Bản tin Công giáo Việt Nam: ngày 8 - 12/12/2016
Đức Thánh Cha đề cao tầm quan trọng của nông thôn
VATICAN. ĐTC đề cao tầm quan trọng của nông thôn và kêu gọi thực thi tinh thần liên đới để giải quyết các vấn đề của giới nhà nông.
Ngài đưa ra lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 10-12-2016, dành cho 60 tham dự viên khóa họp của Hiệp hội Công Giáo quốc tế của giới nông thôn, gọi tắt là ICRA.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhắc đến những vấn đề của giới nông thôn là thiếu các cơ cấu công quyền, sự thủ đắc bất công đất đai và tước đoạt sự sản xuất của những sở hữu chủ hợp pháp, những phương pháp đầu cơ bất chính và sự thiếu chính sách chuyên biệt trên bình diện quốc gia và quốc tế. ĐTC cũng tố giác rằng khi nhìn thế giới nông thôn ngày nay, người ta thấy chiều kích thị trường chiếm quyền tối thượng và hướng dẫn mọi hành động và quyết định! Vì thế người ta hy sinh nhịp sống canh nông với những lúc làm việc và nghỉ ngơi, ngày nghỉ hàng tuần và sự chăm sóc gia đình. Đời sống canh nông bị coi như chỉ có một giá trị thấp.
Trong bối cảnh trên đây, ĐTC kêu gọi nhìn nhận ý nghĩa con người, chiều kích gia đình và xã hội, cảm thức liên đới, như những giá trị thiết yếu, kể cả trong những tình trạng chậm tiến và nghèo đói. Cần phải gia tăng tinh thần nhân đạo, nhất là đề ra những chọn lựa can đảm và luôn cập nhật khả năng chuyên môn, để cộng tác với các tổ chức quốc gia và quốc tế trong việc đề nghị các kỹ năng và giải quyết các vấn đề, luôn luôn theo tiêu chuẩn nhân đạo. (SD 10-12-2016)
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhắc đến những vấn đề của giới nông thôn là thiếu các cơ cấu công quyền, sự thủ đắc bất công đất đai và tước đoạt sự sản xuất của những sở hữu chủ hợp pháp, những phương pháp đầu cơ bất chính và sự thiếu chính sách chuyên biệt trên bình diện quốc gia và quốc tế. ĐTC cũng tố giác rằng khi nhìn thế giới nông thôn ngày nay, người ta thấy chiều kích thị trường chiếm quyền tối thượng và hướng dẫn mọi hành động và quyết định! Vì thế người ta hy sinh nhịp sống canh nông với những lúc làm việc và nghỉ ngơi, ngày nghỉ hàng tuần và sự chăm sóc gia đình. Đời sống canh nông bị coi như chỉ có một giá trị thấp.
Trong bối cảnh trên đây, ĐTC kêu gọi nhìn nhận ý nghĩa con người, chiều kích gia đình và xã hội, cảm thức liên đới, như những giá trị thiết yếu, kể cả trong những tình trạng chậm tiến và nghèo đói. Cần phải gia tăng tinh thần nhân đạo, nhất là đề ra những chọn lựa can đảm và luôn cập nhật khả năng chuyên môn, để cộng tác với các tổ chức quốc gia và quốc tế trong việc đề nghị các kỹ năng và giải quyết các vấn đề, luôn luôn theo tiêu chuẩn nhân đạo. (SD 10-12-2016)
(G. Trần Đức Anh OP, RadioVaticana 10.12.2016)
ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CHO TỜ TUẦN SAN CÔNG GIÁO BỈ TERTIO
NHÂN DỊP BẾ MẠC NĂM THÁNH THƯƠNG XÓT VÀ ĐƯỢC PHỔ BIẾN NGÀY 7/12/2016
Tuần San Tertio Vấn:
NHÂN DỊP BẾ MẠC NĂM THÁNH THƯƠNG XÓT VÀ ĐƯỢC PHỔ BIẾN NGÀY 7/12/2016
Tuần San Tertio Vấn:
Chúng con đang sống trong một giai đoạn ở xứ sở của chúng con là nơi đang xẩy ra chuyện chính trị muốn tách tôn giáo khỏi sinh hoạt chung của xã hội, chẳng hạn như nơi học trình giáo dục. Vào thời buổi tục hóa như thế này mới có ý nghĩ cho rằng tôn giáo là những gì chỉ giành cho cuộc sống riêng tư thôi. Vậy thì làm sao chúng ta có thể vừa là một Giáo Hội truyền giáo, đi vào đời, lại vừa sống cái căng thẳng gây nên bởi cái ý nghĩ của quần chúng này chứ?
