của mình đối với cô mà ưng làm vợ mình chăng! Khi đã đủ mười một ngày, vua cho điệu Catarina ra công đường để gặp. Lạ lùng thay! Các vết thương của cô đã khỏi cả, và dù nhịn đói nhịn khát lâu ngày nhưng cô vẫn khỏe mạnh tươi tỉnh. Sau khi đã dùng bả vinh hoa phú quý để dụ dỗ, rồi dùng đủ mọi cực hình để đe dọa cũng không làm cho Catarina xiêu lòng đổi dạ, vua truyền làm một bánh xe có ghép vào nhiều lưỡi dao sắc và mũi dùi nhọn rồi trói Catarina vào mà lăn cho tan thây nát thịt. Nhưng xe vừa chuyển bánh thì bị gẫy và bắn những thứ độc ác kia ra chung quanh làm chết và bị thương nhiều người đứng xem. Dân chúng sống sót lấy làm hoảng sợ và nhiều người tin Chúa của người công giáo thờ là chân thật và có quyền thế. Để rửa nhục, vua đành phải ra lệnh chém đầu thánh nữ. Hôm ấy là ngày 25.11.315.
Ta hãy cố gắng theo gương mẫu của thánh nữ: Yêu mến đức trong sạch, vui lòng hy sinh tiền của, danh giá và cả mạng sống vì đức trong sạch.