Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

Cựu lực sĩ đấu bò và diễn viên phim tập trở thành nhà truyền giáo

Filled under:


http://baoconggiao.com/uploads/news/2015_11/cuu-luc-si-dau-bo-va-dien-vien-phim-tap-tro-thanh-nha-truyen-giao.jpg
Một người bạn của ông bị ám sát chết, từ đó Manuel Capetillo rơi vào tình trạng trầm cảm. Từ khoa huyền bí, ông trở lại đạo công giáo.

Ông đi Mễ Tây Cơ, Mỹ, các nước Trung Mỹ, Nam Mỹ để mang sứ điệp hòa bình đến các nước này bằng cách rao giảng Lời Chúa.  Manuel Capetillo, cựu diễn viên, cựu lực sĩ đấu bò Mễ Tây Cơ, một trong các diễn viên ăn khách của đài truyền hình Mễ Tây Cơ trong những năm 80. Sau khi bạn mình bị ám sát chết, ông đã xuống đáy vực thẳm của cơn trầm cảm, ông không tìm được câu trả lời trong các cây bài tarô, trong khoa chiêm tinh, trong khoa huyền bí, trong tiếng gọi siêu hình và rồi ông đã tìm được câu trả lời khi ông  trở lại đạo công giáo.

Trả lời phỏng vấn báo Desde la fe, ông nói về tình yêu của mình đối với Đức Mẹ, về việc ông tôn kính chuỗi mân côi, vũ khí duy nhất để chống lại kẻ thù với sự trợ giúp của ơn Chúa. “Cách đây 20 năm, tôi có một cuộc gặp gỡ riêng tư với Chúa Giêsu Kitô. Tôi đã có tất cả mọi sự trong đời – tiền bạc, danh tiếng, thành công -, tôi chỉ còn thiếu một cái gì đó trong tâm hồn và chỉ có Chúa mới cho tôi: tình yêu và bình an; không phải bình an từ con người nhưng bình an từ Trên Cao, và nhờ Chúa, bây giờ tôi mới được là con người trọn vẹn, và tôi dùng trọn thì giờ của tôi để loan truyền nước Chúa”, ông cho biết.
 
Nối với thế giới này không có nghĩa là xa Chúa, cựu lực sĩ đấu bò (ông đã từng đấu 400 trận!); ngược lại, nối với Chúa đòi hỏi bạn, mỗi buổi sáng thức dậy phải vui vẻ, phải có tâm tình biết ơn cho mình có được một ngày mới, vì “mỗi người có một sứ mệnh dành riêng cho mình: sứ mệnh của tôi là rời khỏi thế giới trình diễn để thành người loan truyền hòa bình và công chính”.
 
Cựu diễn viên kể lại, sự trở lại của ông không dễ dàng và đơn giản vì ông đã đụng vào khoa bí truyền trong mấy năm và đã nhiều lần ông phải cậy nhờ vào Bí tích Hòa giải.
 
Tôi là týp người sẽ nói: nếu Chúa đã biết hết thì ích gì mà đi xưng tội với một linh mục? Nhưng khi linh mục tha tội cho tôi, tôi cảm thấy tâm hồn tôi thoát khỏi xiềng xích của tội lỗi, lòng tôi lúc đò tràn ngập niềm vui và bình an. Ngày hôm đó đôi mắt tôi đầy nước mắt hạnh phúc; tôi đã tái sinh”, ông thố lộ cho biết.

Sự trở lại này, ông Manuel Capetillo dâng hiến cho Mẹ Maria mà ông nghe tiếng gọi khi cầu nguyện và thờ lạy trước Thánh Thể. “Đức Mẹ đã thoa dịu tâm hồn tôi và chữa lành các vết thương của tôi; cậy vào sự chỉ bảo của Mẹ, tôi quỳ xuống và lần chuỗi Mân côi, lúc nào tôi cũng cầu nguyện với cả gia đình .”
 
Manuel Capetillo tin chắc Mễ Tây Cơ cũng như toàn thế giới đang trải qua giai đoạn tai biến thảm họa, tai biến đã đụng đến đời sống gia đình, đời sống nhân loại, đời sống thánh hiến và tu trì. Vì thế ông xin mỗi gia đình làm một góc nhỏ để cầu nguyện. “Đọc Lời Chúa trong gia đình và thúc đẩy con cái mình, từ khi chúng còn nhỏ tìm hiểu các nguồn phong phú của Giáo hội Công giáo; đó là bổn phận của chúng ta, những đứa con của Chúa; tìm lại các giá trị Kitô giáo trong thế giới thế tục này, đây là bổn phận bắt buộc của mỗi người công giáo”, ông khẳng định.
 
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

Ðức Thánh Cha tiếp 23 ngàn người
thuộc Viện Hưu Bổng Italia

Ðức Thánh Cha tiếp 23 ngàn người thuộc Viện Hưu Bổng Italia.
Vatican (E.G 204) (SD 7-11-2015) - Sáng ngày 7 tháng 11 năm 2015, Ðức Thánh Cha đã tiếp kiến 23 ngàn người gồm các vị lãnh đạo và nhân viên sở hưu bổng toàn quốc Italia (INPS). Ngài tố giác các hệ thống kinh tế chỉ mưu lợi lộc cho một thiểu số mà gây hại cho đa số người khác.
Ðây là lần đầu tiên trong lịch sử, các nhân viên của sở hưu bổng quốc gia Italia được một vị Giáo Hoàng tiếp kiến chung ở Quảng trường thánh Phêrô.
Lên tiếng trong dịp này, Ðức Thánh Cha nói đến những thay đổi và nhiều thách đố đe dọa quyền hưu bổng của các công nhân viên: nhiều khi họ phải về hưu sớm, hoặc việc về hưu như thế bị thương lượng và tan loãng với thời gian. Ngoài ra còn có nhu cầu phải trợ giúp những người bị mất việc hoặc không bao giờ có công ăn việc làm.
Ðức Thánh Cha nói: "Công tác khó khăn của anh chị em là góp phần để không thiếu những tài trợ cần thiết cho sự sống còn của các công nhân thất nghiệp và gia đình họ. Trong những quan tâm ưu tiên của anh chị em, ước gì công việc làm của phụ nữ, trợ giúp chức phận làm mẹ của họ cũng được anh chị em chú ý. Ngoài ra, ước gì không bao giờ thiếu sự bảo đảm cho tuổi già, bệnh tật, những tai nạn nghề nghiệp, và không bao giờ thiếu quyền được hưu bổng".
Ðức Thánh Cha cũng đề cao phẩm giá của lao công và nhấn mạnh rằng: "Lao công không thể trở thành một công cụ trong một cơ chế sa đọa làm tiêu tán tài nguyên hầu đạt tới lợi nhuận ngày càng nhiều hơn; lao công không thể kéo dài hoặc thu ngắn tùy theo lợi nhuận của một thiểu số và của những hình thức sản xuất hy sinh các giá trị, các quan hệ và các nguyên tắc. Ðiều này có giá tri đối với nền kinh tế nói chung: đó là không thể sử dụng những phương thế như nọc độc mới, trong đó người ta chủ trương gia tăng lợi tức bằng cách thu hẹp thị trường công việc, và vì thế tạo thêm những người bị loại trừ". (E.G 204) (SD 7-11-2015)

G. Trần Ðức Anh, OP