ĐTC Phanxicô Đáp:
Phải, tôi không muốn bênh vực một ai, nhưng đó là một chủ trương có tính cách cổ tích. Đó là di sản của Chủ Nghĩa Minh Tri để lại cho chúng ta, có phải không? Nó cho biến cố tôn giáo là một thứ văn hóa hạ cấp. Tính chất thế tục (laicism) và chủ nghĩa thế tục (secularism) là hai điều khác nhau. Tôi đã nói về vấn đề này với Pháp quốc. Công Đồng Chung Vatican II đã nói với chúng ta về tính chất độc lập của các sự vật hay của các tiến trình hoặc của các tổ chức. Tính chất thế tục là những gì lành mạnh, chẳng hạn như tính chất thế tục của Nhà nước (the State's laicism). Nói chung Nhà nước có tính cách thế tục (the secular State) thì tốt. Còn khá hơn cả Nhà nước có tính cách đạo giáo (a confessional State), vì các Nhà nước có tính cách đạo giáo đi đến chỗ tồi bại.
Tuy nhiên, tính chất thế tục là một chuyện, còn chủ nghĩa tục hóa lại là một chuyện khác. Chủ nghĩa tục hóa không chấp nhận tính chất siêu việt, không chấp nhận một thứ siêu việt tính lưỡng diện, cả hai thứ siêu việt tính hướng về những gì khác, nhất là siêu việt tính hướng về Thiên Chúa hay hướng về những gì là Trổi Vượt (Beyond). Mà việc hướng về siêu việt tính là những gì thuộc về yếu tính của con người; thuộc về con người. Tôi không nói về tôn giáo. Tôi đang nói đến việc hướng về siêu việt tính. Bởi vậy, một thứ văn hóa hay là một cơ cấu không tôn trọng tinh thần cởi mở hướng về siêu việt tính của con người thì cắt tỉa con người, tức là không tôn trọng con người. Đó là những gì tôi nghĩ đại khái như thế. Bởi vậy, việc đẩy bất cứ tác động của siêu việt tính này vào hậu trường đều là một thứ tẩy trùng, không hợp với bản tính của con người; một phần tốt lành của sự sống là cởi mở đang bị loại trừ đi khỏi bản tính của con người.
Tuần San Tertio Vấn:
ĐTC đang quan tâm đến những mối liên hệ liên tôn. Trong thời đại của mình chúng ta đang chung sống với chủ nghĩa khủng bố, với chiến tranh. Đôi khi đáng buồn mà phải nói rằng cái cội rễ của các thứ chiến tranh hiện nay là ở nơi cái khác biệt giữa các tôn giáo. Cần phải nói sao về điều này cơ?
ĐTC Phanxicô Đáp:
Phải, tôi thấy được là nhận định này có thật. Tuy nhiên, không tôn giáo nào như vậy có thể xúi bẩy chiến tranh, vì nếu có thì nó loan truyền rao giảng một thứ thần hủy diệt, một thứ thần ghen ghét hận thù. Chiến tranh không được gây ra bằng cách nhân danh Thiên Chúa hay nhân danh chủ trương của tôn giáo. Chiến tranh không thể nào được xẩy ra bởi bất cứ tôn giáo nào. Bởi thế, nạn khủng bố, chiến tranh, đều không dính dáng gì tới tôn giáo. Những thứ lệch lạc về tôn giáo được sử dụng để biện minh cho chúng là những gì có thật. Các bạn là chứng nhân về điều ấy; các bạn đã trải qua điều ấy nơi xứ sở của các bạn. Thế nhưng chúng là những thứ méo mó về tôn giáo không làm nên yếu tính của những gì tôn giáo là, trái lại, tôn giáo là yêu thương, hiệp nhất, tôn trọng, đối thoại, tất cả những điều ấy nhưng không theo chiều kích ấy. Nói cách khác, người ta cần phải rõ ràng, tức là không một tôn giáo nào liên quan tới sự kiện về tôn giáo có thể tuyên chiến. Những thứ méo mó lệch lạc về tôn giáo có đó. Chẳng hạn, tất cả mọi tôn giáo đều có những nhóm bảo thủ - tất cả mọi tôn giáo. Chúng ta cũng có nữa. Họ là thành phẩn hủy hoại theo chủ nghĩa bảo thủ của họ. Thế nhưng, những nhóm tôn giáo nhỏ này đã làm méo mó, đã làm cho tôn giáo của họ "bị nhiễm trùng", đấu tranh hay tham chiến hoặc gây chia rẽ trong cộng đồng cũng là một hình thức chiến tranh. Tuy nhiên, những nhóm bảo thủ này đều có ở tất cả mọi tôn giáo. Bao giờ cũng là một nhóm nhỏ ...
Tuần San Tertio Vấn:
Một câu hỏi khác liên quan đến chiến tranh. Chúng ta đang tưởng niệm 100 năm từ Thế Chiến Thứ I. ĐTC có muốn nói gì với Lục địa Âu Châu liên quan đến câu tâm niệm hậu chiến "Never again war - Chiến tranh không bao giờ xẩy ra nữa" hay chăng?
ĐTC Phanxicô Đáp:
Tôi đã nói ba lần với Đại lục Châu Âu này: 2 lần ở Strasbourg và một lần năm ngoái hay năm nay gì đó - tôi không nhớ lắm - vào lúc nhận Giải Charlemagne (biệt chú: ngày 5/6/2016 năm nay). Tôi nghĩ rằng câu "Chiến tranh không bao giờ xẩy ra nữa" đã không được nghiêm túc quan tâm, vì sau Thế Chiến I lại xẩy ra Thế Chiến Thứ II và sau Thế Chiến Thứ II là chiến tranh thứ ba mà giờ đây chúng ta đang trải qua ở nhiều mảnh chiến trường, ở những vùng nho nhỏ. Chúng ta đang ở vào thời kỳ chiến tranh. Thế giới đang dấn thân vào Thế Chiến Thứ III: ở Ukraine, ở Trung Đông, ở Phi Châu, ở Yemen ...
Rất ư là hệ trọng. Thế rồi "chiến tranh không bao giờ xẩy ra nữa" từ miệng phát ra mà trong khi đó chúng ta lại cứ sản xuất ra các thứ vũ khí, lại bán các thứ vũ khí đó, bán chúng cho thành phần đối phương của chúng ta, vì cùng một lò sản xuất các thứ vũ khí bán cho bên này, bán cho bên kia, thành phần đang đánh nhau. Đúng vậy, có một thứ lý thuyết về kinh tế mà tôi chưa từng chứng thực xem sao, nhưng tôi đã đọc về nó ở mấy cuốn khác nhau, đó là trong lịch sử của nhân loại, khi một Nhà nước thấy trục trặc về vấn đề cân bằng sổ sách của mình hãy gây ra chiến tranh thì lấy lại được vấn đề cân bằng sổ sách. Tức là một cách dễ dàng nhất để làm giầu. Dĩ nhiên cái giá phải trả rất ư là mắc, là máu.
Tôi cho rằng "Chiến tranh không bao giờ xẩy ra nữa" là một điều gì đó Âu Châu cần phát biểu một cách chân thành; một cách thành thật. Schumann, De Gasperi, Adenauer ... đã nói điều này một cách thành tín. Thế nhưng sau đó ... Ngày nay, đang thiếu các vị lãnh đạo; Âu Châu cần đến các nhà lãnh đạo biết tiến lên ... Vậy, tôi sẽ không lập lại những gì tôi đã nói ở ba bài diễn văn ấy.
Tuần San Tertio Vấn:
Ngài có thể nào đến Bỉ cho dịp tưởng niệm này hay chăng?
ĐTC Phanxicô Đáp:
Không, nó chưa được dự tính gì hết, chưa. Chưa được cứu xét tới. Tôi thường đến Bỉ cứ mỗi một năm rưỡi khi tôi còn làm Giám Tỉnh (Dòng Tên), vì có một Hiệp Hội Thân Hữu của Đại Học Công Giáo Cordoba ở đó. Tôi làm Chưởng ấn của đại học này ... Bởi vậy tôi đã đến đó để nói chuyện với họ. Họ tham gia vào những Cuộc Tĩnh Tâm Linh Thao của họ. Tôi đến để cám ơn họ. Tôi có một liên hệ lớn với Bỉ. Với tôi, thành phố đẹp nhất của Bỉ không phải là thành phố của các bạn mà là Bruges ... (biệt chú: ĐTC vang lên tiếng cười).
Tuần San Tertio Vấn:
Chúng ta đang kết thúc Năm Thánh Thương Xót. ĐTC có thể cho biết ĐTC đã sống như thế nào năm này và ĐTC mong muốn gì khi năm này kết thúc?
ĐTC Phanxicô Đáp:
Năm Thánh Thương Xót không phải là một tư tưởng mà tôi đã có được đùng một cái đâu. Nó xuất phát từ Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô VI. Đức Phaolô VI đã có được một số bước tiến trong việc tái khám phá thấy lòng thương xót Chúa. Rồi tới Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tỏ hiện lòng thương xót Chúa này bằng 3 biến cố: ban hành Thông điệp Dives in Misericordia / Giầu Lòng Thương Xót, phong thánh cho Thánh Faustina cùng thiết lập Lễ Lòng Thương Xót Chúa trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh, và ngài đã chết vào ngày áp lễ này.
Vậy là ngài đã đưa Giáo Hội vào con đường này. Tôi cảm thấy Chúa đã muốn điều ấy. Đúng thế, đúng vậy ... Tôi không biết ý nghĩ này đã được hình thành ra sao trong lòng của tôi, thế nhưng vào một ngày đẹp trời kia tôi đã nói cùng Đức Ông Fisichella, vị đến gặp tôi về các vấn đề liên quan đến phân bộ của ngài (biệt chú: đó là Hội Đồng Tòa Thánh Cổ Võ Việc Tân Truyền Bá Phúc Âm Hóa). Tôi đã nói với ngài rằng "Tôi muốn tổ chức một Năm Thánh biết bao, một Năm Thánh Thương Xót". Ngài đã nói cùng tôi: "Tại sao lại không ?" Thế là Năm Thánh Thương Xót bắt đầu. Cái bảo đảm nhất ở đây là nó không phải là ý nghĩ của loài người mà được xuất phát từ trên cao. Tôi tin rằng nó đã được Chúa soi động. Và rõ ràng là nó đã gặt hái được nhiều tốt đẹp. Đằng khác, sự kiện Năm Thánh không chỉ ở Roma mà còn trên khắp thế giới nữa, ở tất cả mọi giáo phận và được sinh động trong giáo phận, nó đã tác động và dân chúng đã được tác động rất nhiều. Họ được tác động rất nhiều và cảm thấy được kêu gọi hòa giải với Thiên Chúa, tái gặp gỡ Chúa, cảm thấy việc chăm sóc của Chúa Cha.
Tuần San Tertio Vấn:
Thần học gia Đức quốc Dietrich Bonhoeffer đã phân biệt giữa ân sủng rẻ tiền và đắt giá. Ân sủng rẻ tiền hay ân sủng đắt giá có ý nghĩa như thế nào đối với ĐTC?
ĐTC Phanxicô Đáp:
Lòng thương xót vừa đắt lại vừa rẻ. Tôi không biết về bản văn của Bonhoeffer, tôi cũng không biết ông ta giải thích ra sao. Thế nhưng ... lòng thương xót là thứ rẻ tiền vì người ta không phải trả bất cứ gì hết; các thứ ân xá là những gì không cần phải mua; hoàn toàn là một tặng ân, một tặng ân thuần túy, và lòng thương xót này cũng đắt giá nữa, vì nó là một tặng ân cao quí nhất. Có một cuốn sách được thực hiện căn cứ vào cuộc phỏng vấn tôi đã trả lời, nhan đề "Tên của Thiên Chúa là Lòng Thương Xót", và nó quí báu vì nó là tên của Thiên Chúa: Thiên Chúa là lòng thương xót.
Nó nhắc nhớ tôi về vị linh mục tôi biết ở Buenos Aires - vị tiếp tục cử hành Thánh Lễ và làm việc ở vào tuổi 92! - khi bắt đầu một Thánh Lễ ngài bao giờ cũng cống hiến một chút khuyên nhủ. Ngài rất năng nổ ở vào tuổi 92; ngài giảng dạy rất hay; dân chúng kéo đến nghe ngài. "Xin làm ơn im tiếng điện thoại của quí vị" ... và Thánh Lễ đã được tiếp tục, khi phần Dâng Lễ bắt đầu thì có điện thoại kêu. Ngài đã ngừng lại mà nói: "xin làm ơn tắt điện thoại đi". Người giúp lễ đang ở bên cạnh ngài liền nói với ngài rằng: "Thưa cha, điện thoại của cha đó". Thế rồi ngài móc nó ra mà nói: "Hello" (những người tham dự cuộc phỏng vấn bấy giờ cất tiếng cười).
Tuần San Tertio Vấn:
Đối với chúng con thì dường như ĐTC đang nhấn mạnh đến Công Đồng Chung Vatican II trong thời buổi hiện nay. ĐTC đang đề cập tới những đường lối canh tân trong Giáo Hội. Giáo Hội Đồng Hành - The Synodal Church ... Trong Thượng Nghị Giám Mục ĐTC đã giải thích cho biết nhãn quan của ĐTC về một Giáo Hội trong tương lai. ĐTC có thể giải thích cái nhãn quan này cho quí vị độc giả hay chăng?
ĐTC Phanxicô Đáp:
"Giáo Hội Đồng Hành" - tôi sẽ sử dụng chữ này. Giáo Hội được xuất phát từ các cộng đồng, được xuất phát từ thành phần thường dân, từ cộng đồng, xuất phát từ Phép Rửa và được tổ chức bao quanh một vị Giám Mục là người tập hợp Giáo Hội, làm cho Giáo Hội vững mạnh - Vị Giám Mục là vị thừa kế các Tông Đồ. Đó là Giáo Hội. Tuy nhiên có nhiều vị Giám Mục trên thế giới, nhiều Giáo Hội được tổ chức và lại có Phêrô. Bởi vậy mới có một là Giáo Hội tháp nhọn (a pyramidal Church), nơi mà Phêrô đã phán là xong, hay là Giáo Hội Đồng Hành, nơi Phêrô là Phêrô, thế nhưng ngài hỗ trợ Giáo Hội và làm cho Giáo Hội tăng trưởng, ngài lắng nghe Giáo Hội; thậm chí ngài con học từ Giáo Hội, và bước đi một cách hòa hợp, nhận thức được những gì xuất phát từ các Giáo Hội và ngài cống hiến lại những điều ấy. Cảm nghiệm phong phú nhất về vấn đề này là hai Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới vừa qua. Trong khi sửa soạn, tất cả mọi vị Giám Mục trên thế giới đã được lắng nghe - tất cả mọi Giáo Hội trên thế giới: các địa phận đã làm việc. Tất cả mọi tài liệu đã được gửi đến. Rồi chúng được hồi âm. Chúng được hồi âm lần thứ hai cho Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới lần hai cần có để hoàn tất. Từ đó mới có Tông Huấn Amoris Laetitia Niềm Vui Yêu Thương được ban hành. Cái phong phú của các mầu sắc khác nhau là những gì lạ lùng. Thật xứng hợp với Giáo Hội. Đó là mối hiệp nhất trong khác biệt. Đó là đồng hành. Không phải từ trên xuống mà là lắng nghe các Giáo Hội, là hòa hợp các Giáo Hội, là nhận thức. Thế rồi Tông Huấn Hậu Thượng Nghị đó là Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương, thành quả của hai Thượng Nghị này, một tông huấn được toàn thể Giáo Hội làm việc, và cũng là tông huấn được vị Giáo Hoàng đóng góp những gì của riêng mình nữa. Ngài đã thể hiện nó một cách hòa hợp. Đáng chú ý là ở chỗ hết mọi sự ở trong tông huấn này đều đã được chuẩn thuận trong Thượng Nghị bởi hơn 2/3 nghị phụ, một con số có tính cách bảo đảm. Một Giáo Hội Đồng Hành nghĩa là có một chuyển động từ trên xuống dưới, từ trên xuống dưới. Ở trong các giáo phận cũng thế. Tuy nhiên, có một công thức Latinh nói rằng các Giáo Hội bao giờ cũng phải cum Petro e sub petro (với Phêrô và dưới Phêrô). Phêrô là vị bảo đảm cho mối hiệp nhất của Giáo Hội - bảo đảm viên. Ý nghĩa là như thế. Và cần phải có tiến bộ nơi tính chất Đồng Hành, một trong những điều Giáo Hội Chính Thống đã từng theo đuổi, và các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương cũng thế. Đó là một trong những cái phong phú của họ; tôi đã nhìn nhận tính chất ấy trong bức tông huấn này.
Tuần San Tertio Vấn:
Đối với con thì dường như đoạn được Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới thứ hai thực hiện về phương pháp "nhìn xem, phán đoán và tác hành" để "lắng nghe, hiểu biết và hỗ trợ" thí rất khác biệt. Đó là những gì con luôn nói cùng dân chúng. Cái đoạn được Thượng Nghị này cống hiến đó là "nhìn xem, phán đoán và tác hành" để lắng nghe thực tại của dân chúng, để hiểu biết thực tại của họ rõ ràng và rồi để hỗ trợ cuộc hành trình của họ.
ĐTC Phanxicô Đáp:
Vì mỗi người đều được nói lên những gì mình suy nghĩ, không sợ bị phán xét. Và tất cả đều có được một thái độ lắng nghe mà không bị lên án. Thế rồi các cuộc bàn luận được diễn tiến như anh em ở các toán khác nhau. Tuy nhiên, điều duy nhất cần phải có là đối xử với nhau như anh em, và điều khác cần phải lên án là thứ giả tưởng vô bằng. Ở đó việc bày tỏ hết sức tự do, thật là dễ thương.
Tuần San Tertio Vấn:
ĐTC đã ưu ái thúc đẩy giới trẻ ở Krakow. ĐTC có một sứ điệp đặc biệt nào muốn nhắn nhủ giới trẻ ở xứ sở của chúng con hay chăng?
ĐTC Phanxicô Đáp:
Họ đừng sợ; họ đừng cảm thấy xấu hổ về đức tin của mình, họ đừng cảm thấy thẹn thùng tìm kiếm những con đường mới mẻ. Có những giới trẻ không phải là tín hữu: đừng lo; hãy tìm kiếm ý nghĩa của cuộc đời. Tôi muốn cống hiến cho giới trẻ hai lời khuyên nhủ: "hãy hướng tới các chân trời" và "đừng về hưu ở tuổi 20". Thật là buồn khi thấy một con người trẻ về hưu ở độ tuổi 20-25. Hãy hướng tới các chân trời và tiếp tục hoạt động trong công việc làm của nhân loại này.
Tuần San Tertio Vấn:
Một vấn đề cuối cùng, Tâu Đức Thánh Cha, về ý nghĩ liên quan tới truyền thông.
ĐTC Phanxicô Đáp:
Truyền thông có một trách nhiệm lớn lao. Ngày nay họ đang nắm trong tay của họ trách nhiệm và khả năng trong việc hình thành các quan điểm. Họ có thể hình thành một quan điểm tốt hay xấu. Truyền thông là thành phần xây dựng nên một xã hội. Tự họ, họ hiện hữu để xây dựng, để trao đổi, để kết thân trong việc giúp cho người ta suy nghĩ, để giáo dục. Tự mình, truyền thông là những gì tích cực. Dĩ nhiên, vì tất cả chúng ta đều là tội nhân, nên truyền thông cũng có thể sa phạm - những ai tham gia vào việc truyền thông, tôi đây nữa, đang sử dụng các phương tiện truyền thông - có thể gây tai hại. Truyền thông có những cám dỗ của nó. Nó có thể bị cám dỗ để vu khống (bấy giờ nó bị sử dụng để vu khống và làm hư dân chúng), nhất là trong giới chính trị: nó có thể bị sử dụng để phỉ báng (hết mọi người đều có quyền được tiếng tốt, nhưng có lẽ trong đời sống trước kia của họ, hay trong cuộc sống quá khứ của họ, hoặc 10 năm trước, ai đó đã bị trực trặc về vấn đề công lý hay vấn đề về gia đình ... bởi thế mà việc ngày nay đưa ra ánh sáng là điều hệ trọng, gây tác hại, một con người bị hủy hoại). Khi bị vu khống là con người ta bị nói sai lệch về họ. Khi bị phỉ báng thì cả một hồ sơ bị lôi ra, như chúng tôi nói ở Á Căn Đình, nó được đào xới lên và những điều ấy tiến tới một điều gì đó đúng nhưng lại là những gì đã qua. Có lẽ tội ác ấy đã phải trả giá ngục tù, hay hình phạt hoặc bất cứ cái gì đó. Không có quyền làm thế. Đó là những gì tội lỗi và tác hại. Một cái gì đó ở truyền thông có thể gây hại lớn thì đều là những thứ hư cấu thêu dệt (disinformation), tức là chỉ nói đến một phần của sự thật chứ không nói đến phần kia về một trường hợp nào đó. Đừng! Đó là thực hiện những gì là hư cấu, vì người ta cống hiến cho khán giả truyền hình sự thật nửa vời. Thế nên, họ không thể có được một phán đoán nghiêm chỉnh về tất cả sự thật. Việc thêu dệt một cách hư cấu có lẽ là cái tai hại cả thể nhất mà truyền thông có thể gây ra, vì nó hướng quan điểm theo một chiều, bỏ đi phần khác của sự thật. Thế rồi tôi tin rằng truyền thông cần phải rất trong sạch nữa, rất trong sạch và rất minh bạch rõ ràng. Và không được - ở đây xin hiểu rằng tôi không có ý xúc phạm đến ai - rơi vào chứng bệnh khoái ăn phân thối - the sickness of coprophilia, đó là luôn tìm cách truyền đạt những gì là gương mù tệ hại, loan tải những điều xấu xa, cho dù có đúng chăng nữa. Vì dân chúng vốn có khuynh hướng khoái ăn phân thối - coprophagy mà nhiều điều tai hại có thể xẩy ra. Vậy tôi muốn nói đến 4 khuynh hướng. Tuy nhiên, họ là thành phần kiến thiết quan điểm và có thể xây dựng, và thực hiện vô vàn những gì là tốt đẹp.
Tuần San Tertio Vấn:
Để kết thúc, chỉ một lời cho các vị linh mục nữa thôi. Không phải là một bài nói, vì con được căn dặn là con cần phải chấm dứt ở đây ... Đâu là điều quan trọng nhất đối với một vị linh mục?
ĐTC Phanxicô Đáp:
Đó là câu trả lời có tính chất Salesio. Nó xuất phát từ lòng của tôi. "Hãy nhớ rằng ngài có một Người Mẹ yêu thương ngài. Đừng thôi yêu mến Người Mẹ Trinh Nữ này của mình". Sau nữa: hãy để cho Chúa Giêsu nhìn vào ngài. Thứ ba: hãy nhìn đến xác thịt đau khổ của Chúa Giêsu nơi những người anh em của ngài. Ngài sẽ gặp được Chúa Giêsu ở đó - đó là những gì căn bản. Hết mọi sự đều xuất phát từ đó. Nếu ngài là một vị linh mục mồ côi, vị đã quên rằng mình có một Người Mẹ; nếu ngài là một vị linh mục tách lìa khỏi Đấng đã kêu gọi ngài là Chúa Giêsu, ngài sẽ không bao giờ có thể lãnh nhận Phúc Âm. Thế thì đi về đâu đây? Êm ái dịu dàng. Hãy dịu dàng. Hỡi các linh mục, đừng cảm thấy tủi hổ khi tỏ ra dịu dàng. Hãy vuốt ve âu yếm huyết nhục khổ đau của Chúa Giêsu. Ngày nay cần có một cuộc cách mạng của niềm êm ái dịu dàng trên thế giới đang phải chịu đựng chứng bệnh sơ cứng cơ tim.
‘Tertio:’ http://www.tertio.be /magazines/878/artikels/%E2%80 %9CRevolutie%20van%20tederheid %20bezweert%20cardiosclerose%E 2%80%9D (bản gốc Tây Ban Nha)
https://zenit.org/articles/pop es-interview-with-belgian-week ly-newspaper-tertio/ (bản dịch sang tiếng Anh)
https://zenit.org/articles/pop es-interview-with-belgian-week ly-newspaper-tertio/ (bản dịch sang tiếng Anh)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, chuyển dịch sang Tiếng Việt từ bản Tiếng Anh